đồ án tốt nghiệp thiết kế khuôn nhựa - khóa cài balo
MỤC LỤC
Chương 1. 6
TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA.. 6
1.1 Cơ cấu sản phẩm ngành nhựa thế giới và Việt Nam.. 6
1.2 Các loại nhựa thông dụng. 12
1.2.1 Phân loại nhựa. 12
1.2.2 Các loại nhựa thông dụng. 13
- ABS.. 14
- Polyetylen. 14
- PP(Polypropylen).16
- PVC(Polyvinylchloride):18
- PC(Polycarbonat):19
- PA (Polyamit)20
1.3 Cách phân biệt các loại nhựa phổ thông. 21
Chương 2. 24
PHÂN TÍCH SẢN PHẨM.. 24
2.1 Công dụng khóa cài balô. 24
2.2 Đặc điểm hình dạng, kết cấu khóa cài balô. 24
2.3 Yêu cầu kỹ thuật của khóa cài balô. 24
2.4 Vật liệu khóa cài balô. 24
Chương 3. 27
TÌM HIỂU VỀ KHUÔN VÀ MÁY.. 27
3.1 Công nghệ sản xuất sản phẩm nhựa. 27
3.1.1 Công nghệ ép phun. 27
3.1.2 Công nghệ thổi nhựa. 30
3.1.3 Công nghệ đúc khuôn quay. 32
3.1.4 Công nghệ đúc nén. 35
3.1.5 Công nghệ đúc chuyển. 35
3.1.6 Công nghệ tạo hình bằng nhiệt37
3.2 Máy ép phun. 38
3.2.1 Phân loại máy. 38
3.2.2 Cấu tạo máy ép phun. 39
3.3 Khuôn ép phun.41
3.3.1 Khuôn 2 tấm có kênh dẫn nguội.41
3.3.2 Khuôn 2 tấm có kênh dẫn nóng. 42
3.3.3 Khuôn 3 tấm.. 43
Chương 4. 45
TÍNH TOÁN KẾT CẤU KHUÔN.. 45
4.1 Chọn mặt phân khuôn. 45
4.2 Thiết kế miệng phun. 46
Góc thoát khuôn. 47
4.3 Tính số lượng lòng khuôn. 48
4.3.1 Số lượng lòng khuôn. 48
4.3.2 Cách bố trí lòng khuôn. 51
4.4 Thiết kế kênh dẫn nhựa. 53
4.5 Thiết kế kênh làm nguội57
4.5.1 Các phương pháp làm nguội :57
4.5.2 Thiết kế hệ thống làm nguội :57
4.6 Thiết kế hệ thống thoát khí59
4.6.1 Thoát khí qua rãnh thoát khí trên mặt phân khuôn:59
4.6.2 Thoát khí qua hệ thống đẩy:60
4.6.3 Thoát khí qua hệ thống hút chân không.60
4.6.4 Thoát khí qua hệ thống làm mát.61
4.6.5 Thoát khí trên kênh dẫn runner.61
4.7 Thiết kế các chi tiết điển hình. 63
4.7.1 Bạc cuống phun. 63
4.7.2 Vòng định vị63
4.7.4 Bạc dẫn hướng. 65
4.7.5 Gối đỡ.. 66
4.7.6 Ty đẩy. 66
4.7.7 Ty hồi67
4.7.8 Tấm kẹp trên. 68
4.7.9 Tấm kẹp dưới68
4.7.10 Tấm đẩy. 69
4.7.11 Tấm giữ.. 70
4.7.12 Tấm đỡ.. 71
4.7.13 Tấm khuôn đực. 71
4.7.14 Tấm khuôn cái72
4.7.15Cơ cấu cam rãnh. 72
4.7.16Giới hạn hành trình. 73
4.9 Ứng dụng phần mềm Autodesk Simulation Moldflow 2014 để phân tích chi tiết76
Chương 5. 78
QUI TRÌNH GIA CÔNG LÒNG KHUÔN.. 78
5.1 Biện luận quy trình công nghệ gia công lòng khuôn đực. 78
Chương 6. 90
LẬP TRÌNH GIA CÔNG VỚI CREO 2.0. 90
6.1 Giới thiệu về Creo 2.0. 90
6.2 Ứng dụng thiết kế khóa cài balô. 91
- Thiết kế vật thể. 91
- Tách lòng khuôn. 96
Chương 7. 118
HƯỚNG DẪN LĂP ĐẶT, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KHUÔN.. 118
7.1 Hướng dẫn lắp đặt118
7.2 Bảo quản. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 122
Chương 1
TỔNG QUAN NGÀNH NHỰA
1.1 Cơ cấu sản phẩm ngành nhựa thế giới và Việt Nam
Hình 1.2 Sơ đồ chưng cất dầu mỏ |
Hình 1.1 Cơ cấu nhựa trong đời sống. |
Hình 1.3. Các lĩnh vực ứng dụng của dầu mỏ |
Hình 4. Theo:CMAI (Global Plastics & Polymers Market Advisory Service)
Hình 5. Tỉ lệ các phân đoạn sản phẩm của quá trình lọc dầu
Hình 6. Các lĩnh vực ứng dụng của dầu mỏ
Các sản phẩm từ nhựa hiện nay đang được tiêu thụ rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bởi tính nhẹ, bền, dẻo dai và chi phí thấp. Chính vì những ưu điểm đó đã tạo cho các sản phẩm này lợi thế mà ít các sản phẩm hay chất liệu khác có thể dùng để thay thế được. Ngành nhựa Việt Nam hiện đang đầu tư và phát triển một cơ cấu sản phẩm đa dạng và được chia làm 4 nhóm ngành chính gồm nhựa bao bì – lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của các sản phẩm nhựa Việt Nam– chiếm 39% giá trị toàn ngành trong năm 2009, nhựa dùng trong vật liệu xây dựng và nhựa gia dụng đều chiếm 21% giá trị ngành, nhựa kỹ thuật cao có tỷ trọng thấp nhất và chiếm 19% giá trị ngành.
Hình 1.4. Cơ cấu sản phẩm nhựa giai đoạn 1995 – 2010
Hình 1.5. Cơ cấu doanh nghiệp ngành nhựa năm 2015
Sản lượng nhựa sản xuất/ tiêu thụ trên thế giới – Nguồn Plastics Europe
Hình 1.6. Sản lượng nhựa thế giới
Sản lượng nhựa sản xuất/ tiêu thụ trên thế giới – Nguồn Plastics Europe
Hình 1.7. Phân loại hạt nhựa theo nhu cầu - Nguồn Plastics Europe
Hình 1.8. Cơ cấu sản phẩm nhựa thế giới
Hình 1.9. Phân nghành nhựa thế giới theo sản phẩm - Nguồn Plastics Europe
Tính đến nay cả nước có khoảng 2,000 doanh nghiệp ngành nhựa, trong đó ngành nhựa bao bì có 702 doanh nghiệp (chiếm 35%); nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp (chiếm 40%); trong khi nhựa kỹ thuật cao chỉ có 272 doanh nghiệp (chiếm 14%). Căn cứ báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, cơ cấu sản phẩm nhựa qua các năm dịch chuyển theo hướng nâng cao dần tỷ trọngcác sản phẩm nhựa bao bì và nhựa kỹ thuật. Theo ước tính, năm 2010 cơ cấu sản phẩm bao bì và sản phẩm nhựa kỹ thuật đều chiếm khoảng 30% tổng giá trị toàn ngành.
Hình 1.10. Tổng giá trị và sản lượng nhựa giai đoạn 2006 – 2010
Các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu chủ yếu từ một số nước châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Đức và Ý.
Hình 1.11. Các nước cung cấp máy móc chính cho ngành nhựa
1.2 Các loại nhựa thông dụng
1.2.1 Phân loại nhựa
- Phân loại theo phản ứng của polymer với nhiệt độ
Nhựa nhiệt dẻo: Là loại nhựa khi nung nóng đến nhiệt độ chảy mềm thì nó chảy mềm ra và khi hạ nhiệt độ thì nó đóng rắn lại. Thường tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp, thông thường thì sẽ có thêm chất xúc tác, áp xuất, nhiệt độ để tăng tốc độ của phản ứng. Các mạch đại phân tử của nhựa nhiệt dẻo liên kết bằng các liên kết yếu (liên kết hydro, vanderwall). Tính chất cơ học không cao khi so sánh với nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo có khả năng tái sinh được nhiều lần, ví dụ như: polyetylen(PE), polypropylen (PP), polystyren (PS), poly metylmetacrylat (PMMA), poly butadien (PB), poly etylen tere phtalat (PET),…
Nhựa nhiệt rắn: là hợp chất cao phân tử có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hóa học và sau đó không nóng chảy hay hòa tan trở lại được nữa, không có khả năng tái sinh. Một số loại nhựa nhiệt rắn: ure focmadehyt (UF), nhựa epoxy,phenol focmadehyt (PF), nhựa melamin, poly este không no…
Vật liệu đàn hồi (elastome): là loại nhựa có tính đàn hồi như cao su.
- Phân loại theo ứng dụng
Nhựa thông dụng: là loại nhựa được sử dụng sốlượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như: PP, PE, PS, PVC, PET,ABS,…
Nhựa kỹ thuật: Là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp, như: PC, PA,……
Nhựa chuyên dụng: Là các loại nhựa tổng hợp chỉ sử dụng riêng biệt cho từng trường hợp.
1.2.2 Các loại nhựa thông dụng
· ABS
Acrylonitrin butadien styren (viết tắt và thường gọi là ABS) có công thức hóa học (C8H 8· C 4H 6·C 3H 3N)n là một loại nhựa nhiệt dẻo thông dụng dùng để làm các sản phẩm nhẹ, cứng, dễ uốn như ống, dụng cụ âm nhạc (chủ yếu là đĩa và clarinet), đầu gậy đánh golf (vì khả năng chịu va đập tốt), các bộ phận tự động, vỏ bánh răng, lớp bảo vệ đầu hộp số, đồ chơi. Trong nghề hàn chì, ống ABS có màu đen (ống PVC màu trắng) và trong hệ thống ống chất dẻo chịu áp lực màu ống cũng tuân theo quy tắc đó. Hạt nhựa ABS có đường kính nhỏ hơn 1 micromét được dùng làm thuốc nhuộm màu trong một số loại mực xăm. Mực xăm có ABS rất sáng và sắc nét. Sự rõ nét là đặc tính nổi bật nhất của mực chứa ABS nhưng các loại mực xăm hiếm khi liệt kê các thành phần chứa trong đó.
· Polyetylen
Polyetylen (tiếng Anh: polyethylene hay polyethene; viết tắt: PE), là một nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới (hàng năm tiêu thụ trên 60 triệu tấn). Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro no Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).
Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua. Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100°C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C. Polyetylen có tính chất hóa học như hydrocacbon không no như không tác dụng với các dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm. Ở nhiệt độ cao hơn 70oC PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông. dầu khoáng... Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc. Do các tính chất trên, polyetylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học.
Đặc tính:
- Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo.
- Chống thấm nước và hơi nước tốt.
- Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém.
- Chịu được nhiệt độ cao (dưới 230o C) trong thời gian ngắn.
- Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcool, Acêton, H2O2…
- Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi trong bản thân bao bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp thu bởi thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của sản phẩm.
Công dụng:
- Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác nhau.
- Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy bằng nắp PE phài được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi.
· PP(Polypropylen).
- Nhựa PP được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực gia dụng và kỹ thuật.
Đặc tính :
- Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
- Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
- Chịu được nhiệt độ cao hơn 100 oC. tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140 oC) - cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
- Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.
- Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như PE, không bị kéo dãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc điểm khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ. Giống như PE nhưng cứng hơn, cách điện tần số cao tốt, lực va đập thấp ở nhiệt độ thấp, tính chất tuỳ thuộc vào cấu trúc đồng phân lập thể (Isotatic, atactic hay Syndiotatic).
- Trong suốt, độ bòng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
- PP không màu, không mùi, không vị, không độc. PP cháy sáng với ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo, có mùi cháy gần giống mùi cao su.
- Có tính chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác, Độ nóng chảy ~ 165oC, Độ dai va đập 3.28 - 5.9kJ/m2. Tỷ trọng với PP vô định hình: 0.85g/cm3, PP tinh thể: 0.95g/cm3 .
- Lực hấp dẫn nội phân tử và độ kết tinh: Isotatic, syndiotatic: kết tinh, tỷ trọng cao và cứng, Atatic, syndiotatic: đàn hồi như cao su, tỷ trọng thấp, lực kéo cơ học kém không thích hợp cho gia công ép phun.
- Tính chất cơ học: Bề ngoài: không màu, bán trong suốt, Tỷ trọng: chất dẻo có trong lượng nhẹ (0.90 – 0.92), Độ bền kéo, độ cứng: cao hơn PE
- Tính chất nhiệt: Kháng nhiệt tốt hơn PE, đặc biệt tính chất cơ học tốt ở nhiệt độ cao, Dòn ở nhiệt độ thấp, Dễ dàng bị phá huỷ bởi UV, Dễ cháy. Chịu được nhiệt độ cao hơn 100oC. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC), cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng gép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
- Tính chất điện: cách điện tần số cao tốt
- Tính ứng suất nứt tốt
- Tính chất bám dính kém
- Tính chất gia công ép phun tốt
- Các tính chất khác: không mùi, không vị, không độc, rẻ
Công dụng:
- Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.
- Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì..
- Dùng làm bao bì một lớp chứ đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm ngặt.
- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
- Dùng độ cứng: nắp chai nước ngọt, thân, và nắp bút mực, hộp nữ trang, két bia, hộp đựng thịt
- Dùng kháng hoá chất: chai lọ thuốc y tế, màng mỏng bao bì, ống dẫn, nắp thùng chứa dung môi
- Dùng cách điện tần số cao: làm vật liệu cách điện tần số cao, tấm, vật kẹp cách điện
- Dùng trong ngành dệt,…..Sợi dệt PP, dép giả da đi trong nhà, dệt hành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
Ký hiệu
- Trên sản phẩm sử dụng nguyên liệu chính từ PP sẽ được ký hiệu bằng số 5 đặt trong một hình tam giác cân.
· PVC(Polyvinylchloride):
- Sản phẩm PVC trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đả bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng…
- Trong PVC có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư (phát hiện 1970)
Đặc tính:
Bao bì PVC có những khuyết điểm như sau :
- Tỉ trọng : 1,4g/cm2 cao hơn PE và PP nên phải tốn một lương lớn PVC để có được một diện tích màng cùng độ dày so với PE và PP.
- Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP.
- Có tính dòn,không mềm dẻo như PE hoặc PP. để chế tạo PVC mềm dẻo dùng làm bao bì thì phải dùng thêm chất phụ gia.
- Loại PVC đã đươc dẻo hóa bởi phụ gia sẽ bị biến tính cứng dòn sau một khoảng thời gian.
- Mặc dù đã khống chế được dư lượng VCM thấp hơn 1ppm là mưc an toàn cho phép, nhưng ở Châu Âu, PVC vẫn không được dùng làm bao bì thực phẩm dù giá thành rẻ hơn bao bì nhựa khác.
Công dụng:
- Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc các loại thực phẩm bảo quản , lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả tươi….
- Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các lọai sản phẩm thuộc các ngành khác.
· PC(Polycarbonat):
Đặc tính:
- Tính chống thấm khí, hơi cao hon các loại PE, PVC nhưng thấp hơn PP, PET.
- Trong suốt, tính bền cơ và độ cứng vững rất cao, khả năng chống mài mòn và không bị tác động bởi các thành phần của thực phẩm.
- Chịu nhiệt cao (trên 100oC ).
Công dụng:
- Với khả năng chịu được nhiệt độ cao nên PC được dùng làm bình, chai, nắp chứa thực phẩm cần tiệt trùng.
- Màng PC có tính chống thấm khí, hơi kém, giá thành PC cao gấp ba lần PP, PET, PP nên ít được sử dụng.
PET(Polyethylene terephthalate):
PET là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có chể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ do bởi các tính chất :
- Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.
- Trơ với môi trường thực phẩm.
- Trong suốt.
- Chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.
- Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC,cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100oC
Công dụng:
Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas….
· PA (Polyamit)
Còn gọi là ni-lông, so với các loại nhựa khác có ưu điểm như tính chịu mài mòn, bền, nhẹ, chịu hoá chất, chịu nhiệt, chịu nhiệt độ thấp, dễ gia công, độ trơn bong cao, không độc, dễ pha màu. Nhiệt độ trong nhà PA có tính giãn dài và tính chịu va đập cao, dải nhiệt sử dụng rộng, thong thường có thể đạt từ -40 đến -100oC. Ngoài ra có đặc tính lưu động cao.
Điểm không đạt của PA là: Do tính nở nhiệt và tính hút nước gây ra độ chính xác kích thước không đủ, tính chịu axit kém, độ cứng và độ đàn hồi không đạt. Sau khi gia cường, có thể trở thành 1 trong những loại nhựa kỹ thuật ưu việt.
Công dụng:
Sản xuất xe ô tô: Lưới lọc nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bình, vật dụng đựng đồ tiêu hao, bình dựng dầu máy, nắp đậy lốc máy, bình đựng nước tản nhiệt, bánh răng chuyển động cân bằng. Cũng có thể dung trong linh phụ kiện đồ điện ô tô, ê cu nối dây. Linh kiện khởi động, điều khiển vv..
Công nghiệp điện, điện tử: sản xuất nồi bán dẫn, máy hút bụi, máy gia nhiệt cao tần, ê cu nối dây sản phẩm điện, công tắc và điện trở ...
Máy móc chính xác và thiết bị y tế: Ống truyền máu, máy hút máu, máy truyền dịch vv.. PA sợi đơn có thể làm chỉ khâu phẫu thuật, tóc giả ..;
Ngoài ra làm bàn chuyển động máy đánh chữ , e cu, bánh răng chuyển động, tấm lọc máy in băng.
Ngành nghề khác: Dùng làm thân bật lửa, gioăng ắc quy kiềm khô, kính mũ bảo hiểm xe máy, vỏ hộp máy văn phòng, bánh xe ghế vp, ghế và tựa lưng, giầy trượt tuyết, cước câu cá v.v…, màng PA ngăn khí khá tốt, chịu dầu mỡ, chịu va đập ở nhiệt độ thấp, không dễ bị xuyên thủng, có thể dung làm bao bì đựng thịt, thịt hun khói và thực phẩm đông lạnh
...........................
Chương 7
HƯỚNG DẪN LĂP ĐẶT, SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KHUÔN
7.1 Hướng dẫn lắp đặt
Kiểm tra đầu vào và ra của co nước bằng cách thổi khí nén để chắc rằng kênh nước không bị tắc và sạch.
Kiểm tra vòng định vị ăn khớp chính xác với lỗ tâm của tấm khuôn cố định trên máy ép. Điều đó sẽ đảm bảo dộ thẳng hang của cuống phun và vòi phun.
Kiểm tra chiều cao tổng của khuôn có vượt quá khoảng làm việc của máy ép không.
Kiểm tra giá trị lực kẹp khi gá khuôn lên máy ép.
Đảm bảo đủ lượng kep cần thiết để điền đầy sản phẩm trong một chu kì ép.
Kiểm tra độ song song của hai tấm khuôn khi lắp khuôn, không nên cố gắng lắp khuôn bằng tay (đối với những khuôn lớn) cần sử dụng cơ cấu nâng hoặc cần cẩu để việc lắp khuôn nhanh chóng và chính xác tránh gây những hư hỏng không đáng có.
Trong lúc tháo khuôn cần phải chú ý đến việc còn bulong còn bắt với chi tiết nào không tránh gây hư hại các tấm khuôn.
Đây là những hướng dẫn lắp cho các phương pháp lắp đặt khuôn:
- Làm sạch bề mặt lắp đặt khuôn.
- Điều chỉnh khoảng kẹp trên máy ép.
- Dùng thiết bị nâng đưa khuôn đặt giữa tấm cố định và tấm di động trên máy ép.
- Di chuyển tấm di động ép vào khuôn đồng thời vòng định vị phải lọt vào lỗ định vị trên tấm khuôn cố định của máy ép sau đó dùng bulong kẹp chặt khuôn tĩnh và khuôn động lên hai tấm cố định và tấm di động tương ứng.
- Sau đó đưa vòi phun của máy ép nhựa tiếp xúc với cuống phun để đảm bảo cuống phun và vòi phun kín để không bị xì nhựa gấy mất áp suất.
- Điều chỉnh thiết bị kẹp bằng tay và thực hiện quá trình đóng mở khuôn để chắc rằng việc đóng mở khuôn bình thường không bị vướng.
- Điều chỉnh hành trình của vòi phun và gắn các ống thủy lực (đối với khuôn sử dụng xilanh-pitong). Gắn các ống dẫn nước làm nguội khuôn.
- Bulong lắp đặt khuôn
- Vị trí lắp đặt của bulong trên bàn máy được xác lập bởi tiêu chuẩn JSI.
- Kích thước của bulong được xác định bởi lực kẹp.
- Trọng lượng của khuôn sẽ quyết định số lượng và đường kính của bulong nếu khuôn nhỏ hơn một tấn cần 4 bulong ở bề mặt cố định và di động.
7.2 Bảo quản
- Bảo quản khuôn không được để hóa chất (axit, bazơ, muối) và không được để vật liệu thể khí như hơi các-bon, hơi lưu huỳnh, hơi hy-đrô, v.v…gần nơi để khuôn.
- Khuôn xếp trong kho phải kê trên đà gỗ hoặc đà bằng bê-tông có đệm gỗ lót ở trên, cách mặt đất ít nhất là 10cm đối với kho nền xi-măng, và phải kê cao cách mặt đất ít nhất là 30cm kho nền đất.
- Không nên để lẫn lộn thép gỉ vào một chỗ với khuôn.
- Tất cả các bộ phận khuôn cần được kiểm tra và sửa chữa trước khi đưa vào kho để nó sẵn sàng khi yêu cầu sản xuất.
- Các khuôn được xác định không còn sản xuất cần phải được tháo ra và bảo quản để không bị hư hỏng khi di chuyển.Tất cả các đầu nối dễ bị hư hỏng nên khi lưu trữ thổi khí nén vào đầu vào của các kênh làm nguội sạch và khô, bịt kín một đầu còn một đầu đổ dầu sau đó bịt kín đầu còn lại để bảo quản khuôn.
- Bôi mỡ lên tất cả các chi tiết của lòng khuôn và giữ kín chúng trong thời gian lưu trữ.
- Lò xo khuôn thì không nên đóng chặt, đặt các khuôn ở trạng thái mở khuôn để giữ cho lò xo ở vị trí tháo lỏng và bịt kín các lỗ bằng các băng để tránh bẩn hoặc hơi ẩm.