ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY THÁI NGHỆ
- Tính toán thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình
400 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, ...., thuyết minh, báo cáo power point, bản vẽ thiết kế (Autocad & Inventor 3D), Thiết kế kết cấu máy, nguyên lý máy, tính toán ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY THÁI NGHỆ
LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là công nghiệp hóa nông nghiệp. Đưa thiết bị máy móc vào phục vụ nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất và giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cao. Hiện nay việc dồn điền đổi thửa đang diễn ra rộng rãi trên rất nhiều địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc........ Việc dồn điền đổi thửa đã mang đến nhiều cơ hội cho người nông dân có thể sản xuất nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn việc độc canh cây lúa như hiện nay. Hiện nay cây nghệ là một loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Các sản phẩm từ nghệ như tinh bột nghệ dùng trong mỹ phẩm, bột nghệ dùng trong công nghiệp thực phẩm làm gia vị........ Nhưng vấn đề chế biến nghệ đang gặp khó khăn do quy trình sản xuất vẫn rất thủ công năng suất không cao đặc biệt là khâu cắt thái.
Chính vì vậy em cùng nhóm đã chọn đề tài :
“ Khảo sát, Nghiên cứu chế tạo máy thái nghệ - Tính toán thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình” nhằm khảo sát về nhu cầu sử dụng máy, chế tạo máy giúp các hộ nông dân, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nâng cao năng lực để phát triển bền vững và giảm sức lao động cho bà con nông dân. Hơn nữa, vận dụng các kiến thức mình đã được học tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên để tính toán các chi tiết máy và lập quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình của máy để làm quen với công việc của một kỹ sư chế tạo máy.
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã cố gắng học hỏi, tìm hiểu tài liệu tham khảo, khảo sát thực tế và có sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn là thầy giáo đến nay đề tài đã được hoàn thành. Nhưng do năng lực và hiểu biết còn hạn chế,nên nội dung của đề tài không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý chỉ bảo chân thành của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để cho đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.. 1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM... 6
- Tổng quan về máy chế biến thực phẩm.. 6
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu máy thái nghệ. 6
- Lý do chọn đề tài.6
- Các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu.14
3. Mục đích cần đạt được của đề tài14
- Giới thiệu về máy chế biến thực phẩm.. 16
- Khảo sát nhu cầu sử dụng máy.18
6. Khả năng ứng dụng thực tiễn của đề tài.19
CHƯƠNG II:CỞ SỞ LÝ THUYẾT, TÍNH TOÁN CỦA ĐỀ TÀI20
I: Nghiên cứu về các loại vật liệu trong gia công cơ khí20
1. Vật liệu kim loại20
2. Vật liệu phi kim loại21
II: Tìm hiểu công nghệ gia công chi tiết điển hình. 24
1. Công nghệ gia công chi tiết dạng trục. 24
2. Công nghệ gia công chi tiết dạng hộp. 26
- phân tích các vấn đề liên quan đến quá trình cắt gọt nông sản. 28
1. Cơ sở vật lý của quá trình cắt thái28
2. Áp suất cắt thái riêng. 30
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cắt thái31
4. Năng lượng cắt thái và công cắt thái riêng. 38
5. Các trị số đó có thể xác định bằng thực nghiệm.. 40
- Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy thiết kế. 44
CHƯƠNG III:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU , TÍNH TOÁN.. 45
- Tính toán bộ phận cung cấp năng lượng, tính bộ truyền đai45
- Lựa chọn phương án thiết kế.45
2. Tính toán bộ phận cung cấp năng lượng. 47
- Tốc độ của dao thái47
- Tốc độ quay của đĩa dao. 48
- Tính chọn sơ bộ đai49
- Tính toán động học, động lực học Trục chính, Ổ lăn. 53
1. Tính toán thiết kế trục chính. 53
2. Tính toán chọn ổ lăn. 61
- Sơ đồ cấu tạo máy thái nghệ. 64
III . Thiết kế quy trình công nghệ gia công cụm chi tiết số 1 (chi tiết gối đỡ trục )65
1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết65
2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết:67
3. Xác định dạng sản xuất:67
4. Chọn phương pháp chế tạo phôi:70
- Lập thứ tự các nguyên công. 71
- Quy trình công nghệ chế tạo:71
7. Chọn chuẩn. 72
- Thiết kế nguyên công.73
9. Tính lượng dư một bề mặt và tra lượng dư các bề mặt còn lại.77
10. Tính toán chế độ cắt cho 1 nguyên công và tra chế độ cắt cho các nguyên công còn lại81
11. Tính thời gian gia công cho tất cả các nguyên công. 90
12. Thiết kế đồ gá phay mặt bậc. 93
- Hướng dẫn lắp ráp máy và sử dụng máy .98
1. Thiết kế khung máy và các bộ phận che chắn. 98
- Giới thiệu các bộ phận chính của máy. 101
a. Khung máy. 101
b. Dao thái103
c. Bộ phận cấp liệu và tháo liệu. 104
d. Động cơ và bộ phận truyền động. 105
3. Hướng dẫn lắp ráp và sử dung máy. 107
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ111
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 112
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
I. Tổng quan về máy chế biến thực phẩm
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, có thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây nông nghiệp. Từ nhiều năm nay, sản phẩm nông nghiệp không những đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới với chất lượng cao, sản lượng lớn. Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu chiếm giữ vị thế cao trên thế giới như điều và hồ tiêu đứng thứ nhất, gạo và cà phê đứng thứ hai thế giới… Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2014 đạt hơn 30 tỷ USD.Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực chế biến và xuất khẩu của doanh nghiệp nên việc ký kết được các đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn; doanh thu từ xuất khẩu còn thấp do khâu sản xuất, chế biến còn thô sơ, chưa có thương hiệu và phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian. Do đó, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam là không ngừng tăng cường vai trò của mình trong dây chuyền cung ứng và chuỗi giá trị của ngành thực phẩm để vừa cung cấp nhiều sản phẩm có chất lượng hơn, đồng thời gia tăng giá trị xuất khẩu hàng nông sản-thực phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới.
Hiện nay vấn đề chế biến thực phẩm sau thu hoạch nhằm bảo đảm giá trị sản phẩm cũng như ổn định thu nhập của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Lý do chính là các loại máy phục vụ quá trình chế biến có giá thành cao không phù hợp với quy mô sản xuất chủ yếu là nhỏ lẻ của nước ta hiện nay. Vì vậy vấn đề cần đặt ra bây giờ là phát triển các loại máy chế biến bảo quản sau thu hoạch có giá thành và chất lượng hợp lý với quy mô sản xuất hiện nay . Để không chỉ các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ mà ngay cả các hộ gia đình cũng có thể sử dụng chủ động cho vấn đề chế biến bảo quản sau thu hoạch tránh hiện tượng được mùa mất giá đang phổ biến hiện nay.
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu máy thái nghệ
- Lý do chọn đề tài.
Nước ta là một nước nông nghiệp lâu đời cây trồng chính là lúa nước và một số cây trồng khác với quy mô sản xuất nhỏ lẻ mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã chủ trương tạo ra những vùng chuyên canh cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Trong đó cây nghệ là một cây trồng mang lại hiểu quả kinh tế cao cho người nông dân. Tại một số địa phương cây nghệ đã giúp người nông dân thoát nghèo vươn lên khá giả.
Tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, một cây trồng mới đang được đông đảo bà con thâm canh trong những năm gần đây, đó chính là cây nghệ đỏ. Một trong những nguyên liệu quan trọng phục vụ ngành dược phẩm, thực phẩm.
Hình 1.2.1.1 :Cánh đồng nghệ đỏ trồng tại xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Hiệu quả kinh tế mà cây nghệ đỏ này đem lại, đã giúp nhiều hộ dân ở xã Chí Tân, huyện Khoái Châu làm giàu trên chính đồng đất quê hương mình.Trước đây, diện tích đất ven sông, bãi bồi hay thậm chí đất trong đê của bà con nhân dân huyện Khoái Châu thường được sử dụng trong việc thâm canh các cây hoa màu truyền thống như: Lạc, ngô, đậu tương....
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế đem lại chưa cao, trong khi công sức lao động bỏ ra nhiều. Cũng từ đó, Hội nông dân xã Chí Tân đã thí điểm trồng thử nghiệm cây nghệ đỏ. Bởi nghệ đỏ có nhiều công dụng, và là nguyên liệu quan trọng trong ngành dược phẩm.
Hình 1.2.1.2 :Người dân trồng nghệ đỏ giới thiệu với khách về cây nghệ đỏ
Mới đây, anh Trịnh Văn Hưng, Giám đốc công ty cổ phần Newlife Việt Nam, một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối các sản phẩm chiết xuất từ nghệ đã trở về địa phương, giúp bà con mở rộng sản xuất, tư vấn kĩ thuật miễn phí, bao tiêu đầu ra...
Anh Hưng cho biết, sau khi mời nhiều nhà khoa học về nghiên cứu và kiểm nghiệm chất lượng nghệ tại huyện Khoái Châu, điều mà anh Hưng và người dân nơi đây vui mừng khi kết quả khảo nghiệm cho thấy, hàm lượng cucurmin trong nghệ đỏ trồng tại Khoái Châu cao hơn nhiều lần so với các vùng thổ nhưỡng khác, tương tự ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.
Hình 1.2.1.3
Mỗi sào bắc bộ cho thu nhập trên 20 triệu đồng/năm, tính ra, người dân thu lời trên 500 triệu đồng/ha. Đây là mức thu nhập không hề nhỏ đối với bất kỳ người nông dân ở vùng quê nào.
Cách đây hai năm, Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam là đơn vị đầu tiên ở nước ta sản xuất thành công Nano Curcumin – đây được coi là bước đột phá mới trong y học hiện đại, là hoạt chất tiêu biểu nhất cho thế hệ các chất chống ung thư mới ở Việt Nam. Chính vì vậy, kết quả khảo nghiệm chất lượng nghệ tại Khoái Châu, đã mở ra một hướng đi mới, bền vững, không chỉ giúp nhiều hộ dân nơi đây phát triển kinh tế, mà còn giúp nhiều người bệnh có thể được tiếp cận với nguồn nghệ dược phẩm có hàm lượng cucurmin cao.
Hiện nay, diện tích thâm canh nghệ đỏ của bà con xã Chí Tân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tăng từ một vài sào bắc bộ lên tới trên dưới 10ha.
Mỗi sào bắc bộ cho thu nhập trên 20 triệu đồng/năm, tính ra, người dân thu lời trên 500 triệu đồng/ha. Đây là mức thu nhập không hề nhỏ đối với bất kỳ người nông dân ở vùng quê nào.
Người dân huyện khoái Châu nói riêng, và nhiều nơi khác nói chung, đang tiếp tục kỳ vọng vào sự hợp tác của công ty cổ phần Newlife Việt Nam với người dân địa phương, trong việc hỗ trợ giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Để bà con có thể mở rộng hơn nữa vùng nguyên liệu, phục vụ cho việc chiết xuất các dược phẩm có xuất sứ từ thiên nhiên
Từ xa xưa con người đã biết đến nghệ không chỉ là một loại gia vị dùng hàng ngày mà nó còn có công dụng chữa bênh rất tốt cho sức khỏe nếu được sử dụng thường xuyên. Do có tác dụng tốt nhưng không phải môi trường địa lý nào cũng có thể trồng loại cây nông nghiệp này được. Vì vậy người xưa đã nghĩ ra cách bảo quản nghệ là làm nghệ bột để có thể mang đi , lưu trữ dùng dần hoặc buôn bán. Trong một số năm trở lại đây, khoa học công nghệ phát triển con người đã phát hiện ra tinh bột nghệ.
Công dụng, tác dụng của tinh bột nghệ
- Chứa thành phần hoạt chất Curcumin cao, tinh bột nghệnguyên chất được chiết xuất từ củ nghệ tươi có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, chữa bệnh và làm đẹp.
Những tác dụng chính của tinh bột nghệ:
Nói đến tác dụng của curcumin chứa trong nghệ thì trước hết là nhắc đến khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và chống khuẩn hiệu quả. Nhờ đặc tính này mà tinh bột nghệ có tác dụng hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh và bảo vệ tốt cho sức khỏe con người. nó giúp ngăn chặn và chữa các bệnh về dạ dày, hành tá tràng, gan và các bệnh về hệ miễn dịch như viêm khớp, viêm toàn thân…. Ngoài ra còn chống các bệnh về ngoài da như: vẩy nến, ban đỏ hệ thống, các vết mụn và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh như: suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ, đẩy lùi bệnh parkinson, trầm cảm, những cơ đau đầu.
Hình 1.2.1.4:Tinh bột nghệ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
- Tinh bột nghệ còn giúp đào thải, phá ứ huyết, loại bỏ những chất độc có trong cơ thể con người, nhất là phụ nữ vừa mới sinh con xong. Nó giúp phá ứ huyết, tăng lượng hồng cầu đã bị mất đi trong quá trình sinh nở, tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể và tránh bị nhiễm trùng. Sự co bóp tử cung, đẩy khí âm, huyết độc ra bên ngoài giúp cho phụ nữ mau chóng lấy lại sức khỏe, cũng chính vì đặc điểm này mà trong khi mang thai không nên dùng tinh bột nghệ.
- Những người đang gặp phải tình trạng tăng cân quá độ cũng thường tìm đến với tinh bột nghệ. Tác dụng của tinh bột nghệ giúp đốt cháy lượng mỡ thừa có bên trong cơ thể giúp chị em giảm cân đi một cách nhanh chóng và an toàn. Có nhiều sản phẩm cũng giúp giảm cân hiệu quả như so với nghệ thì kém an toàn hơn do khả năng dễ bị mất nước cơ thể và có nguy cơ bị đau dạ dày cao sau khi giảm được cân.
- Đặc biệt, tinh bột nghệ còn rất tốt cho làn da của phái đẹp. Curcumin trong tinh bột nghệ không chỉ giúp đẩy lùi sắc tối melanin gây nám da, sạm da và tàn nhang, cho bạn là da trắng hồng hào. Mà bên cạnh đó, nó còn điều chỉnh lượng bã nhờn tiết ra, tẩy các tế bào chết. loại bỏ các vết sừng trên da, giúp đẩy lùi và ngăn chặn sự hình thành mụn. Làm liền các vết sẹo do mụn gây ra và loại bỏ các vết thâm do mụn để lại.
- Ngoài ra, tinh bột nghệ còn giúp giải độc gan cho những người thường hay sử dụng bia rượu và giảm tới 50% hệ quả do chất nicotin gây ra cho phổi. Giảm hàm lượng cholesterol độc hại có trong máu và có khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch. Uống tinh bột nghệ thường xuyên cũng có thể giúp bạn giảm được các nguy cơ có thể gây ra ung thư đường ruột.
- Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tìm ra các biện pháp có thể sử dụng chất curcumin có trong tinh bột nghệ để làm giảm và chữa trị các căn bệnh về ung thư như: ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa,…
Từ những lợi ích và công dụng hữu hiệu mà tinh bột nghệ mang lại thì chẳng có lý do gì mà chúng ta không sử dụng nó để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người trong gia đình. Chỉ đơn giản là uống, đắp mặt nạ hoặc sử dụng tinh bột nghệ như một loại gia vị là đã giúp bạn tránh khỏi được rất nhiều bệnh, tăng cường miễn dịch mà lại có được một làn da đẹp như mong muốn.
Tinh bột nghệ là tinh chất được chiết xuất ra từ củ nghệ vàng có thành phần chính là chất curcumin. Đây là chất đã được Bộ Y tế kiểm định và xác nhận đạt trình độ tinh khiết trên 92% vượt mức tiêu chuẩn quốc tế là 90%. Chất curcumin này đóng vai trò chủ chốt trong việc xác định công dụng của tinh bột nghệ đối với sức khỏe của con người.
Một số phương pháp sản xuất tinh bột nghệ và nghệ bột
Phương pháp làm tinh bột nghệ nguyên chất cần chuẩn bị những nguyên, vật liệu sau:
- Nghệ tươi (nên chọn loại nghệ ta,củ nhỏ vàng thẫm,có chứa hàm lượng curcumin cao hơn)
- Máy xay nghệ
- Màng lọc (có thể sử dụng vải màn, hoặc loại vải xô mỏng)
Cách tiến hành như sau:
Nghệ tươi cạo sạch vỏ sau đó rửa sạch để ráo nước
Hình 1.2.1.5: Nghệ sau khi được rửa sạch và cạo vỏ
Thái nhỏ nghệ và cho vào máy xay, xay nhuyễn kèm với một lượng nước nhỏ. Sau đó cho ra lọc bằng màng lọc, lọc nhiều lần cho tới khi nước trong mà không có cặn.
Hòa nước cốt nghệ với một chút nước sau đó để lắng cho tới khi lớp tinh nghệ đọng lại thành lớp ở dưới đáy bình
Gạn bỏ phần nước phía trên sau đó thu được phần tinh nghệ, cho vào một ít nước sau đó đun sôi và ta thu được hỗn hợp tinh bột nghệ nguyên chất.
Phơi hoặc sấy khô ta được loại tinh bột nghệ còn vón thành từng cục. Cuối cùng là xay lại thành bột mịn ta được tinh bột nghệ nguyên chất.
Hình 1.2.1.6: Tinh bột nghệ thu được cuối cùng
Phương pháp làm bột nghệ nguyên chất cần chuẩn bị những nguyên, vật liệu sau:
- Nghệ tươi (nên chọn loại nghệ ta,củ nhỏ vàng thẫm)
- Máy thái nghệ
Cách tiến hành như sau:
- Nghệ tươi cạo sạch vỏ sau đó rửa sạch để ráo nước
- Thái nghệ củ thành các lát mỏng
- Phơi khô
- Nghiền thành bột
Hình 1.2.1.7: Bột nghệ vàng
Trong quá trình sản xuất bột nghệ và tinh bột nghệ thì công đoạn thái nghệ là công đoạn chiếm nhiều thời gian và sức lao động nhất. Trước kia, việc thái nghệ vẫn được làm thủ công bằng tay năng suất thấp làm tăng giá thành sản phẩm. Gần đây, người ta đã chế tạo ra một số loại công cụ hỗ trợ như dao chuyên dùng, máy thái thô sơ.....
Vì vậy để nâng cao năng suất, chất lượng, giúp hạ giá thành sản phẩm nên chúng em lựa chọn đề tài “ Khảo sát, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy thái nghệ “
2. Mục đích cần đạt được của đề tài
Mục đích chính của đề tài là thiết kế máy thái nghệ để phục vụ bà con nông dân , các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, giảm bớt sức lao động, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời với nhà nông yêu cầu dụng cụ phải rẻ tiền, đơn giản, gọn nhẹ, dễ sửa chữa và thật phù hợp với quy mô
Ngoài ra máy còn áp dụng để thái các loại củ như sắn , khoai , gừng .... với các kích thước xác định chính xác phục vụ bảo quản sau thu hoạch
- Các phương pháp tiếp cận và nghiên cứu.
- Thái rau, củ bằng tay.
Qua thời gian đi khảo sát tại các tỉnh ở miền bắc như Bắc Giang, Hòa Bình, Thái Nguyên , Hưng Yên …. Một số nơi vẫn thái rau , củ, phụ phẩm nông nghiệp bằng tay cho vật nuôi ăn và phục vụ sản xuất và sinh hoạt sau thu hoạch
Hình 1.2.2.1 : Hình ảnh thái nghệ, gừng bằng tay dùng dao thường
Hình 1.2.2.2: Hình ảnh thái nghệ, gừng bằng tay dùng dao chuyên dùng
- Thái rau, củ bằng máy.
Phương pháp thái rau , củ, phụ phẩm nông nghiệp bằng máy cho vật nuôi ăn và phục vụ sản xuất sau thu hoạch thì đã được sử dụng ở một số những trang traị với quy mô vừa . Tuy nhiên với nhưng một số máy hiện tại giá thành khá cao với khả năng công nghệ còn hạn chế chỉ thái được một số loại rau củ nhất định
Hình 1.2.2.3 : Máy thái thân cây chuối
- Kết luận.
Qua việc phân tích lý thuyết kết hợp với thăm quan và thực hành chúng em đã nghiên cứu thiết kế và cải tiến tạo ra máy thái nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết ngoài thực tế.
4. Giới thiệu về máy chế biến thực phẩm
4.1.Máy cắt thái củ quả.
Hình 1.2.4.1: Máy cắt thái củ quả
Máy thái lát là một trong những thiết bị chủ yếu ,quan trọng trong ngành chế biến thực phẩm… Máy là sản phẩm mới được nghiên cứu chế tạo trên cơ sở của việc thái lát kiểu cắt thủ công, Dao cắt của máy theo chiều ngang dạng dao quay vô lăng ,dao cắt có hệ thống chuyển động quay quanh trục một cách liên tục, sản phẩm được cắt bỡi dao quay một cách nhẹ nhàng giống như thái bằng tay vậy, có thể chế biến các loại lát đông dược hoặc trong nghành thực phẩm như khoai tây, mứt bí… và các loại củ khác cho ra những sản phẩm dạng thanh dài, là thiết bị chuyên dụng đầu tiên trong nước dùng để thái lát nguyên liệu, bổ xung vào chỗ khuyết của việc chế biến cắt lát.
Máy cắt lát này chỉ dùng để cắt lát dạng thanh khoai tây, khoai lang chiên hoặc dùng làm mứt bí.
Ưu điểm:
Tỉ lệ thu hồi thành phẩm cao;
Độ dầy cắt chính xác
............................................................
CHƯƠNG II
CỞ SỞ LÝ THUYẾT, TÍNH TOÁN CỦA ĐỀ TÀI
I: Nghiên cứu về các loại vật liệu trong gia công cơ khí
Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất vật liệu cơ khí được chia làm hai loại
- Vật liệu kim loại
- Vật liệu phi kim loại
1. Vật liệu kim loại
* kim loại đen
a. Thép
+ Khái niệm
Thép là hợp kim của sắt và cacbon cùng một số nguyên tố khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni, Mo, Mg, Cu... hàm lượng cacbon trong thép nhỏ hơn 2,14%.
+ Phân loại
Tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố trong thép mà người ta phân thép thành hai nhóm là thép cacbon và thép hợp kim. Trong đó:
Thép cacbon: ngoài sắt và cacbon thì còn một số nguyên tố khác gọi là các tạp chất trong thành phần của thép như: Mn, Si, P, S…
Thép hợp kim: ngoài sắt và cacbon và các tạp chất, người ta cố tình đưa thêm vào các nguyên tố đặc biệt với một hàm lượng nhất định để làm thay đổi tổ chức và tính chất của thép cho phù hợp với yêu cầu sử dụng. Các nguyên tố được đưa vào thường là Cr, Ni, Mn, W, V, Mo, Ti, Cu, Ta, B, N….
+ Tính chất chung
Thép có cơ tính tổng hợp cao, có tính công nghệ tốt, có nhiều chủng loại với nhiều công dụng khác nhau nên là vật liệu được sử dụng nhiều trong cơ khí chế tạo, xây dựng, đóng tàu…
b. Gang
+ Khái niệm
gang là hợp kim Fe-C với hàm lượng các bon lớn hơn 2,14%. Thực tế trong gang luôn có các nguyên tố khác như: Si, Mn, P và S.
Các loại Gang thông dụng
- 2,0÷4,0% Các bon
- 0,2÷1,5% Mn
- 0,04÷0,65% P
- 0,02÷0,05% S
+ Phân loại
Tuỳ theo dạng graphit trong gang mà gang được phân thành các loại:
- Gang xám
- Gang xám biến trắng
- Gang cầu
- Gang giun
- Gang dẻo
+ Ứng dụng
Với đặc tính: điểm nóng chảy thấp, độ chảy loãng tốt, tính đúc tốt, dễ gia công, có khả năng chịu mài mòn, nên giá thành gia công rất thấp, do đó gang được sử dụng trong rất nhiều chi tiết, lĩnh vực khác nhau.
* Kim loại màu
vật liệu kim loại màu bao gồm rất nhiều loại :
+ nhôm và hợp kim của nhôm
+ đồng và hợp kim của đồng
+ magie và hợp kim của magie
+ niken và hợp kim của niken
+ các kim loại Pb, Sn, Zn và hợp kim của chúng
+ ........
2. Vật liệu phi kim loại
* Chất dẻo
Chất dẻo được sử dụng ngày càng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và trong sinh hoạt của con người, như: bao bì, các chi tiết máy trong ngành cơ khí, ngành điện, điện tử… Chất dẻo có ưu, nhược điểm sau:
Khối lượng riêng nhỏ (phần lớn chất dẻo có ), độ bền hóa học tốt, cách điện, cách âm tốt, tính bám dính tốt và đặc điểm là dễ gia công. Tuy nhiên chất dẻo cũng có nhược điểm là: dẫn điện, dẫn nhiệt cũng như khả năng chịu nhiệt kém và dễ bị lão hóa.
Theo tính chất liên kết, chất dẻo có thể phân thành 2 loại:
+ Chất dẻo nhiệt rắn: khi đốt nóng sẽ mất tính chảy mềm, không hòa tan. Ví dụ: các loại bakelit, polyamit, epoxi… Các loại chất dẻo nhiệt rắn đều có cấu trúc mạch lưới.
+ Chất dẻo nhiệt dẻo: có cấu trúc mạch thẳng và mạch nhánh. Ví dụ: poly izobutilen, poly vinylaxetat…
Các chất nhiệt dẻo thường dùng là:
+ Chất dẻo có độ dẻo cao như: PP, PE dùng làm bao bì sản phẩm, chai, lọ…
+ Chất dẻo có độ trong suốt như PMMA, PS dùng làm kính máy bay, dụng cụ gia đình, dụng cụ đo.
+ Chất dẻo PVC dùng để làm ống, vỏ dây điện, loại này bền trong xăng và hóa chất (không dùng đựng thực phẩm).
+ Baketlit, tetolit, polyamit, … có độ cứng và chịu nhiệt cao, thường dùng để chế tạo chi tiết máy.
+ Các loại keo dán: phenol focmandehit, epoxi, polyvinylaxetat, acrylat.
* Cao su
Là một polyme hữu cơ, ở nhiệt độ thường có tính đàn hồi rất cao. Cao su chịu kéo tốt, chịu nén kém, không thấm nước, ổn định khi tẩy rửa, cách điện tốt.
Cao su sau khi lưu hóa (với lượng lưu huỳnh từ 1 - 5%) sẽ có cơ tính được cải thiện tốt, môđun đàn hồi tăng và vẫn giữ được các tính chất đàn hồi. Loại này gọi là cao su thường (hoặc cao su dẻo).
Khi lưu hóa với lượng lưu huỳnh lớn sẽ làm cao su cứng hơn, có tính chống mòn, chống axit tốt, nhưng tính đàn hồi kém. Loại này gọi là cao su cứng.
Cao su được sử dụng rộng rãi trong sản xuất để chế tạo lốp ô tô (styren butadience). Cao su nitrile butadience dùng làm các sản phẩm dùng trong môi trường xăng, dầu, mỡ như ống cao su mềm, ống chịu áp lực, ống dẫn hơi, ống dẫn khí. Cao su cứng ebonit được dùng trong công nghiệp điện kỹ thuật.
* Compozit
Là vật liệu kết hợp hay nói cách khác là vật liệu nhiều pha khác nhau về mặt hóa học. Chúng không hòa tan vào nhau mà phân cách nhau bởi ranh giới pha, chúng được tạo ra nhờ sự can thiệp kỹ thuật của con người.
Compozit thông thường có hai pha: pha liên tục trong toàn khối gọi là nền, pha phân bố gián đoạn và được nền bao bọc gọi là cốt. Tính chất cơ học của compozit là sự lựa chọn thích hợp và phát huy những ưu việt của từng pha thành phần, nhưng lưu ý là không phải bao gồm tất cả tính chất của các pha thành phần.
Nền là pha liên tục đóng vai trò liên kết toàn bộ các phần tử cốt tạo thành một khối thống nhất, đồng thời nó che phủ và bảo vệ cốt khỏi môi trường bên ngoài.
Các loại nền thường dùng: chất dẻo, kim loại, gốm.
Cốt là pha không liên tục đóng vai trò là pha tạo nên độ bền, độ đàn hồi và độ cứng.
Các loại cốt thường dùng: chất vô cơ (sợi bo, sợi cacbon, sợi thủy tinh…), chất hữu cơ (sợi polyamit), kim loại (sợi thép không rỉ, bột vonfram, bột molipđen).
Một số loại compozit được sử dụng phổ biến trong cơ khí:
+ Compozit cốt hạt
Loại này có đặc điểm là các phần tử cốt hạt thường cứng hơn nền thường là các oxit, cacbit…
Hợp kim cứng là compozit cốt hạt trong đó nền là coban còn cốt là các hạt cacbit.
Bê tông là compozit cốt hạt trong đó nền là xi măng, cốt là đá, sỏi, cát.
+ Compozit cốt sợi
Loại này có độ bền và mô đun đàn hồi riêng cao. Vật liệu nền phải tương đối dẻo, cốt phải có độ bền, độ cứng vững cao. Ngoài ra cơ tính của loại compozit này còn phụ thuộc vào hình dáng, kích thước và sự phân bố sợi.
Các loại compozit sợi sử dụng hiện nay là compozit polyme sợi thủy tinh để làm vỏ xe ô tô, tàu biển, ống dẫn, tấm lót sàn công nghiệp.
Compozit polyme sợi cacbon thường dùng chế tạo chi tiết của máy bay.
Compozit kim loại sợi (nền là Cu, Al, Mg… cốt là sợi cacbon, bo, cacbit silic) loại này chịu nhiệt cao, dùng để chế tạo chi tiết trong tuabin.
* Gỗ
Là nguyên liệu được dùng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp như xây dựng, giao thông, chế tạo máy, tiêu dùng.
- Tính chất chung của gỗ:
+ Gỗ có tính hút ẩm, khi hút ẩm gỗ sẽ bị trương nở.
+ Gỗ có tính hút nước và thẩm thấu nước.
+ Gỗ có tính co rút và giãn nở.
+ Gỗ ẩm sẽ dẫn nhiệt, độ ẩm càng lớn thì tính dẫn nhiệt càng cao, gỗ dẫn nhiệt theo chiều dọc thớ gấp 2 - 2,5 lần theo chiều ngang thớ.
+ Gỗ khô cách điện, để tăng độ cách điện người ta tẩm gỗ bằng dung dịch parafin hoặc keo nhân tạo.
+ Gỗ có cấu tạo không đồng nhất theo các chiều, có khối lượng riêng lớn, khả năng chịu lực lớn. Chịu lực dọc thớ tốt, chịu kéo tốt hơn chịu uốn, nén và cắt.
- Ưu điểm:
+ Nhẹ, chắc, vật liệu tự nhiên dễ kiếm, dễ gia công.
+ Chịu lực khá tốt (chịu nén cao hơn gạch và bê tông).
+ Cách điện tốt.
- Nhược điểm:
+ Cơ tính không đồng nhất, nhiều khuyết tật.
+ Dễ bị mục, mối mọt.
II: Tìm hiểu công nghệ gia công chi tiết điển hình
1. Công nghệ gia công chi tiết dạng trục
.....................................
3.2. Hướng dẫn sử dụng máy.
- Trước khi sử dụng phải kiểm tra các bulong có bị dơ dão hay không và xiết lại nếu dơ dão.
- Mớm thử cầu dao điện xem dao có quay ngược chiều hay không nếu quay ngược chiều phải đấu lại dây động cơ.
- Số người đứng máy 1
- Vệ sinh máy sau khi sử dụng
- Bảo quản máy ở nơi khô ráo, thoáng mát
a. Những hỏng hóc thường gặp và biện pháp khắc phục
*. Những hỏng hóc thường gặp khi vận hành
- Mòn dao thái
- Trượt đai do dây đai bị trùng
- Máy chạy có tiếng lọc xọc do các bulong, đai ốc bị nới lỏng
- Vật liệu thái bị mắc vào bộ truyền đai
- Ổ bi bị kêu do khô dầu mỡ
*. Những biện pháp khắc phục và sửa chữa khi máy bị hỏng hóc
- Dao thái được tôi luyện tốt khi mòn phải tháo ra mài lại hoặc thay thế
- Khi đai bị trùng dẫn đến hiệu suất làm việc kém dễ bị trượt đai, phải căng đai lại có thể lắp bộ phận tự căng đai .
- Thường xuyên kiểm tra xiết chặt các bulong đai ốc bị nới lỏng
- Có thể lắp tấm chắn hạn chế vật liệu bị vướng vào bộ truyền đai
- Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng tra dầu mỡ vào các chi tiết máy cần thiết để máy hoạt đông tốt nhất
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Ngoài việc ôn lại những kiến thức đã học trong suốt những năm qua. Qua quá trình làm đồ án “Khảo sát, nghiên cứu chế tạo máy thái nghệ - Tính toán thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết điển hình”.Chúng em được biết và học tập rất nhiều kiến thức công nghệ, cũng như cách làm việc.
Chúng em được trực tiếp thiết kế và gia công các chi tiết ,cũng như lắp ráp các chi tiết với nhau thành bộ phận của máy .Qua đó chúng em hiểu được sâu sắc rất nhiều vấn đề việc gia công chi tiết ,chọn phôi ,dao ,máy, đường lối gia công, chế độ cắt.
Quyết định rất lớn đến sự thành bại của chi tiết mình tạo ra. Từ đó chúng em ý thức được tầm quan trọng của mỗi công đoạn, và rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Gia công và lắp ráp chi tiết đó là một thể thống nhất cần được quan tâm và hết sức chú trọng,cẩn thận trong từng công đoạn.
Tuy nhiên với mức độ giới hạn của một đồ án tốt nghiệp, nên các số liệu chưa được chính xác lắm. Hơn nữa với sự hiểu biết của chúng em còn hạn hẹp,nên trong quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi sai sót.Chúng em rất mong các thầy cô góp ý kiến và chỉ dẫn thêm.