CÂU HỎI ÔN TẬP Khoa Ngành Xây Dựng

CÂU HỎI ÔN TẬP Khoa Ngành Xây Dựng
MÃ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ CÂU HỎI ÔN TẬP Khoa Ngành Xây Dựng, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp Khoa Ngành Xây Dựng .....
GIÁ 0 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 29/03/2024
9 10 5 18590 17500
CÂU HỎI ÔN TẬP Khoa Ngành Xây Dựng Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5
VUI LÒNG LIÊN HỆ QUA EMAIL

            CÂU HỎI ÔN TẬP Khoa Ngành Xây Dựng

1.1   Nêu các phương pháp  gia cố nền móng chính hiện nay?

1.2   Nêu các phương pháp tạo cọc khoan nhồi đường kính lớn, phạm vi áp dụng của chúng?

1.3   Nêu các ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo cọc khoan nhồi?

1.4   Nêu các sự cố xảy ra trong quá trình thi công cọc khoan nhồi ? Cách khắc phục chúng?

1.5   Trình bày các bước thi công cọc khoan nhồi dùng dung dịch bentônít?

1.6   Nêu tác dụng của ống vách?

1.7   Nêu các thành phần chính và tác dụng của Bentônít? Các biện pháp khoan tuần hoàn?

2.1              Nêu điều kiện làm việc của thanh kelly? Các yêu cầu chung của nó?

2.2              Những yêu cầu của vật liệu chế tạo thanh kelly?

2.3              Nêu rõ cách chọn sơ đồ tính toán thanh kelly? Thanh kelly bị uốn khi nào?

2.4              Nêu đường lối tính toán lò xo? Nêu ý nghĩa của vật liệu 60C2XA  làm lò xo?

2.5              Giải thích rõ hơn về công thức :  ?

2.6              Thế nào là hiện tượng hiệu ứng Piston?

3.1              Ta có thể sử dụng phương pháp nào khác để tạo ra ống thân đoạn kelly không?

3.2              Khi lập quy trình chế tạo một chi tiết nào đó thì ta cần phải quan tâm vấn đề gì?

3.3              Khi ép đoạn ống truyền lực vào thân thanh kelly cần phải chú ý gì không?

3.4              Giá thành của cả bộ thanh kelly là bao nhiêu? có rẻ hơn khi nhập ở nước ngoài?

4.1              Nêu đường lối tính toán kết cấu thép của giá khoan ?

4.2              Nêu phương pháp tải trọng độc lập tác dụng?

4.3              Giải thích công thức tính mô men chống xoắn của mặt cắt giá khoan?

5.1              Nêu đường lối tính toán bộ truyền cơ khí dẫn động cho mâm xoay?

5.2              Dựa vào đâu mà em chọn hộp giảm tốc hành tinh có tỉ số truyền i = 30 ?

5.3              Nêu các bước tính toán trục dẫn động ?

5.4              Tại sao dùng hộp giảm tốc hành tinh để dẫn động mà không dùng hộp giảm tốc thường?

5.5              Có thể dùng một bánh răng chủ động để dẫn động cho bàn xoay được không?

5.6              Nêu phương pháp bôi trơn cặp bánh răng? Ưu nhược điểm của phương pháp này?

5.7              Tại sao trên bàn xoay lại dùng cặp ổ bi đũa?

6.1              Cơ sở nào để em lập ra phương pháp lắp dựng máy?

6.2              Nêu các yêu cầu khi chọn cần cẩu dùng để lắp dựng máy?

6.3              Tại sao khi nâng cần đến chiều cao H = 2m thì tháo móc cần cẩu ra?

6.4              Nêu các trường hợp hỏng hóc của máy thường gặp? Các phương pháp khắc phục?

1.1  Nêu các phương pháp gia cố nền móng chính hiện nay?

Ngày nay các phương pháp gia cố nền móng khá phong phú và đa dạng, tuy có 3 phương pháp được sử dụng rộng rãi hơn cả:

-         Phương pháp cải tạo sự phân bố ứng suất trên nền bằng  Đệm cát, Đệm đá sỏi, Đệm đất… áp dụng khi nền yếu có chiều sâu nhỏ hơn 3m bão hoà nước. Khi này ta có thể gạt bỏ lớp đất yếu dưới chân móng và thay thế bằng lớp cát, đá sỏi, đất…

-         Phương pháp tăng độ chặt của nền bằng biện pháp tiêu nước thẳng đứng: Cọc cát sỏi, và Cọc bấc thấm.

-         Phương pháp gia cố nền bằng cọc cứng: gồm có: Đóng cọc bằng các loại búa hơi và búa Điezel, Hạ cọc bằng phương pháp Rung động và Đúc cọc tại chỗ bằng khoan cọc nhồi.

1.2  Nêu các phương pháp tạo cọc khoan nhồi đường kính lớn, phạm vi áp dụng của chúng?

Hiện nay sử dụng ba phương pháp công nghệ chủ yếu tạo cọc khoan nhồi đường kính lớn, đó là:

-         Công nghệ đúc khô: được sử dụng ở nơi mà suốt chiều sâu khoan là đất dính, sét chặt hoặc nền á sét pha cát mà có mực nước ngầm ở dưới đáy lỗ khoan.

-         Công nghệ dùng ống vách : Được sử dụng khi lớp bề mặt của nền là nước, đất bùn nhão… hoặc ở lớp địa chất có lớp đất đá rời, mạch nước ngầm…

-         Công nghệ dùng dung dịch Bentônít hoặc vữa sét: Được sử dụng để thay thế cho công nghệ dùng ống vách trong mọi trường hợp, đặc biệt có hiệu quả khi khoan ở khu vực gần bãi sông.

-         Ccc

1.3  Nêu các ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp tạo cọc khoan nhồi?

  • Ưu điểm của công nghệ tạo cọc khoan nhồi đó là :

-         Do cọc có tiết diện và chiều sâu lớn nên cọc khoan nhồi có sức chịu tải vượt xa các loại cọc đóng, nên nó được sử dụng cho những móng cọc chịu tải trọng lớn.

-         Không gây chấn động trong khi thi công.

-         Không gây tiếng ồn nên có thể sử dụng tron gkhu đông dân cư.

-         Có thể thi công trong những tầng đại chất phức tạp, ta có thể vượt qua các lớp địa chất có cấu tạo không bình thường để đặt chân cọc ở lớp có cấu tạô địa chất ổn định.

-         Giá thành thi công công trình giảm, thời gian thi công ngắn.

  • Nhược điểm của công nghệ tạo cọc khoan nhồi đó là :

-         Yêu cầu thiết bị hiện đại, đồng bộ và trình độ công nghệ cao.

-         Khó kiểm soát và kiểm tra chất lượng cọc.

-         Là loại cọc dẽ gặp phảI những sự cố trong thi công nhất.

1.4  Nêu các sự cố xảy ra trong quá trình thi công cọc khoan nhồi ? Cách khắc phục chúng?

Trong thực tế thi công cọc khoan nhồi có nhiều sự cố xảy ra. Nó bao gồm sự cố về nền và sự cố về máy, điển hình:

  • sự cố về nền có:

-         Sập lở thành lỗ khoan: do tốc độ khoan nhanh chưa kịp hình thành màng dung dịch cố kết thành vách và do tỉ trọng vữa sét chưa thoả đáng, hoặc khi lỗ khoan đi qua khu vực nước ngầm có áp lực caohoặc đi qua tầng cuội sỏi. Khi này mức vữa sét tụt nhanh, đầu khoan quay chậm lại hoặc không quay được. Khi này ta cần phải lấy đầu khoan lên bằng cách xói hút lấy bớt lớp đất vùi lấp đầu khoan, cung cấp đủ lượng vữ sét.

-         Gặp đá mồ côi: Đối với những hòn đá nhỏ hơn đường kính lỗ khoan thì ta dùng gầu ngoạm hoặc cặp để gắp lên, nếu lớn ta có thể phá bằng choòng phá đá, hoặc dùng mũi khoan đầu nhỏ, nổ phá… nếu lớp đá mồ cooi lớn thì ta có thể cho cọc gá trên lớp đá đó.

-         Gặp hang castơ: khi này nễu chiều dài của hang castơ nhỏ và không gian hang nhỏ thì ta dùng dung dịch bentônít, sau đó đổ bê tông bịt luôn hang, còn nếu gặp hang có chiều sâu lớn thì ta dùng ống vách tạm có chiều dài tương ứng.

-         Khi gặp mạch nước ngầm hoặc lớp đất đá rời, khi này ta dùng dung dịch bentônit hoặc dùng ống vách tạm.

  • Sự cố về máy:

-         Khi máy đang khoan thì gầu bị kẹt chặt trong lớp đất: khi này ta cần phân tích tình hình địa chất, và dùng phương pháp vòi xói đưa xuống tận đáy lỗ để xói bớt lớp đất đá ở xung quanh gầu, thực hiện xoay gầu chậm và rút lên.

-         Khi máy đang thực hiện khoan thì các động cơ thuỷ lực bị sụt áp, mặc dù động cơ vẫn quay nhưng thanh kelly không quay. Khi này cần phải kiểm tra động cơ thuỷ lực.

-         Khi đang thực hiện khoan thì lắp gầu bị đứt khỏi gầu, khi này cần phải nhấc gầu lên và thay chốt liên kết.

1.5   Trình bày các bước thi công cọc khoan nhồi dùng dung dịch bentônít?

Các bước chính khi thi công cọc khoan nhồi bằng dung dịch bentônít gồm có:

-         Định vị tim cọc bằng máy đo kinh vĩ.

-         Hạ ống vách tạm bằng búa rung động hoặc bàn xoay ống vách ócsilater.

-         Khoan đất trong lòng ống vách. Khi khoan hết đất trong lòng ống vách thì tiến hành bơm dung dịch bentônít xuống.

-         Thực hiện khoan hố đến chiều sâu thiết kế.

-         Thổi rửa lòng hố khoan.

-         Đổ bêtông bịt đáy.

-         Hạ lồng cốt thép và cố định lồng thép bằng móc treo.

-         Đúc nốt phần cọc còn lại và rút ống vách lên.

1.6   Nêu tác dụng của ống vách?

Ống vách có các tác dụng sau:

-         Đảm bảo cố định vị trí của cọc.

-         Chống sập lở thành hố ở phía trên, ngăn chặn không cho nước ngầm hoặc đất rời chui vào lòng hố khoan.

-         Giúp cho việc đưa lồng thép xuống dễ dàng.

1.7   Nêu các thành phần chính và tác dụng của Bentônít? Nêu các biện pháp khoan tuần hoàn?

  • Dung dịch bentônít gồm có các thành phần chính sau: Nước + Bột bentônít + CMC + Chất phân tán:

-         Bột Bentônít là hỗn hợp gồm khoáng vật sét + Đá bentô gốc canxi 80 – 100 Kg/ m3 vữa.

-         CMC : sodium carboxy Methyl Cellose chất bột phụ gia nâng cao độ nhớt và làm giảm thời gian giảm độ nhớt của vữa.

-         Chất phân tán: là các chất phụ gia cos tác dụng ngăn ngừa sự keo hoá của vữa cho phép sử dụng vữa được nhiều lần.

  • Tác dụng chính của bentônít.

-         làm ổn định thành lỗ khoan do có tỉ trọng cao hơn nước gây áp lực lên thành, tạo màng trên bề mặt thành lỗ do có độ nhớt cố kết các hạt

-         có độ nhớt phù hợp làm cho mùn khoan được trộn lẫn với vữa sét tạo nên trạng tháI huyền phù để dễ dàng lấy mùn khoan ra khỏi lỗ khoan.

-         Làm chìm lắng các hạt cặn khi xử lý cặn vệ sinh đáy.

  • Các biện pháp khoan tuần hoàn: hiện nay có hai biện pháp tuần hoàn, đó là:
    • Biện pháp tuần hoàn thuận:

Dung dịch khoan được bơm vào dọc theo cần khoan và đi thẳng xuống phía dưới, đẩy hỗn hợp gồm mùn khoan trộn lẫn với dung dịch chảy dâng lên miệng lỗ khoan rồi được bơm hút ra bể chứa để lắng lọc. Bùn cát sẽ được chuyển ra ngoài, còn dung dịch khoan được thu hồi, bổ xung thêm hoạt chất đảm bảo độ nhớt và bơm trở lại lỗ khoan. áp dụng với nền đất mềm.

Ưu điểm: Tốc độ khoan nhanh, thành lỗ khoan ít bị va chạm, xây xát nên ít bị sụt lở, cần khoan gọn và dung dịch khoan tự chảy.

Nhược điểm: Dung dịch khoan dẽ bị mất nước do trộn lẫn mùn khoan, dễ làm bẩn toàn bộ chiều dài hố khoan.

  • Biện pháp tuần hoàn nghịch:

Dung dịch khoan được bơm vào lỗ khoan từ phía trên miệng lỗ khoan và chảy ép xuống đáy lỗ, tại đây mùn khoan hoà lẫn với dung dịch bentônít và được thổi ngược lên dọc theo cần khoan bằng hơi épvà xả ra theo đường ống dẫn vào bể lắng.

Ưu điểm của nó là: dễ bảo vệ thành hố khoan, đầu khoan hoạt động liên tục nên năng suất khoan cao. Mùn khoan chỉ đọng phía dưới đáy lỗ khoan. Công tác vệ sinh lòng hố khoan thực hiện dễ dàng.

Nhược điểm: Phải bố trí thêm thiết bị cấp hơi ép, trong quá trình bơm thổi có thể cuốn theo các hòn đá lớn quá cỡ vào ống hút và làm tắc ống.

2.1    Nêu điều kiện làm việc của thanh kelly? Các yêu cầu chung của nó?

Thanh kelly làm việc trong điều kiện có bùn đất, nước, cát dung dịch bentônít … chính vì vậy mà nó nhanh bị mài mòn, ô xi hoá và nó chịu tải trọng va đập lớn. Chính vì thế cần phải thực hiện làm sạch cần khoan sau mỗi ca làm việc, sau 500 giờ làm việc của máy phải tiến hành tháo các thanh kelly ra để làm sạch chúng.

2.2    Những yêu cầu của vật liệu chế tạo thanh kelly?

Vật liệu chế tạo thanh kelly phải đảm bảo các điều kiện sau:

-         Có khả năng chịu mài mòn tốt

-         Chịu được ứng suất dập lớn, chịu cắt và chịu uốn tốt, chịu xoắn tốt, có khả năng làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

-         Có khả năng chịu lực động và va đập lớn.

2.3    Nêu đường lối tính toán thanh kelly? Thanh kelly bị uốn khi nào?

Để tính toán thanh kelly, em đã phân tích các trạng thái làm việc nguy hiểm nhất đối với thanh kelly, từ đó phân tích và tính toán các tải trọng tác dụng lên kết cấu thanh, sau đó tính và vẽ biểu đồ nội lực sinh ra trong nó, từ đó kiểm tra độ bền của thanh kelly.

Thanh kelly chịu uốn khi thực hiện rút gầu khoan nên khỏi hố, thực hiện xoay gầu đến vị trí đổ đất và phanh hãm đột ngột. Khi đó thanh kelly sẽ bị uốn quanh bàn xoay thanh kelly.

2.4    Nêu đường lối tính toán lò xo? Nêu ý nghĩa của vật liệu 60C2XA  làm lò xo?

Trong quá trình làm việc của máy, thì lò xo chủ yếu chịu nén, do vậy để tính toán lò xo em đã sử dụng lý thuyết tính lò xo hình xoắn ốc hình trụ bước ngắn. Để tính toán lò xo ta phân tích các trạng thái làm việc nguy hiểm tác dụng lên lò xo, từ đó tính toán các tải trọng tác dụng lên nó ở trạng thái nguy hiểm nhất. Từ đó kiểm tra ứng suất lớn nhất sinh ra trên lò xo.

          Vật liệu chọn để chế tạo lò xo có mã hiệu là 60C2XA có ý nghĩa là: thép hợp kim hoá tốt có chứa 0,6 % các bon và 2 % crom.

2.5    Giải thích rõ hơn về công thức :  ?

Công thức này xuất phát từ kinh nghiệm thực tế và được sự chỉ bảo tận tính của thầy giáo hướng dẫn, em thấy nó phù hợp.trong công thức trên D là đường kính trung bình của lò xo, a là bề rộng của thanh kelly trong cùng, d là đường kính dây lò xo và e là giá trị giới hạn về độ biến dạng theo phương dọc trục của lò xo.

2.6    Thế nào là hiện tượng hiệu ứng Piston?

Hiện tượng hiệu ứng piston là hiện tượng xảy ra khi thực hiện rút gầu khoan lên với tốc độ nhanh, khi này ở khoảng không phía đáy gầu sẽ có áp suất nhỏ hơn áp suất phía trên gầu, từ đó sẽ tạo ra lực mút, khi này chất lỏng bentônít chảy xuống phía dưới với tốc độ lớn



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn