ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CHẾ TẠO VÀ CẢI TIẾN MÁY BÀO VỎ MÍA
Mục lục
PHẦN I: Giới thiệu về tình hình tiêu thụ nước mía cây, công dụng và chất lượng nước mía.
- Tình hình kinh doanh nước mía hiên nay tại Việt Nam.
- Tại sao lai ngày càng có nhiều người kinh doanh nước mía?
- Thực tế chất lượng nước mía hiện nay tại Việt Nam
- Tại sao nhiều người thích uống nước mía?
- Doanh thu việc bán nước mía hiện nay
II. Tình hình trồng mía và giá của mía trong nước ta hiện nay.
- Giới thiệu tổng quan về nhu cầu cần thiết của máy bào vỏ mía
- Hình ảnh một số máy bào vỏ mía có trên thị trường hiện tại
- Một số phương pháp bào vỏ mía trên thị thường hiện nay.
PHẦN II : Quy trình thiết kế máy gọt vỏ mía.
- CÁC CÁCH BÀO MÍA THÔNG THƯỜNG
- Với phương pháp cạo tay
- Với phương pháp kéo mía
- Yêu cầu của máy
- Sơ đồ nguyên lý
PHẦN III: Các bộ truyền.
I. Bộ truyền xích
• Ưu điểm
• Nhược điểm
• Tính toán bộ truyền xích.
• Bộ truyền bánh răng
II. Bộ truyền đai
•Ưu điểm
• Nhược điểm
• Tính toán bộ truyền đai.
∙ Bộ truyền bánh răng
III. Sơ đồ động
IV. Tính toán trục động cơ
PHẦN IV: Máy hoàn thiện.
PHẦN V: Hiệu chỉnh sữa chữa lắp ráp máy.
PHẦN VI: Cấu tạo của máy.
1/ các cụm máy
. Cụm kéo
. Cụm khung
. Cụm gọt
2/ bản vẽ lắp
3/bản vẽ chi tiết.
PHẦN VII: Sơ đồ mạch điện
PHẦN VIII: Hướng dẫn bảo quản và vận hành máy.
PHẦN IX: Quy trình công nghệ gia công chi tiết.
1/ Bánh răng
2/ Trục dao
3/ Trục đẩy phôi.
PHẦN X: Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NƯỚC MÍA, CÔNG DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MÍA.
I/ Tình hình kinh doanh nước mía hiện nay tại Việt Nam.
• Ở Việt Nam, nước mía đã thành một thứ đồ uống giải khát quen thuộc, có thể bắt gặp hình ảnh các quán nước mía ở khắp nơi. Bán nước mía là nghề dễ kiếm tiền, vốn đầu ít, tốn ít công và thu hồi vốn nhanh nên nhiều người mở quán. Với phương tiện hành nghề khá gọn nhẹ, gồm một chiếc máy ép nước mía siêu sạch giá rẻ và một số chiếc bàn, ghế nhựa loại nhỏ, không khó để có thể nhận ra ngày càng có nhiều cửa hàng nước mía mọc lên ở các vỉa hè trên hầu khắp các tuyến đường từ thành phố đến các thị xã, thị trấn.
1/Tại sao ngày càng có nhiều người kinh doanh nước mía?
-Trong nước mía có nhiều đường cộng với nước và đá (cho thêm vào) giúp con người giải nhiệt vào những ngày hè. Nước mía lợi tiểu, giải rượu. Có nhiều kinh nghiệm dùng nước mía để chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, cụ thể là: Dùng nước mía có pha nước gừng tươi để chữa chứng nôn mửa, nôn khát rất hiệu nghiệm. khi viêm kết mạc cấp tính nên uống nước mía có hoà lẫn nước sắc hoàng liên để giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng; với các bệnh lí hô hấp có biểu hiện môi khô họng khát, ho khan, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, hay ra mồ hôi trộm, đại tiện táo kết… nên ăn cháo nấu bằng nước mía để thanh hư nhiệt, nhuận phế, chỉ khái và trừ đàm…
- Phân Tích Sản Phẩm :
Dây Chuyền Sản Xuất Mía :
2/Thực tế chất lượng nước mía hiện nay tại Việt Nam
─ Mía và nước mía là đồ ăn thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Vả lại, mía tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên những người tì vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng và những người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nhiều nước mía. Nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
─ Các máy ép nước mía phải quay bằng tay nhưng người dân lại tự chế gắn thêm mô tơ để nó chạy bằng điện cho nhanh, tiện lợi. Vì thế, khi máy chạy yếu, người làm cố đẩy mía vào sâu, rất dễ theo đà bị máy cuốn cả tay vào trong, đã có trường hợp quay nước mía, nghiền luôn cả bàn tay gây ra nhiều nguy hiểm. Một số người đang nghiên cứu đầu tư chế biến nước mía đóng chai.
• Một vấn đề tồn tại là việc chế biến nước mía rất mất vệ sinh. Đằng sau những li nước mía mát lạnh là công nghệ chế biến siêu bẩn.
+ Nhiều xe nước mía bán ở vỉa hè, sát lề đường nên bụi bám vào nước mía, bám vào mía do xe cộ qua lại, các xe nước mía khi ép mía xong là đổ đống phía dưới máy ép mía, những cây mía róc sạch vỏ để đại đâu đó gần xe, không được để trong thùng kín nên đã bị bụi, cát bẩn bám vào, ruồi từ xác mía bay sang bám lên cây mía. Điều này dễ dàng dẫn tới sự truyền nhiễm vi sinh vật và gây ra các mầm bệnh như giun, sán. Li uống nước mía của khách được rửa đi rửa lại nhiều lần trong xô nước bẩn …
3/Tại sao nhiều người thích uống nước mía?
- Trên thị trường việt nam hiện nay có rất nhiều loại nước giải khát để đáp ứng nhu cầu giải khát của con người như các sản phẩm của numberone, pepsi, cocacola, tribeco….. nhưng những thành phần hóa học trong các loại nước này không ít thì nhiều cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.
- Do đó, hiện nay mọi người đang co xu hướng dùng những loại nước có nguồn gốc xuất xứ từ thiên nhiên. Loại nước tự nhiên hiện nay được mọi người ưa chuộng là nước mía. Loại nước có xuất xứ 100% từ thiên nhiên. Nước mía được ép lấy từ cây mía đường. loại máy phổ biến hiện nay được dùng để ép mía là loại máy ép mía hai trục.
- Trong những lúc đi dạo phố vào ban đêm hay những lúc trưa nắng chang chang mọi người đều ưu tiên chọn cho mình một ly nước mía ngon ngọt, bỗ dưỡng. Không chỉ để giải khát thôi mà nước mía còn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nước mía có tác dụng giúp dưỡng ẩm cho cơ thể, có thể chữa trị bệnh sỏi thận, bệnh tiểu đường, bệnh cảm cúm hay đau cổ họng… Đặc biệt uống nước mía còn góp phần ngăn ngừa căn bệnh ung thư quái ác.
→ Vì vậy, nước mía luôn là lựa chọn của đông đảo khách hàng thay cho những loại thức uống có ga khác trên thị trường. Tuy nhiên, bạn có biết việc kinh doanh nước mía bằng máy ép mía siêu sạch có lợi nhuận rất cao không?
4/Doanh thu của việc bán nước ép mía hiện nay:
∙ Nguyên liệu mía bạn mua hiện tại chỉ với mức giá là khoảng 120.000 đồng/ bó mía (10 cây), mỗi cây mía thông qua máy ép nước mía bạn sẽ cho ra khoảng 4 ly nước mía. Với mức giá bán mỗi ly nước mía là khoảng 10.000 đồng thì bạn vẫn còn lãi rất nhiều khoảng hơn 200.000 đồng. Mỗi ngày chỉ cần bạn bán được 1 bó mía thì mỗi tháng bạn sẽ lãi khoảng 6 – 7 triệu đồng. Đó là chưa kể những lúc lễ, tết hay những dịp bạn bán được khá nhiều thì mức lãi ấy sẽ tăng hơn rất nhiều.
∙ Với những người kinh doanh nước mía thì đó là khoảng thu nhập đáng mơ ước. Không cần nhiều thời gian, không tốn nhân lực, không tốn nhiều đồng vốn mà lại nhanh chóng có lợi nhuận. Tại sao bạn lại không nhanh chóng mua ngay máy ép mía để tiến hành việc kinh doanh nước mía làm giàu cho chính mình. Xe nước mía của chúng tôi sẽ đảm bảo mang lại cho bạn những chiếc xe nước mía siêu sạch có chất lượng tốt nhất, phù hợp nhất với việc kinh doanh của quý khách hàng.
II / Tình hình trồng mía và giá của mía trong nước ta hiện nay.
- Liệu nghành mía đường còn có thể gắng gượng them bao lâu nữa khi không ít nông dân đã quá ngán ngẫm với cây mía. Tồn kho lớn, giá thành cao, ngành mía đường liên tục kêu cứu để có điều kiện xuất khẩu đường với giá thấp hơn giá thành sản xuất, hạn chế mức lỗ gia tăng theo thời gian.
- Trong khi đó, thị trường đường trong nước cùng lúc phải chịu nhiều “mũi giáp công” từ: nhập khẩu đường chính ngạch, đường lậu, đường tạm nhập…
- Liệu ngành chế biến đường trong nước còn có thể gắng sức để chịu đựng thêm được bao lâu nữa, khi không ít nông dân đã quá ngán ngẫm cây mía và những người làm quy hoạch cây trồng, vật nuôi ở các địa phương cũng không khó để nhận ra cây mía là cây kém hiệu quả so với rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác.
+ Thương lái mua mía tại rẫy có giá từ 1.100 - 1.200 đồng/kg (giống ROC 16) và 950 - 1.000 đồng/kg (giống ROC 11, 13), tăng 200 - 300 đồng/kg so với đầu vụ (giữa tháng 9) và tăng hơn 400 đồng/kg so với vụ mía trước. Với mức giá này, nông dân có lợi nhuận từ 40-60 triệu đồng/ha, tùy theo năng suất cao hay thấp.
|
III/ Giới thiệu tổng quan về nhu cầu cần thiết của máy bào vỏ mía
1/Hình ảnh một số máy bào vỏ mía có trên thị trường hiện tại:
mía là một loại nước mà rất được người dân Việt cũng như các du khách nước ngoài ưa chuộng nhất vì các lý do sau:
+ Đó là một loại nước đến từ thiên nhiên, thân thiện với mọi người vì không chứa chất bảo quảng và không qua sử lý hóa chất.
+ Là một loại nước với nhiều chất dinh dưỡng quý giá, với mức độ an toàn cao.
+ Giá cả rất bình dân so với các loại nước giải khát khác.
+ Nhưng để có được nước mía thì chúng ta phải qua công đoạn làm sạch vỏ mía. Công đoạn này tuy không khó, nhưng hao tốn rất nhiều nhân công và thời gian. Tại thành phố, các vựa mía lớn hoạt động hầu như hết công suất nhưng vẫn không đủ mía để cung cấp cho khách hàng. Bởi vì các vựa mía này hầu hết đều làm sạch vỏ mía bằng các phương pháp truyền thống như: bào mía, kéo tay, cạo tay.
2/ Một số phương pháp bào vỏ mía trên thị thường hiện nay:
∙ Với phương pháp cạo tay: Người công nhân dùng dao bán nguyệt để cạo, tuy không tốn nhiều sức lực, nhưng năng suất rất thấp khoảng 4 đến 6 phút mới xong một cây. Đòi hỏi phải có nhiều nhân công để cạo mía mới có đủ mía cung cấp cho thị trường.
∙ Với phương pháp kéo mía: Năng suất cao hơn nhưng tốn nhiều sức lực, và phải bỏ đi một số lượng mía lớn, không thể cạo được các loại mía cong. Với năng suất từ 2 đến 3 phút một cây. Đòi hỏi người có sức, và vẫn phải tốn nhiều nhân công.
∙ Với phương pháp bào tay: Với phương pháp này nằng suất rất thấp, tốn nhiều thời gian.
=>Với các vựa mía lớn, 1 ngày cung cấp cho thị trường vài trăm ngàn cây mía, thì phải tốn nhiều nhân công và thời gian cho việc làm sạch vỏ mía bằng các phương pháp truyền thống. do vậy yêu cầu có được máy làm sạch vỏ mía là một đòi hỏi rất bức thiết của thị trường mía hiện nay.
PHẦN II : QUY TRÌNH THIẾT KẾ MÁY BÁO VỎ MÍA.
I/ CÁC CÁCH BÀO MÍA THÔNG THƯỜNG:
- Ở nước ta hiện nay, vấn đề ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm…nói chung và các vấn đề về phần dịch vụ đang phát triển mạnh. Cụ thể như ở thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta, hệ thống các nhà hàng, các siêu thị, các shóp… có mặt khắp mọi nơi đáp ứng các nhu cầu về ăn, mặc của khách hàng. Bên cạnh đó chúng ta không thể không nhắc đến thị trường nước giải khát.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước giải khát cùng với các hãng lớn của thế giới, có uy tín, chất lượng cao như: coca-cola, pepsi, number – one… Họ có một thị trường rộng lớn, hệ thống sản xuất quy mô, kênh phân phối rộng rãi, với đội ngủ cán bộ, nhân viên kỹ thuật cao. Với các mặt hàng đa dạng như: nước ép trái cây, nước coca, nước trà xanh…Chiếm được thị hiếu của các nhà tiêu dùng, với hệ thống mẩu mã bắt mắt, quảng bá rầm rộ, với nhiều chế độ ưu đãi dành cho khách hàng…
- Và trên thị trường đó không bao giờ vắng bóng một loại nước giải khát đã quá quen thuộc với dân tộc Việt Nam ta, đã gắn bó với con người Việt qua nhiều thế kỷ, một loại nước giải khát mà người Việt không bao giờ quên đó là nước Mía. Mía là cây mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân Việt Nam. Và nước mía là một loại nước mà rất được người dân Việt cũng như các du khách nước ngoài ưa chuộng nhất vì các lý do sau:
→ Đó là một loại nước đến từ thiên nhiên, thân thiện với mọi người vì không chứa chất bảo quảng và không qua sử lý hóa chất.Là một loại nước với nhiều chất dinh dưỡng quý giá, với mức độ an toàn cao.Giá cả rất bình dân so với các loại nước giải khát khác.Nhưng để có được nước mía thì chúng ta phải qua công đoạn làm sạch vỏ mía. Công đoạn này tuy không khó, nhưng hao tốn rất nhiều nhân công và thời gian. Tại thành phố, các vựa mía lớn hoạt động hầu như hết công suất nhưng vẫn không đủ mía để cung cấp cho khách hàng. Bởi vì các vựa mía này hầu hết đều làm sạch vỏ mía bằng các phương pháp truyền thống như: bào mía, kéo tay, cạo tay.
1/ Với phương pháp tuốt vỏ mía: với phương pháp mày máy sẽ sử dụng nhiều lưỡi dao đặt cạnh nhau theo chiều dài từ 4 đến 6 lưỡi dao, với cách này tốc độ tuốt vỏ sẽ nhanh hơn nhưng kích thước máy quá lớn giá thành cao nên không được sử dụng phổ biến.
2/ Với phương pháp kéo mía: Năng suất cao hơn nhưng tốn nhiều sức lực, và phải bỏ đi một số lượng mía lớn, không thể cạo được các loại mía cong. Với năng suất từ 2 đến 3 phút một cây. Đòi hỏi người có sức, và vẫn phải tốn nhiều nhân công.
=> Dự vào việc phân tích của 2 nguyên lý trên ta chọn nguyên lý gọt vỏ theo chiều dọc của cây mía dựa vào tốc độ quay của dao để chế tạo ra máy với loại máy này ta sẽ tiết kiệm được nhân công, han chế được chiều sâu của lớp cắt vỏ mía dựa vào lực đẩy của lò xo và máy có thể bào được một số cây mía với độ công vừa phải mà một số máy hiện nay không thể làm được do máy sẽ thực hiệnviệc bào mía hai lần.
3/Yêu Cầu Của Máy :
Máy dễ vận chuyển.
Dễ tháo lắp để tiện ích cho người sử dụng.
Máy phải đảm bảo độ an toàn tuyệt đối khi vận hành máy .
Máy phải đảm bảo công suất tối ưu khi sử dung ,kể cả sản phẩm và thời gian bào vỏ mía .
Đảm bảo tránh hiện tượng rung động khi làm việc.
Khi sản xuất máy phải đảm bảo về giá thành cho người sử dụng .
4/ SƠ ĐỔ NGUYÊN LÝ.
.Dựa vào việc phân tích nguyên lý hoạt động của các loại máy trên thị trường ta chọn nguyên lý máy này: khi ta đưa cây mía vào nó được giữ chặt lại bằng hai trục hình khối V và nó được đưa vào bên trong nhờ vào bộ truyền xích và bộ truyền bánh răng của động cơ 1, khi cây mía được đưa vào đến bộ dao nó sẽ được gọt sạch vỏ bằng trục dao có gắn hai lưỡi dao được đặt trên tấm dẫn hướng nó hoạt động dựa vào bộ truyền đai và bộ truyền bánh răng của động cơ 2, lực cắt của lưỡi dao không có tác dụng kéo cây mía tiến đi tới ,cây mía đi tới đến khi đầu mía chạm đến hai trục khối V cũng dựa vào bộ truyền xích và bộ truyền bánh răng của động cơ 2 cây mía sẽ được kéo ra ngoài.
1-Động cơ 1
2- Bộ truyền đai
3- Trục dẫn hướng phôi
4-Bộ truyền bánh răng cụm đẩy
5- Bộ dao
6-Bộ truyền xích
7-Động cơ 2.
+ Dựa vào quá trình chế tạo máy gặp khó khăn trong việc gọt vỏ cới nguyên lý trên ta chọn lại nguyên lý mới nhưng vẫn dựa vào nguyên lý cũ chỉ thay đổi lại thiết kế của bộ dao gọt.
• Nguyên lý hoạt động của máy là khi ta đưa cây mía vào nó được giữ chặt lại bằng hai trục hình khối V và nó được đưa vào bên trong nhờ vào bộ truyền xích và bộ truyền bánh răng của động cơ 1, khi cây mía được đưa vào đến bộ dao nó sẽ được gọt sạch vỏ bằng hai trục có gắn lưỡi dao dựa vào bộ truyền đai và bộ truyền bánh răng của động cơ 2, lực cắt của lưỡi dao cũng có tác dụng kéo cây mía tiến đi tới vừa gọt vừa đẩy cây mía đi tới đến khi đầu mía chạm đến hai trục khối V cũng dựa vào bộ truyền xích và bộ truyền bánh răng của động cơ 2 cây mía sẽ được kéo ra ngoài.
1-Động cơ 1
2- Bộ truyền đai
3- Bộ truyền bánh răng cụm gọt
4-Bộ truyền bánh răng cụm đẩy
5-Dao
6-Bộ truyền xích
7-Động cơ 2
+ Giải thích: ta chọn nguyên lý cắt nay nó thay thế cho nguyên lý cũ, nguyên lý cũ ta sử dụng hai lưỡi dao cắt dao được sử dụng hình mũi nhọn lực cắt được tạo ra dựa vào tốc độ quay của của trục dao nhưng nó có nhược điểm là cây mía thường có hình dạng không đồng đều nên việc gọt vỏ cây mía không đồng đều nên việc gọt không tốt chỉ khoảng 30% cây mía cùng với việc cây mía được cấu tạo dạng sợi nên việc cắt theo chiều ngang của cây mía không được đẹp có những sợi mía tơi ra, nên ta thay đổi cách gọt mía vẫn giữ nguyên nguyên lý cũ nhưng thay thế kiểu gọt ngang thành kiểu gọt dọc vẫn dựa vào tốc độ quay nhanh của dao nhưng lần này dao được chế tạo theo hình elip tăng bề mặt tiếp xúc lên mỏi lần gọt mỏi lưỡi dao sẽ cắt đi 1/3 cây mía giúp rút ngắn thời gian gọt dù ta vẫn gọt lại lần 2 thì mới sạch hết vỏ nhưng kiểu gọt này giảm thời gian gọt lại sau khi gọt xong cây mía đẹp hơn không bị tơi ra so vói nguyên lý ta chọn ban đầu.
PHẦN III: CÁC BỘ TRUYỀN
I/ BỘ TRUYỀN XÍCH
• Ưu điểm
so với bộ truyền đai ( dây đai - dây curoa) bộ truyền xích có ưu điểm:
+ Có thể làm việc khi quá tải đột ngột, hiệu suất cao hơn, không có hiện tượng trượt
+ Không đòi hỏi phải căng xích, lực tác dụng lên trục và ổ nhỏ hơn
+ Kích thước bộ truyền nhỏ hơn bộ truyền đai nếu truyền cùng công suất và số vòng quay
+ Bộ truyền xích truyền công xuất nhờ vào sự ăn khớp giữa xích và đĩa nhông, do đó góc ôm không có vị trí quan trọng nhu trong bộ truyền đai và do đó có thể truyền công suất và chuyển động cho nhiều đĩa xích đồng dẫn.
• Nhược điểm
Bộ truyền xích với hệ thống nhông đĩa xích và xích có nhược điểm theo nguyên lý cấu tạo là sự phân bổ của các điểm bố trí xích - nhánh xích trên hệ thộng truyền động xích với đĩa xích không theo đường tròn ( với hệ thống 3 nhông đĩa xích trở lên). Do đó, khi vào khớp và ra khớp, các mắt xích xoay tương đối với nhau và bản lề xích bị mòn, gây nên tải trọng phụ thụ động, ồn khi làm việc, có tỷ số truyền tức thời thay đổi nên vận tốc tức thời của xích và bánh xích bị dẫn thay đổi, cần phải bôi trơn thường xuyên và phải có bộ phận điều chỉnh xích.
→Phạm vi sử dụng: Truyền động với khoản cách trung bình với kích thước nhỏ gọn và không bị trượt, làm việc với vận tốc thấp thường lắp ở các đầu cuả hộp giảm tốc, công suất truyền thông thường N< 100KW và truyền động xích được sử dụng phổ biến trong các vận tải (xe đạp, ô tô, xe tải….), các bang tải.
• TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN XÍCH:
Dựa vào các mô hình thực tế đã có sẵn ngoài thị trường và ta có lực tác dụng lên,số vòng quay n=1400 (vòng/phút) với vận tốc v=0.4 (m/s), công suất Ndc=0,1 từ đó ta có :
Ta có :
Do tỉ số vòng động cơ là:
ɳc : hiệu suất chung
ɳol : hiệu suất ổ lăn (bảng 2-1/27) ɳol =0,995
ɳx : hiệu suất xích (bảng 2-1/27) ɳx =0,95
ɳbr : hiệu bánh răng (bảng 2-1/27) ɳbr =0,96
Dựa vào bảng 2-2/24,bài giảng CTM : ibr=5
=> ix=3,2
Ta có
Nct : công suất cần thiết.
Trục Động cơ
|
Trục động cơ |
Trục I
|
Trục II |
|
i |
ix=3,2 |
ibr =5 |
||
n(v/p) |
1400 |
90 |
90 |
|
N(kw) |
0,1 |
0,09 |
0,09 |
Vậy sau khi phân phối tỷ số truyền ta tính được moment :
Mx=
Định bước xích :
Kđ= 1 hệ số xét đến tính chất của tải trong ngoài
KA= 1.25 hệ số xét đến chiều dài xích
Ko= 1.25 hệ số xét đến cách bố trí bộ truyền
Kđc= 1.25 hệ số xét đến khả năng điều chỉnh lực căng xích
Kb = 1.5 hệ số xét đến điều kiện bôi trơn
Kc= 1.45 hệ số xét đến điều kiện làm việc nguyên bộ truyền.
Công suất tính toán của bộ truyền :
N=0.1 (kw)
Với zol=25
Nol =200
Vậy tra bảng 6-4/106 CTM .
Ta có :
Bước xích t=12.7
Kiểm ngiệm số vòng quay của đĩa xích
Tra bảng 6-5/107 ngh = 2300 > n1 = 90 (vòng/phút) thõa
Xác định khoảng các trục
Ta có :
A=( 30 50) t =30*12.7=381 (mm)
Xác định số mắc xích X:
Vậy lấy X=77
Kiểm ngiệm :
[u]=60 tra bảng 6-7/109,CTM.
Xác định khoảng cách trục A theo công thức 6-3/102 CTM
Để xích khỏi chịu lực căng quá lớn ta tính :
h=0.003*A =301*0.003=0,903 (mm)
Vậy A=301-0.903=300 (mm)
Đường kính vòng chia cùa đĩa xích :
Đĩa xích dẫn :
Đĩa xích bị dẫn
Lực tác dụng lên bộ truyền : công thức 6-17/109,CTM.
.
+ Vì bộ truyền xích thích hợp làm việc trong điều kiện tốc độ thấp và trong máy bào vỏ nó được sử dụng để đưa mía vào gọt vỏ nên cần tốc độ thấp nếu sử dụng bánh đai tốc độ sẽ cao nên việc làm sạch vỏ mía sẽ không tốt .
+Bộ truyền sử dụng cần phải chóng trượt khi quá tải nếu không việc gọt vỏ sẽ gặp khó khăn.
• Thiết kế bộ truyền bánh răng:
Ta chọn vật liệu làm bánh răng :
có tỉ số truyền bánh răng ibr=1
Nên ta chỉ chọn 1 loại bánh răng có cùng modul và số răng
Ta chọn thép C45 thường hóa có :
Tính ứng suất tiếp xúc cho phép :
=
: Hệ số chu kỳ ứng suất tiếp xúc tính theo công thức
n: Số vòng quay 1 phút của bánh răng
T : Tổng số giờ làm việc
U :Số lần ăn khớp của 1 răng khi bánh răng quay 1 vòng
=60*1*90*16*7200=(3-3/42)
Ứng suất tiếp xúc của bánh răng (xem bảng 3-9/43)
Chon =2.6*HB ( )
=2.6*220=572 ( )
Tính ứng suất uốn :
Răng làm việc 1 mặt .Răng chịu ứng suất uốn biến đổi theo mạch động
=0.43*600=270 ()
Giới hạn bền uốn của bánh răng
=1 , n=1.8 (thép tôi cải thiện ) , =1.5
Chọn sơ bộ hệ thống tải trọng K
Chọn K =1.3
Chọn hệ số bánh răng:
Xác định khoảng cách trục sơ bộ:
(3-9/45) với
Tính vận tốc V của bánh răng và chọn cấp chính xác để chế tạo bánh răng
(3-17)
Từ vận tốc v ta tra bảng 3-11/46 CTM ta chọn cấp chính xác của bánh răng là cấp chính xác 9
Xác định tải trọng và khoảng cách trục A
Hệ số tải trọng : K =
: Hệ số tập trung tải trọng =1 (tải trọng ít thay đổi )
:hệ số tải trọng động =1.45
K=1*1.45=1.45
Xác định khoảng cách trục A :
(mm)
Xác định modul và chiều rộng bánh răng :
(mm)
Tra bảng 3-1/34,CTM chọn m=3 (mm)
Do bánh răng dẫn và bánh răng bi dẫn có i=1 nên các thông số về răng giống nhau:
(răng)
Do trong thiết kế ta chọn đường kính đỉnh răng là D= 54, và modul m=3
Nên số răng được chọn lai Z=16 răng cho phù hợp với phương án thiết kế
Chiều rộng bánh răng : B =18 mm
Kiểm ngiệm sức bền uốn của răng (xem bang 3-18/52 CTM ) :
Kiểm ngiệm sức bền bánh răng khi chịu tải đột ngột
Ứng suất cho phép : (công thức 3-43/53 CTM )
*=2.5*572=1430
Ứng suất uốn cho phép
với
Kiểm ngiệm ứng suất bền tiếp xúc :
Kiểm ngiệm ứng suất bền uốn :
(3-42)
Các thông số hình học của bộ truyền :
- Modul m = 3mm
- Số răng z= 16 răng
- Góc ăn khớp
- Đường kính vòng chia : dc =m.Z =3.16=48 (mm)
- Đường kính vòng đỉnh : De= 48+ 2m = 48+ 6 =54 (mm)
- Đường kính vòng chân : Di= 48 – 2,5m =48 – 7,5 = 40,5 (mm)
Lực tác dụng lên trục :
Lực vòng :
Lực hướng tâm :
II/ BỘ TRUYỂN ĐAI:
• Ưu điểm:
+ có khả năng truyền khoảng cách giữa các trục xa (<15).
+ Làm việc êm nhờ độ dẻo của đai nên có thể chuyền động với vận tốc lớn mà không gây ra ồn ào.
+ Nhờ vào tính chất của đai nên có thể tránh được dao động sinh ra do tải trọng thay đổi sinh ra do tác động lên cơ cấu.
+ nhờ vào sự trượt của đai nên giảm được sự quá tải xảy ra trên động cơ.
+ Kết cấu vận hành đơn giản.
• Nhược điểm:
+ Kích thước bộ truyền đai lớn hơn so với các bộ: xích và bánh rang…
+ Tỉ số truyền thay đổi do có sự trượt giữa bánh đai và đai(ngoại trừ đai răng).
+ Tải trọng tác dụng lên trục và ổ lăn lớn(gấp 2-3 so với bộ truyền bánh răng) do phải có lực căng đai ban đầu(tạo áp lực pháp tuyến lên đai tạo ra ma sát).
+ Tuổi thọ thấp.
→Hiện nay đai thang đươc sử dụng phổ biến hơn đai dẹt, bộ truyền đai rang được sử dụng phổ hơn vì nó tận dụng được ưu điểm của bộ truyền dai thang và bộ truyền bánh răng.
•Tính bộ truyền đai thang:
Dựa vào thực tế máy ta chon động cơ N=0,75kw, nđc=3000v/p (nđc=n1).
Tỉ số truyền chung:
Ta có :
ɳc : hiệu suất chung
ɳol : hiệu suất ổ lăn (bảng 2-1/27) ɳol =0,995
ɳđ : hiệu suất đai (bảng 2-1/27) ɳđ =0,99
ɳbr : hiệu suất bánh răng (bảng 2-1/27) ɳbr =0,95
Ta có
Trục
Động cơ
|
Trục động cơ |
Trục I
|
Trục II |
|
i |
ix=1 |
ibr =1 |
||
n(v/p) |
3000 |
3000 |
3000 |
|
N(kw) |
0,75 |
0,7 |
0,7 |
N=0.75kw
n1=3000 (vòng/phút)
n2=3000 (vòng/phút)
V=14 (mm/s)
Ta có vận tốc đai v >5 nên ta chon dùng loại đai O
Công suất N=0.75 kw < 1
_Thông số của đai O :bảng 5-13/93,SCTM
Tiết diện đai O (bảng 5-11/92), CTM,
A0=8,5 , h0=2.1 , h=6 , a=10 , Fs=47(mm2).
Xác đinh đường kính sơ bộ của đai :
Định đường kính bánh nhỏ
Ta có tỉ số truyền đai là :, ta chọn
D1=90 (mm) , D2 =90 (mm)
Kiểm ngiệm vận tốc
Chọn sơ bộ khoảng cách trục A :5-19/94,SCTM
Ta có : 0,55 * (D1+D2) +h A 2* (D1+D2)
0.55 *(90 +90) +8 A 2*(90 +90 )
107 A 360
Chọn A sơ bộ =1.2*90=108 (mm).
Chiều dài sơ bộ của bộ truyền đai :5-1/83,SCTM
Tra bảng 5-12/92, sách Chi Tiết Máy ta chọn :L=500 (mm)
Tính chính xác khoảng cách trục:5-2/83,SCTM
Tính góc ôm:5-3/83, SCTM
Góc ôm bánh nhỏ:
Góc ôm bánh lớn:
Kiểm nghiệm góc ôm nhỏ:
a1=1800 > 1200 đạt
Xác định số đai cần thiết : công thực 5-22/95
Ca (bảng 5-18/95) 1
Cv (bảng 5-19/95) 0,94
Ct (bảng 5-6/89) 1
Chọn ứng suất ban đầu theo D1 tra bảng 5-17/95,
Chọn Z =1
Định kích thước chủ yếu của bộ truyền đai
Chiều rộng bánh đai: B=(Z-1).t +2S (5-23/96)
Vì loại đai O có : h0=2,5 , e=10, t=12, s=8, k=5,5
(Tra bảng 10-3/257 CTM ta được các thông số trên)
B = 2*s = 2*8 = 16(mm)
Đường kính bánh đai nhỏ:
Dn1= D1 + 2*h0 = 90+2*2,5 = 95(mm)
Đường kính bánh đai lớn:
Dn2= D2 + 2*h0 = 90+2*2,5 = 95(mm)
_Lực căng đai:
S0 =
Trong đó:
: ứng suất căng ban đầu, chọn = 1.2(N/mm2)
F : diện tích của đai, F = 47(mm2)
S0 = 1.2*47 = 56,4(N)
-Lực tác dụng lên trục:
+ Sử dụng bộ truyền đai vì nhiệm vụ của bộ phận máy mày cần làm việc với tốc độ cao và có cấu tạo đơn giản.
• Thiết kế bộ truyền bánh răng:
Ta chọn vật liệu làm bánh răng :
có tỉ số truyền bánh răng ibr=1
Nên ta chỉ chọn 1 loại bánh răng có cùng modul và số răng
Ta chọn thép C45 thường hóa có :
Tính ứng suất tiếp xúc cho phép :
KN : Hệ số chu kỳ ứng suất tiếp xúc tính theo công thức
n: Số vòng quay 1 phút của bánh răng
T : Tổng số giờ làm việc
U :Số lần ăn khớp của 1 răng khi bánh răng quay 1 vòng
Ntđ=60*1*3000*46*7200= 6.1010 > 107 (3-3/42)
Ứng suất tiếp xúc của bánh răng (xem bảng 3-9/43)
Chon =2.6*HB ()
=2.6*220=572 ().
Tính ứng suất uốn :
Răng làm việc 1 mặt .Răng chịu ứng suất uốn biến đổi theo mạch động
=0.43*600=270 ( )
Giới hạn bền uốn của bánh răng
KN =1 , n=1.8 (thép tôi cải thiện ) , =1.5
=
Chọn sơ bộ hệ thống tải trọng K
Chọn K =1.3
Chọn hệ số bánh răng:
Xác định khoảng cách trục sơ bộ:
(3-9/45) với
Tính vận tốc V của bánh răng và chọn cấp chính xác để chế tạo bánh răng
(3-17/46)
Từ vận tốc v ta tra bảng 3-11/46 CTM ta chọn cấp chính xác của bánh răng là cấp chính xác 7
Xác định tải trọng và khoảng cách trục A
Hệ số tải trọng : K =
: Hệ số tập trung tải trọng =1 (tải trọng ít thay đổi )
:hệ số tải trọng động =1.45
K=1*1.45=1.45
Xác định khoảng cách trục A :
(mm)
Xác định modul và chiều rộng bánh răng :
..................