ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế và chế tạo cơ khí thiết bị cấp, thu niêm tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp chì nhựa 6 ngạnh

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế và chế tạo cơ khí thiết bị cấp, thu niêm tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp chì nhựa 6 ngạnh
MÃ TÀI LIỆU 300600500058
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D CAD,...., bản vẽ lắp, bản vẽ phân rã, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các cụm chi tiết, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế máy.......... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế và chế tạo cơ khí thiết bị cấp, thu niêm tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp chì nhựa 6 ngạnh
GIÁ 1,950,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế và chế tạo cơ khí thiết bị cấp, thu niêm tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp chì nhựa 6 ngạnh Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

Thiết kế và chế tạo cơ khí thiết bị cấp, thu niêm tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp chì nhựa 6 ngạnh

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG CHO MÁY KHẮC NIÊM   4

1.1.) Tổng quan về máy khắc laser niêm phong kẹp trì nhựa. 4

1.1.1 Giới thiệu về niêm phong kẹp trì nhựa. 4

1.1.2. Tổng quan về máy khắc laser6

1.1.2.1. Tầm quan trọng của máy khắc laser trên nhựa trong đời sống. 6

1.1.2.2. So sánh giữa Khắc Laser trên Nhựa và in nhựa thông thường. 7

1.1.2.3. Ứng dụng của máy cắt laser nhựa trong cuộc sống. 8

1.2.) Tổng quan về thiết bị cấp phôi tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp trì nhựa  8

Chương 2: NGHIÊN CỨU,TÍNH TOÁN,THIẾT KẾ THIẾT BỊ CẤP VÀ THU NIÊM CHO MÁY KHẮC NIÊM.. 11

2.1.) Điều kiện đầu vào thiết bị cấp và thu niêm, tìm hiểu về phôi (niêm)11

2.1.1 Khái niệm.. 11

2.1.2 Nguyên lý hoạt động như thế nào Seal niêm phong. 12

2.1.3 Cơ sở xây dựng hệ thống. 13

2.1.4 Những khó khăn và lưu ý trong quá trình chế tạo hệ thống. 14

2.2.) Các phương án thiết kế thiết bị cấp thu niêm tự động. 14

2.2.1 Phương án cấp thu niêm kiểu mâm tròn. 14

2.2.2 Phương án cấp thu niêm kiểu rung động. 15

2.2.3 Phương pháp cấp thu niêm sử dụng phiến trượt16

2.2.4 Phương án cấp niêm kiểu ống trượt17

2.2.5 Phương pháp thu niêm sử dụng tay quay- buni lệch tâm.. 18

2.3.) Xây dựng sơ đồ động học cho phương án đã chọn. 18

2.3.1 Sơ đồ nguyên lí cho phương án thu cấp niêm kiểu mâm tròn:19

2.3.2 Sơ đồ động học cho phương án thu cấp niêm kiểu mâm tròn:20

2.4.) Lựa chọn và tính toán thiết bị21

2.4.1 Chọn động cơ điện. 21

2.4.2 Điều kiện để chọn động cơ. 23

2.5.) Xây dựng bản vẽ cho thiết bị25

2.5.1 Bản vẽ hệ thống cấp niêm.. 25

2.5.2 Bản vẽ hệ thống thu niêm.. 26

Chương 3: LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO THIẾT BỊ28

3.1.) Điều kiện chế tạo thiết bị28

3.2.) Lập quy trình chế tạo thiết bị35

3.2.1 Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo đĩa. 35

3.2.2 Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết mâm xoay. 55

3.2.3 Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo : Tấm INSERT. 70

Chương 4: LẮP RÁP, CHẠY THỬ VÀ HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ80

4.1.) Lắp ráp thiết bị80

4.2.) Chạy thử và hiệu chuẩn thiết bị81

LỜI NÓI ĐẦU

Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cơ khí vào trong các lĩnh vựcTự động hóa trong sản xuất có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, trong đó có ứng dụng để đưa máy móc, thiết bị vào trong sản xuất sản phẩm, vì nhu cầu này đối với bất kì quốc gia nào cũng rất cần thiết. Đây là xu thế tất yếu trong sản xuất của mỗidoanh nghiệp tại mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc đầu tư thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chậm chạp và hạn chế. Bên cạnh lý do về tài chính, có thể kể tới một lý do khác nữa đó là hạn chế về khả năng làm chủ, mức độ kiểm soát thiết bị công nghệ cũng như xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất.. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, Để góp phần giải quyết một phần khó khăn đó,chúng em thực hiện đề tài “Thiết kế và chế tạo cơ khí thiết bị cấp, thu niêm tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp trì nhựa 6 ngạnh”.

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG CHO MÁY KHẮC NIÊM

1.1.) Tổng quan về máy khắc laser niêm phong kẹp trì nhựa

  1.1.1 Giới thiệu về niêm phong kẹp trì nhựa

                        Niêm phong kẹp trì hay còn gọi niêm chì là dụng cụ niêm phong hàng hóa. 

                        - Trong ngành hải quan họ sử dụng để niêm phong hàng đã kiểm định 

                        - Trong ngành vận tải đường thủy như bạn gọi là hãng tàu đó cũng phân thành 2 loại hàng rời và hàng container và hãng tàu không tự làm ra kẹp chì mà đi đặt các nhà sản xuất làm ra nên không nên gọi là seal hãng tàu mà nên gọi là seal dùng cho hãng tàu

                        - Trong ngành ngân hàng dùng niêm phong túi đựng tiền 

                        - Ngành bưu điện, niêm phong bưu phẩm 

                        - Vận tải đường bộ, đường không cũng đều sử dụng kẹp chì tùy theo loại hàng, loại phương tiện kẹp chì nói chung có rất nhiều loại, mỗi loại có chức năng và được sử dụng đi kèm với hình thức cần thiết để niêm phong. 

                        Một số loại niêm chì thường dùng: 

                        1. Loại xỏ dây cái này đích thực là "kẹp chì", dùng cho vận tải hàng rời, vận tải chất lỏng, kiểm định: Sử dụng dây chì dài không giới hạn quấn quanh các vị trí cần niêm phong rồi kẹp bằng những loại kẹp chì sau: 

                        - Viên chì còn gọi là chì cúc bởi hình giống cái cúc áo, người ta luồn dây vào viên chì rồi dùng kẹp bấm lại để cố định dây chì. 

                        - Kẹp chì bấm (kẹp chì 4 ngạnh) : loại này bằng nhựa có ngạnh, người ta luồn dây chì rồi bấm lại, ngạnh khóa sẽ ăn khớp với bộ phận hãm không thể rút ra và ghim chặt dây chì

                        - Kẹp chì vặn: loại này bằng nhựa có tay vặn 1 chiều, người ta luồn dây chì vào rồi vặn theo chiều thuận, dây chì sẽ xoắn lại và siết chặt và trong thân khóa. 

                        2. Chì cối: 

                        - Kẹp chì cối dùng để niêm phong cửa kho hàng, cửa container, 

                        - Loại này có 2 phần 1 là thanh khóa có rãnh, phần cối có vanh hãm bên trong sau khi bấm sập vào 2 phần này ăn khớp thành 1 khối không thể tháo rời (chỉ có thể dùng kìm cộng lực mà cắt) 

                        3. Chì dây rút 

                        - Là loại kẹp chì có gốc là bộ phận hãm, thân kéo dài. Người ta có thể quấn quanh bao đựng tiền, hay luôn qua khuy cửa rồi sau đó luồn qua bộ phận hãm rồi rút chặt để bộ phận hãm siết chặt cố định ngọn. 

                        - Loại này thân có thể bằng nhựa đúc liền với gốc hoặc bằng dây cáp 

                        - Do là dây rút nên độ dài bị giới hạn nhưng có ưu điểm là có khả năng siết chặt hàng hóa niêm phong đặc biệt là niêm phong dạng bao gói

                        4. Niêm phong kẹp trì nhựa 6 ngạnh 

                        Đây là loại niêm phong kẹp trì nhựa được sử dụng rất rộng rãi khi cần niêm phong kho hàng, contener trong quá trình vận chuyển hàng hóa (hình 1.1).

                        Trong khuôn khổ đồ án chúng em nghiên cứu chế tạo thiết bị cấp thu niêm phong kẹp trì nhựa 6 ngạnh cho máy khắc laser khi khắc mã vạch của niêm.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       

 

1.1.2. Tổng quan về máy khắc laser

Hiện nay công nghệ laser được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Khắc laser là công nghệ được phát triển dựa trên tương tác của chùm tia laser với vật liệu. Thiết bị laser gia công nói chung và khắc laser nói riêng rất đa dạng và phong phú.

Dựa trên bản chất tia laser và khả năng làm việc trên vật liệu có thể chia thành hai nhóm thiết bị khắc laser cơ bản:

- Laser Nd, YAG, Fiber: đánh dấu, khắc sâu trên kim loại và các loại nhựa cứng

- Laser CO2: đánh dấu, khắc, cắt trên phi kim loại

Dựa trên cách điều khiển tia laser có thể chia thành hai loại công nghệ:

- Công nghệ khắc laser quét chùm tia galvo: thiết bị nhỏ gọn, khắc rất nhanh, sắc nét, dễ tự động hóa, chủ yếu dùng trong công nghiệp…

- Công nghệ khắc laser chạy bàn plotter/flatbed: thiết bị cồng kềnh, khắc chậm hơn, sắc nét, chủ yếu dùng trong mô hình, quà tặng, chế tác …

Công nghệ chạy bàn plotter

1.1.2.1. Tầm quan trọng của máy khắc laser trên nhựa trong đời sống

Việc sản xuất ra máy khắc laser trên nhựa đã nâng cuộc sống con người lên một tầm cao mới, giúp ích rất nhiều cho các hoạt động sản xuất con người. Việc khắc logo trên nhựa hay khắc hình trên nhựa, khắc chữ trên nhựa, khắc laser trên nhựa trong suốt  thu hút bạn hơn các sản phẩm nhựa trắng trơn, thông thường hay không? Bạn hãy thử tưởng tượng xem lúc đó sẽ như thế nào? Chắc chắn là bạn không hề muốn như vậy bởi bất kì ai cũng muốn thưởng thức cái đẹp. Và đó đều nhờ sự giúp đỡ rất lớn của máy khắc trên nhựa bằng tia laser để có được cái đẹp, thẩm mỹ đó.

Với một số sản phẩm tem nhãn mác làm bằng nhựa có thể khắc logo công ty, khắc thông số kỹ thuật, khắc mã vạch, cắt tạo hình bằng máy laser rất tinh xảo và đẹp mắt, việc khắc laser trên nhựa cực nhanh, sắc nét, có thể áp dụng trong việc khắc theo dây chuyền công nghiệp, khắc đồng loạt để sản xuất tem nhãn mác. Với các sản phẩm bằng cao su cũng tương tự như vậy, có thể cắt tạo thành các loại doăng chống dung, doăng tạo hình chống sốc, khắc thông số kỹ thuật lên sản phẩm bằng máy laser

Đa phần các sản phẩm nhựa cứng nhựa mềm, nhựa dẻo hiện nay đều sử dụng phương pháp khắc laser, khắc thông số kỹ thuật, khắc mã vạch, khắc mã CR, QR, CQ code lên sản phẩm sử dụng máy khắc laser công nghệ cao giúp việc khắc nhanh, đẹp sắc nét và giá thành khắc rất rẻ

Công nghệ khắc laser trên nhựa giúp cho nội dung khắc chìm lên sản phẩm bền vững theo thời gian, có thể chống chịu được với hóa chất bào mòn, chống chịu được với nhiệt độ cao và các môi trường khắc nghiệt khác, ngoài ra sử dụng máy khắc laser giúp cho việc khắc tạo hình nội dung tiết kiệm chi phí, tốc độ khắc nhanh giúp tiết kiệm tối đa thời gian gia công lên sản phẩm. Trên các sản phẩm như ổ cắm điện bằng nhựa, cúc áo bằng nhựa, đồ dung gia dụng bằng nhựa, các sản phẩm phụ trợ linh kiện điện tử bằng nhựa, cho đến các sản phẩm sạc điện, đèn điện bằng nhựa đều có thể khắc laser theo yêu cầu các thông số kỹ thuật, logo thương hiệu lên sản phẩm rất tinh xảo và đẹp mắt

1.1.2.2. So sánh giữa Khắc Laser trên Nhựa và in nhựa thông thường

Nếu như việc in trên nhựa có thể bị tác động ngoại quan hoặc tác động môi trường làm cho nội dung in bị bạc mầu, bị bay sơn in hoặc nội dung lem nhem thì việc khắc laser bảo đảm việc khắc chìm lên sản phẩm chắc chắn sẽ không bị bay màu bay sơn và sản phẩm với nội dung cần khắc sẽ bền vững theo thời gian. Mặt khác việc khắc laser lên nhựa giá thành rất rẻ ngang bằng so với việc in nên với một số sản phẩm nhựa chúng tôi khuyên bạn nên sử  dụng công nghệ khắc laser lên nhựa.

1.1.2.3. Ứng dụng của máy cắt laser nhựa trong cuộc sống

Bạn có biết rằng để có được những mẫu mã sản phẩm bằng nhựa đẹp mắt, hấp dẫn thu hút người tiêu dùng như vậy thì đối với các phương pháp truyền thống thủ công trước đây thì cần phải trải qua hàng loạt công đoạn như tạo hình, gia công, in ấn,.. Nhưng giờ đây thì nhờ sự ra đời của máy khắc nhựa,bằng tia laser thì mọi công đoạn đều có thể trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng, gọn nhẹ.

Có thể thấy được trên những vỏ sản phẩm điện tử như ti vi,tủ lạnh, lò vi sóng, máy giặt,… hay bất cứ vật dụng, đồ dùng nào trong gia đình được làm từ vật liệu nhựa cứng hay nhựa dẻo bạn có thể thấy trên thân, vỏ của các đồ vật này đều được khắc laser một cách tinh tế, độc đáo, đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao, thu hút người đọc, hấp dẫn người sử dụng.

1.2.) Tổng quan về thiết bị cấp phôi tự động cho máy khắc laser niêm phong kẹp trì nhựa

Nghiên cứu hệ thống cấp phôi tự động là giải quyết từng giai đoạn một cách triệt để trong tổng thể toàn bộ hệ thống cấp phôi trong từng điều kiện làm việc cụ thể của từng máy móc, thiết bị và công đoạn sản xuất. Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và có độ tin cậy cao. Trong phần này chúng em chỉ tìm hiểu một phần nhỏ của quá trình cấp phôi tự động.

 Vì thế quá trình cấp phôi là một trong những yêu cầu cần thiết phải được nghiên cứu và giải quyết trong các hệ thống sản xuất tự động nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, sử dụng và khai thác các máy móc, thiết bị một cách có hiệu quả nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong thực tế của ngành sản xuất người ta sử dụng khác rộng rãi các cơ cấu cấp phôi bằng cơ khí, phối hợp cơ khí- điện, cơ khí- khí nén (băng tải, vít tải, phễu cấp phôi có phiến trượt chuyển động lên xuống, cơ cấu cấp phôi rời kiểu đĩa ma sát…)

 Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực điều khiển tự động và robot đã cho phép đưa vào các tay máy, người máy làm việc theo chương trình và dễ dàng thay đổi được chương trình một cách linh hoạt thích ứng với kiểu phôi liệu khác nhau khi cần thay đổi các sản phẩm. Đây là một trong những tính chất rất quan trọng mà nhờ nó có thể áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong quá trình sản xuất hàng loạt.

Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu hệ thống cấp phôi tự động có tính bao quát, bao hàm nhiều lĩnh vực và liên quan đến nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Ngày nay, việc sử dụng các dây chuyền, hệ thống để chế tạo sản phẩm không còn là điều mới mẻ đối với các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì các hệ thống gia công này được đầu tư thiết kế, trang bị đầy đủ và vô cùng hiện đại, có các kết cấu cơ khí rất chính xác, các robot trong dây chuyền hết sức linh hoạt. Đặc biệt, công việc điều khiển dây chuyền rất đơn giản, dễ dàng, thuận tiện cho người sử dụng và có thể dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển hoạt động của dây chuyền để chế tạo các chi tiết máy, các sản phẩm khác theo yêu cầu thực tế của thị trường. Quy trình hoạt động của hệ thống là một chu trình liên tục khép kín, từ nguyên công cấp phôi cho đến nguyên công đóng gói sản phẩm đưa vào kho dự trữ hay đưa ra thị trường đều được tự động hóa

    Với Việt Nam là một quốc gia có nền công nghiệp đang phát triển, đang cố gắng học hỏi, tiếp cận, kế thừa các công nghệ cao của thế giới. Hiện tại, ở nước ta các máy gia công chính xác như NC, CNC đang dần dần được các công ty, các trung tâm gia công đưa vào để thay thế các máy gia công truyền thống. Do điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất, trình độ con người còn thấp nên các dây chuyền sản xuất tự động công nghệ cao, các dây chuyền gia công tích hợp CIM chưa được sử dụng rộng rãi. Vì vậy chúng còn tương đối mới mẻ, xa lạ đối với sinh viên, cán bộ kỹ thuật tại các trung tâm gia công, các công ty chế tạo. Do vậy việc tính toán, thiết kế và từng bước chế tạo mô hình cấp phôi tự là rất cần thiết.

Cấp phôi tự động hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng, nhưng cấp phôi tự động bằng phương pháp rung động là một phương pháp phổ biến, áp dụng cho nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau và mang lại hiệu quả cao. Cấp phôi tự động sử dụng phương pháp rung trên thế giới và trong nước đã có nhiều đề tài nghiên cứu cho nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Dana R.berkowitz-University of California, Designing Part Feeders Using Dynamic Simulation. Đây là công trình nghiên cứu về phễu rung dựa vào việc mô phỏng động năng của chi tiết trong phễu nhằm mục đích khắc phục những nhược điểm của các thiết kế mới

 · Martin maher-waterford institute of technology-2010, The design /development of automated programmable orientation tools for vibratory bowl feeder. Đây là công trình nghiên cứu hiệu quả của phễu rung trong sản xuất hàng loạt đặc biệt là trong các dây chuyền lắp ráp và ảnh hưởng của nhược điểm của phễu rung và đề xuất những biện pháp khắc phục những nhược điểm này

 · Department of mechanical engineering national institute of technologe Rourkela, Part Feedeing System For FMS. Đề tài nghiên cứu về các hình thức cầp phôi rung cho các hệ thống sản xuất linh hoạt và phân tích động học của phễu rung và động học của chi tiết trong phễu rung. Bên cạnh những nghiên cứu trên thì hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty chuyên sản xuất các phễu rung cấp phôi. Với nhiều kích cở và công xuất khác nhau. Trong nước ta, cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng phương pháp rung động vào việc cấp phôi tự động. Tuy nhiện niêm phong kẹp trì nhựa là chi tiết có hình dạng cấu tạo đặc biệt, do vậy không có đơn vị nào nghiên cứu chế tạo thiết bị cấp niêm cho máy khắc với chi tiết này.

Chương 2: NGHIÊN CỨU,TÍNH TOÁN,THIẾT KẾ THIẾT BỊ CẤP VÀ THU NIÊM CHO MÁY KHẮC NIÊM

2.1.) Điều kiện đầu vào thiết bị cấp và thu niêm, tìm hiểu về phôi (niêm)

  2.1.1 Khái niệm

Niêm phong nhựa hay kẹp chì nhựa niêm phong, dây thít nhựa niêm phong, tiếng Anh tạm dịch là Plastic security seal.

Là một dạng khóa để niêm phong hàng hóa, phương tiện, đánh dấu tính nguyên vẹn của hàng hóa, phương tiện, được các hãng vận tải, hóa chất, các ngành sản xuất sử dụng rất phổ biến

  • Ưu điểm của seal niêm phong:

Chúng cung cấp thông tin chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và một số mức độ bảo mật. Những seal niêm phong như vậy có thể giúp chúng ta phát hiện được hành vi trộm cắp hoặc nhầm lẫn hàng hóa vì vô tình hay cố ý. Seal niêm phong thường được sử dụng để bảo vệ rơ moóc xe tải, container tàu, thùng hóa chất, xe đẩy của các phương tiện vận chuyển hàng không, hàng hải, đường sắt và đường bộ. Seal niêm phong cũng có những loại khác nhau và được gọi theo giới doanh nghiệp tại Việt Nam như: seal niêm phong cho hải quan, seal niêm phong container, seal niêm phong dây cáp thép, seal niêm phong nhựa.... Thông thường, chúng được coi là một cách rẻ tiền để cung cấp thông tin nguồn gốc xuất nhập khẩu hàng hóa.

  • Nhược điểm của seal niêm phong là gì?

Seal niêm phong không được thiết kế để giải quyết tất cả các vấn đề bảo mật. Hiệu quả của seal niêm phong phụ thuộc rất nhiều vào các quy định thích hợp để sử dụng chúng. Các quy định này là các thủ tục chính thức và không chính thức được sử dụng để mua sắm, lưu trữ, lưu trữ hồ sơ, cài đặt, kiểm tra, loại bỏ, xử lý, báo cáo, giải thích kết quả, và đào tạo. Với một quy định tốt, một seal niêm phong cơ bản có thể cung cấp chính xác thông tin nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Mặt khác, một seal niêm phong cao cấp nếu không biết sử dụng thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng và tồi tệ hơn.

Cùng một tổ chức đã chứng minh rằng một cá nhân được đào tạo có thể, sử dụng các phương pháp công nghệ thấp, để đánh bại 90% trong số 244 con dấu mà họ nghiên cứu trong vòng chưa đầy 3 phút và tất cả chúng trong vòng chưa đầy 44 phút. Họ đưa ra ý tưởng về các biện pháp đối phó và đang khám phá lựa chọn đầy hứa hẹn về seal niêm phong "bảo vệ chứng cứ".

  2.1.2 Nguyên lý hoạt động như thế nào Seal niêm phong

Seal niêm phong có thể được chia thành hai nhóm chính: sử dụng một lần và tái sử dụng. Seal niêm phong sử dụng một lần thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại, với công nghệ sản xuất và vật liệu được sử dụng là chìa khóa cho mức độ bảo mật của chúng. Seal niêm phong tái sử dụng thường là điện tử hoặc cơ khí thay vì chỉ được làm từ nhựa, và nếu hoàn toàn bằng nhựa, chỉ có một phần có thể tái sử dụng. Seal niêm phong điện tử và cơ khí thường được sử dụng cho ngành vận tải, với con dấu cố định ở phía sau xe tải, rơ moóc và container vận chuyển. Một seal niêm phong cơ hoặc điện tử tái sử dụng có thể được gắn vào cửa sau hoặc cửa trước xe tải, mở rộng cáp từ chính nó thông qua các điểm cố định trên cửa và khi bịt kín tạo ra một số duy nhất được ghi lại. Khi cánh cửa tiếp theo được mở, con số này sẽ thay đổi, vì vậy nó cung cấp bằng chứng giả mạo cho tải.

  2.1.3 Cơ sở xây dựng hệ thống

 

Nguyên lý chung của hệ thống gôm 5 bước cở bản như sau

Bước 1: Niêm được xếp thanh cọc được phân tách ra tưng chiếc một sẽ được cơ cấu để đặt ở một vị trí xác định mà chúng ta có thể kiểm soát được

Bước 2: Từ vị trí xác định niêm sẽ được di chuyển đến vị trị để khắc laser

Bước 3: Sau khi niêm đã ở vị trí được xác định hệ thống khắc laser sẽ tiến hành hoạt động ghi thông tin theo yêu cầu

Bước 4: Niêm được ra chuyển ra khỏi vùng khắc laser và đến vị trí xác định tiếp theo để được thu lại

Bước 5: Niêm mang thông tin được khắc laser sẽ được thu thành cọc như ban đâu xong với số lượng theo yêu cầu sẽ được buộc lại thành cọc . Tại đây kết thúc quá trình làm việc của hệ thống

  2.1.4 Những khó khăn và lưu ý trong quá trình chế tạo hệ thống

Để đảm bảo niêm nằm ở đúng vị trí mong muốn cần gia công các chi tiết tham gia định vị niêm một cách chính xác về hình dạng và kích thước. Hay độ chính xác của các chi tiết phải đạt được đúng như yêu cầu đề ra

Các cơ cấu khác của hệ thống phải bố tri một cách hợp lý để trong quá trình hoạt động không ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phân khác. Phải đảm bảo độ đứng vững và đồ cứng đúng theo ưu cầu kĩ thuật. Đảm bảo đảo việc tháo lắp chế tạo một cách dễ dàng. Trong quá trình vẫn hành và bảo dưỡng có thể sửa chữa và thay thế một cách dễ dàng thuật tiện.

Các cơ cấu hoạt động một cách trơn chu với độ tin cây cao, song với đó cũng cần có độ thâm mỹ nhất định. Thiết kế hệ thống gọn nhẹ xong phải hoạt động một cách ổn định trong điều kiện môi trường công nghiệp và cường độ hoạt động cao. Có khả năng chống chọi lại với các nhân, ảnh hưởng của mội trường bên ngoài.

 Đảm bảo niêm cấp vào có hình dạng và kích thước sai lệch cho phép trong quá trình hoạt động để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống chúng như là kẹt trong quá trình vận hành cần có cơ cấu chống rối

2.2.) Các phương án thiết kế thiết bị cấp thu niêm tự động

  2.2.1 Phương án cấp thu niêm kiểu mâm tròn

Mâm tròn có một đế được gắn vào bàn máy. Mâm tròn được lắp trong đế, dưới đáy được lắp một bánh vít. Trục vít lắp trong đế điều khiển bánh vít. Trục vít có thể tách rời theo yêu cầu vòng quay của bàn, cũng như khi chi tiết đồng tâm với bàn. Tay quay được lắp bên ngoài đầu trục vít. Cạnh đáy của mâm tròn được khắc vạch theo nửa độ. Nhiều mâm tròn có thước định vị trên du xích tay quay, có thểcài theo góc hai phút. Bàn xoay có các rãnh chữ T cắt trên mặt phẳng dùng để kẹp chi tiết.

Nguyên lý làm việcNiêm được chứa trong thiết bị cấp niêm (ống chứa niêm) và sau khi quay mâm tròn đến vị nhất định niêm từ ống  rơi xuống vị trí rãnh chứa niêm ở trên mâm.Quay mâm tròn tới góc chính xác, dưới sự tác động thiết bị thu niêm, đẩy niêm lên ống thu niêm.

  2.2.2 Phương án cấp thu niêm kiểu rung động

* Cấu tạo:

  • Phễu hình trụ gắn trên lò xo lá, 3 lò xo này đặt nghiêng 1 góc 30so với phương thẳng đứng. Trong cốc phễu có cánh xoắn ốc từ dưới lên. Góc nghiêng của cánh xoắn khoảng 2÷3o. Đáy cốc phễu là hình côn để chi tiết dễ dàng chuyển động ra thành cốc phễu, dưới đáy phễu có gắn nam châm điện. Cuộn dây nam châm được gắn cố định lên đế và có thể điều chỉnh khoảng cách khe hở so với lõi bằng bulông . Toàn bộ nam châm điện được gắn trên đế , và để giảm chấn động trên đé có gắn các miếng giảm chấn bằng cao su hoặc dùng lò xo giảm chấn.

* Nguyên lý hoạt động:

  • Cho phễu rung rung động xoắn (lắc xung quanh trục thẳng đứng và chuyển động lên xuống cùng một tần số), phôi đang nằm hỗn độn trong  cụm trữ phôi sẽ tản ra xung quanh thành của máng rung xoắn bằng nhôm rồi theo các đầu mối của máng xoắn  mà chuyển động lên dần. Cơ cấu định hướng phôi đặt ở lưng chừng máng sẽ gạt rơi trở lại đáy cụm phễu những phôi định hướng chưa đúng. Những phôi đã đuợc định huớng được dẫn ra máng dẫn để thực hiện việc cấp phôi.

* Đặc điểm

  • Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn tốc độ di chuyển phôi đạt năng suất cao, phù hợp nhiều loại phôi đặc biệt với các loại có hình dáng phức tạp
  • Cơ cấu làm việc gây tiếng ồn và rung đọc lớn ảnh hưởng đến các thiết bị khác

  2.2.3 Phương pháp cấp thu niêm sử dụng phiến trượt

* Cấu tạo:

  1. Máng dẫn phôi       2. Phễu chứa phôi       3. Con quay      4. Phiến trượt

* Nguên lý hoạt động

  • Phần làm việc của máng bố trí nghiêng dảm bảo cho sự dịch chuyển của phôi dưới tác dụng của trọng lực trong quá trình dịch chuyển phôi đã được định hướng (trong lòng máng).

    * Đặc điểm:

  • Kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, thực hiện quá trình định hướng phôi dễ dàng. Điều khiễn dễ nên cơ cấu này có khả năng tự động hóa cao.
  • Cơ cấu này chỉ phù hợp với         những phôi có kích thước nhỏ dạng ống, dạng bạc, hình vằnh Khăn…

  2.2.4 Phương án cấp niêm kiểu ống trượt

                     1. Ống trượt          2. Thanh đẩy

* Nguyên lý hoạt động:

  • Niêm được xếp nằm thành lớp trong ống, ống có tác dụng định hướng cho niêm. Thanh đẩy đặt lên bề mặt niêm tác dụng tạo lực lên niêm.

* Đặc điểm

  • Kết cấu đơn giản, dễ gia công,chế tạo
  • Thực hiện quá trình định hướng phôi dễ dàng, Làm việc hiệu quả chính xác

  2.2.5 Phương pháp thu niêm sử dụng tay quay- buni lệch tâm

* Cấu tạo

1. Tay quay       2. Buni lệch tâm          3. Chốt

* Đặc điểm

  • Kết cấu đơn giản, nhỏ gọn tốc độ di chuyển niêm đạt năng suất cao.
  • Điều khiễn dễ nên cơ cấu này có khả năng tự động hóa cao

2.3.) Xây dựng sơ đồ động học cho phương án đã chọn

Phương án thu cấp niêm tự động kiểu mâm tròn là hợp lý nhất vì các lí do sau:

-         Cấp phôi dạng phôi rời từng chiếc cho máy tự động

-         Dễ dàng cho việc điều tiết phôi trong khi gia công

-         Cấp phôi đạt được năng suất đề ra

-         Định hướng chính xác

-         Làm việc êm

-         Không gây kẹt phôi

  2.3.1 Sơ đồ nguyên lí cho phương án thu cấp niêm kiểu mâm tròn:

Với sơ đồ khối cấp phôi bán tự động như trên,thì toàn bộ quá trình cấp phôi,gia công và thu phôi được thực hiện tự động.Người công nhân có nhiệm vụ xếp phôi vào ống chứa phôi.

  2.3.2 Sơ đồ động học cho phương án thu cấp niêm kiểu mâm tròn:

Những ưu điểm của hệ thống cấp phôi này là:

-         Không phụ thuộc vào yếu tố con người

-         Tính ổn định cao

-         Năng suất tăng lên do 1 công nhân có thể cùng lúc vận hành nhiều máy trên dây chuyền sản xuất

-         Giảm phế phẩm sau gia công do nguyên nhân gá đặt sản phẩm sai quy trình

-         Tăng được hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất

2.4.) Lựa chọn và tính toán thiết bị

Chọn động cơ là công việc đầu tiên trong quá trình tính toán thiết kế chi tiết máy. Việc chọn động cơ phù hợp có ảnh hưởng rất nhiều đến các công việc sau này. Đặc biệt là bản vẽ chi tiết.

Điều kiện với hệ thống: 

-         Đảm bảo năng suất lớn nhất và dễ dàng sửa chữa khi cơ cấu làm việc hỏng.

-          Kết cấu phải đơn giản, dung tích chứa lúc ít nhất vẫn làm việc được - một thời gian ngắn nữa.

-         Thuận tiện khi sử dụng, giá thành hạ.

-          Dễ dàng lắp đặt trên máy và khi di chuyển

  2.4.1 Chọn động cơ điện

aXác định công suất đặt trên trục động cơ : Pđc

*Điều kiện để chọn công suất động cơ là: Pđc>Pyc

 +Trong đó:   Pyc=Ptd= (với Pct là công suất trên trục công tác)

Ta có:         Pct=F.v

Do lực kéo băng tải F=15000 N, vận tốc băng tải   v=0,46 m/s

Vậy:    Pct=15000.0,46=6900 W = 6,9 kW

*Hiệu suất truyền động là  

 Với:          ol      hiệu suất ổ lăn

d        hiệu suất bộ truyền đai

k      hiệu suất khớp nối

brt     hiệu suất bánh răng trụ

brc   hiệu suất bánh răng côn

Bảng 1: Trị số hiệu suất của các loại bộ truyền và ổ

(bảng 2.3-trang 19-TTTKHDĐCK-Tập 1)

Hiệu suất

Số lượng (cặp)

Giá trị

4

0,99

1

0,96

1

1

1

0,97

1

0,96

Vậy ta có:

        = 0,96.0,99.1 .0,97. 0,96=0,86

Từ đó ta có : Pyc=Pct/ ==8,02  kW

b Xác định tốc bộ đồng bộ của động cơ: nđc

Ta có        nsb = nct.usb

*Xác định  nct  số vòng quay trên trục công tác

                 =

Trong đó              v: vận tốc của tải     v=0,46 m/s

                          D: đường kính tang tải     D=280  mm

       => nct = = 31,38   v/ph

*Chọn tỉ số truyền sơ bộ   usb

                           usb hệ = usb hộp.usb ng

Trong đó -usb ng    :tỉ số truyền sơ bộ của bộ truyền ngoài

Do bộ truyền ngoài là bộ truyền đai nên ta chọn    usb ng ==3  (bảng 2.4-tr 21)

Chọn sơ bộ tỉ số truyền hộp  usbh=16

Vậy             usbhệ= 3.16 = 48

Khi đó ta có    nsb= nct.usbhệ = 31,38.48 = 1506,24  v/ph

  2.4.2 Điều kiện để chọn động cơ

*Pđc>Pyc

*nđbnsb

*Tk/Tdn>Tmm/T1 = 1,45

Dựa vào bảng P1-3 trang 236-TTTKHDĐCK-Tập 1

Ta chọn loại động cơ có   nđb=1458  v/ph   và Pyc= 11 kw

Bảng 2: Các thông số kỹ thuật của động cơ

Kí hiệu động cơ

4A132M4Y3

Công suất động cơ (kW)

          11

Số vòng quay của động cơ  n(v/ph)

1458

cosφ

0,87

%

87,5

Tmax/Tdn

2,2

Tk/Tdn

2,0

*Kiểm tra điều kiện quá tải của động cơ:

  • Tqt ≤ Tmax

+Tqt = Tct.Tmm/T1

Có Tct = 9,55.106.F.v/(1000.nđc.)

  • Tct=9,55.106.15000.0,46/(1000.1458.0,86)=52522 N.mm
  • Tqt=Tct.Tmm/T1 = 52522.1,45=76201 N.mm

+Tmax = Tdn.Tk/Tdn

Có Tdn=9,55.106 .Pđc/nđc => Tdn= 9,55.106.11/1458=72050 N.mm

  • Tmax = Tdn.Tk/Tdn =72050.2=144101 N.mm

Nhận thấy Tqt< Tmax => động cơ đã chọn thoả mãn điểu kiện quá tải

2.5.) Xây dựng bản vẽ cho thiết bị

  2.5.1 Bản vẽ hệ thống cấp niêm

  2.5.2 Bản vẽ hệ thống thu niêm

Chương 3: LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO THIẾT BỊ

3.1.) Điều kiện chế tạo thiết bị

                        Các thiết bị máy móc trong xưởng chế tạo

                        1: Máy tiện vạn năng ECOCA SJ-410x1000g

Hãng sản xuất Ecoca
Hành trình bàn dao ngang (mm) 258
Đường kính gia công trên băng máy (mm) 410
Đường kính lỗ trục chính (mm) 58
Chiều dài chống tâm (mm) 1016
Số cấp tốc độ trục chính 12
Đường kính tiện qua hầu : 620mm
Chiều rộng băng may : 300mm
Nòng trục chính: ASA A1-6
Độ côn trục chính: MT#6
Tốc độ trục chính: 20~2000(12 cấp)
Bước ren hệ inch : PO.5~P7
Tốc độ nạp phôi đứng : 0.05~

Trọng lượng máy: 1.25 tấnXuất xứ Đài Loan

Ảnh 1: Máy tiện vạn năng

 

2. Máy Khoan Kiwa KUD 650

Nước sản xuất: Japan

Kích thước bàn    :  510mm ( loại bàn tròn)

Hành trình Z      :  500mm; Z1: 190mm

Tốc độ trục chính  :  53-1040 rpm (50Hz) 64-1250 rpm ( 60Hz)

Số cấp tốc độ     : 9 cấp

Công suất động cơ  : 1.5kw

Trọng lượng máy  : 500 kg

Kích thước (DxRxC): 2000mm x 950mm x 650mm

3 .Máy Phay

Model 

JL-V280

Thông số đầu phay đứng

 

Hành trình di chuyển đầu phay

450mm

Lỗ côn trục chính

NT 40

Hành trình trục chính

150mm

Tốc độ trục chính

0-4000v/p
Vô cấp inverter

Góc quay của đ8ầu phay đứng (R+L)

900

Khoảng cách từ đầu trục chính tới bàn

90mm-500mm

Bàn làm việc

 

Kích thước bàn làm việc

300x1500mm

Hành trình bàn chạy ngang

1000mm

Hành trình bàn chạy dọc 

400mm

Hành trình bàn chạy lên xuống

460mm

Điều chỉnh tốc độ bàn chạy qua lại (12 cấp) 

12-270mm/min 

Bước tiến chạy bàn nhanh trục X

1320mm/min

Bước tiến chạy bàn nhanh trục Y

680mm/min

Công suất Motor

 

Motor phay đứng

5HP/4P

Motor bàn làm việc trục Z

2HP/4P

Motor bàn làm việc trục X

1/2HP

Motor bàn làm việc trục Y

1HP

Motor làm mát

1/8HP

Trọng lượng và kích thước

 

Trọng lượng (N.W/G/W)

1800Kg/2100kg

Kích thước đóng kiện

2083 x 1728 x 2109mm

 

 

4. Máy hàn TIG OTC MIG XD-350S

Hãng sản xuất máy hàn:

OTC

Công suất (KVA) :

18

Nguồn điện vào :

AC-3pha/380V

Phạm vi dòng hàn (A) :

50-350

Chu kỳ tải (%) :

50

Kích thước (mm) :

380x660x730

Trọng lượng (kg) :

120

5.Các máy móc khác

  • Máy cắt thủy lực Nantong
  • cắt plasma
  • Yêu cầu khi chế tạo  chi tiết

Các chi tiết được phải chế tạo đạt được độ chính xác như mong muốn, đảm bảo được độ tin cây cao trong quá trình vận hành. Thiết kế các chi tiết, cụm chi tiết một cách phù hợp tạo thuận tiện trong quá trong gia công. Đảm  bảo được tính lắp ghép cũng như là đồng nhất của các chi tiết với nhau. Các chi  tiết, cơ cấu hoạt động ổn định trong quá trình vận hành. Trong quá trình chế tạo sử dụng các công nghệ sử lý vật liệu sau khi cắt gọt để đảm bảo tuổi thọ của chi tiết như tôi, nhuộm..v.v

3.2.) Lập quy trình chế tạo thiết bị

  3.2.1 Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo đĩa

Trình tự gia công

Nguyên công 1: Chuẩn bị phôi  Ø260 x 60 mm

Nguyên công 2: Tiện trục Ø252 x 35 mm

Nguyên công 3: Tiện trục Ø110 x 31 mm

Nguyên công 4: Tiện tinh trục Ø34 x 25 mm và tiện tinh mặt đầu 3 mm

Nguyên công 5: Phay CNC xuống 36 mm

Nguyên công 6: Phay CNC Ø248 x 4 mm và Ø100 x 5 mm

Nguyên công 7: Gia công lỗ Ø23, khoan 7 lỗ Ø8 và phay biên dạng lập trình CNC

Nguyên công 8: Khoan, doa 2 lỗ Ø8

Nguyên công 9: Khoan 3 lỗ Ø5.2 và taro ren M6x0.5

Nguyên công 10: Kiểm tra

Quy trình công nghệ

Nguyên công 1: Chuẩn bị phôi  Ø260 x 60 mm

Yêu cầu kỹ thuật

Phôi cắt ra không quá cong vênh sai lệch vị trí hình dáng trong mức cho phép

- Kích thước phôi phải đạt yêu cầu của bản vẽ trong khoảng dung sai cho phép

- Làm cùn cạnh sắc và các ba via

Nguyên công 2: Tiện trục Ø252 x 35mm

 

Phân tích định vị và kẹp chặt:

Định vị :Gásâu trên mâm cặp 3 chấu định vị 3 bậc tự do, chấu cặp định vị 2 bậc tự do

Kẹp chặt: Kẹp chặt bằng lực kẹp của mâm cặp

Chọn máy:

- Chọn máy: 1k62

- Công suất động cơ: 2kW

- Tốc độ vòng quay trục chính: vô cấp

Các bước công nghệ

+ Tiện bán tinh về 252 mm

Lượng dư gia công: t=5mm

Ta chọn chiều sâu cắt t=1 mm

Bảng 5-60 ,ta chọn bước tiến dao s=0.35;

Bảng 5-63 ta chọn tốc độ cắt Vb =62(m/ph)

Các hệ số hiệu chỉnh :

-Hệ số phụ thuộc vào độ cứng của chi tiết gia công k1=0.9 (theo bảng 5.3)

-Hệ số phụ thuộc vào trạng thái bề mặt k2=0.8 (theo bảng 5.5)

-Hệ số phụ thuộc vào tuổi bền của dao k3=1 (theo bảng 5.7)

Như vậy tốc độ tính toán là Vt=Vb.k1.k2.k3=0.9x0.8x1x62 =44.64(m/phút)

Số vòng quay của trục chính  theo tính toán là:

  

Theo máy ta chọn được nm=550(v/ph)

Như vậy tốc độ cắt thực tế là:

      Vtt=

Theo máy ta chọn Sm=0.36mm

- Chiều sâu cắt: t =4.25 (mm)

- Lượng chạy dao: S = 0,06  0,08 => chọn S = 0,06 ( mm / vòng )

- Tra bảng 5.15 sổ tay CNCTM 2 với chiều rộng rãnh b = 3 (mm)

- Tốc độ cắt được tính theo công thức:

 

T: là giá trị của tuổi bền dao với T = 60 (phút)

 với

-

- phụ thuộc vào tình trạng bề mặt phôi => chọn

-  là hệ số phụ thuộc vào dụng cụ cắt

=>

Các hệ số tra bảng 5.17 sổ tay CNCT máy 2/ tr 13

x

y

m

47

-

0,8

0,2

=>  (mm/ph)

- Số vòng quay trục chính:  (v/ph)

-  Vận tốc cắt thực tế:  (mm/ph)

- Thời gian gia công: (s)

Nguyên công 3: Tiện trục Ø110 x 31 mm

 

Phân tích định vị và kẹp chặt:

Định vị :Gásâu trên mâm cặp 3 chấu định vị 3 bậc tự do, chấu cặp định vị 2 bậc tự do

Kẹp chặt: Kẹp chặt bằng lực kẹp của mâm cặp

Chọn máy

- Chọn máy: 1k62

- Công suất động cơ: 2kW

- Tốc độ vòng quay trục chính: vô cấp

Các bước công nghệ

+ Tiện bán tinh về 252 mm

Lượng dư gia công: t=5mm

Ta chọn chiều sâu cắt t=1 mm

Bảng 5-60 ,ta chọn bước tiến dao s=0.35;

Bảng 5-63 ta chọn tốc độ cắt Vb =62(m/ph)

Các hệ số hiệu chỉnh :

-Hệ số phụ thuộc vào độ cứng của chi tiết gia công k1=0.9 (theo bảng 5.3)

-Hệ số phụ thuộc vào trạng thái bề mặt k2=0.8 (theo bảng 5.5)

-Hệ số phụ thuộc vào tuổi bền của dao k3=1 (theo bảng 5.7)

Như vậy tốc độ tính toán là Vt=Vb.k1.k2.k3=0.9x0.8x1x62 =44.64(m/phút)

Số vòng quay của trục chính  theo tính toán là:

  

Theo máy ta chọn được nm=550(v/ph)

Như vậy tốc độ cắt thực tế là:

      Vtt=

Theo máy ta chọn Sm=0.36mm

- Chiều sâu cắt: t =4.25 (mm)

- Lượng chạy dao: S = 0,06  0,08 => chọn S = 0,06 ( mm / vòng )

- Tra bảng 5.15 sổ tay CNCTM 2 với chiều rộng rãnh b = 3 (mm)

- Tốc độ cắt được tính theo công thức:

T: là giá trị của tuổi bền dao với T = 60 (phút)

 với

-

- phụ thuộc vào tình trạng bề mặt phôi => chọn

-  là hệ số phụ thuộc vào dụng cụ cắt

=>

Các hệ số tra bảng 5.17 sổ tay CNCT máy 2/ tr 13

x

y

m

47

-

0,8

0,2

 

=>  (mm/ph)

- Số vòng quay trục chính:  (v/ph)

-  Vận tốc cắt thực tế:  (mm/ph)

- Thời gian gia công: (s)

Nguyên công 4: Tiện tinh trục Ø34 x 25 mm và tiện tinh mặt đầu 3 mm

...........

1.1.) Chạy thử và hiệu chuẩn thiết bị

       Bất kì sản phẩm hay thiết bị trước khi tiến hành nghiệm thu xuất xưởng đều phải được kiểm tra kỹ lương rõ ràng. Công việc này đặc biệt quan trọng có ý nghĩ quyết định đến khả năng đảm bảo an toàn cũng như đảm bảo độ tin cậy và ổn định  cho các thiết bị khi đưa vào sử dụng thực tế

      Trong quá trình vận hành thực tiễn có mắc phải một số vấn đề phát sinh như sau:

  • Hai chốt trụ đẩy niêm trong quá trình hoạt động khó khan trong việc đưa niêm lên hộp thu niêm do trong bản vẽ và thực tế khoảng hở giữa chốt trụ đẩy và lỗ nhỏ. Mà trong quá trình chế tạo có sự sai lệch về hình dạng và kích thước so với bản vẽ vì vậy cần giảm kích thước đường kính của trụ đẩy và tăng kích thước lỗ sao cho khoảng hở lớn đảm bảo hoạt động dễ dàng.
  • Trong quá trình chạy thử ban đầu niêm rơi từ ống chứa niêm xuống mâm không đúng vị trí trên mâm, cũng như vị trí để thu niêm không đúng vị trí mong muốn gây khó khăn trong việc vận hành.

    Nguyên nhân: cơ cấu định vị mô phỏng vị trí không phù hợp, độ chính xác cũng như độ tin cậy không cao.

   Cách khắc phục: Sử dụng bàn xoay (bàn chia độ) với góc quay 360 độ nhằm đảm bảo mâm quay 1 góc đúng như mong muốn từ đó đảm bảo chính xác vị trí của niêm trên mâm, đảm bảo vị trí tương qua giữa các thiết bị, cơ cấu cấp, thu niêm

  • Do phôi cấp (niêm) có hình dạng phức tạp trong quá trình chế tạo có sai lệch về hình dạng giữa các phôi đầu vào, đặc biệt là hình dáng của dây niêm, nên phôi từ ống cấp niêm rơi xuống vị trí định vị trên mâm bập bênh, khó rơi vào vị trí được định sẵn trên mâm, vì vậy thực tiễn chúng ta chế tạo khoảng hở định vị dây niêm lớn hơn so với thiết kế ban đầu song niêm vẫn đảm bảo định vị chính xác nhờ bộ phận khóa niêm có kích thước lớn hơn, sai số hình dạng hình học giữa các phôi thấp, ngoài ra bổ sung thêm cơ cấu phân tách giữa các đầu dây niêm để đảm bảo quá trình cấp niêm vận hành linh hoạt.
  • Lá đỡ của hộp thu niêm trong quá trình hoạt động gây khó khan trong việc thu niêm do độ cứng của lá thép lớn, do đó cần sửa đổi thay thế bằng loại vật liệu thích hợp hơn với độ mỏng và đàn hồi tốt hơn
  • Ống cấp niêm bề mặt làm việc có kích thước phải đảm bảo để niêm trượt xuống dễ dàng,đơn giản và hiệu quả

                 

  Thiết bị đã lắp đặt xong phải bảo đảm toàn bộ các công việc vận chuyển, bảo quản, lắp đặt thiết bị thực hiện đúng kĩ thuật và chạy thử đạt yêu cầu thiết kế.

Nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị không bao gồm các công việc điều chỉnh các thông số kĩ thuật trong quá trình sản xuất thử.

Việc lắp đặt thiết bị phải được thực hiện theo thiết kế và các bản vẽ chế tạo (nếu có) tuân theo các quy định đã ghi trong tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị                         

Kết luận:

 Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp, chúng em đã trình bày bao hàm các kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế chi tiết thiết bị. Qua đó chúng đã thu được nhiều kiến thức trong việc tính toán, thiết kế sản phẩm cơ khí và thiết lập quy trình công nghệ tối ưu nhất để gia công các chi tiết cơ khí thực tiễn.

Sau khi thực hiện đề tài tính toán, thiết kế thiết bị cơ khí thực tiễn chúng em đã thu được các kết quả chính sau:

Nắm được quy trình công nghệ gia công các chi tiết thiết bị cơ khí. Hiểu biết sau về kết cấu các loại đồ gá, đồ định vị, kẹp chặt và nguyên lý hoạt động của chúng.

Đồng thời qua đồ án này chúng em đã được tiếp cận với nhiều tài liệu về chuyên ngành…, nó giúp em bổ xung thêm kiến thức của mình và sẽ là tài liệu cho chúng em tra cứu trong công việc sau này.

Bản thiết kế chế tạo chi tiết đã hoàn thành mặc dù nó vẫn còn hết sức non nớt và thiếu sót, song nó  cũng nó lên được phần nào sự hiểu biết về môn học này. Tuy còn nhiều hạn chế song nó cũng là một sự sáng tạo của em trong việc áp dụng kiến thưc môn học vào thực tế.

Chúng em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy, các cô trong bộ môn và trong khoa Cơ khí để em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, giúp em bổ xung thêm kiến thức của bản thân, tích lũy thêm kinh nghiệm khi ra trường và áp dụng vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến, Ninh Đức Tốn, Trần Xuân Việt

                                  Sổ tay công nghệ chế tạo máy. Tập 1, 2, 3

          NXB Khoa học kỹ thuật . Hà Nội– 3003

[2] Trần Văn Địch

          Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy

          NXB Khoa học Kỹ thuật . Hà Nội– 2002

[3] Trần Văn Địch

          Alats đồ gá

NXB Khoa học kỹ thuật . Hà Nội– 3003

[4] Nguyễn Đắc Lộc, Lê Văn Tiến

          Công nghệ chế tạo máy

          NXB Khoa học Kỹ thuật . Hà Nội– 2002

[5] Trần Văn Địch, Lê Văn Tiến, Trần Xuân Việt

          Đồ gá cơ khí hoá và tự động hoá

NXB Khoa học Kỹ thuật . Hà Nội– 2003

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn