NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI THIẾT KẾ MÁY
Thiết kế máy là quá trình sáng tạo, thể hiện ý tưởng lựa chọn, tập họp các chi tiết máy của người thiết kế.
Do đó người thiết kế phải có kiến thức về chi tiết máy để lựa chọn những chi tiết máy có khả năng thực hiện tốt một chức năng nào đó trong hệ thống hoạt động của máy cần thiết kế.
Để thỏa mãn yêu cầu chung của máy, quá trình thiết kế máy cũng tương tự quá trình thiết kế một sản phẩm, bao gồm các nội dung sau:
1 - Tổng quan
+ Yêu cầu xã hội
+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)
+ Yêu cầu của máy
2 - Thiết kế máy
+ Lựa chọn nguyên lý làm việc
+ Vẽ sơ bộ kết cấu
+Tính toán động học máy
+ Sơ đồ động máy
+Tính toán động lực học máy
+ Vẽ lại bản vẽ lắp máy
+ Vẽ tách chi tiết gia công của máy thiết kế
3. Kết luận
+ Đánh giá sơ bộ
+Hướng dẫn sử dụng bảo quản
4 - Sản xuất thử, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế
TRÌNH BÀY QUYỂN THUYẾT MINH
Các trang đánh máy một mặt và sắp xếp thứ tự theo những quy định sau:
-Trình bày trên khổ giấy A4 đứng
+ Lề trái: 30 mm
+ Lề phải, trên, dưới: 10 mm
+ Font chữ Unicod - Times New Roman, size 14, giản dòng 1,5.
- Trang bìa (theo mẫu) tên tựa đề tài size 20
- Tờ nhiệm vụ (theo mẫu)
- “Lời nói đầu”
- “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn”
- Mục lục
- Nội dung thuyết minh
- …
- Tài liệu tham khảo
Khi sử dụng tài liệu tham khảo, HSSV nên liệt kê theo nguyên tắc:
+ Tên tác giả theo theo thứ tự a, b, c, …
+ Năm xuất bản.
+ Tên sách.
+ Nhà xuất bản, thành phố nơi in ấn xuất bản.
|
TRƯỜNG ……………………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ – KHÓA 20….
Họ và tên SV: Nguyễn Văn A Lớp …… CK……
……………………………………………..
Giáo viên hướng dẫn: ………………………………………
NỘI DUNG
Thiết kế máy: …………………………
Với các yêu cầu sau:
A- PHẦN BẢN VẼ
1. Bản vẽ sản phẩm, dây chuyền sản xuất
2. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý
3. Bản vẽ lắp / cụm của máy
4. Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
5. Bản vẽ sơ đồ nguyên công của qui trình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít)
B- PHẦN THUYẾT MINH
1 - Tổng quan
+ Yêu cầu xã hội
+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)
+ Yêu cầu của máy
2 - Thiết kế máy
+ Lựa chọn nguyên lý làm việc
+Tính toán động học máy
+Tính toán động lực học máy
3. kết luận
+ Nhận xét đánh giá máy
+Hướng dẫn sử dụng bảo quản
4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)
Ngày giao đề ……………, ngày hoàn thành ……………
Giám Hiệu duyệt Khoa Cơ khí GV hướng dẫn
C. SÁCH, GIÁO TRÌNH CHÍNH
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén, NXB Giáo dục, 2005.
3. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, NXB Giáo dục, 2005.
4. Vũ Văn Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dung chung, NXB Giáo dục, 2002.
Tài liệu [1] sinh viên sử dụng để chọn tính các bộ truyền cơ bản, tính và chọn các mối ghép, và giải quyết các bài toán cơ bản trong tính toán trục…vv
Tài liệu [2], [3], [4] giúp sinh viên trong thiết kế cụm bộ phận điều khiển.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.
5. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén, NXB Giaó dục, 2005.
6. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, NXB Giaó dục, 2005.
7. Vũ Văn Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dung chung, NXB Giáo dục, 2002.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
doantotnghiep.vn@gmail.com
Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail094.640.2200
Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn