ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ KHUÔN ÉP NHỰA Co Nước 2 Ren CT

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ KHUÔN ÉP NHỰA Co Nước 2 Ren CT
MÃ TÀI LIỆU 300500300049
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 300 MB Bao gồm tất cả file CAD,..2D, thuyết minh, các bản vẽ chi tiết và bản vẽ lắp 2d.. Và nhiều tài liệu liên quan khác kèm theo đồ án này......Bảng tra các thông số tiêu chuẩn của chi tiết trong khuôn (catalo..) Bảng tra chế độ cắt khi gia công khuôn...ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ KHUÔN ÉP NHỰA Co Nước 2 Ren CT
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 19/04/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ KHUÔN ÉP NHỰA Co Nước 2 Ren CT Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

KHUÔN ÉP NHỰA Co Nước 2 Ren CT

  1. ***/ Tìm hiểu về vật liệu nhựa và sản phẩm thiết kế

    Nhựa là gì?

    *** Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là:áo mưa, ống dẫn điện... cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng. Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc đẹp.

     

    1. Tổng Quan Về Sản Phầm nhựa.

    1.1.         Tổng quan về tình hình ngành công nghiệp nhựa

    1.1.1    Khái quát tình hình:

    -           Ngành nhựa ra đời sau thế chiến thứ hai.

    -           Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hằng ngày của xã hội. Theo hiệp hội nhưa Việt Nam, hiện nay nhu cầu sử dụng hàng nhựa của người dân trong nước chỉ đạt 40kg nhựa/người/năm, Thái Lan là 60kg, Nhật Bản là 114kg.

    -               Sản xuất bao bì 30%, xây dựng 12%, điện tử 11%, điện gia dụng 8%, vận tải 6%, may mặc 5%, nông nghiệp 3%, và các ngành khác 15%.

    -               Trên thế giới hiện nay, hầu hết các ngành công nghiệp đều có sử dụng vật liệu nhựa.

    -               Ngành nhựa ở nước ta thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài.

    -               Từ năm 1975 đến năm 1989, ngành nhựa của Việt Nam đang chứng tỏ tiềm lực của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.

    -               Theo hiệp hội nhựa Tp.HCM, trong 14 năm (1988-2002) ngành nhựa Việt Nam đã tăng 24 lần.

    -               Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện c1o mặt tại hơn 55 nước trên toàn thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. Trong đó 10 thị trường Xuất khảu lớn nhất cùa Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Hiện có khoảng 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh lực xuất khẩu. Ngoài việc nhập khẩu từ 70%-80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, Nước ta phải nhập khẩu hầu như tất cả các sản phẩm và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm nhựa.

    -               10 năm trở lại đây, sản lượng nhựa của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh và đều đặn với tốc độ trung bình là 15%/năm. Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu và biến động giá vật liệu nhựa trong năm 2008, sản lượng nhựa Việt Nam vẫn đạt 2,3 triệu tấn, tăng 22% so với năm 2007. Dự kiến tổng sản lượng của cả nước sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới.

              Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam

    -         Trong tổng sản lượng nhựa hàng năm, sản phẩm nhựa bao bì chiếm khoảng 36% trong khi nhựa vật liệu xây dựng, đồ gia dụng và các loại dành cho các ngành công nghiệp khác như điện tử, điện, giao thông vận tải lần lượt chiếm khoảng 16%, 36% và 12% tương ứng.

    -         Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu.

    -        
    Tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt kim ngạch cao

    Thị trường

    Tháng 3/2010 (USD)

    So T2/2010

    So T3/2010

    Nhật Bản

    21,807,579

    64%

    43%

    Mỹ

    8,584,888

    64%

    -45%

    Hà Lan

    4,848,555

    51%

    61%

    Đức

    6,001,882

    90%

    93%

    Anh

    3,839,701

    48%

    34%

    Campuchia

    4,999,245

    113%

    34%

    Malaysia

    2,921,517

    36%

    181%

    Philippin

    3,136,487

    70%

    142%

    Indonesia

    4,409,497

    182%

    418%

    Pháp

    2,571,649

    117%

    39%

     

    -         Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựa nguyên liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.

     

    -         Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) được sản xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấn nguyên liệu nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm 2000. Trong năm 2008, các công ty nhựa tại Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựa nguyên liệu trị giá khoảng 3 tỷ USD; trong đó, Polypropylene (PP), nhựa polyetylen (PE) và Polystyrene (PS) chiếm tương ứng khoảng 39%, 27% và 8%.

     

    1.1.3 Công nghệ sản xuất nhựa

    -         Các công nghệ mà Việt Nam sử dụng để sản xuất các sản phẩm nhựa bao gồm:

    -         Công nghệ phun ép (Injection technology) -  công nghệ này được sử dụng để làm cho các thành phần nhựa và phụ tùng cho các thiết bị điện tử, điện lực, xe máy và ngành công nghiệp ô tô. Theo các chuyên gia công nghiệp, có khoảng 3.000 loại thiết bị phun ép tại Việt Nam.

     

    -         Công nghệ đùn-thổi (Blow-Extrusion technology): Ðây là công nghệ thổi màng, sản xuất ra các loại vật liệu bao bì nhựa từ màng, dùng trong các công nghệ thổi túi PE, PP và màng (cán màng PVC).  Hiện nay nhiều doanh nghiệp nhựa sử dụng công nghệ đùn thổi bằng nhiều thiết bị nhập từ các nước, nhiều thế hệ để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa.

     

     

    -         Công nghệ sản xuất nhựa sử dụng thanh Profile (Profile Technology): Ở Việt Nam, công nghệ này được sử dụng để làm các sản phẩm như ống thoát nước PVC, ống cấp nước PE, ống nhôm nhựa, cáp quang, cửa ra vào PVC, khung hình, tấm lợp, phủ tường, v.v…

     

     

    -         Nói chung, rất nhiều công nghệ sản xuất nhựa tiên tiến đang được áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được phổ biến. Từ năm 2005, nhiều nhà sản xuất nhựa tại Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp trang thiết bị sản xuất và máy móc của họ để cải thiện sản phẩm nhựa của họ về chất lượng và thiết kế, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ, một vài công ty lớn đang sản xuất sản phẩm nhựa chất lượng và công nghệ cao sử dụng thiết bị tiên tiến và máy móc nhập khẩu từ Đức, Italy và Nhật Bản. Xu hướng này sẽ tiếp tục khi mà ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phấn đấu để duy trì khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng năng lực thâm nhập trên thị trường thế giới.

     

    1.2 .Đặc điểm của sản phẩm nhựa.

    1.2.1 Phân loại vật liệu nhựa.

      Trong sản xuất, vật liệu nhựa được chia thành 2 loại: nhựa nhiệt dẻo nhựa phản ứng nhiệt (nhựa nhiệt rắn).

     

    Hình I.1. Phân loại vật liệu nhựa

     

      a. Nhựa nhiệt dẻo được sử dụng rất phổ biến, có thể tái sử dụng nhiều lần tuy nhiên sẽ mất dần chất lượng.

     

    Hình I.2. Cấu Trúc Nhựa Nhiệt Dẻo

     

     b. Nhựa phản ứng nhiệt ít sử dụng trong sản xuất. Khi nung nóng, lúc đầu nhựa phản ứng nhiệt chảy dẻo ra nhưng sau đó thì đông cứng lại và không có khả năng tái sinh như nhựa nhiệt dẻo.

    Theo trạng thái pha chúng ta có thể chia nhựa nhiệt dẻo thành 2 loại: nhựa có cấu trúc vô định hình và nhựa có cấu trúc tinh thể. Ngoài ra, theo phạm vi sử dụng chúng ta cũng có thể chia nhựa nhiệt dẻo thành 2 loại: nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật.

      c. Nhựa có cấu trúc vô định hình (PS, PC…) dễ dàng nhận thấy bởi tính chất cứng và trong suốt. Màu sắc tự nhiên của loại này là trong như nước hoặc gần như cát vàng hoặc màu mờ đục. Loại nhựa này có độ co rút rất nhỏ, chỉ bằng 0,5 - 0,8%.

    Nhựa có cấu trúc tinh thể (PP, PE, PA…) loại nhựa này thường cứng và bền dai, nhưng không trong suốt, thường được dùng trong làm đồ gia dụng.

     d. Nhựa gia dụng dùng để chế tạo các chi tiết hay các sản phẩm có độ chính xác và cơ tính không yêu cầu cao như vỏ bọc dây điện, dép nhựa, thau giặt đồ, ống nước…

     e. Nhựa kỹ thuật dùng để chế tạo các chi tiết máy, các chi tiết lắp hay các sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác và cơ tính cao như bánh răng, bu lông, đai ốc, vỏ má

    1.2.2 Chất lượng của sản phẩm:

    -       Sản phẩm được làm bằng nhựa Polyvinyl clorua(PVC). Có đặc tính bền cơ học và độ chịu va đập cao, được sử dụng trong các môi trường có độ ăn mòn cao. Do có Clo trong thành phần cấu tạo của PVC nên PVC có tính chất kìm hãm sự cháy

    -       Và nhựa PVC mặt trong, ngoài ống bóng, hệ số ma sát nhỏ, chịu áp lực cao.

    -       Là chất dẻo trong suốt không màu, không vị.

    -       Khối lượng riêng 1,43g/cm3.

    -       Độ bền kéo và độ bền nén của PVC là khoảng 450kg/cm2.

    1.2.3    Công dụng nhựa PVC:

    -       PVC chịu được áp lực cao, độ bền cao nên được dùng làm ống nước, PVC có tính cách điện cũng như khả năng chống cháy.

    -         Với đặc tính của nhựa PVC như vậy nên sẽ tạo cho sản phẩm có độ bền tốt hơn, an toàn hơn với những tính năng của PVC.

     

     

    Đặc tính cơ bản của nhựa PVC

    • Có dạng bột màu trắng.
    • Độ bền nhiệt thấp.
    • Mềm dẻo khi dùng thêm chất hoá dẻo.
    • Kháng thời tiết tốt.
    • Ổn định kích thước tốt.
    • Độ bền sử dụng cao.
    • Sự chống lão hoá cao.
    • Dễ tạo màu sắc.
    • Trọng lượng nặng hơn so với một số chất dẻo khác.
    • Cách điện tần số cao kém, độ bền ổn định nhiệt kém.
    • Độc (khí HCL thoát ra trong quá trình do phân hủy nhiệt).
    • Độ bền va đập kém, độc với chất độn, chất monomer còn lại trong PVC.
    • ...........................................................

    1.2.4. Một Số Loại Nhựa Thông Dụng

     1.2.4.1.Nhựa PE (polyethylene)

                a. Tỷ trọng và tính chất:

    -Tỷ trọng

    Tính chất

    _Độ kết tinh(%)

    Độ dính tương đối

    Nhiệt độ mềm

    Lực kéo

    Độ giãn dài (%)

    Nhiệt độ  biến dạng  nhiệt

    0.92

     

    65

    1

    100

    140

    500

    45.5

     

    0.935

     

    75

    2

    110

    180

    300

    85

    0.95

     

    85

    3

    120

    250

    100

    65

     

    0.96

     

    95

    4

    130

    400

    20

    80

     

     b. Các tính chất đặc trưng của nhựa PE:

    • Mờ và màu trắng
    • Nhiệt độ mềm thấp hơn và lực kéo thấp hơn.
    • Khi đốt với ngọn lửa, có thể cháy được và có mùi parafin.
    • Độ kháng nước cao, kháng hoá chất và tính cách nhiệt và điện tốt.
    • Độ giãn dài lớn và dòn ở nhiệt độ thấp.
    • Dễ cháy.
    • Hệ số giãn nở cao.
    • Nứt do ứng suất.
    • Độ chịu thời tiết kém.

     

         c. Các ứng dụng của nhựa PE:

                        Những sản phẩm cần có độ bền kéo cơ học.

    • Búa nhựa, vật liệu cách điện và nhiệt, bồn tấm, ống dẫn nước, chi tiết xe hơi.

    Sản phẩm cần kháng dung môi và dầu nhớt.

    • Thùng chúa dung môi, chai lọ, màng mỏng bao bì.

    Sản phẩm dung cho cách điện.

    • Làm vật liệu điện chịu tần số cao, băng keo cách điện, tấm

     

    1.2.4.2.Nhựa  PP (polypropylene)

    1. Đặc tính :
    • Giống như  PE nhưng cứng hơn.
    • Cách điện tần số cao, lực va đập ở nhiệt độ thấp.
    • Tính chất tuỳ thuộc vào cấu trúc đồng phân lập thể.

     

    1. Tính chất :

     

    • Tính chất cơ học.
      • Bề ngoài : không màu, bán trong suốt.
      • Tỷ trọng : chất dẽo có trọng lượng nhẹ  (0.9-0.92).
      • Độ bền kéo, độ cứng : cao hơn PE.

     

    • Tính chất nhiệt :
      • Kháng nhiệt tốt hơn PE, đặt biệt tính chất cơ học tốt ở nhiệt độ cao.Dòn ở nhiệt độ thấp.Dễ phá huỷ bởi UV.Dễ cháy.
      • Tính chất điện : cách điên tần số cao tốt.
      • Tính ứng suất nứt tốt.
      • Tính chất bám dính kém.
      • Tính chất gia công ép phun tốt
      • .Các tính chất khác : không mùi, không vị,  không độc, rẻ .
    1. Ứng dụng :

    Dùng độ cứng : nắp chai nước ngọt,  thân nắp bút mực, hộp nữ trang, két bia, hộp đựng thịt, …

    Dùng kháng hoá chất : chai lọ thuốc y tế, màng mỏng bao bì, ống dẫn, nắp thùng chứa dung môi.

    Dùng cách điện tần số cao : làm vật liệu cách điện tần số cao, tấm, vật kẹp cách điện.

    Dùng trong ngành dệt, v.v…sợi dệt  PP, dép giả da đi trong nhà.

     

    1.2.4.3.Nhựa PS (plystyrene)

    1. Đặc trưng:
    • Vô định hình.
    • Độ bền cao, chịu va đập kém.

     

     

    1. Cấu trúc phân tử và tính chất :
    • Phân cực và kết tinh: không phân cực, tính chất cách điện  tốt , độ kết tinh thấp, độ trong suốt cao .
    • Tính chất cơ học: không màu,  trong suốt, dể tạo màu, độ cơ bền thấp, độ giản dai tốt, độ bền va đập kém.
    • Tính chất nhiệt: nhiệt độ biến dạng thấp - tạo khí đen
    • Tính chất điện: tính chất cách điện ở tần số cao tốt.
    • Hoà tan trong benzen, aceton, …
    • Ép phun : dễ cháy và ổn định ở nhiệt độ cao - dễ gia công ép phun loại GP (General purpose) = sản phẩm thông dụng
    • HG (kháng nhiệt) : sản phẩm kháng nhiệt
    • HI (kháng va đập) sản phẩm chịu va đập.
    1. Ứng dụng:
    • Sản phẩm rẻ tiền, sản phẩm nhựa tái sinh như ly, hộp.
    • Cách điện tần số cao dùng để làm vỏ hộp thùng điện, ống, vật liệu cách điện.

    1.2.4.4.Nhựa ABS (Poly acrylonitrile butadien styrene)

    1. Tính chất :

      Tuỳ thuộc vào thành phần của các tính chất đồng trùng hợp.

      Tính chất ABS : thường  (25:25:50 )

       Khi hàm lượng Acrylonitrile tăng :(25:25:50)

     

         + Giảm độ bền kéo, modun đàn hồi. Độ cứng và độ cách nhiệt tần số cao.

           + Tăng độ bền va đập, kháng dung môi và kháng nhiệt.

      Khi hàm lương butadiene tăng :

         + Giảm độ bền kéo modun đàn hồi độ cứng.

         + Tăng độ bền va đập kháng mài mòn và độ giản dài.

      Khi hàm lượng styrene tăng: Tăng độ bền chảy khi gia nhiệt cứng nhưng dòn.

    1.  Độ phân cực và kết tinh: có phân - độ kết tinh thấp.
    2. Tính chất cơ học: có màu trắng đục – bán trong suốt, có độ nhớt và độ bền va đập cao hơn PS.
    3. Tính chất nhiệt: nhiệt độ biến dạng do nhiệt: 60 –120 cháy được.

    1.2.4.5.Nhựa PA  (Polyamide):

    1. Các loại PA được sử dụng : nylon 6, 66; 610; 612; 11;12.

     

    Tên gọi

    Cấu trúc

    Nylon 6

    Nylon 66

    Nylon 11

    Nylon 6.10

    Nylon 12

    Nylon 6.12 (copolymer)

    [NH(CH2)5CO]n

    [NH(CH2)6NH]- CO(CH2)4CO]n/2

    [NH(CH2)10CO]n

    [NH(CH2)6NH- CO(CH2)8CO]n/2

    [NH(CH2)11CO]n

    [NH(CH2)6NH- CO(CH2)11CO]n

     



    1. Cấu trúc phân tử và tính chất
    • Cấu trúc phân tử và độ kết tinh: có kết tinh (do nối Hydrogen mạnh) –tính chất cơ học tốt.
    • Tính chất vật lý: có màu trắng sữa, tỷ trọng 1.15-1.17, độ giãn dài cao, độ bền va đập, độ kháng mài mòn thấp, độ hấp thụ nước cao.
    • Tính chất nhiệt: nhiệt độ biến dạng nhiệt thấp .
    • Tính chất điện: cách điện tốt.
    • Hóa tính : kháng hoá chất tốt, độ hấp thu nước cao.
    • Ép phun : tạo nhanh độ kết tinh cao, làm giãm độ nhớt ở điểm nóng chảy.
    • Các tính chất khác : không vị, không độc
    1. Một vài ứng dụng của nhựa PA:

    Dùng để sản xuất các chi tiết chịu cơ học, chi tiết cho phụ tùng xe hơi, ống dẫn, tấm, sợI Nylon .

    1.2.4.6.Nhựa PC (Plycarbonate)

    1. Cấu trúc phân tử và tính chất.

    Phân cực phân tử : chứa nhóm phân cực mạnh.

    Có độ kết tinh cao.

    Tính chất cơ lý : độ giãn dài cao, độ bền uốn, độ nén ép cao.

    Tính chất nhiệt : độ bền nhiệt rất tốt, chịu lạnh ở -100 °C, về độ cháy, không cháy và tự tắt.

    Tính chất điện : vật liệu cách điện tốt ở nhiệt độ cao .

    Tính chất hoá học : kháng hoá chất tan trong dung môi thơm , ép phun độ nhớt cao, chảy chậm.

    1. Một vài ứng dụng của nhựa PC :

    Thường làm nắp motor, hộp điện thoại, vật liệu cách điện cho đường ray xe lửa, bảng hiệu chỉ nối đi, vỏ tivi và radio.

     1.3. Giới thiệu công nghệ ép nhựa.

    1.3.1.Cấu tạo Máy Ép Phun

    1.3.1.1.Tổng quan về công nghệ ép phun:

        a.Công nghệ ép phun là gì ?

    Một cách đơn giản nhất. công nghệ ép phun là quá trình phun nhựa nóng chảy điền đầy lòng khuôn. Một khi nhựa được làm nguội và đông cũng lại trong lòng khuôn thì khuôn được mở ra và sản phẩm được đẩy ra khỏi khuôn nhờ hệ thống đẩy. Trong quá trình này không có bất kỳ một phản ứng hóa học nào.

        b.Nhu cầu và hiệu quả kinh tế của công nghệ ép phun

    Sản phẩm nhựa ngày nay là vô cùng phong phú và đa dạng, từ các sản phẩm đơn giản như dụng cụ học tập như: thước, viết, compa hay đồ chơi trẻ em.. tới những sản phẩm phức tạp như: bàn, ghế,vỏ tivi, vi tính hay các chi tiết dùng trong ô tô và xe máy… chứng tỏ sự thân thiện và cần thiết của công nghệ ép phun trong ngành công nghiệp nhựa của chúng ta.

    Cách lắp đặt và bảo quản khuôn

4.1 Cách lắp đặt khuôn.

Kiểm tra đầu vào và ra của co nước bằng cách thổi khí nén để chắc rằng kênh nước không bị tắc và sạch.

Kiểm tra vòng định vị ăn khớp chính xác với lỗ tâm của tấm khuôn cố định trên máy ép. Điều đó sẽ đảm bảo dộ thẳng hang của cuống phun và vòi phun.

Kiểm tra chiều cao tổng của khuôn có vượt quá khoảng làm việc của máy ép không.

Kiểm tra giá trị lực kẹp khi gá khuôn lên máy ép.

Đảm bảo đủ lượng kep cần thiết để điền đầy sản phẩm trong một chu kì ép.

Kiểm tra độ song song của hai tấm khuôn khi lắp khuôn, không nên cố gắng lắp khuôn bằng tay (đối với những khuôn lớn) cần sử dụng cơ cấu nâng hoặc cần cẩu để việc lắp khuôn nhanh chóng và chính xác tránh gây những hư hỏng không đáng có.

Trong lúc tháo khuôn cần phải chú ý đến việc còn bulong còn bắt với chi tiết nào không tránh gây hư hại các tấm khuôn.

Đây là những hướng dẫn lắp cho các phương pháp lắp đặt khuôn:

  • Làm sạch bề mặt lắp đặt khuôn.
  • Điều chỉnh khoảng kẹp trên máy ép.Top of FormBottom of Form

Top of Form

Bottom of Form

  • Dùng thiết bị nâng đưa khuôn đặt giữa tấm cố định và tấm di động trên máy ép.
  • Top of Form

Bottom of Form

  • Di chuyển tấm di động ép vào khuôn đồng thời vòng định vị phải lọt vào lỗ định vị trên tấm khuôn cố định của máy ép sau đó dùng bulong kẹp chặt khuôn tĩnh và khuôn động lên hai tấm cố định và tấm di động tương ứng.
  • Sau đó đưa vòi phun của máy ép nhựa tiếp xúc với cuống phun để đảm bảo cuống phun và vòi phun kín để không bị xì nhựa gấy mất áp suất.

Top of Form

Bottom of Form

  • Top of Form

Bottom of Form

  • Điều chỉnh thiết bị kẹp bằng tay và thực hiện quá trình đóng mở khuôn để chắc rằng việc đóng mở khuôn bình thường không bị vướng.
  • Điều chỉnh hành trình của vòi phun và gắn các ống thủy lực (đối với khuôn sử dụng xilanh-pitong). Gắn các ống dẫn nước làm nguội khuôn.Top of FormBottom of Form
  • Bulong lắp đặt khuôn
  • Vị trí lắp đặt của bulong trên bàn máy được xác lập bởi tiêu chuẩn JSI.
  • Kích thước của bulong được xác định bởi lực kẹp.
  • Trọng lượng của khuôn sẽ quyết định số lượng và đường kính của bulong nếu khuôn nhỏ hơn một tấn cần 4 bulong ở bề mặt cố định và di động.

4.2. Bảo Quản Khuôn

        Tất cả các bộ phận khuôn cần được kiểm tra và sửa chữa trước khi đưa vào kho để nó sẵn sang khi yêu cầu sản xuất.

          Các khuôn được xác định không còn sản xuất cần phải được tháo ra và bảo quản để không bị hư hỏng di chuyển tất cả các đàu lắp trên nước vì chúng dễ bị hư hỏng khi lưu trữ thổi khí nén vào đầu vào của các kênh  nước sạch và khô, bịt kín một đầu còn một đầu đổ dầu sau đó bịt kín đầu còn lại để bảo quản khuôn được lâu dài.

          Bôi mỡ lên tất cả các chi tiết của long khuôn và giữ kín chúng trong thời gian lưu trữ.

          Đối với khuôn có lò xo thì không nên đóng chặt, đặt các khuôn ở trạng thái mở khuôn để giữ cho lò xo ở vị trí tháo lỏng và bịt kín các lỗ bằng các băng để tránh bẩn hoặc hơi ẩm.

MỤC LỤC

-         Lời nói đầu……………………….1

-         Nhận xét của giao viên…………..2

-         Tìm hiểu về vật liệu nhựa và sản phẩm thiết kế………….3

1/ Tổng quan về sản phẩm nhựa…………………………3

1.1  Tổng quan về tình hình nhựa………………………...3

1.2  Đặc điểm của sản phẩm nhựa…………………………7

1.3  Giới thiệu công nghệ ép nhựa và máy ép phun….…15

2. Phân tích sản phẩm thiết kết khuôn…………………..37

2.1 Đặc điểm sản phẩm thiết kế………………………...37

2.2. Yêu cầu kỹ thuật sản phẩm:…………………………….38

2.3. Vật liệu cho sản phẩm nhựa co nước chữ T……………38

2.4. Ứng dụng…………………………………………………38

2.5. Chọn mặt phân khuôn…………………………………….39

  1. Thiết kế, lựa chọn các chi tiết khuôn…………………….41

3.1Chi tiết thiết kế……………………………………41

3.2. Bề dày sản phẩm………………………………………..42

3.3. Sự co ngót của sản phẩm nhựa……………………..43

3.4. Dung sai sản phẩm nhựa……………………………..43

3.5. Chọn loại khuôn……………………………………………45

3.6. Chọn số long khuôn và cách bố trí khuôn………46

          3.7. Thiết kế khuôn…………………………………………….48

 3.8 Thiết kế và chọn các chi tiết cho khuôn…………………..50

4.Cách lắp đặt và bảo quản khuôn………………………..87

4.1 Cách lắp đặt khuôn……………………………………...87

 



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn