ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Công nghê MPLS với hoạt động phân phối nhãn và chuyển mạch gói tin

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Công nghê MPLS với hoạt động phân phối nhãn và chuyển mạch gói tin
MÃ TÀI LIỆU 301000100110
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 100 MB Bao gồm tất cả file,.lưu đồ giải thuật.. CDR thuyết minh, power point báo cáo, bản vẽ nguyên lý, hình ảnh, FILE lập trình, và nhiều tài liệu liên quan kèm theo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HOẶC TRIỆT NHIỄU ISI TRONG TRUYỀN DẪN SỐ QUA KÊNH CÓ BĂNG TẦN HỮU HẠN
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Công nghê MPLS với hoạt động phân phối nhãn và chuyển mạch gói tin Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

100 MB Bao gồm tất cả file,.mô phỏng... thuyết minh,  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN tử công nghệ MPLS với hoạt động phân phối nhãn và chuyển mạch gói tin

LỜI NÓI ĐẦU

            Ngày nay Khoa học công nghệ ngày càng phát triển hiện đại và đạt được nhiều thành tựu tiên tiến giúp cho con người chúng ta ngày càng thuận tiện cho việc thông tin liên lạc và trao đổi thông tin. Khi Internet ra đời và phát triển mạnh mẽ đã giúp chúng ta rất nhiều trong công cuộc phát triển của mình, và nhu cầu sự dụng ngày càng tăng với các dịch vụ đa phương tiện không ngừng dược phát triển mà gia tăng đòi hỏi có một công nghệ đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ, truyền dẫn tốt, trễ gói thấp cũng như băng thông đảm bảo với chi phí vừa phải.

                        Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS multiprotocol label switching) là một công nghệ lai kết hợp những đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 (layer 3 routing) và chuyển mạch lớp 2 (layer 2 switching) cho phép chúng ta tải các gói nhanh hơn với việc sử dụng một mạng lõi (core) và việc định tuyến hoàn tàn thực hiện ở mạng biên (edge) bằng cách sử dụng nhãn (label). Sự ra đời của MPLS là một giải pháp quan trọng đối với sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông ngày nay, nó đã mang lại rất nhiều lợi ích cũng như ứng dụng cụ thể mà chúng ta có thể khai thác triệt để tài nguyên mạng với chi phí chấp nhận được

            Vậy MPLS là gì? Nó có cấu trúc gói tin, hoạt động chuyển mạch và phân phối nhãn như thế nào? Cách thức để cấu hình một trong những ứng dụng tiêu biểu nhất đó là mạng riêng ảo MPLS VPN như thế nào? Tất cả nhưng vấn đề trên sẽ được trình bày cụ thể trong đồ án tốt nghiệp “Công nghê MPLS với hoạt động phân phối nhãn và chuyển mạch gói tin”.

            Bố cục của đồ án gồm có 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về MPLS

Chương 2: Cấu trúc gói tin và cấu trúc nhãn trong MPLS

Chương 3: Hoạt động phân phối nhãn và chuyển mạch gói tin trong MPLS

Chương 4: Mô phỏng ứng dụng mạng riêng ảo MPLS-VPN trên phần mềm GNS3

            Công nghệ MPLS là một công nghệ rộng lớn và mới mẻ, việc tìm hiểu hiểu sâu về các vấn đề cụ thể của công nghệ đòi hỏi phải có một kiếm thức chuyên ngành sâu rộng, cùng một thời gian tìm hiểu dài lâu. Do vậy đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô nhận xét và đánh giá, giúp e hoàn thiện đồ án này

            Em xin chân thành cảm ơn thầy Huỳnh Thanh Tùng đã giúp đỡ e tận tình trong suốt quá trình e hoàn thành đồ án này.

CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................... ……...1

LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... ……...4

CHƯƠNG 1:   TỔNG QUAN VỀ MPLS......................................................................... ……...6

1.1 Giới thiệu chương....................................................................................................... ……...6

1.2 Giới thiệu về MPLS.................................................................................................... ……...6

1.2.1 Khái niện MPLS...................................................................................................... ……...6

1.2.2 Lịch sử ra đời của MPLS........................................................................................ ……...7

1.3 Công nghệ chuyển mạch nền tảng........................................................................... ……...7

1.3.1Công nghệ IP............................................................................................................. ……...7

1.3.2 Công nghệ ATM...................................................................................................... ……...9

1.3.3 Công nghệ MPLS là sự kết hợp giữa hai công nghệ IP và ATM....................... ……...9

1.4 MPLS trong mô hình OSI.......................................................................................... …….10

1.4.1 Mô Hình OSI............................................................................................................ …….10

1.4.2 MPLS trong mô hình OSI...................................................................................... …….11

1.5 Một số khái niệm thường gặp trong MPLS............................................................ …….12

1.5.1 FEC Chuyển tiếp tương đương.............................................................................. …….12

1.5.2 Đường dẫn chuyển mạch nhãn (LSP).................................................................. …….12

1.5.3 Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR)........................................................... …….13

1.5.4 Miền MPLS (MPLS domain)................................................................................ …….13

1.5.5 Nhãn và stack nhãn............................................................................................... …….14

1.5.6 Upstream và Downstream..................................................................................... …….14

1.6 Cấu trúc nút của MPLS............................................................................................. …….15

1.6.1 Bảng tra FIB và LFIB.............................................................................................. …….16

1.6.2 Mặt phẳng chuyển tiếp........................................................................................... …….16

1.6.3 Mặt phẳng điều khiển............................................................................................. …….16

1.7 Ưu điểm và ứng dụng của MPLS.............................................................................. …….17

1.7.1 Ưu điểm của MPLS................................................................................................. …….17

1.7.2 Một số ứng dụng của MPLS................................................................................... …….17

1.8 Kết Luận chương........................................................................................................ …….18

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC GÓI TIN TRONG MPLS...................................................... …….19

2.1 Giới thiệu chương...................................................................................................... …….19

2.2 Cấu trúc gói tin trong công nghệ IP........................................................................ …….19

2.2.2 Phân mảnh............................................................................................................... …….20

2.2.3 Cấu trúc gói tin Ipv4.............................................................................................. …….22

2.3 Nhãn trong MPLS...................................................................................................... …….28

2.3.1 Nhãn trong chế độ dùng frame............................................................................. …….29

2.3.2 Nhãn trong chế độ dùng Cell................................................................................ …….31

2.4 Ngăn xếp nhãn(Label stack).................................................................................... …….32

2.5 Kết luận chương........................................................................................................ …….33

CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI NHÃN VÀ CHUYỂN MẠCH GÓI TIN TRONG MPLS   …….34

3.1 Giới thiệu chương....................................................................................................... …….34

3.2 Các giao thức phân phối nhãn của MPLS............................................................... …….34

3.2.1 Giao thức phân phối nhãn LDP(Label Distribution Protocol)......................... …….34

3.2.1.1 Các bản tin LDP.................................................................................................. …….35

3.2.1.2 Cấu trúc bản tin LDP.......................................................................................... …….36

3.2.1.3 Phát hiện LSR lân cận........................................................................................ …….38

3.2.1.4 Thiết lập và duy trì phiên LDP......................................................................... …….39

3.2.2 Giao thức dành trước tài nguyên (RSVP)............................................................ …….40

3.2.2 1 Bản tin Path.......................................................................................................... …….41

3.2.2.2 Bản tin RESV........................................................................................................ …….44

3.2.2.3 Quá trình xây dựng LSP...................................................................................... …….45

3.2.3 Giao thức phân phối nhãn dựa trên ràng buộc CR-LDP.................................... …….48

3.2.4 Giao thức BGP với việc phân phôi nhãn............................................................. …….48

3.3 Hoạt động của MPLS................................................................................................ …….49

3.3.1 Các hoạt động của MPLS...................................................................................... …….49

3.3.2 Chế độ hoạt động khung....................................................................................... …….51

3.3.3 Chế độ hoạt động tế bào MPLS............................................................................ …….53

3.3.4 Hoạt động của MPLS khung trong mạng ATM-LSR......................................... …….57

3.4 Kết luận chương......................................................................................................... …….59

CHƯƠNG 4 : MÔ PHỎNG ỨNG DỤNG MẠNG RIÊNG ẢO MPLS-VPN TRÊN PHẦN MỀM GNS3......... …….60

4.1 Giới thiệu chương....................................................................................................... …….60

4.2 Tổng quan về mạng riêng ảo MPLS-VPN............................................................... …….60

4.3 Phần mềm GNS3......................................................................................................... …….62

4.4 Nội dung và kết quả mô phỏng................................................................................ …….63

4.4.1 Nội dung mô phỏng................................................................................................ …….63

4.4.2 Các bước cấu hình.................................................................................................. …….64

4.4.3 Kết quả mô phỏng................................................................................................... …….65

4.4.3.1 Bảng forwarding-table........................................................................................ …….65

4.4.3.2 Bảng định tuyến router khách hàng.................................................................. …….68

4.4.3.3 Ping để kiểm tra kết nối của khách hàng.......................................................... …….70

4.5 Kết luận chương......................................................................................................... …….72

Kết luận và hướng phát triển đề tài................................................................................ …….73

Tài liệu tham khảo  

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỒ ÁN

Chương 1: Tổng quan về MPLS

1.1 Tổng quan về MPLS

MPLS đó là từ viết tắt của Multi-Protocol label Switching hay còn gọi là chuyển mạch nhãn đa giao thức. MPLS là một công nghệ lai kết hợp những đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 (layer 3 routing) và chuyển mạch lớp 2 (layer 2 switching) cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi (core) và định tuyến tốt ở các mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn (label)..

1.2 Các công nghệ nền tảng

1.2.1 Công nghệ IP

IP là chữ viết tắt của Internet Protocol (giao thức Internet). Là giao thức chuyển tiếp gói tin. Việc chuyển tiếp thực hiện theo cơ chế phi kết nối. IP định nghĩa cơ cấu đánh số, cơ cấu chuyển tin, cơ cấu định tuyến và các chức năng điều khiển ở mức thấp (giao thức bản tin điều khiển internet - ICMP)

1.2.2 Công nghệ ATM

            ATM là viết tắt của từ Asychronous Transfer Mode còn gọi là phương thức truyền tin không đồng bộ. ATM là một kỹ thuật truyền tin tốc độ cao, nó có thể nhận thông tin ở nhiều dạng khác nhau như thông tin thoại, số liệu video … và cắt nhỏ tín hiệu này thành các phần nhỏ riêng biệt gọi là tế bào, sau khi được chia nhỏ các tế bào này được chuyển qua một kết nối ảo gọi là virtual connection (VC).

1.3 Ưu điểm và ứng dụng của MPLS

1.3.1 Ưu điểm

            Mặc dù thực tế rằng MPLS ban đầu được phát triển với mục đích để giải quyết việc chuyển tiếp gói tin, nhưng ưu điểm chính của MPLS trong môi trường mạng hiện tại lại từ khả năng điều khiển lưu lượng của nó. Một số ưu điểm của MPLS là:

-        Chuyển tiếp đơn giản.

-        Tích hợp định tuyến và chuyển mạch.

-        Thuận lợi trong tích hợp IP+ATM.

-        Cho phép định tuyến tường minh trong IP.

-        Di chuyển xử lý gói về biên, đơn giản họat động trong mạng lõi.

-        Quản lý chung cho hai lớp mạng và tuyến dữ liệu, kỹ thuật đơn giản.

-        Chuyển tiếp nhanh, đơn giản, rẻ tiền.

-        Mạng hội tụ ngày càng được tiến gần hơn.

1.3.2 Ứng dụng của MPLS

-        Tích hợp IP và ATM

-        Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)

-        Điều khiển lưu lượng

Chương 2: Cấu trúc gói tin cấu trúc nhãn trong MPLS

2.1 Cấu trúc gói tin trong công nghệ IP

            Các gói tin IP bao gồm dữ liệu từ lớp trên đưa xuống và thêm vào một IP header

2.2 Nhãn trong MPLS

Nhãn là một thực thể có độ dài ngắn và cố định. Nhãn không trực tiếp mã hoá thông tin của mào đầu lớp mạng như địa chỉ mạng. Nhãn được gắn vào một gói tin cụ thể sẽ đại diện cho một FEC (Forwarding Equivalence Classes-Nhóm chuyển tiếp tương đương) mà gói tin được ấn định.

2.2.1 Nhãn trong chế độ khung

Trong chế độ khung này Khi một router cạnh – edge router (router tiếp giáp giữa MPLS và mạng ngoài) nhận một gói tin IP gồm thành phần frame header, edge router sẽ xử lý theo các bước sau:

-        Xác định interface ngõ ra để tới hop kế.

-        Router sẽ chèn thêm vào giữa frame header và IP header thành phần nhãn sử dụng trong MPLS. Trong thành phần Frame Header sẽ có thành phần PID để xác định thành phần nhãn phía sau. Trong thành phần nhãn cũng có các bit S để xác định thứ tự nhãn và vị trí bắt đầu của một IP Header.

-        Edge router sẽ chuyển gói tin đến hop kế tiếp.

2.2.2 Nhãn trong chế độ dùng Cell

            Ở chế độ này dùng khi có một mạng gồm các ATM-LSR dùng MPLS trong mặt phẳng điều khiển để trao đổi thông tin VPI/VCI thay vì dùng báo hiệu ATM. Trong chế độ này nhãn chính là VPI/VCI. Sau khi trao đổi nhãn trong mặt phẳng điều khiển, ở mặt phẳng chuyển tiếp tức là tại Ingress LER sẽ phân tách gói tin trở thành lại kiểu tế bào trong ATM và dùng giá trị VPI/VCI để chuyển gói tin đi qua mạng lõi theo đường mạch ảo (ở đây là LSP) để chuyển gói tin đi.

Chương 3: Hoạt động phân phối nhãn và chuyển mạch gói tin trong MPLS

3.1 Các giao thức phân phối nhãn của MPLS

3.1.1 Giao thức phân phối nhãn LDP(Label Distribution protocol)

LDP là từ viết tắt của Label Distribution protocol. LDP có thể hoạt động giữa các LSR kết nối trực tiếp hay không được kết nối trực tiếp. Các LSR sử dụng LDP để hoán đổi thông tin ràng buộc FEC và nhãn được gọi là các thực thể đồng cấp LDP, chúng hoán đổi thông tin này bằng việc xây dựng các phiên LDP.

 

 

3.1.2 Giao thức dành trước tài nguyên (RSVP)

            RSVP là giao thức báo hiệu đóng vai trò quan trọng trong mạng MPLS, nó được sử dụng để dành trước tài nguyên cho một phiên truyền trong mạng. Nó cho phép các ứng dụng thông báo về yêu cầu chất lượng dịch vụ (QoS) với mạng và mạng sẽ đáp ứng bằng các thông báo thành công hay thất bại

3.1.3 Giao thức phân phối nhãn dựa trên ràng buộc CR-LDP

            Giao thức phân phối nhãn dựa trên ràng buộc CR-LDP (Constraint-based Routing-LDP) được sử dụng để điều khiển cưỡng bức LDP. Giao thức này là phần mở rộng của LDP cho quá trình định tuyến cưỡng bức của LSP. Cũng giống như LDP, nó sử dụng các phiên TCP giữa các LSR đồng cấp để gửi các bản tin phân phối nhãn.

3.1.4 Giao thức BGP với việc phân phối nhãn

            BGP (Border Gateway Protocol) là giao thức tìm đường nòng cốt trên Internet. Nó hoạt động dựa trên việc cập nhật một bảng chứa các địa chỉ mạng cho biết mối liên kết giữa các hệ thống tự trị AS (Autonomous System - tập hợp các hệ thống mạng dưới cùng sự điều hành của một nhà quản trị mạng, thông thường là một nhà cung cấp dịch vụ Internet, ISP).

3.2 Hoạt động của MPLS

Để gói tin truyền qua mạng MPLS phải thực hiện các bước sau:

1.Tạo và phân phối nhãn

2.Tạo bảng cho mỗi bộ định tuyến

3.Tạo đường chuyển mạch nhãn

4. Gán nhãn dựa trên tra cứu bảng

5. Truyền gói tin.

Chương 4 Mô phỏng ứng dụng mạng riêng ảo VPN MPLS trên phần mềm GNS3

4.1 Tổng quan về mạng riêng ảo MPLS-VPN

            VPN là mạng riêng ảo của khách hàng dựa trên cơ sở hạ tầng mạng công cộng internet. VPN bùng nổ vào năm 1997 và ngày càng được nhiều nhà cung cấp đưa ra nhưng giải pháp riêng về VPN cho khách hàng của họ. VPN cho phép thành lập các kết nối riêng với nhưng người dùng ở xa, các văn phòng chi nhanh của doanh nghiệp và đối tác sử dụng chung một mạng công cộng. Các router LER sử dụng các bảng định tuyến ảo (vitual routing table) cho từng khách hàng nhằm cung cấp khả năng kết nối vào mạng của nhà cung cấp cho nhiều khách hàng. Khách hàng hoàn toàn có thể dùng các địa chỉ IP trùng nhau(overlap addresses).

4.2 Phần mềm GNS3

-        GNS3 là phần mềm dùng để giả lập cisco router do Cristophe Fillot viết ra, nó tương tự như VMWare. Tuy nhiên nó sử dụng IOS thực của Cisco để giả lập router.

-        Phần mềm này được viết ra nhằm:

-        Giúp mọi người làm quen với thiết bị Cisco.

-        Kiểm tra và thử nghiệm những tính năng trong cisco IOS.

-        Test các mô hình mạng trước khi đi vào cấu hình thực tế.

4.3 Nội dung mô phỏng

Bài lab mô phỏng mạng đồng trục gồm có 4 router lõi LSR1,2,3,4 sử dụng công nghệ MPLS và 2 router biên LER1,2 với LER1 kết nối trực tiếp với LSR1 và LER2 kết nối trưc tiếp với LSR3. 2 router biên dùng để chuyển tiếp từ mang IP hay bất cứ mạng nào khác từ khách hàng vào mạng MPLS. Mạng khách hàng ở bài lab này chúng ta mô phỏng cho khách hàng đó là khách hàng 1 và 2, tương ứng với KH1A,KH1B là router của khách hàng 1. KH2A,KH2B tương ứng là router của khách hàng 2.

            Trong bài lab chúng ta sử dụng dải IP là 192.168.0.0

4.4 kết quả mô phỏng

            Sau khi thực hiên mô phỏng với nội dung bài lab như trên ta có các kết quả như sau:

4.4.1 Bảng forwarding-table

Hình 4.1: Bảng forwarding-table của router LER1     Hình 4.2: Bảng forwarding-table của router LER2

 

 

Hình 4.3: Bảng forwarding-table của router LSR1 Hình 4.4: Bảng forwarding-table của router LSR2

 

Hình 4.5: Bảng forwarding-table của router LSR3 Hình 4.6: Bảng forwarding-table của router LSR4

4.4.2 Bảng định tuyến router khách hàng

Hình 4.7 Bảng định tuyến route KH1A           Hình 4.8 Bảng định tuyến route KH1B

       Hình 4.9 Bảng định tuyến route KH2A               Hình 4.10 Bảng định tuyến route KH2B

4.4.3 Ping để kiểm tra kết nối của khách hàng

Hình 4.11 Bảng kiểm tra kết nối mạng khách hàng 1 Hình 4.12 Bảng kiểm tra kết nối mạng khách hàng 1

CHƯƠNG 1:   TỔNG QUAN VỀ MPLS

(CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC)

1.1 Giới thiệu chương

Ngày nay khoa học công nghệ phát triển ngày càng hiện đại, việc trao đổi thông tin giữa con người ngày càng tăng lên không ngừng, ở mọi khoảng cách địa lí xa cũng như gần. các công nghệ chuyển mạch truyền thống như X25, ATM… ngày càng quá tải và trở nên lạc hậu theo thời gian với những vấn để khó khăn trong mạng hiện nay như tốc độ, quy mô, chất lượng dịch vụ, quản trị và kỹ thuật lưu lượng. Chính vì vậy sự ra đời của công nghệ chuyển mạch mới là một xu hướng tất yếu. Và MPLS ra đời đáp ứng do nhu cầu ngày càng tăng về chất lượng cũng như quy mô của người dùng. Ở chương 1 này chúng ta sẽ tìm hiểu về tổng quan công nghệ MPLS cũng như lịch sử hình thành, các ứng dụng tiêu biểu cũng như ưu nhược điểm của công nghệ này.

1.2 Giới thiệu về MPLS

1.2.1 Khái niện MPLS

MPLS đó là viết tắt của Multi-Protocol Label Switching hay còn gọi là chuyển mạch nhãn đa giao thức. MPLS là một công nghệ lai kết hợp những đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 (layer 3 routing), và chuyển mạch lớp 2 (layer 2 switching) cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi (core) và định tuyến tốt ở các mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn (label). Giống như các mạng chuyển mạch, Nó là một biện pháp linh hoạt để giải quyết những vấn để khó khăn trong mạng hiện nay như tốc độ, quy mô, chất lượng dịch vụ, quản trị và kỹ thuật lưu lượng.

MPLS là cơ chế chuyển mạch nhãn do Cissco phát triển và được IETF chuẩn hóa trong khuyến nghị RFC 3031.

1.2.2 Lịch sử ra đời của MPLS

Khi mạng Internet phát triển và mở rộng, lưu lượng Internet bùng nổ. Các ISP xử lý bằng cách tăng dung lượng các kết nối và nâng cấp bộ định tuyến (router) nhưng vẫn không tránh khỏi nghẽn mạch. Lý do là các giao thức định tuyến thường hướng lưu lượng vào cùng một số các kết nối nhất định dẫn đến kết nối này bị quá tải trong khi một số tài nguyên khác không được sử dụng. Đây là tình trạng phân bố tải không đồng đều và sử dụng lãng phí tài nguyên mạng Internet. Công nghệ MPLS ra đời trong bối cảnh này đáp ứng được nhu cầu của thị trường đúng theo tiêu chí phát triển của Internet đã mang lại những lợi ích thiết thực, đánh dấu một bước phát triển mới của mạng Internet trước xu thế tích hợp công nghệ thông tin và viễn thông trong thời kỳ mới.

1.3 Công nghệ chuyển mạch nền tảng

1.3.1       Công nghệ IP

           IP là chữ viết tắt của Internet Protocol (giao thức Internet). Là giao thức chuyển tiếp gói tin. Việc chuyển tiếp thực hiện theo cơ chế phi kết nối.IP định nghĩa cơ cấu đánh số, cơ cấu chuyển tin, cơ cấu định tuyến và các chức năng điều khiển ở mức thấp (giao thức bản tin điều khiển Internet – ICMP).

Mỗi gói tin IP sẽ bao gồm một địa chỉ IP nguồn và một địa chỉ IP đích. Nó giống với việc đánh số nhà vậy. Tất nhiên, hệ thống “số nhà” trên Internet phức tạp và thú vị hơn nhiều so với nhà cửa trong thực tế ....

Mỗi thiết bị trong một mạng IP được chỉ định bằng một địa chỉ vĩnh viễn (IP tĩnh) bởi nhà quản trị mạng hoặc một địa chỉ tạm thời, có thể thay đổi (IP động) thông qua công cụ DHCP (giao thức cấu hình hoạt động sẽ tự động xác định địa chỉ IP tạm thời) ngay trên Windows Server. Các Router (bộ định tuyến), Firewall (tường lửa) và máy chủ proxy dùng địa chỉ IP tĩnh còn máy khách có thể dùng IP tĩnh hoặc động.

          Cơ cấu định tuyến có nhiệm vụ tính toán đường đi tới các nút trong mạng. Do vậy, cơ cấu định tuyến phải được cập nhật các thông tin về mô hình mạng và nó phải có khả năng hoạt động trong môi trường mạng gồm nhiều nút. Kết quả tính toán của cơ cấu định tuyến được lưu trong các bảng chuyển tin chứa thông tin về chặng tiếp theo để có thể gửi gói tin tới hướng đích.

          Dựa trên các bảng chuyển tin, cơ cấu chuyển tin chuyển mạch các gói IP hướng tới đích. Phương thức chuyển tin truyền thống là theo từng chặng một. Ở cách này mỗi nút mạng phải tính toán bảng chuyển tin một cách độc lập. Do vậy phương thức này yêu cầu kết quả tính toán của phần định tuyến tại tất cả các nút phải nhất quán với nhau. Sự không thống nhất của kết quả này đồng nghĩa với việc mất gói tin.

          Kiểu chuyển tin theo từng chặng hạn chế khả năng của mạng. Ví dụ với phương thức này, nếu các gói tin chuyển tới cùng một địa chỉ mà đi qua cùng một nút thì chúng sẽ được quyền qua cùng một tuyến tới điểm đích. Điều này khiến mạng không thể thực hiện một số chức năng khác như định tuyến theo đích, theo loại hình dịch vụ ….

          Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương thức định tuyến và chuyển tin này nâng cao độ tin cậy cũng như khả năng mở rộng của mạng. Giao thức định tuyến mở rộng cho phép mạng phản ứng lại với sự cố bằng việc thay đổi tuyến khi bộ định tuyến biết được sự thay đổi về đồ hình mạng thông qua việc cập nhật thông tin về trạng thái kết nối. Với các phương thức như định tuyến liên miền không phân cấp (Classless Interdomain Routing – CIDR), kích thước của bảng chuyển tin được duy trì ở mức chấp nhận được và việc tính toán định tuyến đều do các nút để thực hiện, mạng có thể được mở rộng mà không cần thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào.

          Như vậy IP là một giao thức chuyển mạch gói có độ tin cậy và khả năng mở rộng cao. Nhưng việc điều khiển lưu lượng rất khó thực hiện do phương thức định tuyến theo từng chặng.

1.3.2 Công nghệ ATM

          ATM là viết tắt của từ Asychronous Transfer Mode còn gọi là phương thức gọi là virtual connection(VC). Do ATM sử dụng công nghệ truyền tin hiệu thoại, truyền tin không đồng bộ. ATM là một kỹ thuật truyền tin tốc độ cao, nó có thể nhận thông tin ở nhiều dạng khác nhau như thông tin thoại, số liệu video …, và cắt nhỏ tín hiệu này thành các phần nhỏ riêng biệt gọi là tế bào, sau khi được chia nhỏ các tế bào này được chuyển qua một kết nối ảo video, dữ liệu, … nên nó được coi là công nghệ chuyển mạch hàng đầu và thu hút được sự quan tâm hàng đầu hiện nay.

            Công nghệ chuyển mạch trong ATM đó là chuyển mạch hướng kết nối, kết nối từ điểm đầu tới điểm cuối phải được thiết lập trước khi gói tin được chuyển đi. ATM yêu cầu kết nối phải được thực hiện bằng công nhân hoặc thiết lập một cách tự động thông qua báo hiệu. ATM không sử dụng định tuyến tại các nút trung gian như ở công nghệ IP. Tuyến kết nối xuyên suốt được trước khi trao đổi dữ liệu và được giữ cố định trong thời gian kết nối. Trong quá trình thiết lập kết nối, các tổng đài ATM trung gian cấp cho kết nối một nhãn. Việc này thực hiện hai điều: Thứ nhất dành cho kết nối một số tài nguyên, thứ hai xây dựng bảng chuyển tế bào tại mỗi tổng đài. Bảng chuyển tế bào này có tính cục bộ và chỉ chứa thông tin về các kết nối đang hoạt động đi qua tổng đài. Điều này khác với thông tin về toàn mạng chứa trong bảng chuyển tin của router dùng IP.

1.3.3 Công nghệ MPLS là sự kết hợp giữa hai công nghệ IP và ATM        

Từ những ưu điểm và hạn chế của cả 2 công nghệ IP và MPLS các nhà khoa học đã tập trung được nhưng mặt ưu của cả 2 công nghệ này và tạo nên một công nghê lai đó là MPLS, MPLS ra đời có lẽ là giải pháp kỳ vọng cho mạng viễn thông tương lai- mạng thế hệ sau NGN.

MPLS đáp ứng được nhu cầu mà mạng trước đó là IP và ATM không thể làm được như sự linh hoạt cho việc giải quyết các vấn đề đó là tốc độ, khả năng mở rộng cấp độ mạng, quản lí chất lượng dịch vụ (QoS) và kỹ thuật lưu lượng.

MPLS là kết quả phát triển của nhiều công nghệ chuyển mạch IP sử dụng công nghệ hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP. Tư tưởng khi đưa ra MPLS là định tuyến tại biển chuyển mạch tại lõi. Các gói được gián nhãn tại biên của mạng và chúng được định tuyến xuyên qua mạng dựa trên các nhãn đơn giản.

1.4MPLS trong mô hình OSI

1.4.1 Mô Hình OSI

Mô hình OSI (Open System Interconnection): là mô hình được tổ chức ISO đề xuất từ 1977 và công bố lần đầu vào 1984. Để các máy tính và các thiết bị mạng có thể truyền thông với nhau phải có những qui tắc giao tiếp được các bên chấp nhận. Mô hình OSI là một khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu dữ liệu đi xuyên qua mạng như thế nào đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu được các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp. Trong mô hình OSI có bảy lớp, mỗi lớp mô tả một phần chức năng độc lập.

 

Sự tách lớp của mô hình này mang lại những lợi ích sau

-        Chia hoạt động thông tin mạng thành nhưng phần nhỏ hơn, giúp chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn

-        Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà cung cấp sản phẩm.

-        Ngăn chặn tình trạng sự thay đổi của một lớp ảnh hưởng đến các lớp còn lại, như vậy giúp các lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn.

Mô hình tham chiếu OSI định nghĩa các qui tắc cho các nội dung sau

-        Cách thức các thiết bị giao tiếp và truyền thông được với nhau

-        Các phương pháp để các thiết bị trên mạng khi nào thì được truyền dữ liệu, khi nào thì không được

-        Các phương pháp để đẩm bảo truyền đúng dữ liệu và đúng bên nhận

-        Cách thức vận tải, truyền, sắp xếp và kết nối với nhau

-        Các thức đảm bảo các thiết bị mạng duy trì tốc độ truyền dữ liệu thích hợp

Mô hình tham chiếu OSI được chia thành bảy lớp với các chức năng sau

-        Application layer (lớp ứng dụng): Giao diện giữa ứng dụng và mạng.

-        Presentation layer(Lớp trình bày): Thỏa thuận khuôn dnagj trao đổi dữ liệu.

-        Session Layer (Lớp phiên): Cho phép người dùng thiết lập các kết nôi.

-        Transport Layer (Lớp vận chuyển): Đảm bảo truyền thông giữa 2 hệ thống.

-        Network Layer (Lớp mạng): Định hướng dữ liệu truyền trong môi trường liên mạng

-        Data link Layer (Lớp liên kết dữ liệu): Xác định việc truy suất đến các thiết bị.

-        Physical Layer (Lớp vật lí): Chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi.

 

 

1.4.2 MPLS trong mô hình OSI

            Trong mô hình OSI MPLS nằm trên lớp 2 nhưng ở dưới lớp 3 nên đôi khi chúng ta có thể gọi là lớp 2,5.

          

Hình 1.1 MPLS trong mô hình OSI

1.5 Một số khái niệm thường gặp trong MPLS

1.5.1       FEC Chuyển tiếp tương đương

          Lớp chuyển tiếp tương đương FEC (Forwarding Equivalence Class) là tập hợp các gói tin được ưu tiên như nhau trong quá trình vận chuyển. Tất cả các gói trong một nhóm được đối xử như nhau trên đường tới đích. Trong MPLS các gói tin riêng biệt được gán vào các FEC riêng ngay sau khi chúng vào mạng.

1.5.2 Đường dẫn chuyển mạch nhãn (LSP)

                                    Hình 1.2: Đường chuyển mạch nhãn LSP

            Đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP (Label Switch Path) là một đường nối giữa router ngỏ vào và router ngỏ ra, được thiết lập bởi các nút MPLS để truyền các gói đi xuyên qua mạng. Đường dẫn của một LSP qua mạng được định nghĩa bởi sự chuyển đổi các giá trị nhãn ở các router dọc theo LSP bằng cách dùng thủ tục hoán đổi nhãn.

1.5.3 Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn (LSR)

            Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn LSR (Label Switching Router) là bộ định tuyến có hỗ trợ MPLS, bao gồm các giao thức điều khiển MPLS, các giao thức định tuyến lớp mạng và cách thức xử lý nhãn MPLS. LSR gồm 2 loại:

- LSR biên (hay LER: Label Edge Router): Cung cấp giao tiếp giữa mạng IP với   LSP, gồm có LER vào (ingress-LER) và LER ra (egress-LER).

- Router trung tâm(Core LSR): Cung cấp dịch vụ chuyển tiếp qua miền MPLS sử dụng LSP được thiết lập trước.

1.5.4 Miền MPLS (MPLS domain)

          Miền MPLS là tập các nút mạng thực hiện hoạt động định tuyến và chuyển tiếp MPLS.

                                                            Hình 1.3: Miền MPLS

            Miền MPLS được chia thành 2 phần : Phần mạng lõi (core) và phần mạng biên (edge). Trên ngõ vào của miền MPLS, LER dán nhãn vào các gói IP và truyền trên LSP, LER ngõ ra sẽ gỡ nhãn này để khôi phục lại gói IP ban đầu.

1.5.5 Nhãn và stack nhãn

            Nhãn là một bộ nhận dạng có độ dài ngắn và cố định, mạng ý nghĩa cục bộ dùng để nhận biết một FEC. Nhãn sẽ được dán lên một gói để báo cho LSR biết gói này cần đi đâu. Phần nội dung nhãn có độ dài 20 bit. Giá trị nhãn định nghĩa chỉ mục để dùng trong bảng chuyển tiếp.

            Một gói có thể được dán chồng nhiều nhãn, các nhãn này chứa trong một nơi gọi là stack nhãn (label stack). Stack nhãn được tổ chức theo nguyên tắc LIFO (Last In First Out). Tại mỗi hop trong mạng chỉ xử lý nhãn hiện hành trên đỉnh stack. Chính nhãn này sẽ được LSR sử dụng để chuyển tiếp gói. Mỗi entry nhãn có thể được thêm vào (push) hoặc lấy ra (pop) khỏi stack nhãn.

1.5.6 Upstream và Downstream

            Upstrem và downstream là các khái niệm then chốt để hiểu hoạt động của sự phân phối nhãn và chuyển tiếp dữ liệu trong MPLS. Dữ liệu mà router định gửi đi cho một mạng xác định gọi là downstream, còn việc cập nhập thông tin (giao thức định tuyến hoặc phân phối nhãn) từ một router khác gọi là upstream. Có thể hiểu là thông tin về nhãn của một router được chính nó gửi đi cho các LSR kế cận được gọi là downstream. Còn thông tin định tuyến thì gọi là upstream.

Hình 1.4:Upstream và Downstream

1.6 Cấu trúc nút của MPLS

Một nút của MPLS có 2 mặt phằng: Mặt phẳng chuyển tiếp MPLS và mặt phẳng điều khiển MPLS. Nút MPLS có thể thực hiện định tuyến lớp 3 hoặc chuyển mạch lớp 2.

Kiến trúc cơ bản của một nút MPLS như sau:

   Hình 1.5 Cấu trúc nút MPLS

1.6.1 Bảng tra FIB và LFIB

            Bảng tra FIB (Forwarding Information Based): Bảng này sẽ ánh xạ từ một gói tin IP không nhãn thành gói tin MPLS có nhãn ở ngõ vào của router biên hoặc từ gói tin IP không nhãn thành gói tin IP không nhãn ở ngõ ra của router biên, bảng này được hình thành từ bảng định tuyến, từ giao thức phân phối nhãn LDP và từ bảng tra LFIB.

            Bảng tra LFIB (Label Forwarding Information Based): Là bảng chứa đựng thông tin các nhãn đến các mạng đích, một gói tin có nhãn khi đi vào một router nó sẽ sử dụng bảng tra LFIB để tìm ra hop kế tiếp, ngõ ra của gói tin này có thể là gói tin có nhãn cũng có thể là gói tin không nhãn.

1.6.2 Mặt phẳng chuyển tiếp

            Mặt phẳng chuyển tiếp sử dụng một cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn LFIB để chuyển tiếp các gói. Mỗi nút MPLS có hai bảng liên quan đến việc chuyển tiếp là cơ sở thông tin nhãn LIB và LFIB. LIB chứa tất cả các nhãn được nút MPLS đánh dấu cục bộ và ánh xạ của các nhãn này đến các nhãn được nhận từ láng giềng (MPLS Neighbor) của nó. LFIB sử dụng một tập con các nhãn trong LIB để thực hiện chuyển tiếp gói.

1.6.3 Mặt phẳng điều khiển

            Mặt phẳng điều khiển MPLS chịu trách nhiệm tạo ra và lưu trữ LIB (Label Information Base). LIB lưu các nhãn được đăng ký bởi LSR và các ánh xạ FEC-to-label mà LSR nhận được thông qua các giao thức phân phối nhãn. Khi một giao thức phân phối nhãn muốn liên kết với một nhãn với FEC, nó sẽ yêu cầu nhãn ngõ vào từ LIB (tức là yêu cầu các nhãn cục bộ). Tương tự khi một giao thức phân phối nhãn học được nhãn từ một FEC nào đó, nó cung cấp nhãn ngõ ra cho LIB. LIB được xem là cơ sở dữ liệu nhãn cho tất cả các giao thức phân phối nhãn.

            Các giao thức định tuyến nội như OSPF, RIP điều khiển việc quảng bá thông tin trong mạng để mỗi router mang thông tin về sơ đồ mạng. Quá trình này hình thành bảng định tuyến, gọi là bảng RIB. Tương tự như việc cập nhập các giao thức định tuyến, các giao thức phân phối nhãn như LDP làm công việc hình thành nên bảng LIB. Tóm lại RIB và LIB chứa thông tin về định tuyến chung nhất cho mạng.

  1. 7 Ưu điểm và ứng dụng của MPLS
  2. 7.1 Ưu điểm của MPLS

            Mặc dù thực tế rằng MPLS ban đầu được phát triển với mục đích để giải quyết việc chuyển tiếp gói tin, nhưng ưu điểm chính của MPLS trong môi trường mạng hiện tại lại từ khả năng điều khiển lưu lượng của nó. Một số ưu điểm của MPLS là:

-        Chuyển tiếp đơn giản.

-        Tích hợp định tuyến và chuyển mạch.

-        Thuận lợi trong tích hợp IP+ATM.

-        Cho phép định tuyến tường minh trong IP.

-        Di chuyển xử lý gói về biên, đơn giản họat động trong mạng lõi.

-        Quản lý chung cho hai lớp mạng và tuyến dữ liệu, kỹ thuật đơn giản.

-        Chuyển tiếp nhanh, đơn giản, rẻ tiền.

-        Mạng hội tụ ngày càng được tiến gần hơn.

  1. 7.2 Một số ứng dụng của MPLS                                          

          Mạng MPLS có nhiều ứng dụng trong đó có 3 ứng dụng chủ yếu sau:

-   Tích hợp IP và ATM

            Do chuyển mạch nhãn có thể thực hiện được bởi các chuyển mạch ATM, MPLS tích hợp các dịch vụ IP trực tiếp trên chuyển mạch ATM. Sự tích hợp cần phải đặt định tuyến IP và LDP trực tiếp trên chuyển mạch ATM. Do tích hợp hoàn toàn IP trên mạch ATM, MPLS cho phép chuyển mạch ATM hỗ trợ tối ưu các dịch vụ IP như IP đa hướng (multicast), lớp dịch vụ IP, RSVP (Resource Reservation Protocol) và mạng riêngảo.

-   Dịch vụ mạng riêng ảo (VPN)

          VPN (Virtual Private Network) cho phép khách hảng thiết lập mạng riêng giống như thuê kênh riêng nhưng với chi phí thấp hơn bằng cách sử dụng hạ tầng mạng công cộng dùng chung. Kiến trúc MPLS đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết để hỗ trợ VPN bằng cách thiết lập các LSP sử dụng định tuyến tường minh. Điều này cho phép các nhà khai thác cung cấp dịch vụ VPN theo cách tích hợp trên cùng hạ tầng mà họ cung cấp dịch vụ Internet. Hơn nữa, cơ chế xếp chồng nhãn cho phép cấu hình nhiều VPN lồng nhau trên hạ tầng mạng.

-   Điều khiển lưu lượng

            MPLS cung cấp khả năng thiết lập một hoặc nhiều đường đi để điều khiển lưu lượng mạng và các đặc trưng thực thi cho một loại lưu lượng.

1.8 Kết Luận chương

            Trong chương 1 chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về mô hình OSI, công nghệ IP, ATM cũng như MPLS, chúng ra cũng tìm hiểu sơ qua về cấu trúc bên trong của một nút MPLS tạo cơ sở tiền đề để có thể tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc gói tin, hoạt động phân phối nhãn và quá trình chuyển mạch trong công nghệ MPLS, tất cả nhưng vẫn đề này sẽ được tìm hiểu rỏ hơn ở các chương sau.

 

 

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC GÓI TIN TRONG MPLS

2.1 Giới thiệu chương

            Ở chương 1 chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về MPLS và một số khái niệm thường gặp trong lĩnh vực này. Ở chương 2 này chúng ta sẽ đi cụ thể hơn vào công nghệ MPLS với sự tìm hiểu về cấu trúc gói tin trong MPLS, khái niệm nhãn, việc sử dụng nhãn trong chế độ dùng frame và trong chế độ dùng cell và một vài vấn đề liên quan khác.

2.2 Cấu trúc gói tin trong công nghệ IP

2.2.1 MTU (Maximun Tranfer Unit)                                      

            Công nghệ IP có nhiệm vụ truyền gói tin đi qua cơ sở hạ tầng của mạng, khi mà một đơn vị dữ liệu truyền qua các host trên mạng nó phải đi qua từng router, trên nhiều kết nối vật lí. Các gói này được đóng vào các khung (Frame) ở Datalink Layer.

            Để có thể truyền thành công được gói tin cần gửi thì kích thước mỗi đơn vị dữ liệu phải phù hợp với kích thước tối đa mà hạ tầng mạng bên dưới có thể xử lí được. Giới hạn này còn được gọi là MTU (Maximun Tranfer Unit). Mỗi liên kết trên mạng đặc trưng bởi giá trị MTU này.

                                    Hình 2.1 Các MTU khác nhau của mỗi liên kết

            Hình trên là ví dụ về các MTU khác nhau của mỗi liên kết. Máy chủ H2 chỉ có thể truyền tải các gói tin chứa 1000 octet hoặc ít hơn, mà bộ định tuyến R có thể chuyển tiếp qua mạng 1.Tuy nhiên, nếu máy chủ H1 gửi đi một gói 1500 octet, bộ định tuyến R không thể gửi nó qua mạng 2.

 

2.2.2 Phân mảnh

            Công nghệ IP sử dụng một kỹ thuật gọi là phân mảnh để giải quyết vấn đề của việc không đồng nhất các MTU. Khi gói tin lớn hơn MTU của mạng mà nó phải đi qua thì nó được chia thành các mảnh nhỏ hơn và được gửi riêng biệt .Quá trình này được minh họa trong hình sau:

Hình 2.2 : Phân mảnh

            Để phân mảnh gói tin, một máy chủ hoặc router sử dụng MTU và kích thước tiêu đề gói tin để tính toán xem gói tin được phân mảnh thành bao nhiêu gói tin khác (phải là bội số của 8 octet). Sau đó, tiêu đề của gói tin ban đầu được sao chép vào các tiêu đề của mỗi gói tin nhỏ được phân mảnh. Có các trường sau đây bị thay đổi :

-        Tổng độ dài gói tin ngắn hơn.

-        Thêm cờ trong tất cả các mảnh cuối cùng.

-        Fragment offset để xác định vị trí của đoạn trong gói tin gốc.

-        Header checksum.

            Từng phân đoạn trở thành các gói tin riêng lẽ và được định tuyến độc lập như bất kì gói tin khác. Điều này có thể làm cho các phân đoạn của gói tin ban đầu đi tới đích không đúng trật tự.

            Tại đích quá trình xây dựng lại gói tin ban đầu được gọi là reassembly. Xác định các phân đoạn thành một nhóm lại với nhau, thậm chí từ cùng một nguồn. Fragment offset giúp cho việc xác định vị trí của các phân đoạn.

Ví dụ :

          1 gói tin IP datagram chiều dài là 4000 byte , nó sẽ có 20 byte header + 3980 byte dữ liệu. Mà trên đường truyền chỉ cho phép truyền tối đa là 1500 byte , cho nên gói tin sẽ phần thành 3 mảnh nhỏ . Mỗi mảnh đều có header là 20 byte , còn phần dữ liệu lần lượt của 3 mảnh là 1480 byte , 1480 byte , 1020 byte . Nên offset của 3 mảnh lần lượt là 0 , 1480 , 2960 . Dựa vào offset để ráp lại thành mảnh lớn ở bên nhận . Cuối cùng là trường Flag bên nhận xác định được mảnh cuối cùng.

          ID ở mỗi mảnh nhỏ = x , nghĩa là cùng thuộc 1 mảnh lớn

..........................

 

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

            Ngày nay công nghệ MPLS càng ngày càng trở thành lựa chọn đúng đắn và thiết thực cho nhà cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng, nó kết hợp được các ưu điểm vượt trội của công nghệ IP và ATM với chi phí thấp hơn nhiều so với mạng tiền nhiệm. Ngoài ra MPLS còn là một giải pháp tối ưu cho dịch vụ mạng riêng ảo VPN.

vĐồ án đã giải quyết được các vấn đề đã đặt ra ở đầu đó là

            Tổng quan về công nghệ MPLS, với khái niệm về công nghệ nền tàng là IP và ATM, các định nghĩa và khái niệm của các thành phần trong mạng MPLS. Phương thức hoạt động của MPLS, nhằm trả lời vì sao lại nên sử dụng công nghệ MPLS và các ứng dụng thực tiễn mà MPLS mang lại.

            Tập trung đi sâu tìm hiểu được cấu trúc gói tin, cấu trúc nhãn, hoạt động chuyển mạch, gán nhãn trong MPLS, tìm hiểu về ứng dụng mạng riêng ảo MPLS-VPN.

            Sử dụng phần mềm GNS3 để mô phỏng ứng dụng mạng riêng ảo MPLS-VPN, kiểm tra được hoạt động của một mạng VPN trên máy tính trước khi triển khai ra thực tế.

            Ngoài nhưng mặt đã đạt được ở trên đồ án còn có một số các hạn chế đó là chỉ tìm hiểu công nghệ MPLS ở mức độ tổng quan mà chưa đi sâu nghiên cứu. Chưa đề cập nghiên cứu được ứng dụng lưu lượng trong MPLS và việc định tuyến trong MPLS, chưa đi sâu tìm hiểu các gia thức như RSVP, CR-LDP

vHướng phát triển đề tài

            Tiếp tục đi sâu nghiên cứu kĩ hơn về ứng dụng MPLS-VPN trong thực tiễn đã được triển khai, các giao thức mà trong đồ án còn trình bày sơ sài chưa cụ thể như giao thức phân phối nhãn dựa trên sự ràng buộc CR-LDP, giao thức tìm đường nòng cốt trên internet BGP.

Cấu hình router LSR1

version 12.4

service timestamps debug datetime msec

service timestamps log datetime msec

no service password-encryption

!

hostname LSR1

!

boot-start-marker

boot-end-marker

!

no aaa new-model

!

ip cef

no ip domain lookup

ip domain name lab.local

!

interface Loopback0

ip address 4.4.4.4 255.255.255.0

ip ospf network point-to-point

!

interface Serial1/0

ip address 192.168.3.2 255.255.255.0

mpls label protocol ldp

mpls ip

serial restart-delay 0

clock rate 64000

!

interface Serial1/1

ip address 192.168.4.1 255.255.255.0

mpls label protocol ldp

mpls ip

serial restart-delay 0

clock rate 64000

!

interface Serial1/2

ip address 192.168.6.1 255.255.255.0

mpls label protocol ldp

mpls ip

serial restart-delay 0

clock rate 64000

!

interface Serial1/3

ip address 192.168.5.1 255.255.255.0

mpls label protocol ldp

mpls ip

serial restart-delay 0

clock rate 64000

!

router ospf 1

log-adjacency-changes

network 4.4.4.0 0.0.0.255 area 0

network 192.168.3.0 0.0.0.255 area 0

network 192.168.4.0 0.0.0.255 area 0

network 192.168.5.0 0.0.0.255 area 0

network 192.168.6.0 0.0.0.255 area 0

!

control-plane

gatekeeper

shutdown

!

line con 0

exec-timeout 0 0

privilege level 15

logging synchronous

stopbits 1

line aux 0

exec-timeout 0 0

privilege level 15

logging synchronous

stopbits 1

line vty 0 4

login

end

Cấu hình route LSR2

version 12.4

service timestamps debug datetime msec

service timestamps log datetime msec

no service password-encryption

!

hostname LSR2

!

boot-start-marker

boot-end-marker

!

no aaa new-model

!

interface Loopback0

ip address 7.7.7.7 255.255.255.0

ip ospf network point-to



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn