Đồ án tốt nghiệp Lập trình điều khiển CD-ROM từ xa

Đồ án tốt nghiệp Lập trình điều khiển CD-ROM từ xa
MÃ TÀI LIỆU 301200300022
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 100 MB Bao gồm tất cả file..... thuyết minh, lưu đồ, mạch nguyên lý..., và nhiều tài liệu liên quan kèm theo đồ án này
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
Đồ án tốt nghiệp Lập trình điều khiển CD-ROM từ xa Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG Lập trình điều khiển CD-ROM từ xa, thuyết minh Lập trình điều khiển CD-ROM từ xa, Lập trình điều khiển CD-ROM từ xa

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, mọi công việc mà trước đây phải trực tiếp làm việc với nó, thì bây giờ được thay thế bằng các dây chuyền sản xuất, điều khiển và xử lý công việc từ xa bằng các thiết bị tiên tiến mà khoa học kỹ thuật mang lại. Đặc biệt với nghành điện tử thì kỹ thuật lập trình vi điều khiển và điều khiển từ xa là được áp dụng rộng rãi nhất. Hầu hết trong các nhà máy xí nghiệp hiện nay, mọi công việc dần dần được tự đông hóa hoàn toàn, hay trước hằng ngày chúng ta tiếp xúc với vật dụng trong gia đình như tivi, hay đầu VCD… cũng được lập trình và điều khiển từ xa rất tiện lợi.

Sau hai năm học tập ở trường  , với sự chỉ dạy  nhiệt tình và tận tụy của quý thầy cô. Hôm nay em đã hoàn thành chương trình học và nhận đề tài làm đồ án để tốt nghiệp. Đề tài mà em chọn là“ lập trình điều khiển CD-ROM từ xa“. Em nghĩ với đề tài này  thì sau khi làm  thành công có thể giới thiệu cho nhiều bạn sinh viên làm để thưởng thức âm nhạc như VCD điêu khiển từ xa thực tế, chi phí thấp và phù hợp với túi tiền của sinh viên. Ngoài ra còn giúp sinh viên trong ngành điện tử thực hành nâng cao tay nghề, hiểu biết thêm về lập trình và điều khiển từ xa.

          Trong đề tài này chúng ta có thể chọn và hiển thị  bất kỳ bài hát nào mình thích, điều khiển lùi một bài hay tới nhanh một bài, đưa đĩa ra và đẩy đĩa vào, hiệu chỉnh và hiển thị được cường độ âm thanh theo ý mình bằng remode. Với phần mềm này có thể chọn các chế độ như STOP nếu như muốn ngưng hát.

MỤC LỤC

 

PHẦN I : LÝ THUYẾT CƠ BẢN

 

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ  Trang1
  • I. Giới thiệu một số linh kiện  quang điện tử                            Trang2               
  •   II. Giới thiệu một số IC thông dụng                                           Trang6       
  • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ IC AT89C51                        Trang23

 

PHẦN II : THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

VÀ KẾT QUẢ THI CÔNG

 

  • CHƯƠNG I: SƠ ĐỒ KHỐI VÀ GIẢI THÍCH                       Trang39
  • CHƯƠNG II: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ VÀ GIẢI THÍCH         Trang41

          I. Sơ đồ nguyên lý                                                                           Trang41

          II. Phân tích và tính toán                                                                          Trang43

  • CHƯƠNG III: LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT VÀ CHƯƠNG TRÌNH             Trang47

          I. Lưu đồ giải thuật                                                               Trang47       

II. Chương trình                                                                        Trang53

                                                                  

            PHẦN III : TÀI LIỆU THAM KHẢO                      Trang75

PHẦN I : LÝ THUYẾT CƠ BẢN

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ

I. Giới thiệu linh kiện quang điện tử.

Linh kiện quang điện tử được giới hạn với những linh kiện chắc rắn từ những vật liệu bán dẫn như Led, phototrasistor(transistor quang), điện trở quang, laser bán dẫn…. Không thuộc vào linh kiện quang điện tử  là mặt chỉ thị tinh thể lỏng (LCD), tế bào quang điện chân không (vacuumphotocell), ống nhân quang(photomultiplier), bóng đèn điện(nguồn phát xạ tronh chân không), tơ quang dẫn, Laser rubin…

1.Diode phát sáng _ led.

Hình 1.1:ký hiệu led

          Hầu hết những nguyên tố dùng để chế tạo diode phát sáng đều là những nguyên tố ở nhóm III và V của bảng phân loại tuần hoàn. Đó là GaAs, GaP và loại hỗn hợp “ternarius” với ba nguyên tố Ga, As, P. loại led phát sáng dùng làm linh kiện quang báo, chiếu sáng v.v…. , trong khi đó loại led phát ra tia hồng ngoại dung để  truyền tín hiệu trong các bộ ghép quang(opto-coupler), đọc tín hiệu, bộ phận truyền tin quang học với tầng số tới hàng MHz.

          *Diode GaAs:

Tùy theo sự pha tạp chất mà bức xạ do sự tái hợp trong GaAs  có cực đại giữa 880 và 940nm trong hồng ngoại gần, mắt không thể nhìn thấy được. Gallium-arsenide là một vật bán dẫn lý tưởng cho điện phát quang. Sự tái hợp giữa vùng dẫn và vùng giá trị là trực tiếp.

          *Diode GaP:

GaP là loại bán dẫn dán tiếp, không phát sáng. tuy nhiên người ta có thể chế tạo diode phát sáng từ GaP với sự pha tạp các tạp chất đẳng nhiệt (isoelectronic), đó là nitơ và ozon.

LED(light-emiting diode) là linh kiện phổ thông của quang điện tử. Led cho những lợi điểm như tầng số hoạt động cao, thể tích nhỏ, công suất tiêu hao bé, không rút điện mạch khi bắt đầu hoạt động (như bóng đèn rút điện gấp 10 lần so với lúc mới cháy ). Led không cần kính lọc mà vẫn cho ra màu sắc.

Tuy nhiên led có mức ngưỡng điện áp phân cực thuận cao (từ 1,6-3v) và có điện áp ngược (khoảng từ 3v-5v).

Hình 1.2: đường biểu diễn của led

          *Ứng dụng và một số tính chất kỹ thuật của led:

LED được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực quang báo: trong xe hơi, máy bay, đồ chơi trẻ em.v.v. vì thể tích nhỏ, công suất tiêu tán thấp thích hợp với các mạch logic. LED có thể sử dụng để báo hiệu một linh kiện nào bị hỏng hay trạng thái của một mạch logic.

          Tuổi thọ của LED khoảng 10trái với bóng đèn thường led không hư sau 105 giờ, sau thời gian đó công suất của led giảm đi một nữa. khi sử dụng led phải mắc nối tiếp với một điện trở.

Ta có công thức tính điện trở:  R=

VCC: điện thế nguồn.

Vled: điện thế ngưỡng của led.

Iled : dòng điện qua led.

2. Led hồng ngoại:

          Vật liệu để tạo led hồng ngoại (IRLED) là Ga, As với vùng cấm có độ rộng khoảng 1,43ev tương ứng với bức xạ khoảng 900nm. led hồng ngoại có hiệu suất lượng tử cao so với loại led phát ánh sáng nhìn thấy được. Hình 2.3 cho chúng ta thấy cấu trúc của led hồng ngoại có bức xạ khoảng 950nm.

                        Hình 2.3:Cấu trúc của led hồng ngoại

Trong pha epitaxy lỏng, một lớp tinh thể hoàn hảo mộc lên từ lớp nền n-GaAs với tính chất lưỡng tính (amphotric) của tạp chất sillic, lớp chuyển tiếp p-n. được hình thành tự động trong quá trình pha epitaxy lỏng. bằng sự pha tạp với sillic, ta có bức xạ với bước sóng 950nm. mặt dưới của diode được chế tạo sao cho như một gương để phản chiếu tia hồng ngoại phát ra từ lớp chuyển tiếp p-n. tính chất lưỡng tính của sillic vẫn giữ nguyên khi nó được pha tạp trong nguyên vật liệu (GaAl)As. trong trường hợp này độ rộng của vùng cấm có thể được thay đổi tùy theo lượng nhôm.

          Với cách này, người ta có thể tạo ra thang sóng giữa 850 và 900nm và do đó có thể tạo sự điều hưởng sao cho LED hồng ngoại phát ra bước sóng thích hợp nhất cho điểm cực đại độ nhạy các máy thu.

          *ỨNG DỤNG :

          Được sử dụng kết hợp với các bộ thu sóng hồng ngoại để điều khiển các thiết bị từ khoảng cách xa.

3.Linh kiện thu sóng hồng ngoại:

          Để thu nhận, dò tìm sóng hồng ngoại nhiều máy thu hồng ngoại được phát triển và sản suất. các máy thu này có thể thu sóng hồng ngoại gần, trung bình, xa với độ dài sóng trải dài từ 700nm đến 40um.

          Một trong những linh kiện dùng để thu hồng ngoại là photodiode. photodiode thường được dùng với mạch khuếch đại có tổng trở cao và có các đặc tính:

          +Rất tuyến tính.

          +Ít nhiễu .

          +Thang tầng số rộng.

          +Nhẹ, có sức bền cơ học cao và có đời sống dài.

 

Ký hiệu:                                          

 

Hình 1.4 : ký hiệu photodiode

          Giống diode thường nhưng đặt trong vỏ cách điện có một mặt là nhựa hay thủy tinh trong suốt để nhận ánh sáng bên ngoài, có loại dùng thấu kính hội tụ để tập trung ánh sáng.

          Đối với diode thông thường, hai bên mối nối có sự khuếch tán điện tích cho đến khi đạt sự cân bằng thì dòng điện bằng không. Nếu có nguồn điện bên ngoài đặt vào diode sẽ xuất hiện dòng điện qua diode qua biểu thức:

                            

I =I0.eq.v/k.t.-I0

          I: dòng điện qua diode.

          I0: dòng rỉ.

q=1,6.10-19C(coulomb)

k =1,38.10-23 joule/ok: hằng số boltz mann

T: nhiệt độ tuyệt đối.

Ta thấy khi phân cực thuận Vak tăng (Vak >0) dòng điện qua diode hầu như chỉ là dòng thuận, khi đó nó chiếu sáng ta sẽ không thấy được sự thay đổi của dòng điện. vì vậy, photodiode được dùng khi phân cực nghịch. Dòng điện qua diode lúc này là:

                   I =I0.eq.v/k.t.-I0-Ip

          Trong đó Ip là dòng điện do ánh sáng tạo ra.

          Tuy nhiên, nếu điện áp phân cực ngược quá lớn có thể làm chết photodiode photodiode có hai chế độ hoạt động :

          Chế độ quang dẫn: là chế độ mà khi nó được phân cực nghịch và được cấp nguồn như mạch sau:

          Lúc này dòng điện qua photodiode gồm dòng rỉ và dòng Ip do ánh sáng tạo ra. Để xác định dòng điện này ta do điện áp trên R. Ta có công thức:

                             VR = (I0 +Ip) .R

  •  Ip.R
  • Ip =VR/R

Chế độ quang thế : Là chế độ mà không cần cấp điện cho photodiode. Khi đó photodiode đóng vai trò như một nguồn điện. người ta làm thí nghiệm bằng cách nối tắt hai đầu photodiode để đo dòng điện ngắn mạch hoặc hở hai đầu photodiode để đo điện áp hở mạch.

          Ngắn mạch photodiode:

Ta có Vak =0, dòng điện qua photodiode là I =I0.eq.v/k.t.-I0-Ip

  • I =I0-I0-Ip
  • I = -Ip

(dòng Ip chạy từ k đến A)

Hở mạch photodiode:

Khi hở mạch dong qua photodiode bằng không nên ta có:

          I =I0.eq.v/k.t.-I0-Ip =0

  • I0.eq.v/k.t =1 +Ip/Io
  • Vak =(K.T/q).ln(1 +Ip/Io

Như vậy , khi ngắn mạch photodiode thì nó đóng vai trò như một nguồn dòng và

  khi hở mạch thì photodiode đóng vai trò như một nguồn áp.

 

                                                      Av =1+R1\R2

                                            Ta có:Vi =VR =(I0+Ip).R

                     Mà :Av =V0\Vi

                    Suy ra:

                            Vo=Av.Vi = (1+R1/R2)(Io+Ip).R                              

Ta có: V0  = VR=R.Ip

II.Giới thiệu một số IC:

1.  IC 9148

*Sơ đồ chânChức năng của các chân dẫn:

-Chân 1: GND là đầu âm của dòng điện nối đất.

-Chân 2: XT là đầu vào của bộ phận dao động

bên trong.

-Chân 3: XTN là đầu ra của bộ phận dao động

 bên trong, bên trong nó không có điện trở phản

hồi.

-Chân 4 đến chân 9:(K1-K6) là đoạn đầu vào tín

hiệu của bàn phím kiểu ma trận.

-Chân 10 đến chân 12:(T1-T3) kết hợp với các

-Chân K1 đến K6 có thể tạo thành 18 phím.

-Chân 13: (code) là đầu vào của mã số, dùng mã số để truyền tải và tiếp nhận.

-Chân 14:(test) là đầu đo thử, bình thường khi sử dụng có thể bỏ trống.

-Chân 15:(txout) là đầu ra tín hiệu, truyền tải tín hiệu 12 bit thành một chu kỳ, sử dụng sóng mang 38KHz để điều chế.

-Chân 16:(Vcc) là đầu dương của nguồn điện nối với điện áp 1 chiều 2,2-5,5V, điện áp làm việc bình thường là 3V.

Mạch điện IC BL918 sữ dụng công nghệ CMOS qui mô lớn để chế tạo là một loại linh kiện phát xa mã hóa tia hồng ngoại rất thông dụng,phạm vi điện áp nguồn là 2,2-5,5V. Vì sử dụng công nghệ CMOS để chế tạo nên công suất tiêu hao cực thấp, dòng điện trạng thái tĩnh chỉ 10uA, nó có thể sử dụng nhiều tổ hợp phím, linh kiện bên ngoài  rất ít, mã số của nó thích hợp với nhiều quy mô  khác, chỉ  cần nối ngoài linh kiện LC hoặc bộ dao động gốm là có thể gây ra dao động.

*Sơ đồ khối bên trong:

Bên trong IC 9148 do bộ phận dao động, bộ phân tầng, bộ giãi mã, mạch điện đầu vào của ban phím… tạo thành được trình bày như hình dưới:

         Hình:Sơ đồ khối bên trong của IC BL9148

*Bảng nêu tác dụng các chân:

TÊN CHÂN

CHÂN SỐ

VÀO\RA

CHỨC NĂNG

Vss

1

 

Đầu nối điện áp cung cấp cực âm

Vcc

16

 

Đầu nối điện áp cung cấp cực dương

XT,XT

2,3

Vào ,ra

Đầu vào ra máy tạo dao động,dùng để nối với một thạch anh cộng hưởng ở tầng số 455khz v.

K1~k6

4 ~9

Vào

Ngõ vào tín hiệu từ phím.

Đầu nối tín hiệu vào của phím dùng cho ma trận của phím

18 phím có thể nói vào các đầu T1~T3xk1~k6

T1~T33

10~12

Ra

Kiểm trra ngõ ra tín hiệu từ phím .

Đầu nối tín hiệu ra định giờ kỹ thuật số dùng cho ma trận của phím.

(với một diện trở gắn trong dang5 chân cắm)

CODE

13

Vào

Bộ giải mã (điều phối\ kết hợp )tín hiệu Tx\Rx

Đầu nối (diều phối \ kết hợp )tín hiệu phát và nhận.

TEST

1

Vào

Chức năng kiểm tra tín hiệu phát từ bàn phím.

Giữ đầu mối này mở\ thông.

TXOUT

15

Ra

Đầu ra tín hiệu phát.

Tín hiệu phát gồm có 12 bit trên mỗi từ và được điều chỉnh theo dạng sóng tải tần số 38khz

*Mạch dao động :

          Khi bộ khuếch đại (loại tự động định thế) được lắp vào theo phương pháp biến đổi CMOS , ta có thể cấu trúc mạch dao động bằng cách gắn thêm một thạch anh cộng hưởng.

          Khi tầng số dao động được ổn định ở 455 Khz thì tầng số sóng mang của tin hiệu phát được ổn định ở 38 Khz. Nếu những phím nhấn không được tác động thì mạch dao động như thường lệ sẽ dừng lại. Do đó, làm giảm công suất tiêu thụ của mạch.

*Phím ngõ vào:

18 phím có thể kết nối với nhau bằng các ngõ(tín hiệu đầu vào của phím ) k1÷k6 và các cổng tín hiệu định thời t1÷t3 ta còn có thể sử dụng tín năng hỗ trợ nhiều phím (tối đa 6 phím ) nếu các phím được nối vào đường T1 (tín hiệu đầu ra trở thành các xung liên tục).

Thứ tự  ưu tiên của đường tín hiệu định thời là T1, T2 và T3. Khi nhấn cùng lúc hai hoặc nhiều phím đã nối vào đường T2 (hoặc T3), tín hiệu đầu ra đơn lẻ sẵn theo thứ tự ưu tiên từ K1÷K6.

Ngoài ra, các phím được nối vào đường T2 và T3 chỉ dành cho tín hiệu đơn và các tín hiệu sau đó sẽ không  được phát đi trừ khi tín hiệu đàu vào được tạo ra sau khi phím được thả ra một lần.

*Ma trận phím:

Phím 1÷ 6:

          Đây là những phím liên tục. ta có thể sử dụng tín năng hỗ trợ nhiều phím.

Phím 7÷18:

          Đây là những phím bấm từng cái (single-shot). một tín hiệu đầu vào chỉ cho ra một tín hiệu đầu ra.

          Code bit (C1, C2 và C3):

 Những code bit có thể được tạo ra ở thiết bị đầu cuối với những con diode đã được kết nối thông qua ngõ ra bộ định thời T1÷T3. dữ liệu của ngõ code bit C1,C2 và C3 trở thành “1” khi những con diode được liên kết với cổng code của IC thông qua ngõ ra tín hiệu định thời T1÷T3 và thành “0” khi những diode này không được liên kết.

Trong biểu đồ phía trên: C1, C2 và C3 theo thứ tự đặt sẵn dữ lệu là 1:1:1.

          BL9148 có 3 ngõ code bit. IC nhận BL9149 chỉ có thể sử dụng ngõ code bit C2 và C3. Do đó , những diode phải được liên kiết sao cho ngõ code bit dữ liệu của IC BL9148 phù hợp với cổng code bit của IC nhận.

   Ứng  dụng được đưa ra ở bảng sau:

         

                      RX  

 

BL918                               

Code pin

 

 

BL9149

T1(C1 code)

Diode

T2(C2 code)

C2

T3 (C3 code)

C3

*Chú ý: những ngõ C1, C2 và C3 sẽ ở mức “1” nếu một Diode được liên kết  giữa cổng code và chân Tn (với n= 1÷3 ở BL9148); nếu không, C1, C2 và C3 sẽ bị đặt về mức “0”.

Khi giao tiếp với thiết bị thu nào thuộc series BL9149, bit mã dữ liệu ngõ C1 không được sử dụng. vì thế, ta cần nối các diode vào với các đầu nối code tương ứng với bít mã ngõ C1 của BL9148. bằng cách này, bít mã dữ liệu C1 của BL9148 sẽ phát “1”.

*Dạng sóng phát:

Continuous / single-shot code: mã dữ liệu liên tục/ một lần nhấn.

Code bit: bit mã dữ liệu.

Key input code: mã dữ liệu đầu vào của phím.

          Biểu đồ ở trên cho thấy dạng sóng phát cơ bản. một dạng sóng phát cơ bản chứa dữ liệu liên tục dạng 12 bits.

          Thời gian cua bit “a” phụ thuộc vào tầng số mạch dao động (fosc)và được tính bằng công thức:   a= 1/fosc x192

*Phân biệt bit “1” và “0” :

 

Một từ của lệnh truyền phát có cấu trúc của (010110010001).

*Sóng mang:

Cường độ dòng điện trong khoảng 50÷100mA thường tác động qua một đèn led hồng ngoại để kéo dài cự ly hiệu quả của hồng ngoại. nhờ đó thời gian được rút ngắn khi đèn led bật, giảm điện năng tiệu thu. Đối với BL9148, khi tín hiệu được phát đi mỗi bit được chuyển đi bằng sóng mang với 1/3 công suất. tần  số sóng mang (fc) tùy thuộc vào tầng số dao động (fosc) và được tín bởi công thức.

                                          (hz) tại fc =38 KHz thì fosc =455 KHz

*Bảng sắp xếp giá trị cực đại :

          (Ta =250OC)

THÀNH PHẦN

 

KÝ HIỆU

XẾP LOẠI

ĐƠN VỊ

Hiệu điện thế cung cấp

Vcc

5.5

V

Hiệu điện thế đầu vào / Ra

VIN

Vss-0.5 đến Vcc+0.5

 

v

Điện năng tiêu thụ

PD

200

.mv

Nhiệt độ hoạt động

TOPR

0÷+ 70

OC

Nhiệt độ lưu giữ

TSTG

-40 ÷+120

OC

Cường độ đầu ra Tx

IOUT

-5

.mA

 

*Đặc tính điện:

 

 

ĐẶT TÍNH

 

 

Biểu tượng

 

ĐIỀU KIỆN

 

TỐI THIỂU

 

LOẠI

 

TỐI ĐA

 

ĐƠN VỊ

 

 

Điện thế nguồn hoạt động

Vcc

Hoạt động với mọi chức năng

 

2.2

 

-

 

5.0

 

V

 

 

Điện thế nguồn hoạt động

Icc

Mở phím không cần nạp

-

-

1.0

V

 

 

Cường độ dòng điện chế độ chờ

Istb

Tất cả các phím đều tắt. Dừng máy đo dao động

-

1.0

10

.ua

 

 

Đầu vào

K1~k6

Hiệu điện thế

Mức“H” cao

VIH

-

0.8 Vcc

-

Vcc

V

 

 

 

CODE

 

Mức“L” thấp

VIL

-

0

-

0.5

V

 

 

 

K1~K6

Cường độ

Mức “H”

IIH

V1=3.0v

20

40

60

.uA

 

Mức “L”

IIL

V1=3.0v

-10

-

10

.uA

 

Đầu ra

T1~T3

Cường độ

Mức “H”

IOH

V0= 2.0v

-500

-

-

.uA

 

 

 

 

 

Mức “L”

IOL

V0= 2.0v

30

-

-

.uA

 

 

 

TXOUT

Cường độ

Mức “H”

IOH

V0 =2.0v

-0.1

-

-

.mA

 

 

 

 

Mức”L”

IOL

V0=2.0v

1.0

-

-

.mA

 

 

Điện trở phản hồi của máy tạo dao động

Rf

-

-

500

-

K

 

 

Tần số máy tạo dao động

Fosc

-

400

455

600

Khz

 

                                                                                     
 

*Bảng tham số cực hạn của IC BL9148:

Tham số

Ký hiệu

Giá trị cực hạn

Đơn vị

Điện áp nguồn điện

Đầu vào/ ra điện áp

Công suất tổn hao

Nhiệt độ làm việc

Nhiệt độ cất giữ

Dòng điện đầu ra

Vcc

VIN

PD

TOPR

TSTG

IOUT

6,0

Vss-3V/ ÷VDD+3V

200

-200÷75

-55÷125

-5

V

V

mW

OC

OC

mA

2. IC BL9149:

Hai IC này cùng được chế tạo bằng công nghệ CMOS, chúng đi cặp với IC phát BL918 để tạo thành một bộ IC thu- phát trong điều khiển từ xa bằng tia hồng ngoại.

*Sơ đồ chân:

*Chức năng các chân:

IC BL9149 có 16 chân vỏ nhựa kiểu cắm

 thẳng hàng,hình dạng bên ngoài của nó và

 chân dẫn được sắp xếp như hính bên.

-Chân 1: (GND) là đầu âm của dòng điện

nối đất.

-Chân 2: (RXIN) là đoạn đầu vào của tín hiệu

thu, tín hiệu sau khi được lọc bỏ sóng mang.

-Chân 3 đến chân 7: HP1-HP5 là đầu ra tín

hiệu liên tục.

-Chân 8 đến chân 12: SP1-SP5 là đầu ra tín hiệu không liên tục, tín hiệu tiếp nhận của đầu vào tương ứng là một lần, mức điện cao của đầu ra duy trì khoảng 107ms.

-Chân13,14: (code2,code1) là đầu so sánh mã truyền đạt tương đối chínhxác, mãsốthu được va mã số định trước của mạch điện này phải hoàn toàn giống nhau mới có thể thu được.

-Chân 15: (OSC) là đầu vào dao động. Điện trở ghép song song đến và tụ điện của đầu này gây ra dao động.

-Chân 16: (Vcc) là đầu dương của dòng điện, thường mắc điện áp khoảng 4,5_5,5V. Mạch điện bên trong của IC thu do bộ phận dao động, bộ đếm số cộng, bộ nhớ dịch hàng đầu vào, bộ phận kiểm tra dữ liệu, bộ phận kiểm tra mã, mạch đếm mạch xung đầu vào, mạch điện khóa cố định, mạch điện kiểm tra độ sai sót, bộ phậ đếm đầu vào… tạo thành sơ đồ khối logic của mạch điện như hình dưới:

*Sơ đồ khối bên trong IC thu BL9149:

*Tham số cực hạn của IC thu:

     Tham số

Ký hiệu

Giá trị cực hạn

Đơn vị

Điện áp nguồn điện

VDD

6

V

Điện áp vào/ ra

VIN/ VOUT

VSS-0,3~VDD+0,3

V

Công suất tổn hao

PD

200

MW

Nhiệt độ làm việc

TOPR

-20~75

OC

Nhiệt độ cất giữ

TSTG

-55~125

OC

*Tham số chủ yếu của IC thu:

           Tham số

Ký hiệu

Điều kiện đo thử

Nhỏ nhất

Điển hình

Lớn nhất

Đơn vị

      Điện áp nguồn

VDD

Ta=-20~75 OC

4,5

-

5,5

V

      Dòng điện làm việc

IDD

Đầu ra không phụ tải

-

-

1,0

mA

     Tần số dao động

FOSC

Ta=-30~75 OC

27

-

57

KHz

   Tần số sử dụng chuẩn

SOSC

-

-

38

-

KHz

Biến áp của tần số theo điện áp

 

VDD=4,5~5,5

-5

-

5

%

Biến áp của tần số theo nhiệt độ

 

Ta=-30~75 OC

-5

-

5

%

Dòng      Mức điện  cao

Điện

Đầu ra     Mức điện thấp

IOH

 

ILH

Đo tất cả đầu ra

VOH-4V

Đo tất cả đầu raVOL=4V

-

 

1,0

-

 

-

-1,0

 

-

mA

 

mA

Dòng       Mức điện cao

Điện

Đầu vào

IIH

Đầu Code,

VIH=5V

-1,0

-

1,0

mA

Điện trở kéo lên

RUP

Đầu Code

10

20

40

KW

Điện áp ngưỡng của mạch điện đầu vào

VIN

Đầu RXIN

2,0

2,5

3,0

V

Độ rộng của dải

VHYS

RXIN

-

0,8

-

V

 

*Nguyên lý hoạt động:

          Đầu vào của tín hiệu tiếp nhận của mạch IC này do đầu vào linh kiện quang điện cảm nhận, sau khi qua khuếch đại, tách sóng để loại trừ sóng mang 38KHz, sau đó đưa vào đầu vào mạch điện IC, đầu tiến hành chỉnh hình đối với tín hiệu đầu vào, sau đó lại làm các sử lý khác. Sơ đồ khối về nguyên lý hoạt động mạch điện đầu vào của nó như như hình dưới đây:

Thời gian đo kiểm tra tín hiệu tiếp nhận của mạch điện này và đồng hồ báo giờ hoạt động bên trong điều do mạch điện đảm nhận, lúc dùng chỉ cần linh kiện RC mắc song song đến đất tại đầu dao động OSC của mạch điện BL9149 va BL9150 là được, được trình bày như hình dưới:

      Từ nguyên lý của BL9148 có thể biết, mỗi nhóm số liệu của tín hiệu phát ra là 12 bit, mỗi lần phát ra 2 nhóm số, khi kiểm tra tín hiệu nhận được, đầu tiên đem tín hiệu thu của nhóm 1 gởi vào trong bộ nhớ dịch hàng 12 bit, sau đó tiến hành so sánh từng số của số liệu nhóm 2 và nhóm 1 nhận đượcnếu như giống nhau thì đầu ra đối ứng pha sẽ từ mức điện thấp sẽ tăng lên mức điện cao; nếu như khác nhau thì gây ra tín hiệu sai sót lập tức làm cho hệ thống trở về trạng thái ban đầu.

          Do trong tín hiệu của IC phát có C1, C2 và C3 cung cấp tín hiệu mã số viết cho người dùng, ví vậy đầu tiếp nhận cần phải có tín hiệu mã số tương ứng, máy  khác nhau có mã số khác nhau để cho có sự khác biệt.

*IC BL9148 phối hợp với mã người dùng của BL9149 và BL9150 lần lượt có 3 lựa  chọn như bảng sau:

BL918 phối hợp với BL919

BL9148 phối hợp với BL9150

C1

C2

C3

C1

C2

C3

1

1

1

0

1

1

1

0

1

0

1

1

1

0

1

1

1

1

Đầu C(Code) nối với tụ điện cho tới đất là [1]; trực tiếp nối đất la [0]. Trong C1 của BL9150 được đặt ở [1], 2 số khác không thể đặt mã là [00]. Khi mã người dùng phát hay thu phù hợp thì bên trong mạch điện sẽ gây ra mạch xung khóa, để khóa số liệu đầu vào và làm cho đầu ra tăng từ mức điện thấp lên mức  điện cao. Nếu mã người dùng không phù hợp, thì gây ra mạch xung không khóa, đầu vào dưng lại ở mức điện thấp. Khi mở máy đầu vào mã người dùng thì  nhất thiết phải đưa ra mạch xung dương, để làm cho hệ thống trở về ban đầu. Để tạo ra tín hiệu ban đầu  này, nhất định đầu C đặt ở mức [0] nối  với tụ điện(0.001~0,022mF), như vậy thì có thể bảo đảm trong khoảng khắc bật máy, đầu C đồng thời là mức điện thấp, làm cho bên trong mạch điện tạo ra mạch xung trở về ban đầu, sau đó đầu C của nó dừng lại ở mức điện khóa.

          Như trước đó đã trình bày, đầu C1,C2 đồng thời đặt[0] là không được ít nhất 2 đầu này phải nối với 1 tụ điện như hình dưới :

          Sau khi BL9149, BL9150 tiến hành kiểm tra chính xác mạch xung thu 12 bit, thì đầu ra tương ứng tạo thành một mạch xung dương rộng khoảng 107 ms, là mạch xung đơn, như hình dưới:

     Phím ấn Tín hiệu không liên tục

                Thông khóa

Tín hiệu không liên tục

          Sau khi thu tín hiệu liên tục, đồng thời với việc tạo ra mạch xung khóa thứ 1, đầu vào tương ứng tạo ra mức điện cao, cho đến khi mạch xung khóa sau cùng kết thúc 160ms thì lại trở lại mức điện thấp. Khi thao tác nhiều phím các đầu HP tương ứng có thể song song đồng thời đưa ra các xung liên tuc, minh họa như hình dưới:

       Phím  ấn

Tín hiệu liên tục

      Thông khóa

Đầu ra duy trì

Nếu như mỗi khi nhận tín hiệu phát không liên tục, mức điện đầu CP tương ứng chuyển đổi một lần, loại mạch xung chu kỳ này(hai trạng thái ổn định) thường dùng trong nguồn chuyển mạch dùng cho điều khiển thiết bị điện, mạch điện làm câm tập âm… Dạng sóng hoạt động của nó như hình dưới:

*Phím của bộ phận phát  xa và mã số phím ở giửa đầu ra của BL9150 quan hệ với nhau như bảng sau:

Số phím

                                               Số liệu

Chức năng

Đầu ra

H

S1

S2

K1

K2

K3

K4

K5

K6

1

1

0

0

1

0

0

0

0

0

Tín hiệu liên tục

HP1

2

1

0

0

0

1

0

0

0

0

Tín hiệu liên tục

HP2

3

1

0

0

0

0

1

0

0

0

Tín hiệu liên tục

HP3

4

1

0

0

0

0

0

1

0

0

Tín hiệu liên tục

HP4

5

1

0

0

0

0

0

0

1

0

Tín hiệu liên tục

HP5

6

0

1

0

1

0

0

0

0

0

Tín hiệu không liên tục

SP1

7

0

1

0

0

1

0

0

0

0

Tín hiệu không liên tục

SP2

8

0

1

0

0

0

1

0

0

0

Tín hiệu không liên tục

SP3

9

0

1

0

0

0

0

1

0

0

Tín hiệu không liên tục

SP4

10

0

1

0

0

0

0

0

1

0

Tín hiệu không liên tục

SP5

*Ưng dụng :

          Thiết bị điều khiển từ xa của các thiết bị âm thanh.

          Thiết bị  điều khiển từ xa của tivi và đầu máy sử dụng băng từ.

          Mạch ứng dụng:

3.IC đảo 74LS04:

a.Sơ  đồ chân:

*Ứng dụng để đảo các mức logic.

Ví dụ nếu như tín hiệu đưa vào là mức 1 thì tín hiệu lấy  ra  sẻ là mức 0 và ngược lại. Nó  cũng có nhiệm vụ là khuếch đại dòng điện ở ngõ ra lớn hơn khi tín hiệu lúc đầu đưa vào

 

4.IC giải mã74LS247:

*Sơ đồ chân:

  • Ngõ vào xóa BI (Blanking Input) được để không hoặc đưa  lên mức cao cho hoạt động giải mã bình thường.
  • Ngõ vào xóa gợn sóng RBI (Ripple Blanking Input) dược để không hoặc đưa lên mức cao khi không được dùng để xóa số  0 (số 0 ở trước số có nghĩa hay số 0 thừa bên sau dấu chấm thập phân).
  • Khi nối BI lên mức thấp thì  các ngõ ra đều tắt bất chấp trạng thái ở các ngo vào  khác.
  • Khi ngõ vào BI/RBO để không hay nối lên mức cao và các ngõ vào LT giữ ở mức thấp thì các ngõ ra đều sai.

CHƯƠNG I:   SƠ ĐỒ KHỐI VÀ GIẢI THÍCH

  1. Sơ đồ khối: Tất cả gồm có 7 khối:
  1. Khối xử lý
  2. Khối hiển thị
  3. Khối Khối nguồn
  4. phát tín hiệu điều khiển
  5. Khối thu sóng hồng ngoại
  6. Khối phát sóng hồng ngoại
  7. CD_ROM

II. Giải thích sơ đồ khối:

1.Khối nguồn:Là khối cung  cấp nguồn cho tất cả các khối còn lại. Nguồn ở đây được lấy từ bộ nguồn của máy vi  tính.

2.Khối phát hồng ngoại:Phát ra các tín hiệu sóng khác nhau. Mỗi tín hiệu được phát đi bằng mã 12 bit với mức 1 và 0.

3.Khối thu hồng ngoại:thu sóng hồng ngoại phát ra từ khối phát.

4.Khối xử lý : Nhận tín hiệu từ khối thu rồi xử lý để chọn bài hát, hiệu chỉnh volume, lấy đĩa ra, đưa đĩa vào, chế độ stop, phát bài tiếp, lùi một bài, tất cả đều có hiển thị bằng led 7 đoạn.

5.Khối hiển thị: Để hiển  thị bài hát đang phát, cường độ volume

6.Khối điều khiển: Phát ra các xung để chọn bài hát và  hiệu chỉnh volume.

7.CD_ROM đọc đĩa CD

CHƯƠNG  II:   SƠ ĐỒ MẠCH NGUYÊN LÝ VÀ GIẢI THÍCH

I.  Mạch phát hồng ngoại:

1.Sơ đồ nguyên lý:

1.Nguyên lý hoạt động:

          Thành phần chính của mạch là IC BL9149. Đây là một IC chuyên dụng để phát sóng hồng ngoại.

          BL9148 trong mạch được cấp nguồn 3VDC ,sử dụng nguồn pin.

          Ơ hai chân 2 và 3của ICBL9148 được nối tới bộ dao động thạch anh tạo tầng số sóng mang cho tín hiệu.

          Các chân 4,5,6,7 của IC được nối với các nút nhấn. Mỗi nút nhấn khi  được kích hoạt sẽ tạo ra một mã riêng và được đua vào chân 13  (code).tại chân này các mã được giải mã ra các tín hiệu riêng thông qua một diode và xuất ra chân 15 (TXOUT). Tạo thành các tín hiệu và chúng được đưa vào bộ khuyếch đại darlington bao gồm hai transistor  A 1015 và C1815. Tín hiệu được khuuyếch đại nhiều lần và xuất ra qua led hồng ngoại. Cứ mỗi nút nhấn được kích hoạt thì tại led sẽ cho ra một chuỗi xung khác nhau.

II. Mạch thu hồng ngoại:

1.Sơ đồ nguyên lý:

2.Nguyên lý hoạt động :

          Tín hiệu phát ở led hồng ngoại ở mạch phát được nhận bởi mắt thu hồng  ngoại chuyên dụng. Bình thường khi không có tín hiệu thì tại chân ra của mắt thu là chân số 1 luôn ở mức cao.  Khi nhận được tín hiệu thì chân này chuyển trạng thái suống mức thấp tương thích với mỗi tín hiệu của nút nhấn khi được kích hoạt. Mức thấp này được đưa vào chân RX của BL9149 thông qua cổng đảo (chân 1-2)của IC 7404 .ngõ ra của IC BL9149 tại các chân HP là các xung dương.

          Nếu nút nhấn một được kích hoạt thì tại chân số 3 (HP1) sẽ cho ra một sxung dương đưa vào cực B của T1 làm T1 dẫn. Khi đó dòng sẽ đổ vào transistor này thông qua diode D1,D6, và D11 làm cho ngõ vào tại các chân (S0,R1,R2) ở mức thấp làm cho ngõ rra Q0 của IC 7404  luôn luôn ở mức cao ,Q1 và Q2 ở mức thấp. Khi nút nhấn  2 được nhấn thì tại chân 4 (HP2) xuất hiện điện áp dương làm Q2 dẫn dòng đỗ vào transistor này thông qua diode D2,D5 và D10  làm cho ngõ vào tại các chân S1,R0,R2 chuyển xuống  mức thấp khi đó ngõ ra Q2 chuyển lên mức cao còn ngõ ra Q1 sẽ trở xuống mức thấp. Nút thứ 3 được kích hoạt thì tại chân số 5  (HP3) cũng hoạt động tương tự như hai nút nhấn thứ nhất và thứ hai thông qua D3,D7,và D 9 làm cho các chân S2,R0,R1 ở mức thấp và ngõ ra Q2 mức cao.

III.Mạch nguồn:

Nguồn nuôi trực tiếp từ  điện áp xoay chiều 220V tầng số 50Hz được vào bộ nguồn của máy vi tính. Điện áp lấy ra là điện một chiều 12V và  5V.

IV.Phân tích và tính toán mạch giải  mã và hiển thị  led 7 đoạn:

1.Nguyên lý hoạt động:

Khi chương hiển thị được gọi thì mã cần hiển thị được xuất ra P0 , P2 và mã quét vào P0.4, P0.5, P2.4, P2.5 và quét liên tục với mức áp cao để chọn led sáng. Do trong cùng một thời gian chỉ có một led sáng nên tốc độ quét  nhanh để ta có thể nhìn thấy rõ.

2.Tính toán điện trở trong mạch hiển thị:

Để cho một thanh led đủ sáng thì dòng điện qua nó là 10 mA, do đó để cả led 7 đoạn sáng thì dòng cung cấp cho led là:  I =  7 x 10 = 70 mA. Đây cũng chính là dòng Ic của transistor. Vậy chọn transistor loại C1815 với hệ số khuyếch đại b là 60 – 250, và Ics (Dòng I bảo hoà của Transistor) là 150mA. Ở đây ta chọn độ khếch đại của Transistro là 100 nên ta có:

            Vậy dòng IB là:     IB =  Ic/b = 150mA/ 100 = 1,5mA

        Điện trở phân cực R1 là: R1 = (5V- 0,7V - 2V)/ 1,5mA = 1,5 kW

Chọn  R1 = 1kW, nhỏ hơn giá trị tính toán để dòng lớn transistor  nhanh bão hòa.

Vậy dòng IB thực tế là:   IB = (5V-0,7V-2V)/1kW = 2,3mA

Tính R2 (điện trở hạn dòng cho led):

Khi transistor bão hòa, điện áp  VCESAT = 0,2 V và điện áp rơi trên led là 2V do đó:

                   VR2 = Vcc – VCESAT – VLED = 5 – 0,2 – 2 = 2,8V

        Vậy  R2 = (5V-0,2V-2,8V)/ 150mA = 13,3 (W)    

Chọn R2 = 56 (W). Chọn R2 lớn hơn tính toán để transistor nhanh bão hoà

V: Sơ đồ mạch điều khiển CD-ROM:

1.Sơ đồ nguyên lý:

2.Nguyên lý hoạt động:

Sau khi cấp nguồn cho toàn mạch. Nếu có tín hiệu điều khiển của remost thì remost sẽ phát ra tín hiệu dạng sóng hồng ngoại, ứng với mỗi phím ấn sẽ cho phát ra một tín hiệu riêng biệt để phát đi. Remost có 10 phím thì tương ứng sẽ có 10 tín hiệu khác nhau được phát đi. Tín  hiệu sau khi được phát đi  thì phần  thu sóng hồng ngoại sẽ thu và phân biệt các tín hiệu này, IC BL9149 có nhiệm  vụ chuyển các tín hiệu tương tự này thành các tín hiệu số với các mức logic 1 và 0 sau đó đưa qua bộ đệm là transistor C1815 rồi đưa  vào vi xử lý để điều khiển. Khi vi xử lý(VXL) nhận được  tín hiệu  mở ổ đĩa, đóng ổ đĩa  hoặc dừng đĩa thì VXL sẽ phát ra một xung ở P1.1. Đồng  thời VXL sẽ xuất ra mã dữ liệu số 0 ở P0 rồi đưa vào IC 74LS247 để giải mã ra hiển thị cho led 7 đoạn. Sau khi đã đưa đĩa vào ta ấn phím Play để phát bài hát số 1. Tương tự nếu muốn chọn phát các bài hát khác thì ta chỉ việc ấn các phím 1,2,3,4 và nếu như muốn chọn các bài lớn hơn 4 thi ta phải ấn phím 5+. Nếu phím 5+ được ấn một lần thi nó đang chờ ấn các phím 1,2,3,4 để cộng thêm vào bài hát đang phát. Nếu phím 5+ được ấn 2 lần thì VXL sẽ chọn phát bài hát số 5. Đồng thời trong lúc đang nghe ta có thể cho lùi hoặc phát tới một bài đang phát bằng cách ấn các phím lùi va phím tới trên remost. Mỗi lần chọn bài hát thì P3.4 của VXL sẽ xuất ra một chuổi xung đúng bằng với thứ tự bài chọn  phát. Chân của P3.4 này sẽ kết nối song song với phím ấn phát bài tiếp trên ổ CD_ROM.Ứng với mỗi bài hát chọn phát thì VXL sẽ xuất ra một mã ứng với bài hát đó rồi đưa vào IC 74LS247 sẽ được hiển thị ra led 7 đoạn.

          Chúng ta cũng có thể hiệu chỉnh volume lớn nhỏ tùy y bằng remost. Khi ta ấn phím “+’’ thì phần thu và giải mã tín hiệu nhận được tín hiệu rồi đưa vào VXL xuất ra một xung ở P3.3. Chân của P3.3 này được kết nối song song với phím “+” trên ổ CD_ROM. Xung kích này sẽ kích tăng volume với mức âm lượng lớn  nhất là 40 và mức nhỏ nhất là 0. Nếu chúng ta muốn giảm nhỏ volume lại thì ta ấn phím “-“ . Sau khi ấn phím này tương tự như trên VXL sẽ xuất  ra một xung ở P3.2. Chân của P3.2 này được kết nối song song với phím “-“ trên ổ CD_ROM. Xung kích này sẽ giảm volume  với mức âm lượng  nhỏ nhất là 0. Ứng với mỗi mức âm lượng VXL sẽ xuất ra một mã ứng với bài hát đó rồi  đưa vào IC 74LS247 sẽ được hiển thị ra led 7 đoạn.

          *Ngoài ra chúng ta còn  có thể chọn các chế độ open, close, stop, phát bài tiếp theo, lùi một bài, hiệu chỉnh volume bằng các phím ấn trực tiếp trên ổ CD_ROM.

 

CHƯƠNG  III: LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT VÀ CHƯƠNG TRÌNH

 

I.Lưu đồ giải thuật:

1.Lưu đồ giải thuật hiển thị bài hát:

2.Lưu đồ giải thuật cộng:

 

3.Lưu đồ giải thuật phát xung  chỉnh volume:

4.Lưu đồ giải thuật chọn bài hát:

.......................................

Nhiệm vụ các phím:

_ Bit P1.1 là phím chọn chế độ OPEN, CLOSE, STOP.

_ Bit P1.4 là phím chọn phát bài hát số 1.

_ Bit P1.0 là phím chọn phát bài hát số 2.

_ Bit P1.5 là phím chọn phát bài hát số 3.

_ Bit P1.2 là phím chọn phát bài hát số 4.

_ Bit P1.6 là phím ấn nếu ấn lần thứ nhất thì chọn chế độ cộng các số 1,2,3,4 vào bài đang hiển thị, nếu ấn lần thứ hai thì phát bài số 5 và hiển thị.

_ Bit P1.3 là phím chọn chế độ lùi một bài đang phát.

_ Bit P1.7 là phím chọn chế độ PLAY, phát bài hát tiếp theo.

_ Bit P3.3 là phím chọn chế độ tăng volume.

_ Bit P3.2 là phím chọn chề độ giảm volume.

_ Bit P3.4 là phím chọn chế độ PLAY,phát bài hát tiếp theo nằm trên ổ CD_ROM.

_ Bit P3.5 là phím chọn chế độ OPEN, CLOSE, STOP nằm trên ổ CD_ROM.

_ Bit P3.6 là phím chọn nằm trên ổ CD_ROM nằm trên ổ CD_ROM.

_ Bit P3.7 là phím chọn chế độ tăng volume nằm trên ổ CD_ROM.

II.  Nội dung chương trình:

1. Nội dung:

Lập trình cho vi xử lý làm những công việc sau :

  1. Chọn các chế độ mở ổ đĩa(OPEN), đóng ổ đĩa(CLOSE), dừng đĩa(STOP).Chọn các chế độ này bằng cách ấn phím OCS(OPEN,CLOSE,STOP) trên remost hoặc ấn phím trực tiếp trên ổ CD_ROM. Giả sử lúc đầu ổ đĩa đang ở trạng thái đóng. Khi đó ta ấn phím OCS lần thứ nhất chương trình sẽ chọn chế độ lấy đĩa ra, ấn phím này lần  thứ 2 thì chương trình sẽ chọn chế độ đóng ổ đĩa, ấn phím này lần thứ 3 chương trình sẽ chọn chế độ dừng ổ đĩa nếu như lúc này ổ đĩa đang phát bài hát. Tương tự khi ổ CD_ROM đang phát hoặc đang ngưng phát thì chương trình sẽ chọn các chế độ như ngưng hoặc mở ổ đĩa. Đồng thời khi ấn phím này thì led 7 đoạn  sẽ hiển thị số “00”.  
  2. Chọn chế độ chọn phát bài hát tùy ý mình chọn. Nếu  ta  muốn chọn các  bài hát từ 1,2,3,4 thì ta chỉ việc ấn các phím  số 1,2,3,4 trên remost. Nếu muốn phát bài  5 thì ta ấn phím 5+ hai lần. Nếu bài  nào được phát sẽ hiển thị lên led 7 đoạn.
  3. Nếu chọn các bài hát từ 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 thì ta sẽ ấn phím 5+ lần thứ nhất sau đó mới ấn chọn các phím có số 1,2,3,4 thì chương trình sẽ cộng vừa mới ấn với bài hát đang phát hiện tại và phát bài  hát vừa được cộng đó.
  4. Nếu chọn ấn phím “+” thì chương trình sẽ  chọn chế độ tăng volume,với mức volume lớn nhất là 40. Nếu chọn ấn phím “-“ thì chương trình sẽ chọn chế độ giảm volume và ứng với mỗi mức âm lượng sẽ được hiển thi lên led 7 đoạn.

......................................................

S10:  CJNE          R7,#10H,S11

          MOV R0,#10

          CPL   P3.5

          MOV R2,#15

N30:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N30

          CPL   P3.5

G10:  MOV R2,#15

N31:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N31

          CPL   P3.4

          MOV R2,#15

N32:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N32

          CPL   P3.4

          DJNZ          R0,G10

S11:  CJNE          R7,#11H,S12

          MOV R0,#11

          CPL   P3.5

          MOV R2,#15

N33:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N33

          CPL   P3.5

G11:  MOV R2,#15

N34:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N34

          CPL   P3.4

          MOV R2,#15

N35:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N35

          CPL   P3.4

          DJNZ          R0,G11

S12:  CJNE          R7,#12H,S13

          MOV R0,#12

          CPL   P3.5

          MOV R2,#15

N36:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N36

          CPL   P3.5

G12:  MOV R2,#15

N37:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N37

          CPL   P3.4

          MOV R2,#12

N38:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N38

          CPL   P3.4

          DJNZ          R0,G12

S13:  CJNE          R7,#13H,S14

          MOV R0,#13

          CPL   P3.5

          MOV R2,#15

N39:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N39

          CPL   P3.5

G13:  MOV R2,#15

N40:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N40

          CPL   P3.4

          MOV R2,#15

N41:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N41

          CPL   P3.4

          DJNZ          R0,G13

S14:  CJNE          R7,#14H,S15

          MOV R0,#14

          CPL   P3.5

          MOV R2,#15

N42:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N42

          CPL   P3.5

G14:  MOV R2,#15

N43:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N43

          CPL   P3.4

          MOV R2,#15

N44:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N44

          CPL   P3.4

          DJNZ          R0,G14

S15:  CJNE          R7,#15H,EXIT

          MOV R0,#15

          CPL   P3.5

          MOV R2,#15

N45:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N45

          CPL   P3.5

G15:  MOV R2,#15

N46:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N46

          CPL   P3.4

          MOV R2,#15

N47:  ACALL       HTB

          ACALL       HTB1

          DJNZ          R2,N47

          CPL   P3.4

          DJNZ          R0,G15

EXIT:         RET

;*********************************************

DELAY:     MOV          TH0,#HIGH(-4000)

          MOV          TL0,#LOW(-4000)

          SETB          TR0

          JNB   TF0,$

          CLR TR0

          CLR TF0

          RET

          END

  1. THI CÔNG MẠCH
  • Thiết kế mô hình
  • Vẽ mạch in và ngâm mạch
  • Khoang và ráp linh kiện
  • Kiểm tra, cân chỉnh và thử mạch
  • Kết nối mạch điện với CD_ROM
  • Kiểm tra, nạp chương trình
  • Trang trí
  1. BáO CÁO KẾT QUẢ THI CÔNG

Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương cùng với sự nhiệt tình của thầy hướng dẫn Trương Quang Trung Đề tài: “ ĐIỀU KHIỂN CD_ROM TỪ XA” đã hoàn thành đúng thời gian qui định. Đây là đề tài mang tính tổng hợp, kết hợp giữa kỹ thuật điện tử và kỹ thuật lập trình.

Với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng, tập đồ án này đã giúp cho em bước đầu làm quen với đề tài khoa học và em đã thật sự tích lũy một số kiến thức cơ bản về vi điều khiển, thiết kế mạch và kỹ thuật lập trình.

Mặc dù thời gian hạn hẹp, tài liệu tham khảo quá ít, và có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thiết kế phần mềm, nhưng em đã cố gắng hết sức mình cũng như sự tận tâm giúp đỡ của thầy hướng dẫn nên đã đạt được những yêu cầu đặt ra.

Qua quá trình thực hiện đồ án, em đã tự đánh giá được phần nào còn hạn chế và ít nhiều bổ xung các kiến thức còn hạn hẹp trong thời gian học tại trường nhất là môn kỹ thuật vi xử lí.

Em xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ tận tình, qúy báu của các thầy - cô trong trường và thầy hướng dẫn, đã tạo nhiều điều kiện giúp chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đúng thời gian qui định.

Một lần nữa, em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy - cô cùng với các bạn  học sinh_sinh viên tham khảo để tập luận văn được hoàn hảo hơn.

 

                                                       Thành phố Hồ Chí Minh, tháng05 năm 2013

                                                                Học sinh thực hiện:

                                                              Dương Thanh Minh

 

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  • Các tài liệu liên quan tìm trên mạng internet

Trang web truy cập: www.google.com.vn   

                                  www.alldatasheet.com                    

  • Họ vi điều khiển 8051(nhà xuất bản và xã hội)
  • Kỹ thuật xung (Thầy Thượng Văn Bé)
  • Mạch tương tự (Thầy Trần Thanh Trang)


  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn