ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU
MÃ TÀI LIỆU 300600300192
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D ...., thuyết minh,, quy trình bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy, nguyên lý máy, tính toán ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU
GIÁ 1,990,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

TÊN ĐỀ TÀI: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU

 

Với các yêu cầu sau:

A/PHẦN BẢN VẼ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU:

  1. Bản vẽ  sơ đồ nguyên lý máy trộn và bộ phận cấp liệu A0.
  2. Bản vẽ lắp kết cấu toàn máy A0.
  3. Bản vẽ tách các chi tiết A4- A3 (đóng vào thuyết minh).
  4. Bản vẽ sơ đồ nguyên công.

B/PHẦN THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU:

  1. Giới thiệu chung về các phương pháp trộn và cấp liệu hiện nay.
  2. Xây dựng nguyên lý hoạt động của máy.
  3. Tính toán các thông số động học máy.
  4. Thiết kế kết cấu máy.
  5. Biện luận QTCNGC cho chi tiết đã phân công như trên.
  6. Kết luận – tài liệu tham khảo.

MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU

Đề mục:

1.Trang bìa.

2.Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp. 2

3.Nhận xét của Giáo Viên hướng dẫn.. 3

5.Lời cảm ơn. 4

6.Lời mở đầu. 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY.8

1.1 Bối cảnh ra đời của thiết bị trộn và cấp liệu cho máy đóng bịch.. 8

  1. 2 Giới thiệu các phương pháp trộn và cấp liệu 9
  2. 3 Công dụng và phân loại9

1.4Mục đích công nghệ của quá trình trộn 11

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VẬT LIỆU TRỘN12

2.1 Các tính chất của vật liệu 12

2.2 Các loại vật liệu thường dùng cho quá trình trộn.. 12

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH NGUYÊN CỨU THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU TRONG NƯỚC.. 18

3.1 Các loại thùng trộn. 18

3.2 Các dạng thiết bị cấp liệu.21

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU... 29

4.1 NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CẤU TẠO CỦA MÁY... 29

4.2.Một số hình ảnh về thiết bị trộn và cấp liệu. 32

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN.. 35

5.1  Nguyên lý làm việc. 36.

5.2 Tính toán số vòng quay thích hợp cho trục trộn. 36

5.3Tính toán số vòng quay trên các trục. 38

5.4Thiết kế các bộ truyền. 38

5.5 Thiết kế trục bánh răng côn. 40

5.6Thiết kế trục trộn51

5.7.Thiết kế cụm vít tải59

CHƯƠNG 6:QUY TRÌNH GIA CÔNGTRỤC BÁNH RĂNG CÔN VÀ TRA CHẾ ĐỘ CẮT CHO CHI TIẾT.67

6.1 Đặc điểm vật liệu. 67

6.2 Yêu cầu kỹ thuật67

  1. 3 Chuẩn gia công. 67

6.4 Nhiệt luyện.67

6.5 Biện luận quy trình gia công. 68

CHƯƠNG 7: HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH, NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ  ĐÁNH GIÁ MÁY... 119

7.1Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của máy trộn nguyên liệu.. 119

  1. 2 Hướng dẫn vận hành máy. 120
  2. 3 Bảo dưỡng và bảo quản .121

 Kết luận. 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 123

 

LỜI MỞ ĐẦU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU.

 

 “

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU

” là một sản phẩm tiếp thu từ những thành quả của khoa học kỹ thuậtmang lại.Là loại máy khuấy trộn các thành phần nguyên liệu đã được định sẵn thành 1 hỗn hợp đồng đều phục vụ cho cuộc sống.Nếu như trước đó việc trộn bằng thủ công hoặc bằng tay mất nhiều thời gian,trộn với số lượng ít và không đảm bảo được sự đồng đều giữa các vật liệu thì “Máy trộn và cấp liệu cho máy đóng bịch” sẽ đảm bảo được điều đó và thực hiện một cách dễ dàng. Đồng thời giúp cho người làm việc tránh được bụi bậm và việc tiếp xúc trực tiếp với quá trình trộn. Sau khi việc trộn đã hoàn tất thì vật liệu trộn sẽ được hế thống vít tải đưa lên và đưa ra ngoài để  cấp liệu cho máy khác một cách thông minh và hiệu quả mà người làm việc không cần tốn quá nhiều công sức và thới gian cũng như chi phí.

 

 

CHƯƠNG 1:          GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU.

1.1    Bối cảnh ra đời của thiết bị trộn và cấp liệu cho máy đóng bịch .

Từ xa xưa đến nay con người đã biết dùng đôi tay của mình để tạo ra những hỗn hợp vật liệu bằng việc trộn bằng tay với số lượng nhỏ. Do nhu cầu ngày càng cao hơn công việc ngày càng nhiều hơn nên con người phải nghĩ ra các cơ cấu có thể giảm nhẹ sức lao động. Con người đã không ngừng chế tạo ra các vật dụng để phục vụ cho sản xuất với quy mô lớn, việc sản xuất ra các cơ cấu máy phải trải qua một thời gian nghiên cứu dài đến nay đã hình thành nên ngành chế tạo máy.Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các loại máy trộn và cấp liệu được nghiên cứu và chế tạo, tuy nhiên phần lớn các tác giả tập trung nghiên cứu máy trộn cánh gạt,nằm ngang, làm việc gián đoạn hoặc liên tục,nhất là kiểu hai trục cánh trộn, nhưng việc nghiên cứuvẫn chưa toàn diện, chủ yếumang tính chất thực nghiệm. Việc xác định các thông số của quá trình trộn và các quy luật trộn gặp khó khăn, chủ yếu là do nhiều yếu tố biến đổi ảnh hưởng đến động lực học của máy trộn: Cơ lý tính của các thành phần vật liệu, nguyên lý trộn và các chỉ số công nghệ khác...

Yêu cầu xã hội của máy trộn và thiết bị cấp liệu: Tại Việt Nam thiết bị trộn và cấp liệu trong các dây chuyền sản xuất trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc chế tạo theo kinh nghiệm. Cho đến nayviệc nghiên cứu lý thuyết tính toán cũng như thực nghiệm cho máy trộn và cấp liệu vẫn chưa được các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu, giải quyết đầy đủ và toàn diện để làm cơ sở thiết kế cải tiến thêm mẫu máy đó. Thiết bị trộn và cấp liệu có nhiệm vụ trộn cũng như khuấy đều nhiều loại nguyên liệu, vật liệu thành một hợp chất đồng nhất sau đó sẽ được hệ thống vít tải vận chuyển lên hoặc cấp liệu từ nơi này đến nơi khác. Trong đó độ đồng đều của sản phẩm sau khi trộn và khả nâng cấp liệu, vận chuyển của vít tải là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng và hiệu quả của máy trộn có hệ thống vít tải. [1]

1.2    Giới thiệu chung về các phương pháp trộn và cấp liệu

1.2.1      Phương pháp trộn

-       Trộn cắt: tạo các lớp trượt với nhau theo mặt phẳng.

-      Trộn đối lưu: chuyển dịch một nhóm hạt từ vị trí này sang vị trí khác.

-      Trộn khuếch tán: thay đổi vị trí từng hạt riêng lẻ.

-      Trộn va đập: phân tán từng phần tử do va đạp vào thành thiết bị.

-      Trộn nghiền: biến dạng và nghiền nhỏ từng bộ phận.  [1]

1.2.2    phương pháp cấp liệu

Cấp liệu bằng gầu tải: nguyên liệu được đổ vào gầu múc qua miệng nhận liệu của gầu tải. Băng tải gầu chuyển động thẳng đứng sẽ đưa gầu múc có nguyên liệu chuyển động theo băng tải gầu khi gầu múc đến vị trí rulô chủ động thì đột ngột chuyển hướng từ chuyển động thẳng sang chuyển động quay,khi đó sẽ tạo ra lực ly tâm, lực ly tâm này sẽ làm cho nguyên liệu bị văng ra khỏi gầu múc và đi ra khỏi hệ thống băng tải gầu năng qua cửa xả liệu.   [2]                                                           

Cấp liệu bằng băng tải: vật liệu được vận chuyện theo từng dòng liên tục mang lại hiệu quả cao thường được ứng dụng trong dây truyền sản xuất. [3]

Cấp liệu bằng hệ thống vít tải: vật liệu được vận chuyển trong một vỏ kín có tiết diện hình tròn nhờ vào cánh xoắn của trục vít. Khi trục vít quay vật liệu chuyển động không bám vào cánh xoắn nhờ vào trọng lượng riêng của nó và lực ma sát giữa vật liệu và vỏ máng.

1.3        Công dụng và phân loại

1.3.1      Công dụng

Trong quá trình sản xuất việc trộn hóa chất,dượcphẩm,hỗn hợp đất và phân cho cây trồng hay trong xây dựng.Đặc biệt là trong các xí nghiệp chế bước thức ăn, hay các xí nghiệp trồng trọt tổng hợp có dây truyền vận chuyển thường dùng nhiều máy trộn có hệ thống dẫn động vít tải để thu được sản phẩm hỗn hợp nhiều thành phần có tỷ lệ nhất định được trộn lẫn với nhau, phân bố đều và được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các thành phần này được định lượng chính xác ngay từ đầu nhưng nếu không được đưa qua các máy trộn làm việc có hiệu quả thì chưa chắc đã thu được sản phẩm theo yêu cầu, sau khi trộn chia thành lượng nhỏ lại chứa đủ các tỷ lệ thành phần như yêu cầu và việc vận chuyển sẽ tốn kém nhiều thời gian và chi phí vận chuyển.

Quá trình trộn chỉ kết thúc và vận chuyển có hiệu quả khi mỗi mẩu kiểm tra điều có tỷ lệ các thành phần đưa vào pha trộn theo công thức đã định sẳn trước. Nhưng thực tế đối với nhiều loại sản phẩm thì hiệu quả trộn phụ thuộc vào độ lớn hạt, bột, khối lượng riêng, độ ẩm và một số cơ tính khác của vật liệu trộn.Do đó quá trình trộn và vận chuyển không thể đạt được mức đồng đều tuyệt đối. [4]

1.3.2    Phân loại

Có nhiều cách để phân loại máy khuấy trộn như phân loại theo nguyên lý cấu tạo, theo bố trí bộ phận trộn, theo số bộ phận trộn, theo cách làm việc, theo tính chất của sản phẩm đầu ra…v.v

a)  Phân loại theo nguyên lý cấu tạo

-      Máy trộn có bộ phận trộn quay:

-      Máy trộn kiểu vít.

-      Máy trộn kiểu cánh quạt.

-      Máy trộn kiểu hành tinh.

-      Máy trộn kiểu cánh gạt.

-      Máy trộn thùng quay.

-      Máy trộn kiểu trống .

-      Máy trộn kiểu côn.  [4]

b)Phân loại theo cách bố trí bộ phận trộn

-       Máy trộn kiểu vít hay cánh gạt ngang.

-       Máy trộn kiểu vít hay cánh gạt đứng.

-       Máy trộn kiểu vít nghiêng. [4]

c)   Phân loại theo số bộ phận trộn.

-       Máy trộn kiểu đơn, kép.

-       Máy trộn kiểu thùng, đơn, kép.

d)Phân loại theo cách làm việc.

-       Máy trộn liên tục.

-       Máy trộn gián đoạn.[4]

e)   Phân loại theo tính chất sản phẩn.

-       Máy trộn khô.

-       Máy trộn nước.

-       Máy trộn ướt.[4]

1.4   MỤC ĐÍCH CÔNG NGHỆ CỦA QUÁ TRÌNH TRỘN

-       Trộn là quá trình kết hợp các khối lượng của các vật liệu khác nhau với mục đích nhận được một hỗn hợp đồng nhất, nghĩa là tạo thành sự phân bố đồng nhất của các phần tử ở mỗi cấu tử trong tất cả khối lượng hỗn hợp, bằng cách sắp xếp lại chúng dưới tác dụng của ngoại lực. Hỗn hợp tạo ra như thế để tăng cường quá trình trao đổi nhiệt và trao đổi khối lượng. 

-       Khuấy trộn các thành phần nguyên liệu đã được định sẵn thành 1 hỗn hợp đồng đều.

-       Tăng cường các quá trình hóa học, sinhh học trong quá trình chế biến thực phẩm.

-       Tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi chế biến thực phẩm.

-       Hòa tan chất này vào chất khác yêu cầu máy thiết kế phải đạt được năng suất 2t/giờ và phù hợp với thực tế sản xuất, kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ lắp ráp và vận hành. Ngoài ra máy phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Sản phẩm trộn phải đều, đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
  • Dễ vận hành và bảo dưỡng, sửa chữa.
  • Sử dụng thuận tiện và an toàn lao động.
  • Không gây bụi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.    [4]        

 

 

 

CHƯƠNG 2:          PHÂN TÍCH VẬT LIỆU TRỘN

Các vật liệu trong thực tế bao gồm nhiều vật liệu khác nhau hợp thành.

Tùy theo từng loại vật liệu trộn mà có thời gian trộn khác nhau để đạt được yêu cầu cũng như đạt được năng suất và hiệu quả cao nhất.

2.1  Các tính chất của vật liệu.

-       Sự phân bố cỡ hạt: Sự phân bố cỡ hạt quá rộng sẽ ảnh hưởng đến quá trình trộn.

-       Khối lượng riêng của vật liệu càng khác biệt nhau càng khó trộn.

-       Hình dạng hạt càng khác biệt nhau về kích thước thì càng khó trộn.

-       Tính dính: Có xu hướng kết dính hạt lại với nhau làm cản trở quá trình trộn.

-       Độ ẩm: Vật liệu có độ ẩm càng cao thì trộn càng khó.

-       Khối lượng riêng xốp: Trong quá trình trộn nếu khối lượng riêng xốp thay đổi càng lớn thì càng khó trộn.

-       Ngoài ra còn một số tính chất khác mà trong quá trình trộn sẽ ảnh hưởng đến quá trình trộn như:độ dòn,độ ma sát của vật liệu.....

2.2        Các loại vật liệu thường dùng cho thiết bị trộn và cấp liệu là:

2.2.1    Đất sạch.

-       Đất sạch là một loại đất trồng được sản xuất từ mụn dừa qua quá trình xử lý công nghiệp kết hợp vi sinh thành một loại đất hữu cơ.

-       Có các đặc tính ưu việt sau: tươi xốp, thoáng khí, dễ thấm nước, giữ ẩm cao, không mang mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho đất, sau 6 tháng sử dụng trở nên mùn hóa. Có thể nén vời nhiều hình dạng khác nhau, nhằm thích hợp cho nhiều kiểu trồng, từng trang trại, sân vườn. Do đó đất sạch được sử dụng rộng rãi làm chất trồng cho nhiều loại cây khác nhau.                                                          

Hình 2.1  Đất sạch

-       Các dạng đất sạch: dạng viên nén tròn, dạng viên nén vuông, bao 5 lít, bao 25 lít, bao 50 lít, bao 100 lít.   [6]                                                                                    

-       Quy trình sản xuất đất sạch: Gom mụn dừa di sàng lọc, phân loại rồi đem ngâm trong bể nước một tuần đến 10 ngày để xả chất, sau đó là là quá trình tách ẩm. Các loại X0, X1, X2, X3 sẽ được thanh trùng và trộm chất dinh dưỡng vào do thường được sử dụng trong nước.  [6]   

2.2.2    Xơ dừa.

-       Xơ dừa là phần vỏ của trái dừa được xé ra. Xơ dừa có nhiều ứng dụng: Phủ bề mặt chống nóng, chống xói mòn, tăng độ ẩm, tạo điều kiện cho đất xốp.

-       Xơ dừa là nguyên liệu tự nhiên sẵn có tuyệt vời để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Một trong những công dụng của xơ dừalà có thể thay thế cho đất trồng .

-       Xơ dừa là nguyên liệu tự nhiên sẵn có tuyệt vời để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và được coi như một loại giá thể có thể thay thế cho đất trồng. Xơ dừa có nhiều tác dụng như:

-       Giúp quá trình phân hủy từ hữu cơ sang vô cơ sẽ nhanh hơn. Rất phù hợp đối với các chủng loại cây ngắn ngày.

-       Tạo phát thải CO2 cho cây trồng hấp thụ trao đổi chất.[7]

-       Cải tạo cho những khu vực có kết cấu đất quá chặc (đất đồi,núi) nhằm tạo độ thông thoáng lưu chuyển không khí cho đất(cày xới chung với đất). Đồng thời giúp lưu giữ lâu nguồn nưới tưới tạo độ ẩm cho đất mà không bị úng ngập.                              

-       Hoặc làm giá thể chất nền cho cây con trong vườn.

-       Người ta có thể kết hợp với các vật liệu khác nhờ vào thiết bị trộn và cấp liệu.

 

:

Hình 2.2 Xơ dừa.

2.2.3    MỤN XƠ DỪA

-       Mụn xơ dừa được chế biến từ vỏ của trái dừa bao gồm cả phần bụi xơ dừa vàsợi xơ dừa. Những thành phần này hoàn toàn tự nhiên được dùng cho nhiều mục đích từ công nghiệp, nông nghiệp. Sản phẩm hữu cơ thân thiện môi trường.Môi trường sẽ không bị tổn hại khi sử dụng mụn dừa để trồng trọt.

-       Mụn xơ dừa là chất nền tuyệt vời cho sự phát triển của rễ cây. Và vì thế, chúng ta có thể cấy ghép trực tiếp trong mụn dừa mà không phải qua bất kỳ quá trình xử lý hay sử dụng tác nhân nào khác.

-       Không giống với việc trồng cây trong môi trường đất sạch, mụn xơ dừa giữ áp suất không khí cao, thậm chí khi được bão hào hoàn toàn.Mặc dù mụn dừa có nhiều áp suất không khí hơn khi bị bão hào hoàn toàn nhưng độ ẩm của mụn dừa vẫn cao hơn nhiều so với nhiều môi trường trồng trọt có pha chất dinh dưỡng (trừ mụn dừa nhuyễn).

-       Theo thời gian, mụn dừa sẽ làm tăng công suất của vùngđệm nhằm giúp cây trồng chống chịu được khi thiếu phân và nước trong thời gian ngắn.[7]

    

Hình 2.3 Mụn dừa

2.2.4    TRO TRẤU

-       Thành phần hóa học của vỏ trấu thay đổi  theo loại thóc, mùa vụ canh tác, thổ nhưỡng của từng vùng miền. Nhưng hầu hết trong vỏ trấu chứa trên 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại chuyển thành tro.

-       Vỏ trấu đốt than tồn tính là loại than nhiệt phân gọi là biochar đốt từ vỏ trấu là phương tiện cải tạođất rất tốt,ngành nông nghiệp,để chỉ loại than của các phế phẩm nhưvỏ cây, vỏ hạt  (trấu, vỏ hạt cà phê), cỏ khô,… được đốt tồn tính, nghĩa là đốt cho thành thứ than đen chứ không thành tro để bón cho đất trồng cây.

-       Vỏ trấu đốt than tồn tính lâu bị phân hủy và tồn tại nhiều năm trong đất, nhờ đó đất tơi xốp được nhiều nước cho đất ẩm hơn, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho các hệ sinh vật hoạt động giúp cải tạo đất bạc màu và có nhiều dưỡng chất cho cây trồng phát triển tốt hơn.

-       Chỉ nên dung vỏtrấu đốt than tồn tính.  [8]

-       Chọn tro trấu để trồng cây nên lựa mua loại tro trấu hạt to, loại người ta chỉ đốt sơ qua, chuyên dụng để trồng cây.

-       Loại tro này dễ nhận biết, tro có màu đen sẫm, hạt to, nắm vào tay sẽ nghe tiếng sột soạt.

-       Còn loại tro mở ra mà thấy mịn như là tro bếp, có màu trắng thì ko nên mua.  Loại tro này đã đốt nhiều lần, chất dinh dưỡng thường rất ít.

-       Môt số nơi dùng vỏ trấu để đốt hầm muối, xong lại lấy tro đó cung cấp cho việc trồng cây, mua đụng phải loại này về trồng cây coi như ra đi.

-       Tro trấu cũng là một trong những nguyên liệu cho thiết bị trộn và cấp liệu,dùng trong ngành trồng trọt làm phân bón cho cây.                                         

-       Tùy theo mục đích của người sử dụng và yêu cầu sản xuất mà người dùng chọn vật liệu trộn,sau khi chọn vật liệu trộn hợp lý thì cho hỗn hợp vật liệu vào máy để hỗn hợp vật liệu hòa lẫn vào nhau theo yêu cầu sản xuất nhờ vào hệ thống máy trộn,việc tiếp theo là cấp liệu cho máy đóng bịch theo dây truyền sản xuất.

-       Hệ thống dây truyền sản xuất này thường được ứng dụng, sử dụng vào các ngành như trồng trọt,chăn nuôi...tùy theo yêu cầu sản xuất mà người sử dụng ứng dụng một cách hộp lý và có hiệu quả. [8]                                                                    

 

 

. Hình 2.4  Tro trấu.

 

Hình 2.5 Vỏ trấu.

 

 

 

CHƯƠNG 3:           TÌNH HÌNH NGUYÊN CỨU THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU TRONG NƯỚC

3.1        CÁC DẠNG THÙNG TRỘN

3.1.1      THÙNG QUAY

Hình 3.1 Thùng trộn quay

Thùng trộn quay:Có cấu tạo đơn giản, dễ làm sạch, công suất thấp. Nhược điểm tốc độ trộn thấp,làm việc dán đoạn, thể tích hữu ích thấp, không thể trộn nguyên liệu dính. 

Ứng dụng:

-       Thích hợp cho các sản phẩm trong ngành thực phẩm,dược phẩm,hóa chất…

-       Nguyên liệu trộn là nguyên liệu khô.

Đặc tính nổi bật:

-  Truyền động bằng dây đai.

-  Thuận tiện cho việc cấp và thu hồi sản phẩm , an toàn cho người sử  dụng.

-  Các linh kiện dễ thay thế khi hư hỏng.

-  Thao tác vận hành, vệ sinh máy đơn giản.

Thông số kỹ thuật:

-  Dung lượng thùng trộn: 50 Kg/120 lít.

-  Cách thức trộn: 0o ~ 360o

-  Thời gian cài đặt:  (5 ~ 10) phút.

-  Điện áp sử dụng: 380V,3 pha,50 Hz.

-  Công suất sử dụng: 2,6KW.

-  Motor cánh trộn: 2 HP, 20 vòng/phút.

-  Motor bồn trộn: 1,5 HP, 60 vòng/phút.

-  Kích thước máy: L1550 x W550 x H1350.

-  Trọng lượng máy: 200 kg.

-  Xuất xứ: VIỆT NAM

Mô tả :

-  Nguyên liệu được cho vào bồn.

-  Cánh khuấy và bồn trộn quay ngược chiều nhau.

-  Cài đặt  thời gian trộn theo ý muốn. [5]

3.1.2                   THÙNG TRỘN VẬT LIỆU RỜI

Thông thường là loại hình trụ nằm ngang hoặc thẳng đứng loại này dễ chế tạo, dễ lắp ráp, dễ điều chỉnh. Để trộn sản phẩm thật mảnh liệt và cho phép trộn nhiều vật liệu cùng một lúc.

 Thùng trộn được làm bằng thép dùng để chứa hỗn hợp vật liệu trong quá trình trộn giúp cho vật liệu không bị rơi ra ngoài, khi trộn trục trộn làm cho hỗn hợp vật liệu di chuyển dọc trong thùng trộn. Thùng trộn thường có nắp giúp để đậy và tránh hỗn hợp vật liệu rơi ra ngoài. [1]

 

Hình 3.2 Thùng trộn vật liệu rời

3.2       TRỤC TRỘN

Trục có tác dụng dùng  để khuấy đều và trộn cho hỗn hợp vật liệu khác nhau với mục đích nhận được một hỗn hợp đồng nhất,giúp cho chất này hòa tan vào chất khác

Trục trộn thường được làm bằng thép trện trục có hàn những thanh đỡ cánh xoắn khi trục trộn quay cánh xoắn có nhiệm vụ vừa đẩy vật liệu ra hai bên thùng và cũng có nhiệm vụ gôm vật liệu vào giữa thùng trộn, làm cho vật liệu được khuấy đều. [1]

 

Hình 3.3 Trục trộn.

3.3    CÁC LOẠI THIẾT BỊ CẤP LIỆU.

3.3.1                    GẦU TẢI

a)        Cấu tạo gầu tải.

Gầu tải được cấu tạo bởi chân gầu, ống gầu và đầu gầu được sắp xếp theo thứ tự theo phương thẳng đứng. Tang bị động bố trí trong chân gầu, tang chủ động bố trí trong đầu gầu. Giữa tang chủ động và tang bị động được liên kết với nhau bởi một sợi băng gầu. Gầu múc được gắn vào băng gầu thông qua bulong gầu. Bulong gầu được kết cấu đặc biệt để bắt chặt gầu múc vào băng gầu.[9]

 

 

Hình 3.4. Gầu tải

b)        Nguyên lý hoạt động của gầu tải

Gầu tải hoạt động linh hoạt như kiểu băng tải di động vậy. Tuy nhiên, cách thức vận chuyển nguyên vật liệu của nó có sự khác biệt lớn. Nếu như băng tải di động hoạt động vận chuyển theo phương ngang thì gầu tải lại vận chuyển theo phương thẳng đứng hoặc phương nghiêng.

Nguyên liệu được đổ vào gầu múc thông qua phểu nạp liệu của gầu tải. Khi tang chủ động của gầu tải quay, lực ma sát giữa tang chủ động và băng gầu sẽ làm cho băng gầu chuyển động theo phương thẳng đứng kéo theo gầu múc và nguyên liệu đi theo. Khi gầu múc đi qua tang chủ động sẽ phát sinh ra lực li tâm, lực li tâm này làm cho nguyên liệu văng ra và theo họng xả liệu của đầu gầu đi ra ngoài.[9]

c)    Ứng dụng

-       Khả năng vận chuyển lớn.

-       Có khả năng vận chuyển được vật liệu ở nhiệt độ cao.

-       Có khả năng vận chuyển được vật liệu lên rất cao.

-       Ưu điểm nổi trội là có thể vận chuyển những nguyên liệu lên cao với góc nghiêng từ 30 độ đến 90 độ. Nhờ những rảnh ngăn mà nguyên liệu không bị rơi vãi ra ngoài.[9]

3.3.2    Băng tải.

a)       Cấu tạo băng tải:

Gồm khung băng, rulô chủ động, rulô bị động, cơ cấu dẫn hướng,cơ cấu tăng đơ, dây băng tải, động cơ giảm tốc .…..

b)       Đặc điểm làm việc của băng tải là:

-       Thiết bị vận liên tục luôn tì đè lên con lăn vì vậy thường xuyển kiểm tra bảo dưỡng con lăn.

-       Làm việc được nhờ lực ma sát giữa bề mặt đai và tang dẫn - con lăn

-       Ưu điểm vận chuyển hàng rời như cát, đá răm, than, than đá từ bến bãi lên tàu, xà lan. 

c)        Ưu điểm của hệ dẫn động băng tải là: 

-       Băng tải cấu tạo đơn giản, bền.

-       Có khả năng vận chuyển vật liệu theo hướng nằm ngang, nằm nghiêng       ( hay kết hợp cả hai) với khoảng cách lớn.

-       Làm việc êm, năng suất tiêu hao không lớn.

d)        Băng tải còn có một số hạn chế như:

-       Khuyến nghị nên chạy tốc độ trung bình - không cao.     

-       Độ nghiêng băng tải nhỏ ( < 24­­0  ).

-       Không vận chuyển được theo hướng đường cong (cần bố chí thêm động cơ và khung băng để đổi hướng). [3]

 

 

Hình 3.5 Băng tải

3.3.3    VÍT TẢI.

a)       Cấu tạo của vít tải

-       Vít tải gồm có 3 bộ phận chính là máng vít, trục vít, cánh vít.

-       Máng vít có 2 loại: loại máng vít chữ U và loại máng vít tròn. Máng vít được chế tạo bằng thép tấm có độ dày từ 2 -10 (mm) nếu nhiệt độ vật liệu cao phải sử dụng thép tấm chịu nhiệt. Ngoài ra nếu chế tạo máng vít tròn sử dụng thép ống tiêu chuẩn.

-       Trục vít: được chế tạo bằng thép ống đảm bảo chiều dày và độ cứng. Đầu mỗi đoạn ống được hàn bằng mặt bích để lắp ổ treo trung gian.[10]

-       Cánh vít: chế tạo bằng thép tấm,hoặc thép không gỉ được hàn với trục vít tạo thành cánh xoắn .        

b)      Đặc điểm vít tải:

Vít tải là thiết bị vận chuyển liên tục không có bộ phận kéo. Bộ phận công tác của vít tải là vít cánh xoắn chuyển động quay bên trong một vỏ kín tiết diện tròn ở dưới. Khi vít chuyển động cánh xoắn đẩy vật liệu di chuyển trong vỏ. Vật liệu vận chuyển không bám vào cánh xoắn là nhờ trọng lượng của nó và lực ma sát giữa vật liệu và vỏ máng, do đó vật liệu chuyển động trong máng là nhờ vào nguyên lý truyền động vít-đai ốc. Vít tải có thể có một cánh hoặc nhiều cánh xoắn, với nhiều cánh xoắn vật liệu chuyển động êm hơn.Chất thải cho vít tải qua lỗ ở phía dưới của ống. Vít tải thường dùng để vận chuyển vận liệu vơi,vụn

Ngoài ra vít tải còn làm nhiệm vụ cấp liệu. Vít tải cấp liệu thường ngắn không có các ổ treo trục trung gian,do đó năng suất cao hơn loại vít tải cùng cở

Vít tải được ứng dụng để vận chuyển theo phương ngang hoặc phương nghiêngvới góc nghiêng với góc không quá 25o.

Mỗi một vít tải có hai ổ đỡ hai đầu: ổ đỡ đầu vít nối với bánh răng côn và một ổ ở cuối vít. Khi vít tải làm việc các ổ đỡ này chịu tải trọng hướng trục khá lớn,do đó các ổ đỡ hai đầu là các ổ bi đỡ chặn.Mỗi một ổ đều có hai phương án lắp ghép:phương án I là lắp trên mặt bích đầu máng và phương án II là lắp kiểu côngxôn nhô ra ngoài đầu máng. Về phương diện lắp ghép thì phương án I hợp lý hơn nhưng chăm sóc ổ không thuận tiện bằng phương án II.Qua thực tế sử dụng phương án II được dùng rộng rãi hơn.

Bộ phận quan trọng nhất của vít tải là cánh xoắn,cánh xoắn được hàn lên trục theo hình xoắn ốc,tạo thành vít xoắn.Vít xoắn gồm nhiều đoạn vít nối lại với nhau mỗi đoạn là một bước xoắn.

Bước vít xoắn được chế tạo từ một  hình vành khuyên có đường kính trong d và đường kính ngoài là D. [10]

Bề rông cánh vít :

b=.  [10]

Cánh xoắn có hình dạng và kết cấu phụ thuộc vào mục đích sử dụng để vận chuyển các loại vât liệu khác nhau.

c)        Ưu,nhược điểm của vít tải:

Ưu điểm:

-       Chế tạo đơn giản.

-       Vật liệu được vận chuyển trong ống tránh được bụi.

-       Có thể nhận và đỡ tải ở các trạm trung gian,không tổn thất rơi vãi vật liệu.

-       An toàn cho làm việc và sử dụng, rất thuận lợi cho việc vận chuyển nóng và độc hại.

Nhược điểm:

-       Không thích hợp để vận chuyển những loại vật liệu có kích cỡ lớn.

-       Năng suất vận chuyển nhỏ.

-       Trong qua trình vận chuyển vật liệu bị đảo trộn mạnh và một phần bị nghiền nát ở khe hở giữa cánh vít và máng.Ngoài ra nếu quảng đường vận chuyển dài, vật liệu có thể bị phân lớp theo khối lượng riêng.

-       Dễ bị mòn cánh xoắn và máng khi vận chuyển vật liệu cứng,sắc cạnh và tổn thất năng lượng lớn.

-       Không dùng để vận chuyển vật liệu dính và ẩm.

-       Vít tải thường đặt ngang hoặc nghiêng dưới một góc nhỏ.

-       Năng lượng tiêu tốn trên đơn vị nguyên liệu vận chuyển lớn hơn so với các máy khác.

Mặc dù có những nhược điểm như vậy nhưng vít tải vẫn được dử dụng rộng rãi trong các nhà máy ximăng, các nhà máy tuyển khoáng và các công nghiệp hóa chất. Thiết bị trộn và cấp liệu cũng sử dụng vít tải làm hệ thống cấp liệu và vận chuyển vì thiết bị không quá lớn và chi phí không cao nên sử dụng vít tải là hợp lý.                         

 

Hình 3.6. Vít tải.

d)      Các loại cánh vít:

-       Vít tải cánh xoắn liên tục liền trục dùng để vận chuyển loại bột khô,có kích thước nhỏ hay trung bình loại cánh xoắn này không cho vật liệu chuyển động ngược lại, do đó khi cùng vận tốc quay và đường kính vít xoắn, năng suất của nó đạt cao hơn các loại khác.

-       Vít tải liên tục không liền trục dùng để vận chuyển vật liệu dạng hạt có kích thước lớn hoặc vật liệu dính.                                                                                  

-       Vít tải có cánh xoắn dạng lá liền trục dùng để vận chuyển vật liệu kết dính hoặc khi cần kết hợp với quá trình trộn khi vận chuyển vật liệu. [10]

-       Vít tải dạng lá không liền trục dùng để vận chuyển vật liệu ẩm và kết dính                 

 

Hình 3.7 Các loại cánh xoắn.

CHƯƠNG 4:          TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRỘNVÀ CẤP LIỆU.

4.1    NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CẤU TẠO MÁY.

4.1.1    Sơ đồ nguyên lý máy

Nguyên lý làm việc của máy:Hỗn hợp vật liệu được đưa vào thùng trộn,dưới tác dụng trục trộn làm cho hỗn hợp vật liệu hòa tan vào nhau tạo nên một hỗn hợp đồng nhất.Sau đó được đưa vào hệ thống dẫn động vít tải để được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc cấp liệu cho các thiết bị khác.

Hình 4.1 Sơ đồ nguyên lý máy trộn và cấp liệu .

Nguyên lý cấp liệu: Khi trục vít tải (12) quay vật liệu cũng quay dưới tác dụng của lực ly tâm vật liệu ép sát vào thành máng (11), vật liệu bị vỏ máng hảm chuyển động quay lại và nhờ cánh xoắn (13) đẩy nâng vật liệu lên và đi ra ngoài.

4.1.2    Nguyên lý làm việc của máy:

 Hỗn hợp vật liệu được đưa vào thùng trộn (3) để chứa hỗn hợp vật liệu.Sau đó động cơ điện (2) truyền chuyển động cho hộp giảm tốc qua bộ truyền động đai thang,truyền chuyển động quay cho trục trộn (4) sẽ tác dụng khuấy và trộn đều khếch tán giúp cho hỗn hợp vật liệu di chuyển dọc theo thùng trộn,sau khi hỗn hợp vật liệu đã được trộn đều sẽ được đến cửa tháo liệu khi cửa tháo liệu mở ra hỗn hợp vật liệu sẽ rơi xuống hệ thống dẫn động vít tải  hệ thống dẫn động vít tải có nhiệm vụ đưa  hoặc vận chuyển hỗn hợp vật liệu từ cửa tháo liệu  để đi ra ngoài hoặc đi từ nơi này đến nơi khác.

4.1.3    Cấu tạo của máy:

Hình 4.2 Tổng quan về máy

 

 

Hình 4.3 Cấu tạo của máy

Hình 4.4. Cấu tạo của máy

1. Chân máy   2. Động cơ   3.Thùng trộn   4.Trục trộn  5. Puli   6.Trục bánh răng côn.

7.Gía đỡ     8. Dây curoa   9.Bánh răng côn   10.Ổ bi UCF 208    11. Máng vít

12. Trục vít    13. Cánh vít    14.Mặc bích ống tải.     15.Mặt bích thùng trộn.

4.2  MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIẾT BỊ TRỘN VÀ CẤP LIỆU

Hình 4.5 Thiết bị trộn và cấp liệu.

Hình 4.6 Thiết bị trộn và cấp liệu.

Hình 4.7 Thiết bị trộn và cấp liệu.

 

 

CHƯƠNG 5:          TÍNH TOÁN BỘ TRUYỀN

  • Sơ đồ nguyên lý máy:

Hình 5.1 Sơ đồ nguyên lý máy trộn và cấp liệu.

    1/ Động cơ.                                          2/ Dây đai.          

    3/ Pully Ø400mm.                               4/ Bánh răng côn.

    5/ Máng vít tải.                                    6/Cánh vít tải.

    7/ Trục vít tảiØ60.                               8/ Ổ bi UCF208.

    9/ Pully Ø400mm.                               10/ Thùng trộn.

    11/ Vật liệu trộn.                                 12/ Cánh xoắn.

    13/ Pully Ø200mm.                             14/ Máng hứng.

5.1  Nguyên lý làm việc:

 Hỗn hợp nguyên liệu gồm 3 thành phần tro trấu, đất sạch, mùn cưa vào thùng trộn (10) khi khởi động động cơ (1) cánh xoắn (12) thực hiện chuyển động quay quanh trục để đánh hỗn hợp hòa vào nhau thành một khối thống nhất. Sau thời gian trộn, khối hỗn hợp sẽ được đưa xuống vít tải thông qua máng hứng (14). Nhờ bộ truyền đai thang giữa hai cặp Pully Ø400mm (9). Dẫn động cặp bánh răng côn (4) làm hệ thông vít tải hoạt động.

Hệ thống vít tải vận chuyển liên tục không có bộ phận kéo. Bộ phận công tác chính của vít tải là cánh vít tải (6) chuyển động quay. Vỏ bọc bên ngoài là máng vít (5) tải có tiết diện tròn. Trục vít Ø60 (7) được đỡ chặn nhờ gối đỡ ở hai đầu (8). Khi vít tải (7) chuyển động, cánh xoắn (6)  đẩy vật liệu di chuyển tịnh  tiến dọc trong lòng vỏ máng (5). Vật liệu vận chuyển không bám vào cánh là nhờ trọng lượng bản thân vật liệu và ma sát giữa vật liệu và vỏ máng, do đó vật liệu chuyển động trong máng theo nguyên lý vít đai ốc, vai trò đai ốc ở đây là vật liệu vận chuyển.

5.2  Tính toán số vòng quay thích hợp cho trục trộn:

Vì bộ truyền tương đối phức tạp nên chọn phương án thiết kế nghịch:

Sử dụng một biến tần số vòng quay thích hợp cho trục trộn, từ thực nghiệm sử dụng biến tần ta có được số vòng quay trục trộn mong muốn dao động từ 120 – 150 vòng/phút.

Vậy chọn   (v/p).

Sử dụng lực kế để xác định lực trộn giữa cánh xoắn khi chịu tác động của tải trọng  vật liệu, qua thực nghiệm ta tìm được lực F = 110N.

Theo công thức 2.16/trang 21 [3] ta được:

V=  = = 4,98 m/s

Trong đó:

n : số vòng quay của trục trộn.

.....................................

 

nct=  =  = 106,2(v/p)

nct = 150v/p đây là số vòng quay thực của chi tiết

ta có:

Vct=  =  = 28m/p

Vận tốc quay thực của chi tiết

Ta có t = 0,2mm

Ta có Sd= (0,3- 0,7)B chọn S = 0,3.60 =18mm

Tính thời gian gia công:

Tm=  = 0,02.

1.1.1      NGUYÊN CÔNG XVII: TỔNG KIỂM TRA ĐỘ ĐỒNG TRỤC B VÀ D.

 

CHƯƠNG 2:           KẾT LUẬN,NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MÁY.

2.1  Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của máy trộn nguyên liệu.   

Tùy theo tiêu chí của nhà sản xuất, tiêu chí chung của ngành hàng mà mỗi loại máy trộn có những tiêu chí khác nhau đó là tiêu chí ngành. Trong đó, tiêu chí sản xuất các loại máy phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ của con người được đánh giá cao nhất. Tiêu chí này thường được thấy trong các ngành dược phẩm, thực phẩm, hóa mỹ phẩm.
Các tiêu chí sau đây là tiêu chí chung mà tất cả các loại máy trộn nguyên liệu  phải có:

Tiêu chí an toàn sản xuất: Tiêu chí này dựa trên mức độ an toàn và sự hoạt động ổn định của máy hoặc chủng loại máy. Bao gồm rò rỉ điện năng, năng lượng (nóng, lạnh, áp suất), rò rỉ tiêu hao nguyên liệu... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân công vận hành.
Tiêu chí môi trường: Do vật liệu được vận chuyển trong máng vít tải nên đảm bảo quá trình vận chuyển khộng có bụi, môi trường làm việc ít khí độc hại, ít gây ô nhiễm môi trường.

Tiêu chí về công nghệ: Tiêu chuẩn này dựa trên những tính năng chính của máy trộn nguyên liệu, chức năng khắc phục những sự cố an toàn cho người dùng. Tùy theo mức độ đầu tư của nhà sản xuất mà máy trộn nguyên liệu có thêm các tính năng xử lý cao cấp như: điều khiển cài đặt bằng màn hình cảm ứng PLC trực quan, cảm biến rò rỉ điện, áp suất, tính đa chức năng thực hiện nhiều công đoạn...    

Tiêu chí về vật liệu sản xuất: Việc lựa chọn nguyên vật liệu sản xuất chế tạo máy trộn nguyên liệu phải được đánh giá ở mức độ quan trọng. Bởi vì nó đảm bảo đến sự ổn định của hoạt động sản xuất, giảm thiểu các sai xót dù là nhỏ nhất.   [16]   

Tiêu chí về giá thành: hội tụ nhiều tiêu chí như nhau thì đương nhiên lựa chọn đơn vị cung cấp có giá thành thấp nhất, bạn cũng nên quan tâm đến chế độ hậu mãi của họ.       

Làm sạch vít tải: trong quá trình làm việc vít tải chuyên chở các loại hạt nhỏ mịn vì thế liệu thường bám dính trên trục vít, cánh vít và máng vít.Do đó ta phải thường xuyên làm sạch vít tải.[16]

2.2  Hướng dẫn vậnhành máy.

-       Kiểm tra trước khi vận hành:

  • Kiểm tra nguồn điện 3 pha từ tủ điện đến động cơ có đủ 3 pha không.
  • Kiểm tra thiết bị đóng ngắt, bảo vệ động cơ làm việc đảm bảo độ tin cậy
  • Kiểm tra hệ thống cơ (puly, khớp nối, bulông, bệ máy) được bắt chắc chắn.
  • Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay dễ dàng không bị kẹt
  • Kiểm tra các cánh khuấy trên trục trộn coi có bị nứt mối hàn hay không.

-       Đối với động cơ sau một thời gian nghỉ không làm việc khi đưa vào sử dụng phải kiểm tra lại điện trở cách điện của cuộn dây với vỏ, giữa các cuộn dây với nhau.

-       Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không vượt quá dòng điện ghi trên nhãn.

-       Động cơ chạy bị rung, hoặc có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lặp đặt giữa động cơ và máy công tác.

-       Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hoặc quá cao hoặc bị mất một pha nào đó cấp cho động cơ.

Sau khi các khâu kiểm tra đã hoàn tất thì chúng ta sẽ cho hỗn hợp vật liệu trộn vào thùng chứa liệu, tùy theo vật liệu mà ta có thời gian trộn khác nhau để đạt được hiệu quả cao và tốt nhất. Sau khi hỗn hợp vật liệu đã đều thì được đưa đến cửa chứa liệu và sẽ được đưa xuống hệ thống dẫn động vít tải và sau đó thiết bị sẽ cấp liệu. [16]

2.3  Bảo dưỡng và bảo quản.

-       Đối với động cơ điện sử dụng vòng bi không có vòng chắn mỡ thì sau 4000 giờ làm việc. Phải bảo dưỡng rửa sạch vòng bi bằng dầu công nghiệp và thay bằng loại mỡ cùng loại hoặc tương đương, lượng mỡ từ 1/2 đến 1/3 khoang trống vòng bi.

-       Đối với động cơ sử dụng vòng bi có vòng chắn mỡ thì không cần thay mỡ hay bổ sung mỡ trong suốt thời gian sử dụng.

-       Động cơ có điện trở cách điện nhỏ hơn 0.5MW. Khi đưc vào sử dụng cần phải làm sạch, sấy khô.

-       Động cơ để lâu cần có thùng, túi đựng kín cách ly với môi trường ẩm. Đầu trục bôi mỡ bảo quản chống rĩ.

-       Thường xuyên kiềm tra bôi dầu trơn, làm mát ở hộp giảm tốc và các gối đỡ , kiểm tra các đường hàn côi có bị nứt hay không, và hệ  thống dẫn động vít tải.

-       Kiểm tra các bulong lắp ghép:

+ Kiểm tra thân vít, trục vít, thân vít, trục vít và cánh vít là những bộ phận luôn tiếp xúc với liệu, khi hoạt động thì liệu trượt dọc theo chiều dài vít gây mòn vì vậy cần kiểm tra và phát triển để thay thế vít tải khi cần thiết, cần thay thế vít tải khi thấy vít mòn quá 2/3 chiều dài.

- Bôi trơn: ổ bi cần được bôi trơn theo định kỳ để tăng tuổi thọ làm việc.

- Tiết kiệm: so với băng tải thì vít tải nhỏ gọn hơn do đó mà chi phí cũng thấp hơn.

- An toàn: vít tải hay các bộ phận của máy phải có những thiết bị an toàn nhằm bảo vệ cho người sử dụng.

2.4  Đánh giá máy.

-       Máy phải đảm bảo chế tạo đơn giản, dễ vận hành cũng như trong quá trình bảo dưỡng và sửa chửa.               

-       Sản phẩm trộn phải đều, đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

-       Sử dụng thuận tiện và an toàn lao động.

-        Không gây bụi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.[16]

KẾT LUẬN:

-       Ngày nay nông nghiệp ngày càng phát triển, thiết bị máy móc được trang bị hiện đại nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nhiều lĩnh vực như: các thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, phục vụ cho ngành chế biến thực phẩm, phục vụ cho ngành chế biến thức ăn gia súc...vv.

-       Do đó việc tính toán và chế tạo các thiết bị máy móc phục vụ cho nông nghiệp là một nhiệm vụ cần thiết. Nó thúc đẩy tăng trưởng phát triển nông nghiệp và mang lại nguồn lợi cho đất nước.

-       Qua hơn 3 tháng thực hiện đề tài dựa vào các tài liệu thực tế cộng với nhiều tài liệu sách vở, nhóm đã tính toán và chọn được các thiết bị. Với ưu điểm của đề tài “Thiết Kế Thiết Bị Trộn Và Cấp Liệu Cho Máy Đống Bịch” năng suất tương đối phù hợp với các vùng miền ở xa các khu công nghiệp và có thể chế tạo với nhũng vật liệu có sẵn trong nước, thiết bị tương đối đơn giản có thể tiến hành thực hiện và chế tạo ở bất kỳ phân xưởng cơ khí nào.

-       Các thiết bị trộn, đường kính trục và hệ thống dẫn động vít tải được tính toán và chọn trong đề tài đều đáp ứng được những yêu cầu sản phẩm.

Vì trong điều kiện thời gian hạn hẹp và không có đủ các phương tiện nghiên cứu chuyên sâu đề tài, với kiến thức còn giới hạn để hoàn thành đề tài. Tất nhiên không thể tránh khỏi những sai xót, chúng em mong được sự giúp đỡ, phê bình, đóng góp của quý thầy, cô và bạn bè để đề tài được trở thành một tài liệu hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]http://www2.hcmuaf.edu.vn/data/dangnh/file/2014-MGC-Tronvatlieuroi.pdf

[2] http://bangtaitoanphat.com/san-pham/i531/c0/bang-tai-gau-pvc.html

[3] http://bangtaitruongtho.com/news/bang-tai-la-gi-cau-tao-cua-bang-tai

[4]http://doantotnghiep.vn/luan-van-tinh-toan-thiet-ke-may-tron-san-xuat-cam.html

[5]http://www.cokhitantien.vn/?vnTRUST=mod:product%7Cact:detail%7CpID:491

[6]http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-dat-sach-va-ung-dung-trong-san-xuat-nong-nghiep-o-viet-nam-9383/

[7] http://hoala.vn/product-detail/2021/xo-dua-va-mun-xo-dua.html

[8]http://hotieuvietnam.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=230:tro-tru-dung-trong-nong-nghip&catid=48:qun-ly-dinh-dng&Itemid=54

[9]http://www.conyeucuaban.com/threads/nguyen-ly-hoat-dong-va-ung-dung-cua-gau-tai.28845/

[10] http://kythuatchetao.com/cau-tao-tinh-toan-thiet-ke-vit-tai/

[11] Nguyễn Trọng Hiệp – Nguyễn Văn Lâm

       THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY

[12]   https://banmotorgiamtoc.blogspot.com/

[13]   http://text.123doc.org/document/1825514-chuong-15-vit-tai-pptx.htm

[14]http://123doc.org/document/1445849-trong-luong-rieng-cua-cac-loai-vat-lieu-xay-dung.htm

[15] Chủ biên: Ths.Lưu Chí Đức

       Biên soạn: Nguyễn Hoàng Lâm, Lê Thành Phong, Nguyễn Thoại Khanh

      Giáo trình Nguyên Lý Cắt Kim Loại

[16]http://doantotnghiep.vn/thiet-ke-may-tron-thuc-an-bot-dang-truc-vit-dung.html

[17] Chủ biên:TS. Đào Khánh Dư, Lưu Chí Đức- Nguyễn Thành Lâm

Giáo trình :Dung Sai Lắp GhépVà Kỹ Thuật Đo, Bảng Tra Dung Sai Lắp Ghép

[18] Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng

          Bộ Môn Vẽ Kỹ Thuật

          Bài Giảng Vẽ Kỹ Thuật

[19] Chủ biên: PSG.TS. Trần Văn Địch

       SỔ TAY GIA CÔNG CƠ.

[20] GS. TS. Nguyễn Đắc Lộc. PGS. TS. Trần Xuân Việt

         SỔ TAY



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn