ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN MÁY TIỆN, thuyết minh ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MẠCH ĐIỆN MÁY TIỆN,MẠCH ĐIỆN MÁY TIỆN
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu..................................................................................................... 1
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.................................................................. 2
Mục lục........................................................................................................... 3
Phần 1: Tổng quan về đồ án........................................................................... 4
Phần 2: Phân tích nguyên lí hoạt động của máy tiện...................................... 5
Phần 3: Phân tích tình trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hư hỏng 18
Phần 4: Phân tích mạch điện máy tiện........................................................... 22
Phần 5: Chạy thử nghiệm mô hình mạch điện máy tiện................................. 32
Phần 6: Kết luận............................................................................................ 34
Tài liệu tham khảo, tra cứu
Phần 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỒ ÁN
1.1 Vấn đề đặt ra :
Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đất nước muốn phát triển, trước tiên phải mạnh về kỹ thuật. Người công nhân sửa chữa cơ khí là phải nắm bắt công nghệ mới, ngoài việc hiểu biết phần cơ, người công nhân còn phải hiểu cả phần điện. Cốt lỗi vấn đề là hư phần cơ có thể sửa được nhưng một số trường hợp không phải hư phần cơ mà hư phần điện thì người thợ cơ khí không nắm rõ, đối với người thợ điện thì sửa được nhưng lại không biết phần cơ do đó người thợ cơ khí cũng phải có hiểu biết cơ bản về điện.
Từ những kiến thức được trang bị ở nhà trường kết hợp với sự nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu trong thực tế, nhóm chúng em chọn đề tài : Thiết kế mô hình điện máy tiện, nhằm củng cố những kiến thức đã học.
1.2 Mục tiêu của đề tài :
Qua đồ án thiết kế mô hình điện máy tiện, giúp chúng em hiểu biết thêm và củng cố kiến thức đã học. Cũng như cung cấp mô hình thực tế cho nhà trường trong công tác giảng dạy được hiệu quả hơn.
1.3 Định hướng :
Chúng em được đào tạo ra không chỉ đơn thuần là một người thợ sửa chữa cơ khí mà xã hội phát triển chúng em phải hướng tới một người thợ bảo dưỡng công nghiệp. Ngành bảo dưỡng công nghiệp là một ngành bao gồm cơ khí, điện, khí nén – thủy lực…
Thực tế là những công ty đa quốc gia chỉ tuyển người thợ bảo dưỡng công nghiệp.Nhiệm vụ của chúng ta là theo dõi hết dây chuyền và lên kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa,không đợi hư mới sửa. Bảo dưỡng là bảo dưỡng chung gồm: bảo dưỡng cơ khí, điện, khí nén, thủy lực…
Người thợ sửa chữa cơ khí chúng ta phải từng bước trở thành người bảo dưỡng công nghiệp.
PHẦN 2 : PHÂN TÍCH NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY TIỆN
2.1 Khả năng công nghệ của máy tiện : (hình 2.1)
Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất, nó tạo hình bề mặt gia công bằng hai chuyển động, đó là chuyển động quay tròn của chi tiết ( trong một số trường hợp sẽ là của dao) và chuyện động tịnh tiến của dao. Do đó nó có thể tiện được các chi tiết có tiết diện mặt cắt ngang là tròn.
Một số bề mặt điển hình có thể gia công bằng phương pháp tiện :
- Tiện mặt trụ tròn ngoài (trơn, có bậc) .
- Xén mặt bậc và xén mặt đầu.
- Tiện rãnh ngoài và rãnh trong lỗ (rãnh vuông, bán nguyệt...)
- Tiện cắt đứt
- Tiện mặt tròn trong (tiện lỗ – trơn hoặc có bậc)
- Khoan, khoét, doa lỗ trụ.
- Tiện mặt côn ngoài và côn trong (lỗ côn).
- Khoan, khoét, doa lỗ côn.
- Cắt ren bằng ta rô, bàn ren
- Tiện ren các loại (ren tam giác, ren vuông, ren thang...) với các
hệ thống ren khác nhau (ren hệ mét, ren môđun, ren Anh, ren Pit,
ren mặt đầu và ren nhiều đầu mối.
- Tiện các mặt định hình tròn xoay.
- Đánh bóng, mài rà bằng bột rà, lăn nhám, lăn ép, miết ép.
- Tiện đặc biệt có dùng gá lắp chuyên dùng.
- ......................................................
2.2 Phân loại máy tiện :
Máy tiện được phân loại theo các yếu tố cơ bản sau :
- Căn cứ vào đường kính D và chiều dài L lớn nhất của phôi, khối lượng của máy, độ chính xác và công dụng của máy ….
- Theo khối lượng của máy, máy tiện được chia là bốn loại :
- Loại nhẹ : khối lượng ≤ 500 kg (D = 100 ÷ 200 mm)
-Loại trung : khối lượng ≤ 4 tấn (D = 200 ÷ 500 mm)
- Loại lớn : khối lượng ≤ 15 tấn (D = 630 ÷ 1200 mm)
- Loại nặng : khối lượng ≤ 400 tấn (D = 1600 ÷ 4000 mm)
- Theo độ chính xác của máy chia làm năm cấp :
- Cấp chính xác tiêu chuẩn H
- Cấp chính xác nâng cao ᴨ
- Cấp chính xác cao B
- Cấp chính xác đặc biệt cao A
- Cấp đặc biệt chính xác C
- Theo công dụng :
- Máy tiện vít (loại phổ biến) có vít me để tiện ren
- Máy tiện không có vít me
- Máy tiện điều khiển theo chương trình
- Sau đây là đặc tính kỹ thuật cơ bản của một số máy thông dụng:
- Máy tiện 1K62:
Tính năng kỹ thuật của máy:
- Đường kính gia công lớn nhất 400 mm
- Đường kính gia công lớn nhất khi chống tâm 220mm
- Khoảng cách giữa hai tâm : có 3 loại
- 700mm , 1000mm, 1400mm ( chính là cấu tạo của 3 loại thân máy có chiều dài khác nhau: ngắn, tiêu chuẩn, dài)
- Đường kính của lỗ trục chính: 38mm
- Lỗ côn trục chính: côn morse số 5
- Số cấp tốc độ trục chính 23 cấp thuận, 12 cấp nghịch
- Giới hạn vòng quay trục chính 12,5 -2000v/p
- Lượng chạy dao dọc: 0,07 -:-4,16 mm
- Lượng chạy dao ngang: 0.035 -:-2,08 mm
- Cắt được các loại ren: ren hệ mét( ren quốc tế), ren anh, ren modun, ren pit
- Công suất động cơ: 10kw
-Máy tiện rơ vôn ve đứng 1K36:
..............................................................
Đặc tính kỹ thuật của máy:
- Đường kính gia công lớn nhất 500 mm
- Phạm vi điều chỉnh tốc độ : 44-1000 v/p
- Giới hạn bước tiến(mm/ vòng):
- Dọc 0,07 – 2,29
- Ngang 0,03 – 1,0
-Máy tiện ren vít vạn năng :
Máy tiện ren vít vạn năng có nhiều chủng loại với các kích cỡ khác nhau (Ví dụ : T8, T616, T620...) và máy của mỗi nước có kiểu dáng công nghiệp riêng song về cơ bản chúng đều có kết cấu khối chung như trên hình.
1. Tay đặt trị số bước tiến hoặc bước ren; 2. Tay đặt bước tiến hoặc bước ren; 3, 20. Tay điều khiển khớp ly hợp ma sát truyền động chính; 4, 7. Tay đặt tần số quay của trục chính; 5. Tay đặt ren tiêu chuẩn hoặc ren bước tăng; 6. Tay đặt ren trái hoặc ren phải; 8. Tay ngắt bánh răng ra khái thanh răng khi cắt ren; 9. Tay dịch chuyển bàn trượt ngang; 10. Tay quay và kẹp chặt ổ dao; 11. Tay dịch chuyển bàn trượt dọc; 13. Tay gạt bước tiến dọc và ngang; 14. Tay hăm ṇng ụ sau; 15. Tay hăm ụ sau trên băng máy; 21. Tay điều khiển đai ốc 2 mưởng của vít me; 12. Công tắc cho chạy nhanh xe dao; 22. Nút bấm đóng mở động cơ truyền động chính; 16. Vô lăng ṇng ụ sau; 23. Vô lăng dịch chuyển bàn xe dao; 17. Công tắc của đèn chiếu sáng cục bộ; 18. Công tắc chung; 19. Công tắc của máy bơm dung dịch làm nguội.
1.Thân máy: Thân máy thường là thân lớn bằng gang, là bộ phận cơ sở quyết định chất lượng cắt và công suất cắt. Nó làm nhiệm vụ đỡ các bộ phận chính của máy như ụ trước, hộp bước tiến, hộp xe dao, ụ sau,…Thân máy cần có độ cứng vững lớn để chịu được các lực uốn, xoắn. Mặt trên của thân máy là hai băng trượt phẳng và hai băng trượt lăn trụ dùng để dẫn hướng cho xe dao và ụ sau trượt trên nó
Thân máy được đặt trên hai bệ đỡ có dạng hình hộp.
2.Ụ trước: Là một hộp đúc bằng gang, bên trong có lắp các bộ phận làm việc chủ yếu của máy như trục chính và hộp tốc độ
Trục chính của máy là một trục rỗng, đầu bên phải có lắp đồ gá (mâm cặp) để kẹp phôi . Trục chính nhận truyền động từ động cơ chính đặt ở bệ bên trái của thân máy thông qua đai truyền, hệ thống bánh rắng, các khớp nối li hợp v.v.. Nhờ có các cơ cấu truyền động bánh răng, khối li hợp, mà ta thay đổi được tốc độ quay của trục chính. Vì vậy người ta còn gọi ụ trước là hộp tốc độ
Cấu tạo ụ trước được chia ra hai kiểu : kiểu puli có bậc và kiểu truyền động bánh răng.
3. Ụ động (ụ sau) : ụ động được đặt ở vị trí đối diện với trục chính. Nó chủ yếu được dùng để đỡ một đầu của vật gia công và để lắp các dụng cụ như mũi khoan, khoét, taro,…
4. Bàn xe dao: là một bộ phận của máy dùng để gá kẹp dao và đảm bảo chuyển động theo các chiều khác nhau của dao.
Chuyển động tịnh tiến của dao có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng cơ khí. Chuyển động cơ khí của bàn xe dao nhờ có trục trơn và trục vít me (khi cắt ren)
Bàn xe dao gồm có :
- Bàn trượt di chuyển dọc theo băng trượt của máy
-Hộp xe dao để tạo chuyển động tịnh tiến cho bàn xe dao
- Bàn trượt ngang, bàn trượt dọc và ổ gá dao
5. Hộp bước tiến: Hộp bước tiến còn được gọi là hộp chạy dao, có nhiệm vụ truyền chuyển động quay từ trục chính tới trục trên và trục vít me. Nhờ hộp bước tiến mà ta có thể thay đổi trị số bước tiến của bàn xe dao.
Hộp chạy dao nhận chuyển động quay từ trục chính qua bộ bánh răng thay thế tới bộ biến tốc. Thay đổi các cặp bánh răng ăn khớp bằng cần số để được các tốc độ khác nhau của trục chạy dao và do đó có các bước tiến ở bàn xe dao khác nhau.
6. Hộp xe dao: Trong hộp xe dao có bố trí các cơ cấu biến chuyển động quay của trục trên và trục vít me thành chuyển động tịnh tiến của bàn xe.
Trong hộp xe dao có bánh răng được nối với trục truyền dẫn (trục trên hoặc vít me hoặc tay quay). Bánh răng này quay sẽ làm cho bánh răng lắp trên trục bên cạnh quay và do đó làm cho bánh răng truyền quay. Bánh răng truyền này lại ăn khớp với thanh răng lắp dọc băng trượt trên thân máy. Nhờ đó hộp xe dao mang cả bàn trượt hay bàn xe dao di chuyển dọc.
7. Bộ bánh răng thay thế : Bộ bánh răng thay thế này dùng để điều chỉnh bước tiến của bàn xe dao theo yêu cầu khi tiện trơn và điều chỉnh bước ren cần thiết bằng cách lựa chọn bộ bánh răng thay thế có số răng cho phù hợp.
8. Hộp công tắc điện : gồm các thiết bị đóng, ngắt máy và bảo vệ mô tơ điện như cầu chì, khởi động từ ... Mặt ngoài của tủ điện thường bố trí các nút ấn, công tắc, đồng hồ báo vôn - ampe. ở một số máy thiết bị điện được đặt trong bệ máy.
2.4 Các chuyển động chính của máy tiện :
- Chuyển động chính I (còn gọi là chuyển động cắt ): Chuyển động chính là chuyển động quay tròn của phôi ( thông qua đồ gá, ví dụ: mâm cặp) ... Đây là quá trình chuyểnđộng tạo ra quá trình cắt, do đó tạo ra phoi tiện. Chuyển động chính có tốc độ lớn tạo ra tốc độ cắt gọt. Khi tiện, phôi quay tròn theo tốc độ quay của trục chính là n (vòng/phút.) Hình 13.1