ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT NHŨ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT NHŨ
MÃ TÀI LIỆU 300600300137
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D)..... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong , Thiết kế kết cấu , Thiết kế động học ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT NHŨ Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

THIẾT KẾ MÁY CẮT NHŨ, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D) MÁY CẮT NHŨ.... , file DOC (DOCX), thuyết minh MÁY CẮT NHŨ, quy trình sản xuất MÁY CẮT NHŨ, bản vẽ nguyên lý MÁY CẮT NHŨ, bản vẽ thiết kế MÁY CẮT NHŨ

Lời Mở Đầu

       Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp mới nói chung và ngành cơ sở của mọi ngành nói riêng .Là mộtngành đã ra đời từ lâu với nhiệm vụ là thiết kế và chế tạo máy móc phục vụ cho các ngành công nghiệp khác. Do vậy đòi hỏi kỹ sư và cán bộ ngành Cơ khí phải tích luỹ đầy đủ và vững chắc những kiến thức cơ bản nhất của ngành, đồng thời không ngừng trao dồi và nâng cao vốn kiến thức đó, quan trọng nhất là phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong quá trình sản xuất thực tiễn.

  1. Trong chương trình đào tạo tại Trường , sinh viên được trang bị những kiến thức cơ sở của ngành Cơ khí chế tạo máy qua các giáo trình : Công nghệ Chế tạo máy, Chi tiết máy, Nguyên lý máy, Đồ gá, Dao và các giáo trình khác có liên quan đến ngành Cơ Khí Chế Tạo. Nhằm mục đích cụ thể hoá và thực tế hoá những kiến thức mà sinh viên đã được trang bị, thì Đồ án Công nghệ Chế tạo máy nhằm mục đích đó.
  1. Trong quá trình thiết kế Đồ án sinh viên sẽ được làm quen với cách sử dụng sổ tay công nghệ, tiêu chuẩn và có khả năng kết hợp, so sánh những kiến thức lý thuyết với thực tế sản xuất. Mặt khác khi thiết kế đồ án, sinh viên có dịp phát huy tối đa tính độc lập sáng tạo, những ý tưởng mới lạ để giải quyết một vấn đề công nghệ cụ thể.
  1. Qua một thời gian tìm hiểu với sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy , chúng em đã hoàn thành Đồ án Tốt nghiệp. Với kiến thức được trang bị và quá trình tìm hiểu các tài liệu có liên quan và cả trong thực tế. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn do thiếu kinh nghiệm thực tế trong thiết kế.
  2. Do vậychúng em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong Khoa Cơ Khí và sự đóng góp ý kiến của bạn bè để hoàn thiện hơn đồ án của mình cũng như hoàn thiện hơn vốn kiến thức của mình.
  1. Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy  đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thiết kế và hoàn thiện Đồ án này.

 

Mục lục

 

Nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp                                                                                    1

Lời nói đầu                                                                                                            2

Mục lục                                                                                                                  4

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn                                                                         5

Nhận xét của hội đồng chấm thi đồ án tốt nghiệp                                                 6

PHẦN I:

TỔNG QUAN

Chương I    : Yêu cầu xã  hội                                                                                 8

Chương II   : Phân tích sản phẩm của máy cắt nhũ                                              13

Chương III  : Yêu cầu của máy                                                                            19

PHẦN II:

THIẾT KẾ MÁY

Chương I    : Lựa chọn nguyên lí làm việc                                                            21

Chương II   : Tính toán động học máy                                                                 22

Chương III  :Tính toán động lực học của máy                                                      24

PHẦN III

KẾT LUẬN

Chương I    :   Nhận xét đánh giá máy                                                                 41

Chương II   :  Hướng dẫn sử dụng và bảo quản                                                    43

CHƯƠNG I:

YÊU CẦU XÃ HỘI

 I - IN ẤN VÀ LỊCH SỬ NGÀNH IN

In ấn (hay ấn loát) là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu nền như giấy, bìa các tông, ni lông, vải... bằng một chất liệu khác gọi là mực in. In ấn thường được thực hiện với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp và là một phần quan trọng trong xuất bản.

Sách báo ngày nay thường được in bằng kĩ thuật in ốp-sét (Offset). Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca-ta-lốc), in lụa, in quay, và in phun và in la de.Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montréal, ở Quebec, Quebecor World.). Đến thế kỉ thứ  XII và XIII, các thư viện ở Ả Rập và Trung Quốc đã có tới hàng chục nghìn bản sách.

In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in mầu hiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.

Máy in Kodak Nexpress

Các cột mốc đáng nhớ của nghề in thế giới

- 1440: loại máy in kim ra đời.

- 1462: nghề ấn loát du nhập vào châu Âu.

- 1476: máy in lần đầu tiên hiện diện ở Westminster, Anh.

- 1518: Loại chữ La mã bắt đầu thay thế kiểu chữ Gôtic.

Sự phát triển của in ấn là một bước đột phá trong phổ biến tri thức: nhà in đã được dựng lên ở Venice năm 1469 và tới năm 1500 thành phố này đã có tới 417 thợ in. Năm 1470, Johann Heynlin lập nhà in ở Paris.

Năm 1476, nhà in được lập ở Anh quốc bởi William Caxton; năm 1539, một người Ý tên là Juan Pablos đã lắp đặt một nhà in được nhập về ở thành phố Mexico, Mexico. Stephen Day xây dựng nhà in đầu tiên của Bắc Mĩ ở vịnh Massachusetts năm 1628 và là người góp phần lập nên nhà xuất bản Cambridge.

Và ngày nay sách báo thường được in bằng kĩ thuật in ốp sét - offset. Các kĩ thuật in phổ biến khác gồm in nổi (dùng chủ yếu trong các cuốn ca-ta-lốc), in lụa, in quay, in phun và in la de.Nhà in thương mại và công nghiệp lớn nhất trên thế giới là Montreál, ở Quebec, Quebecor World.

In kĩ thuật số phần lớn sử dụng hiện tượng tĩnh điện để chuyển đặt mực in lên trên chất nền. Công nghệ này phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây với các sản phẩm đa dạng từ các máy sao chép (copier) màu hay đen trắng cho tới các máy in màu tiện đại như Xerox iGen3, Kodak Nexpress, hay loạt máy HP Indigo. iGen3 và Nexpress sử dụng trống mực còn Indigo dùng mực lỏng.

Johannes Gutenberg - ông Tổ nghề in thế giới

Vào thế kỷ 8 - 9, nghề ấn loát với sự trợ giúp của những bản khắc chữ bằng gỗ đã phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.Đến thế kỷ 14, nghề in mới bắt đầu xuất hiện ở châu Âu.

Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh (ảnh bên) - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”.

Ông đã tìm ra được kỹ xảo in mới.Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng.Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đá. Tuy nhiên loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được. Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm hai tập, mỗi tập

dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.

Và cho đến bây giờ, hầu hết những loại máy in hiện đại được sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ phát minh của Gutenberg. Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ông tổ của nghề in”. Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz.

II -  LỊCH SỬ NGHỀ IN CỦA VIỆT NAM

Thám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và đã có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (nay là Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và được tôn xưng là “ông tổ nghề khắc ván in”.

Nhờ hai lần đi sứ sang Trung Quốc, ông đã học được nghề in mộc bản ở đây. Khi về nước, ông đã truyền bá nghề này cho nhân dân hai làng Liễu Tràng, Hồng Lục ở quê ông, khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì lẽ đó, ông đã được coi là ông tổ sáng lập ra nghề in ở Việt Nam.

Mặc dù nghề in đã có trước đó, nhưng nó chỉ lưu hành trong phạm vi Phật giáo và quản lý nhà nước.

Nhờ có sự truyền dạy của ông, làng Liễu Tràng - Hồng Lục đã trở thành trung tâm khắc ván in chữ và sau là tranh khắc của cả nước. Nhiều bộ sách đã được in khắc ở đây, trong đó phải kể đến bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” đồ sộ đã được những người thợ làng Hồng Lục, Liễu Tràng khắc đầy đủ lần đầu tiên vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697).

Để ghi nhận công lao, dân làng Liễu Tràng đã lập đền thờ, tôn ông làm Thành hoàng và coi là tổ nghề của họ. Hiện nay vẫn còn ngôi đình thờ Thám hoa ở làng Liễu Tràng, đã được xếp hạng năm 1992, thường tổ chức lễ hội vào ngày 13-15 tháng 9 (âm lịch) hàng năm.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM

I .Tìm hiểu cơ bản về  Nhũ

Nhũ  là gì?:

Nhũ là một nguyên vật liệu dùng trong ngành in ấn, mực được tráng đặc biệt màu sắc thể hiện óng ánh qua lớp màu kim loại alufin (nhôm). Mực nhũ này được in ấn qua hai quy trình ép là ép nóng và ép nguội

 Công dụng: ÉP nhũ (mạ vàng) lên các bề mặt phẳng như: card visit, giấy, lịch, da, vải…   Máy ép nhũ  sẽ tạo sự sang trọng, lấp lánh, tăng thêm giá trị cho những sản phẩm trong công nghiệp .

 

1.Nhũ  ép nóng:

Một ưu điểm chính của foil ép nóng (ép nhiệt) là sự biến dạng dẻo của vật liệu nền tạo ra hiệu ứng trên vật liệu nền như ba chiều, cảm nhận như sờ thấy được và chỉ có foil (nhũ) màu kim loại mới thể hiện được mà không có một loại màu vô cơ hay hữu cơ thong thường nào thể hiện được…

2 .Nhũ  ép nguội:

Foil ép nguội không cần đến bản khuôn in hay gọi là khuôn kẽm, công đoạn làm hoàn chỉnh và in có thể được thực hiện một lần đi trên máy với tốc độ sản xuất tối đa, đây chính là ưu điểm về kinh tế mà foil nguội đem lại…

Thương hiệu KURZ nổi tiếng mà hơn 100 năm trên lĩnh vực nghiên cứu & phát triển Foil (Nhũ) của Đức. Đã từng công bố ở đại học Bergische cho thấy sự phát triển của lĩnh vực này.

II .Ép nhũ nóng-Phương pháp gia công bề mặt hiệu quả 
Ép nhũ nóng là một phương pháp gia công bề mặt hiệu quả và thông dụng trong sản xuất nhãn hàng và bao bì, chất lượng hình ảnh thu được của phương pháp gia công này có độ bóng và hiệu ứng kim loại rất cao mà không thể đạt được khi in các bằng các loại mực nhũ. 
1. Thế nào là ép nhũ: 
Ép nhũ là hình thức trí bề mặt sản phẩm in theo cách dán ép lên bề mặt tờ in những hình ảnh, chữ bằng nhũ vàng, bạc hoặc giấy thiết. 
2. Nguyên lý ép nhũ nóng: 
Sử dụng khuôn in cao đã được gia nhiệt (phần tử in nằm trên mặt phẳng cao hơn các phần tử không in)để ép mạnh tờ nhũ vào tở in. Nhờ nhiệt độ và áp lực nhũ được ép dán vào giấy ở những chỗ khuôn in lồi lên (phần tử in)
3. Vật liệu : 
3.1 Nhũ: 
3.1.1 Phân loại nhũ: tùy theo màu sắc và chất liệu mà ta chia nhũ ra làm ba loại chính: 
 

 

Nhũ lụa
Nhũ bóng
Nhũ metal 
3.1.2 Cấu tạo: có dạng cuộn dày từ 3-5 lớp.
Lớp để: thường là dạng cuộn màng nhựa như PET dày 12-30 um có nhiệm vụ mang các lớp thành phần. 
Lớp lắc: lớp lắc là dạng keo (lắc) có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ ép kim nên khi ép lớp lắc sẽ cùng lớp nhũ truyền sang tờ in, sau khi ép vào sản phẩm lớp lắc sẽ nằm trên cùng nó tạo độ bóng cho nhũ và bảo vệ lớp nhũ không bị trầy xước. 
Lớp màu: có độ dày 1,5-5um. Lớp màu có nhiệm vụ đem màu sắc cho nhũ, cần phải bền khi chà sát, bền với dung môi. 
- Với dạng nhũ lụa: là một lớp pigment. 
- Với dạng nhũ bóng: gồm một lớp pigment và lớp lắc. 
- Metal: gồm một lớp lắc và một lớp (màng) nhôm mỏng. 
Lớp màu cũng có trường hợp thực hiện cả vai trò lớp keo khi đó trong thành phần lớp màu được thêm vào keo PVC. 
Lớp keo: đảm bảo cho sự kết dính chắc chắn nhũ với tờ in vì vậy với nhiệt độ ép keo cần đạt tính chất dính, lớp keo có chiều dày 1,5-5um. 
3.1.3 Tính chất của nhũ được đánh giá bởi: 
Màu sắc của nhũ 
Độ bóng 
Độ bền của tờ in sau khi ép nhũ với ma sát, nhiệt độ.
Tờ in sau khi ép không lem, gọn (độ sắc nét hình ảnh sau khi ép)các dạng bề mặt nhũ khi phản chiếu ánh sang


3.1.4 Nguyên lý tách các lớp khi ép nhũ: 
Dưới tác dụng của nhiệt độ khi ép lớp đệm chảy ra tách lớp lắc – nhũ – keo khỏi lớp

 

đệm, lớp keo chảy mềm dán dính lớp nhũ màu và lớp lắc vào giấy. Nhưng chỉ những vị trí (phần tử in) có nhiệt độ thì lớp nhũ – lắc – keo mới được tách ra khỏi lớp đệm và dính vào giấy. Còn lại những vị trí (phần tử không in không có nhiệt độ nên lớp nhũ vẫn giữ lại trên lớp đệm). 

3.1.5 Lưu ý khi lựa chọn nhũ: 

Khi chọn nhũ để ép cần phải tính đến không chỉ màu sắc mà còn phải chú ý đến đặc điểm hình ảnh, loại giấy cần ép nhũ. 
Khi hình ảnh là nét lớn cần sử dụng loại nhũ có lớp màu dày đảm bảo chất lượng hình của mảng nét. 
Khi hình ảnh là nét mảnh cần sử dụng loại nhũ có lớp màu mỏng. 
Khi cần ép nhũ trên dạng vật liệu bóng (được dán màng BOPP) cần sử dụng loại nhũ có lớp keo đặc biệt
3.2 Khuôn ép: có 3 cách làm khuôn cơ bản như sau 
Đối với những khuôn gồm những nét đơn giản có thể dùng chữ chì với phương pháp sắp chữ như in typo để chế tạo khuôn ép. 
Dùng phương pháp khắc để khắc khuôn ép nhũ. 
Dùng phương pháp ăn mòn kim loại .
Khuôn ép
Sản phẩm sau khi ép
4. Phương pháp ép nhũ thủ công:

4.1 Mô tả quá trình ép nhũ:
Bàn dập 1 gắn cố định có hệ thống gia nhiệt 2 . Bàn in cao (bản ép) 4 được gắn với bàn

dập1 bởi keo 3 hoặc được gắn vào khung gắn. 

Bàn dập dưới số 5 được gắn với pêdan và sự chuyển động của bàn dập này được tạo ra khi gạt cần pêdan. 
Trên bàn dập số 5 được dán giấy lót hoặc tấm PVC 6. 
Tờ in số 7 được đặt trên bàn dập 5 và được định vị bởi tay kê số 8. 
Hệ thống căng và điều chỉnh cuộn nhũ số 9 có thể canh chỉnh bước nhũ sau mỗi lần ép. 
Khi bản in cao được gia nhiệt, bàn dập số 5 được nâng lên ép tờ in và nhũ sát vào bản in cao, dưới tác dụng của nhiệt độ và lực ép, nhũ tại những nơi có sự tiếp xúc với bản in cao (phần tử in )sẽ được ép dán sang tờ in. 
Quá trình nhũ truyền lên tờ in
4.2 Các thao tác chuẩn bị ép nhũ: 
Bước 1: Dán khuôn ép lên bàn dập trên 
Bước 2: Dán tay kê lên bàn dập dưới 
Bước 3: Lót ống.

Bước 4: Chỉnh bộ phận căng nhũ. 
Bước 5: Chọn chế độ ép. 
Bước 6: Chỉnh sửa, ép thử. 
Bước 7: Ép sản lượng.

5.Thiết bị ép nhũ: Máy ép nhũ chuyên dụng

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ MÁY CẮT NHŨ

BẢNG THÔNG SỐ KĨ THUẬT CỦA MÁY CẮT NHŨ

  1. Kích thước dao (D xR xC ) 800x 350 x 400 (mm)
  2. Kích thước nhũ cho phép cắt ( x L ): 66x 640 (mm)
  3. Nguồn điện sử dụng : 1 pha , 220V
  4. Tốc độ trục chính : 500 (vòng/phút)
  5. Động cơ trục chính : ½ Hp , 220V
  6. Số vòng quay trục chính 1400 (vòng/phút)
  7. Đường kính dao cắt  120 (mm)
  8. Đường kính trục chính  x L) 25 x 700 (mm)

Phần II:

THIẾT KẾ MÁY CHƯƠNG I

TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC MÁY

I. TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ VÀ PHÂN PHỐI TỈ SỐ TRUYỀN

Năng suất của máy sàng phụ thuộc vào kích thước của máy, vào vận tốc chuyển động của vật liệu, vào hình dạng kích thước của vật liệu, tính chất cơ học của nó và vào dạng vật liệu.

Ta có lực tiếp tuyến băng tải : P =1800 ( N ).

Vận tốc tiếp tuyến trên băng tải : V = 0.2 (m/s).

Đường kính tang băng tải : D = 250 (mm).

thời gian làm việc của máy : T = 1800h.

Công suất trục trên băng tải :

N =  = =  = 0.36 Kw

Nct =

= 0,94            hiệu suất của bộ truyền đai

 = 0,995        hiệu suất của 1 cặp ổ lăn

Nct =  = 0.41 kw

Dựa vào số vòng quay và công suất động cơ ta chọn động cơ theo bảng 2P (Thiết kế chi tiết máy- trang 322) Có ký hiệu: AO2 (A0π2) 12-6

Số vòng quay 930 vòng/phút

Công suất của động cơ 0.8 kW

 

Hiệu suất 73 %

Kiểm nghiệm  :0.8. 73% > 0.42 => 0.584 > 0.42

phân phối tỉ số truyền

Ichung =  = 3.72

Ta có Nbt =  =  =15.2

Chọn I ổ lăn= 1 => I đai =  = 3.72

Lập bảng :

 

               Trục

 

 Động cơ

 

I

            Thông số

 

 

        iđai1= 3.72

           n (vòng/phút)

        930

  250

N (kW)

          0.8

   0.752

nt1= == 250 (v/p)

Nt1= Nct.nđai = 0.8.0.94  = 0.752 (kw)

CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC CỦA MÁY

A - THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN ĐAI THANG

  1. Bộ truyền đai từ động cơ lên trục I
  1. Chọn loại đai:

          Giả thiết vận tốc của đai v≤ 5m/s có thể dùng loại đai Ƃ hoặc B (bảng 5- 13). Tính theo cả 2 phương án và chọn phương án nào có lợi hơn.

  • Tiết diện đai:                                                                   O                  A

Kích thước tiết diện đai a ×h (mm) (bảng 5-11)           10x6             13x8

Diện tích tiết diện F (mm2)                                             47                 81

  1. Đường kính bánh đai nhỏ (bảng 5-14)

D1 (mm)                                                                         70                140

Kiểm nghiệm vận tốc đai

v =                           4.94 6,81

v ≤ vmax= (30÷35) (m/s)

  1. Tính đường kính D2 của bánh lớn

D2 =  (1 – 0,02) D1                        255               510

D2 =  (1 – 0,02) D1

Lấy tiêu chuẩn D2  (bảng 5- 15)                                    250               550

Số vòng quay thực n’2 của trục bị dẫn

n’2 =  (1 – 0,02) n1                        250               231

n’2 sai lệch rất ít so yêu cầu

  1. Tỉ số truyền                           i =                               3.64             4.025

 

  1. Kiểm nghiệm số vòng quay:

 rn%=

 rn% ϵ [-5%; 5%]                 2 %             4.26%

n2=  = 250                    vòng/phút

Tỉ số truyền thực tế:

                                                        i =                          3.64             4,025

  1. Chọn sơ bộ khoảng cách trục A (bảng 5 - 16)

                                                     A ≈ 0,9D2                           225               495

  1. Kiểm nghiệm khoảng cách trục A:

                                0,55(D2+D1)+h≤A≤2((D2+D1)                                  

                                    Công thức 5- 19 trang 94

(Thiết kế Chi Tiết Máy- NGUYỄN TRỌNG HIỆP NGUYỄN VĂN LẪM)

h  chiều cao của tiết diện đai  bảng 5 – 11                           6                   8

Với đai  O:

                                            176 ≤ A ≤ 640

Với đai A :

                                          379,5 ≤ A ≤ 1380

Khoảng cách A chọn thõa mãn điều kiện trên

  1. Tính chiều dài L theo khoảng cách trục A:

                                Công thức 5- 1 trang 83

(Thiết kế Chi Tiết Máy- NGUYỄN TRỌNG HIỆP NGUYỄN VĂN LẪM)

                                       L = 2A + (D2+D1)+            984              2313

Chọn L tiêu chuẩn theo bảng 5 – 12                                      1000             2360

...............................................

 C - THIẾT KẾ GỐI ĐỠ TRỤC

Dự kiến chọn trước góc    ß = 16o ( kiểu 36000)

hệ số khả năng làm việc tính theo công thức ( 8- 1)

C = Q ( n.h )0,3< Cbảng

 Ở đây           n = 450  vg/ph

                      h = 20000 giờ , bằng thời gian phụa vụ của máy .

Q = ( KV.R + m.AT) Kn.Kt  ( công thức 8- 6 )

Hệ số m = 1,5 ( bảng 8 -2 )

Kt= 1 tải trọng tĩnh ( bảng 8 -3 )

Kn= 1 nhiệt độ làm việc giới 1000  ( bảng 8 -4 )

Kv = 1 vòng trong cưa ổ quay ( bảng 8 -5 )

SA =1,3 . R­A.tang ß  = 1,3. 2385. 0,4877 = 1744 N

B = 1,3. RB .tang ß = 1,3 . 2182. 0,4877 = 1594 N

Tổng lực chiều trục :

A = S­A – PA1 ­– SB = 1744 – 510 – 1594 = - 362 N

Như vậy lực A hướng về gối trục bên trái , vì lực hướng tâm ở 2 gối nối trục gần bằng nhau , nên ta chỉ tính đối với gối trục bên trái , và chọn ổ cho gối trục này .Còn gối trục kia lấy ổ cùng loại

A = (2385 + 1,5 .362 ).1.1 =2930N hoặc 293 daN

 C =  293 ( 410.20000)0.3

Bảng 8 – 7 cho ( 410.20000) = 59

C = 59.293 = 17000

Tra bảng 17P ứng với d = 17mm  lấy ổ có kí hiệu 36103 , Cbảng = 46104 , đường kính ngoài của ổ D = 35mm , chiều rộng  B = 10 mm.

PHẦN III

KẾT LUẬN

CHƯƠNG

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÁY

I - Nhận Xét Đánh Giá Máy

Ưu điểm của máy :

  • Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo ,dễ lắp ráp và vận hành .
  • Sản phẩm đảm bảo được chất lượng.
  • Dễ vận hành và bảo dưỡng sữa chữa.
  • Sử dụng thuận tiện và an toàn lao động
  • Không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh .
  • Giá thành thấp …..

Nhược điểm :

  • Trong quá trình  hoàn thành máy cắt nhũ còn những khuyết điểm em chưa giải quyết được là :
  • Mỗi lần cắt sản phẩm thì phải tắt máy chỉnh kích thước rồi mới cắt tiếp được nên mất thời gian.
  • Khi cắt sản phẩm thì lưỡi dao chạm vào trục nên gây ra hiện tượng trục bị sần sùi, lưỡi dao thì bị mòn, dao mòn thì sản phẩm không đạt yêu cầu.
  • Cách khắc phục  :
  • Gia công thước trên trục , để dễ điều chỉnh mà không phải tắt mở máy nhiều lần .
  • Mài dao để không ảnh hưởng tới sản phẩm .

II - Hướng Dẫn Sử Dụng Và Bảo Quản

 Hướng dẫn sử dụng

Các bộ phận chính của máy

1 .Tay Nắm                                 2.Trục II

3. Bộ Phận Gắn Dao                      4.Trục Định Vị         

  • Trước khi sử dụng ta phải kiểm tra nguồn điện và vệ sinh máy sạch sẽ, để đảm bảo an toàn.
  • Bước1: Dùng tay kéo tay nắm số 1 đòng thời tay kia giữ trục II để không bị rơi , rồi từ từ lấy trục II ra khỏi bộ phận lắp ghép.
  • Bước 2 :Tiếp theo ta lấy cuộn nhũ bỏ vào trục có đường kính 25 mm, rồi đưa trục lắp ghép lại như lúc  đầu tháo ra. Đồng thời một tay đè con cóc xuống , một tay đẩy cuộn nhũ vào, xoay cuộn nhũ ngược chiều kim đồng hồ đẩy cuộn nhũ vào sát chi tiết số 4, đến khi hết chiều dài con cóc là được. rồi đấy sát chi tiết số 5 vào cuộn nhũ, xiết lại
  • Bước 3 :Dùng  khóa lục giác điều chỉnh chi tiết số 3và kích thước nhũ cần cắt cho phù hợp, rồi xết chặt lại để tránh xê dịch kích thước đã định sẵn.
  • Bước 4 :Bật công tắc điện và tiến hành cắt nhũ, khi trục có gắn nhũ quay ta từ từ tiến dao vào và cắt .
  • Bước 5 : Cắt xong ta tắt máy và lấy nhũ ra như lúc đầu .

II - bảo quản

  • Phải kiểm tra máy trước khi sử dụng
  • Vệ sinh máy sạch sẽ .
  • Bôi trơn cho máy đầy đủ
  • Tránh va đập  làm mẻ với lưỡi dao cắt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Thiết kế Chi tiết máy

NGUYỄN TRỌNG HIỆP – NGUYỄN VĂN LẪM

Nhà xuất bản Giáo Dục

  1. Chế độ cắt gia công cơ khí

NGUYỄN NGỌC ĐÀO – HỒ VIẾT BÌNH- TRẦN THẾ SAN

Nhà xuất bản Đà Nẵng

  1. Dung sai lắp ghép và Kỹ thuật đo lường

PGS.TS NINH ĐỨC TỐN - GVC. NGUYỄN THỊ XUÂN BẢY

Nhà xuất bản Giáo Dục

  1. Đề cương bài giảng Vẽ Kỹ Thuật

TRẦN THỊ THÚY NGA – BỘ MÔN VẼ KỸ THUẬT-

TRƯỜNG

  1. Sổ tay thiết kế công nghệ chế tạo máy – Tập 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI - 1970

  1. Sổ tay thiết kế công nghệ chế tạo máy – Tập 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI – 1970

  1. Atlas Đồ gá

GS.TS TRẦN VĂN ĐỊCH

NXB Khoa học và Kỹ thuật HÀ NỘI -  2004

8 .Công nghệ Chế tạo máy



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn