Đồ Án Tốt Nghiệp Mô hình Quy Trình Tháo Lắp Mâm Cặp, thuyết minh Mô hình Quy Trình Tháo Lắp Mâm Cặp, quy trình Mô hình Quy Trình Tháo Lắp Mâm Cặp, bản vẽ Mô hình Quy Trình Tháo Lắp Mâm Cặp, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO Mô hình Quy Trình Tháo Lắp Mâm Cặp
LỜI NÓI ĐẦU
****
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ trong tất cả các ngành ,các lĩnh vực . Đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo máy .Ngành cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành chủ chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước .Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra ở đây là phải có trang thiết bị hiện đại và nguồn nhân lực .
Hiện nay tại các trường đào tạo kỹ thuật, học sinh sinh viên gặp nhiều vấn đề khó khăn khi tháo lắp các chi tiết của một bộ phận mấy phục vụ cho quá trình học tập gây mất thời gian và việc tiếp thu kiến thức bị hạn chế . Sau đây là đề tài thiết kế mô hình lắp ráp mâm cặp .Mô hình này trình bày quá trình tháo và quá trình lắp các chi tiết của mâm cặp một cách chi tiết và chính xác phụ vụ cho công tác giảng dậy cũng như làm việc đạt hiệu quả cao.
Do thời gian và sự hiểu biết về kiến thức của chúng em còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể không thiếu sót ,kính mong quý thầy cô trong hội đồng nhà trường ,trong khoa cơ khí chế tạo ,thầy hướng dẫn chỉ dẫn thêm cho đề tài của chúng em được tốt hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : CHƯƠNG TỔNG QUAN.. 8
1.1 Yêu cầu xã hội. 8
1.2 Phân tích mô hình quy trình lắp ráp mâm cặp. 8
1.3 Yêu cầu của mô hình quy trình tháo lắp mâm cặp. 9
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ MÔ HÌNH LẮP RÁP MÂM CẶP. 10
2.1 Sơ đồ tháo lắp các chi tiết của mâm cặp. 10
2.1.1 Sơ đồ quy trình tháo mâm cặp : 10
2.1.2 Sơ đồ quy trình tháo mâm cặp. 11
2.2 Mô hình lắp ráp mâm cặp. 13
2.3 Bản vẽ sơ đồ nguyên lý. 14
2.4 Nguyên lý làm việc của mô hình lắp ráp mâm cặp. 15
2.5 Kiểm xoát quá trình tháo, lắp. 16
2.6 Các bản vẽ chi tiết của các chi tiết trong mâm cặp. 17
\2.7 Hệ thống điều khiển điện tử. 18
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN.. 19
3.1 Đánh giá sơ bộ. 19
3.2 Hướng dẫn sử dụng. 19
3.3 Hướng phát triển trong tương lai 20
CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÁNH RĂNG CÔN LỚN 21
4.1 Phân tích chi tiết gia công (CTGC) 21
4.1.1 Phân tích công dụng và điều kiện làm việc của CTGC.. 21
4.1.2 Phân tích vật liệu chế tạo CTGC.. 21
4.1.3 Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết 22
4.1.4 Chọn và xác định dạng sản xuất 22
4.2 Chọn phôi, phương pháp chế tạo phôi và xác định lượng dư CTGC.. 23
4.2.1 Chọn phôi 23
4.2.2 Xác định phương pháp chế tạo phôi 23
4.2.3 Xác định lượng dư gia công. 23
4.2.4 Yêu cầu kỹ thuật của phôi 23
4.3 Lặp quy trình công nghệ gia công cơ. 24
4.3.1 Phương án gia công. 24
4.4 Tính toán chế độ cắt 24
4.5 Bảng quy trình công nghệ gia công cơ. 45
CHƯƠNG 5 : THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT. 46
MẶT BÍCH MÂM CẶP. 46
5.1 Phân tích chi tiết gia công (CTGC) 46
5.1.1Phân tích công dụng và điều kiện làm việc của CTGC.. 46
5.1.2 Phân tích vật liệu chế tạo CTGC.. 46
5.1.3Phân tích kết cấu ,hình dạng CTGC.. 47
5.1.4 Xác định sản lượng năm.. 47
5.2 Chọn phôi, phương pháp chế tạo phôi và xác định lượng dư CTGC.. 48
5.2.1 Chọn phôi 48
5.2.2 Xác định lượng dư gia công. 48
5.2.3 Yêu cầu kỹ thuật của phôi 49
5.2.4 Tính hệ số sử dụng vật liệu. 49
5.3 Lập bảng quy trình công nghệ gia công cơ. 49
5.3.1 Phương án gia công. 49
5.4 Tính toán chế độ cắt 50
5.5 Bảng quy trình công nghệ gia công cơ. 65
CHƯƠNG 6 : THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT. 66
THÂN MÂM CẶP. 66
6.1.Phân tích chi tiết gia công (CTGC) 66
6.1.1 Phân tích công dụng và điều kiện làm việc của CTGC.. 66
6.1.2 Phân tích vật liệu chế tạo CTGC.. 66
6.1.3Phân tích kết cấu ,hình dạng CTGC.. 67
6.1.4 Xác định sản lượng năm.. 67
6.2 Chọn phôi, phương pháp chế tạo phôi và xác định lượng dư CTGC.. 68
6.2.1 Chọn phôi 68
6.2.2 Xác định lượng dư gia công. 69
6.2.3 Yêu cầu kỹ thuật của phôi 69
6.2.4 Tính hệ số sử dụng vật liệu. 69
6.3 Lập bảng quy trình công nghệ gia công cơ. 69
6.3.1 Phương án gia công. 69
6. 4.Tính toán chế độ cắt 71
6.5 Bảng quy trình công nghệ gia công cơ. 89
CHƯƠNG 1 : CHƯƠNG TỔNG QUAN
1.1 Yêu cầu xã hội.
Trong các khu công nghiệp,các xưởng sản xuất,các trường đào tạo kỹ thuật hiện nay mỗi khi người công nhân hay học sinh sinh viên muôn tháo hay lắp các chi tiết của các bộ phận máy hay cụm bộ phận máy phục vụ cho quá trình học tập cũng như quá trình sản xuất, bảo trì bảo dưỡng thường gặp phải những vấn đề như tháo lắp bi sai quy trình, dư chi tiết hay thiếu chi tiết của bộ phận máy hay cụm bộ phận máy đó làm cho máy không hoạt động được làm cho quá trình sản xuất cũng như học tập bị gián đoạn gây mất thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất và kết quả học tập của học sinh sinh viên.Ví dụ như việc tháo lắp mâm cặp máy tiện, nhiều sinh viên khi tháo hay lắp mâm cặp thì thương làm sai thứ tự tháo lắp ,làm cho mâm cặp không hoạt động được, gây rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên.Từ đó đặt ra vấn đề là phải có những quy trình hay mô hình tháo lắp các chi tiết máy cụ thể là mâm căp và nhiều chi tiết khác nữa được thiết kế một cách chính xác chi tiết ,hợp lý không những sinh viên hiểu được mà người công nhân cũng hiểu được được đưa ra để khắc phục tình trạng trên.
1.2 Phân tích mô hình quy trình lắp ráp mâm cặp.
Mô hình lắp ráp mâm cặp máy tiện hướng dẫn cho người công nhân hay sinh viên quy trình tháo và quá trình lắp mâm cặp đúng cách thông qua bản vẽ chi tiết và tín hiệu còi báo động được gắn trên phần làm việc của mô hình giúp, tháo lắp môt cách dễ dàng và chính xác.
Mô hình là một chiếc bàn cơ khí được lắp ráp từ những tấm thép lên khung sườn.Có một hộc tủ dùng để chứa những vật dụng phục vụ cho việc tháo lắp chi tiết như tuốc nơ vít bake, búa, dùi đồng …Có một cánh cửa phía trước mô hình, trên phần làm việc của mô hình có một cơ cấu dùng để chứa đựng những chi tiết đặt nghiêng góc 120˚ so với mặt bàn, trên mặt bàn đặt một tấm gỗ phục vụ cho viêc tháo và lắp mâm cặp. Bên
trong mô hình có một cơ cấu anten hỗ trợ cho việc đưa bản vẽ ra bên ngoài khi bắt đầu làm việc và cất bản vẽ vào mô hình khi quá trình làm việc kết thúc.Trên cơ cấu chứa chi tiết được lắp đặt hệ thống điện và còi báo động dùng để kiểm xoát quá trình lắp ghép.
1.3 Yêu cầu của mô hình quy trình tháo lắp mâm cặp
Mô hình mấy phải gọn nhẹ,dễ vận chuyển và điều chỉnh.phải có hệ thống kiểm soát quá trình tháo, lắp, dễ dàng sữa chữa các bộ phận bên trong mỗi khi mô hình gặp vấn đề trục trặc cần được sữa chữa. cơ cấu anten phải hoạt động nhẹ nhàng . Dễ sử dụng và bảo quản.
CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ MÔ HÌNH LẮP RÁP MÂM CẶP
2.1 Sơ đồ tháo lắp các chi tiết của mâm cặp
2.1.1 Sơ đồ quy trình tháo mâm cặp :
- Bảng chú thích :
STT |
Tên Gọi |
1 |
Vít M4 (vis M4) |
2 |
Vít M6 (vis M6) |
3 |
Mặt Pích (of spades) |
4 |
Bánh Răng Côn nhỏ (small bevel gear) |
5 |
Bánh Răng Côn lớn (large bevel gear) |
6 |
Chấu Cặp (pin pair) |
7 |
Thân Mâm Cặp (chuck body) |
- Thứ tự tháo các chi tiết mâm cặp :
STT |
Tên chi tiết |
Số lượng |
Dụng cụ tháo |
1 |
Vít M4 |
3 |
Tuốc nơ vít bake |
2 |
Vít M6 |
3 |
Tuốc nơ vít bake |
3 |
Mặt Pích |
1 |
|
4 |
Bánh Răng Côn nhỏ |
3 |
Tay siết mâm cặp |
5 |
Bánh Răng Côn lớn |
1 |
Búa, dùi đồng |
6 |
Chấu Cặp |
3 |
|
7 |
Thân Mâm Cặp |
1 |
|
- Khó khăn trong việc tháo các chi tiết mâm cặp :
- Người công nhân thường tháo sai thứ tự các chi tiết gây mất thời gian
- Khi tháo các chi tiết người công nhân thường để sai thứ tự các chi tiết có thể mất một số chi tiết làm cho các chi tiết mâm cặp không còn đầy đủ như lúc ban đầu…
2.1.2 Sơ đồ quy trình tháo mâm cặp
- Thứ tự lắp các chi tiết mâm cặp :
STT |
Tên chi tiết |
Số lượng |
Dụng cụ lắp |
1 |
Thân Mâm Cặp |
1 |
|
2 |
Chấu Cặp |
3 |
|
3 |
Bánh Răng Côn lớn |
1 |
Búa, dùi đồng |
4 |
Bánh Răng Côn nhỏ |
3 |
Tay siết mâm cặp |
5 |
Mặt Pích |
1 |
|
6 |
Vít M6 |
3 |
Tuốc nơ vít bake |
7 |
Vít M4 |
3 |
Tuốc nơ vít bake |
- Khó khăn trong việc lắp các chi tiết mâm cặp :
- Người công nhân thường lắp sai thứ tự, vị trí các chi tiết gây mất thời gian
- Hướng khắc phục khó khăn trong việc tháo, lắp các chi tiết mâm cặp :
Thiết kế quy trình tháo, lắp các chi tiết mâm cặp bằng mô hình, mô hình này phải có cơ cấu chứa những chi tiết theo đúng thứ tự, hình dáng, phải thể hiện rõ quy trình tháo và quy trình lắp và có tính khoa học .
2.2 Mô hình lắp ráp mâm cặp
- Cấu tạo mô hình lắp ráp mâm cặp :
Mô hình được cấu tạo bằng những tấm thép gắn lên khung sắt bằng bu lông đai ốc
Phía trước mô hình được lắp đặt 1 hộc tủ dùng để chứa các dụng cụ phục vụ cho việc tháo lắp, bên cạnh là một cánh cửa để có thể điều chỉnh hoặc sữa chữa các chi tiêt bên trong, trên phần làm việc của mô hình được lắp đặt một tấm gỗ phục vụ cho viêc tháo lắp, bên cạnh phần làm việc có một tấm thép được đặt nghiêng với mặt làm viêc môt góc 120˚, trên tấm thép này được thiết kế những chiếc khuôn hình dạng như những chi tiết của mâm cặp để đựng những chi tiết đó và có những đèn tín hiệu được đặt phía trên bên phải của tấm thép, bên trong của mô hình được gắn mạch điện tử dùng để điều khiển quá trình lắp ghép được dễ dàng , bên cạnh mạch điện còn được gắn bản vẽ thứ tự tháo và thứ tự lắp mâm cặp và cơ cấu anten
Dùng để đưa bản vẽ ra ngoài, bản vẽ khổ giấy A0 được cuộn tròn trong một ống nhựa được gắn ổ lăn ở hai đầu, trên ống nhựa được gắn 2 chiếc buli 2 rãnh dùng để kéo 2 cây anten chạy lên kéo theo bản vẽ ra ngoài, cơ cấu anten được làm bằng hai thanh nhôm vuông có kích thướt khác nhau, thanh này có thể lọt dễ dàng trong thanh kia trong khoảng trống giữa hai thanh nhôm được đặt 2 miếng nhựa vuông góc cố định ở hai đầu thanh nhôm, miếng nhựa có thể dễ dàng trượt trơn trong thanh nhôm, ở hai đầu của thanh nhôm được đặt 2 buli nhỏ 1 rảnh , bên trong thanh nhôm được luồng 1 sợi dây qua miếng nhựa qua buli 1 rãnh và buli 2 rãnh dùng để kéo thanh nhôm bên trong ra ngoài, phía dưới của mô hình là chân bàn điều chỉnh được.
2.3 Bản vẽ sơ đồ nguyên lý
- Quy trình tháo : Dụng cụ tháo
Dụng cụ tháo Búa, dùi đồng
Tuốc nơ vít bake
Vít M 6 (3 chi tiết)
|
Bánh răng côn nhỏ (3 chi tiết)
|
Chấu cặp (3 chi tiết)
|
Thân mâm cặp (1 chi tiết )
|
Vít M4 (3 chi tiết)
|
Mặt Pích (1 chi tiết)
|
Bánh răng côn lớn (1chi tiết)
|
Dụng cụ tháo
Tuốc nơ vít bake Dụng cụ tháo
Tay siết mâm cặp
- Quy trình lắp :
2.4 Nguyên lý làm việc của mô hình lắp ráp mâm cặp
- Quy trình tháo mâm cặp :
- Khởi động hệ thống điện của mô hình, kéo bản vẽ trong mô hình ra ngoài
- Đặt mâm cặp lên tấm gỗ, dùng tuốc nơ vít bake tháo 3 chiếc vit M4 và 3 chiếc vit M6 sau đó đăt 6 chiếc vít lên khuôn mẫu hình vuông phía trên cùng bên phải của mô hình
- Dùng tay tháo mặt bích ra và đặt lên khuôn mẫu hình tròn nằm chính giữa phía trên của mô hình
- Dùng tay xiết mâm cặp tháo 3 bánh răng côn nhỏ ra khỏi mâm cặp rồi đặt lên khuôn mẫu hình vuông phía trên cùng bên trái của mô hình
- Dùng búa và dùi đồng tháo bánh răng côn lớn ra khỏi mâm cặp rồi đặt lên khuôn mẫu hình tròn phía dưới bên phải của mô hình
- Dùng tay tháo 3 chấu cặp ra khỏi mâm cặp rồi đặt lên khuôn mẫu hình vuông chính giữa phía dưới của mô hình
- Dùng tay tháo thân mâm cặp rồi đặt lên khuôn mẫu hình tròn phía dưới bên trái của mô hình
- Sau khi tháo song chi tiêt thì dùng tay ngắt hệ thống điện và thu bản vẽ vào mô hình, kết thúc quá trình tháo
- Quy trình tháo mâm cặp :
- Khởi động hệ thống điện của mô hình, kéo bản vẽ trong mô hình ra ngoài
- Dùng tay nhất chi tiêt thân mâm cặp từ khuôn mẫu hình tròn phía dưới bên trái của mô hình ra ngoài đặt lên tấm gỗ
- Dùng tay nhất 3 chi tiết chấu cặp từ khuôn mẫu hình vuông chính giữa phía dưới của mô hình ra ngoài và đặt vào 3 rãnh của thân mâm cặp
- Dùng tay nhất chi tiết bánh răng côn lớn từ khuôn mẫu hình tròn phía dưới bên phải ra ngoài của mô hình và đặt vào lõi bên trong của thân mâm cặp kết hợp với việc dùng búa và dùi đồng
- Dùng tay nhất 3 chi tiết chấu cặp từ khuôn mẫu hình vuông phía trên bên phải của mô hình ra ngoài và đặt vào 3 lỗ chấu cặp trên thân mâm cặp kêt hợp với tay xiết mâm cặp
- Dùng tay nhất chi tiết mặt bích từ khuôn mẫu hình tròn chính giữa phía trên của mô hình ra ngoài và đặt vào bên trong của thân mâm cặp che kín tất cả các chi tiết bên trong
- Dùng tay nhất 3 chi tiết vít M6 từ khuôn mẫu phía trên cùng bên phải của mô hình ra ngoài và đặt vào 3 lỗ M6 ngay chỗ 3 bánh răng côn nhỏ của thân mâm cặp kết hợp với tuốc nơ vít bake
- Dùng tay nhất 3 chi tiết vít M4 từ khuôn mẫu phía trên cùng bên phải của mô hình ra ngoài và đặt vào 3 lỗ của mặt bích, xiết chặt nhờ tuốc nơ vít bake
- Sau khi lắp xong tất cả các chi tiết thì dùng tay ngắt điện, thu bản vẽ vào mô hình kết thúc quá trình lắp
2.5 Kiểm xoát quá trình tháo, lắp
- Quy trình tháo mâm cặp :
- Khi người công nhân tháo chi tiết mặt bích và lắp vào khuôn mẫu chính giữa phía trên của mô hình thì đó là tháo đúng chi tiết và đèn vàng sẽ sáng 3 lần sau đó tắt
- Khi người công nhân tháo chi tiết mặt bích và lắp vào khuôn mẫu phía dưới bên phải của mô hình thì đó là tháo sai chi tiết và tín hiệu còi báo động sẽ vang lên và người công nhân sẽ lấy chi tiết mặt bích ra và đặt vào khuôn mẫu chính giữa phía trên của mô hình thì đó là tháo đúng chi tiết và đèn vàng sẽ sáng 3 lần sau đó tắt
- Khi người công nhân tháo chi tiết mặt bích và lắp vào khuôn mẫu phía dưới bên phải của mô hình thì đó là tháo sai chi tiết và tín hiệu còi báo động sẽ vang lên mà người công nhân lại lấy chi tiết mặt bích ra và đặt vào khuôn mẫu phía dưới bên trái của mô hình thì còi báo động lại vang lên báo hiệu đã tháo sai chi tiết và sau đó người công nhân lấy chi tiết mặt bích ra và đặt vào khuôn mẫu chính giữa phía trên của mô hình thì đó là tháo đúng chi tiết và đèn vàng sẽ sáng 3 lần sau đó tắt
- Quy trình lắp mâm cặp :
- Khi người công nhân lấy chi tiết thân mâm cặp từ khuôn mẫu phía dưới bên trái của mô hình để lắp ráp thì đèn vàng sẽ sáng 3 lần báo hiệu lắp đúng sau đó người công nhân lấy 3 chi tiết chấu cặp từ khuôn mẫu chính giữa phía dưới của mô hình sau đó lắp vào 3 rãnh của thân mâm cặp thì đèn vàng sáng 3 lần báo hiệu lắp đúng quy trình, khi lắp đúng tất cả chi tiết thì đèn xanh sáng báo hiệu đã lắp xong
- Khi người công nhân lấy chi tiết thân mâm cặp từ khuôn mẫu phía dưới bên trái của mô hình để lắp ráp thì đèn vàng sẽ sáng 3 lần báo hiệu lắp đúng sau đó người công nhân lấy chi tiết bánh răng côn lớn từ khuôn mẫu phía dưới bên phải của mô hình lắp vào bên trong của thân mâm cặp thì sẽ có tín hiệu của đèn báo động báo hiệu sai quy trình thì người công nhân sẽ lấy chi tiết bánh răng côn lớn đặt lại vào trong khuôn mẫu trong mô hình sau đó lấy 3 chi tiết chấu cặp từ mô hình và lắp vào 3 rãnh của thân mâm cặp thì đèn vàng sáng 3 lần báo hiệu đúng
2.6 Các bản vẽ chi tiết của các chi tiết trong mâm cặp
2.7 Hệ thống điều khiển điện tử
CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN
3.1 Đánh giá sơ bộ
- Mô hình giúp cho người dùng hoàn thành quy trình tháo, lắp một cách chính xác, hiệu quả, tiết kiệm thời gian…
- Mô hình sử dụng được nhiều lần
- Kêt cấu của mô hình còn cồng kềnh
- Diện tích không làm việc của mô hình còn nhiều gây lãng phí
- Mô hình chỉ áp dụng cho mâm cặp máy tiện
- Mô hình chưa có tính thẩm mỹ
.........................................
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.