LỜI NÓI ĐẦU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỪA TƯƠI
Với mỗi quốc gia trên thế giới, cơ khí là một trong những ngành công nghiệp không thể thiếu. Với vai trò vô cùng quan trọng của mình, nó góp phần sản xuất ra các trang thiết bị, công cụ cho mọi ngành kinh tế trong xã hội. Đối với một ngành công nghiệp vẫn còn non trẻ như nước ta, với xu hướng “Công Nghiệp Hóa-Hiện Đại Hóa” đất nước, thì ngành cơ khí nói chung và cơ khí chế tạo máy nói riêng lại càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Sự ra đời ngày càng nhiều của các loại máy móc đã phần nào thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ta ngày càng đi lên. Cùng với sự phát triển của các loại máy móc phục vụ cho các ngành công nghiệp thì các loại máy phục vụ cho nông nghiệp, các loại máy chế biến lương thực, thực phẩm cũng ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với các kiểu dáng, mẫu mã ngày một tốt hơn, đáp ứng được với những mong muốn của người tiêu dùng.
Với đồ án tốt nghiệp : “Thiết Kế Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi ” cùng với những yêu cầu của đồ án, chúng em được đi sát vào thực tế cũng như vận dụng các kiến thức đã học một cách tổng hợp và linh hoạt, qua những trao đổi với giảng viên hướng dẫn và trao đổi nhóm với nhau để tìm ra nhưng phương án hợp lí và thuận lợi nhất cho việc thực hiên đồ án này. Nhờ vậy, khi kết thúc đồ án này, mỗi người chúng em có thể tổng hợp và trang bị thêm cho mình những kiến thức về chế tao máy nói chung và cách riêng là đối với việc chế tạo máy sản xuất lương thực thực phẩm.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy đến nay chúng em đã hoàn thành đồ án của mình. Mặc dù được trang bị các kiến thức cơ bản, nhưng do khả năng cùng với hiểu biết thực tế còn hạn chế, nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót về kỹ thuật cũng như nội dung. Vì vậy chúng em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô để đồ án có thể được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn .
MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỪA TƯƠI
Trang
Nhiệm vụ đồ án TN……………………………………………………………….
Lời nói đầu…………………………………………………………………....….
Nhận xét của giáo viên HD…………………………………………………..…
Mục lục……………………………………………………………………….........
Chương I
TỔNG QUAN VỀ MÁY GỌT VỎ DỪA TƯƠI ………………………………...
- Giới thiệu về trái dừa…………………………………………………................................
-Đặc tính của quả dừa …………………………........………
-Một số loại dừa được trồng ở Việt Nam………………...…..
-Giá trị dinh dưỡng của trái dừa ………………….......………
-Công dụng của trái dừa …………………………..............…
- Giới thiệu quá trình thu hoạch dừa làm nguyên liệu chế biến……………………....................................
Chương II
GIỚI THIỆU VỀ MÁY GỌT VỎ DỪA TƯƠI
- Yêu cầu của máy…………………………………………................…...
- Cơ cấu làm việc của máy………………………………………………..
- Thông số kĩ thuật của máy………………………………………….……
- Chọn cơ cấu thích hợp cho máy……………………………………......
-Cơ cấu cấp nguyên liệu cho máy……………………………………
-Cơ cấu dao cắt cho máy…………………………………
- Cơ cấu nâng hạ bàn chông
Chương III
TÍNH TOÁN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG
- Chọn động cơ điện……………………………………………………...
- Tính toán bộ truyền bánh răng thẳng……………………………………...
- Tính toán trục……………………………………………………………
-Trục1…………………………………………………………………..
-Trục2…………………………………………………………………..
-Trục3…………………………………………………………………..
-Trục4…………………………………………………………………..
VII.Tính toán lực kẹp lên quả dừa…………………………………………………………
Chương IV
LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT
- Quy trình công nghệ gia công “ BẠC LÓT”……………………………
- Quy trình công nghệ gia công “TRỤC 2 ”……………………………….....
- Quy trình công nghệ gia công “ MŨI ĐỊNH VỊ”…………….....
Chương V
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ.
- Nhận xét và đánh giá…………………………………………………......
- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản……………………………………….
-Tài liệu tham khảo…………...……
Chương VI
SẢN XUẤT THỬ MÔ HÌNH…..........…………
CHƯƠNG I : GIỚI THIÊU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG VIÊC TRỒNG VÀ THU HOACH DỪA TƯƠI
I. Giới thiệu về quả dừa tươi :
Dừa (danh pháp khoa học: Cocos nucifera), là một loài cây trong họ Cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Về mặt thực vật học, dừa là loại quả khô đơn độc được biết đến như là quả hạch có xơ. Vỏ quả ngoài thường cứng, nhẵn, nổi rõ 3 gờ, lớp vỏ quả giữa là các sợi xơ gọi là xơ dừa và bên trong nó là lớp vỏ quả trong hay gáo dừa hoặc sọ dừa, lớp vỏ quả trong hóa gỗ, khá cứng, có ba lỗ mầm có thể nhìn thấy rất rõ từ phía mặt ngoài khi bóc hết lớp vỏ ngoài và vỏ giữa (gọi là các mắt dừa). Thông qua một trong các lỗ này thì rễ mầm sẽ thò ra khi phôi nảy mầm. Bám vào thành phía trong của lớp vỏ quả trong là vỏ ngoài của hạt với nội nhũ dạng anbumin dày, là lớp cùi thịt, gọi là cùi dừa, nó có màu trắng và là phần ăn được của hạt.
II . Đặc tính của quả dừa
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt.
Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn.
Khi quả dừa còn non, nội nhũ bên trong còn mỏng và mềm và có thể nạo dễ dàng. Nhưng lý do chính để hái dừa vào giai đoạn này là để lấy nước dừa làm thức uống; những quả to có thể chứa tới 1 lít nước uống bổ dưỡng. Khi quả đã già và lớp vỏ ngoài chuyển thành màu nâu (khoảng vài tháng sau) thì nó sẽ rụng từ trên cây xuống. Vào thời điểm đó nội nhũ đã dày và cứng hơn, trong khi nước dừa sẽ có vị nồng hơn. Khi đó nếu uống nhiều có thể bị tiêu chảy, chỉ sau khoảng 15 phút
Để lấy nước của quả dừa cần loại bỏ lớp vỏ ngoài và lớp xơ dừa sau đó dùng đũa/que chọc vào mắt lớn nhất của quả rồi đặt ống hút vào. Người ta có thể lấy nước bằng cách chặt bỏ một phần vỏ ở phần đối diện với cuống dừa để phần vỏ cứng bên trong phơi ra, sau đó vạt đi phần của lớp vỏ cứng đó và rót nước dừa vào vật chứa (cốc, chén, bát, v.v.). Ngày nay, người ta còn dùng dao/máy bào bớt đi lớp vỏ bên ngoài làm gần lộ ra phần vỏ cứng phía đối diện cuống dừa, rồi cũng vạt bỏ đi phần này khi muốn lấy nước. Do quả dừa có điểm rạn tự nhiên nên có thể bổ quả dừa bằng các loại dao to, chẳng hạn dao mác, dao phay hay các loại tuốc vít bản bẹt
và búa. Trên quả dừa đã lột bỏ vỏ có 3 lằn gân ứng với 3 mắt, kinh nghiệm cho thấy khi dùng sống dao hoặc lưỡi dao hơi cùn đập vuông góc vào gân chính (ứng với mắt lớn nhất - như chỉ bởi mũi tên đỏ trong hình) thì quả dừa sẽ bể đôi dễ dàng, đường bể thường thẳng và đều. Các nông dân ở Bến Tre thường dùng một loại dao đặc biệt lưỡi không bén (sắc)lắm gọi là cái rựa để bổ dừa.
Khi quả còn non thì lớp vỏ rất cứng, nhưng quả dừa non hiếm khi rụng, ngoại trừ khi bị bệnh như nấm chẳng hạn hoặc do chuột, dơi ... phá hoại. Trong thời gian quả rụng tự nhiên, lớp vỏ trở thành màu nâu và xơ dừa trở nên mềm và khô hơn, như thế quả sẽ ít bị hư hại khi rụng. Có một vài trường hợp quả dừa rụng đột ngột và có thể gây thương vong cho người.
Các thông số của quả dừa
a) Độ ẩm của quả dừa
Độ ẩm của dừa có liên quan mật thiết tới chất lượng của quả dừa. Độ ẩm càng cao thì màu sắc và nước dừa càng mau hỏng ,va cuống dừa dễ bị bong ra, , , làm ảnh hưởng tới quá trình định vị quả dừa khi cắt gọt.
b) Cơ tính của quả dừa :
- Liên kết giữa cuống dừa : ( 20 – 40N )
- Độ bền của vỏ dừa : ( 200 - 350N )
- Độ bền của gáo dừa : (1200 – 2000N )
c) Thành phần của quả dừa
- Vỏ chiếm 40℅
- Gáo dừa chiếm 30℅
- Nước dừa chiếm 20℅
- Cơm dừa chiếm 10℅
- Một Số Loại Dừa Được Trồng Ở VIệt Nam
1. Dừa xiêm xanh
Là giống dừa uống nước phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 - 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ mỏng có màu xanh, nước có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
2. Dừa xiêm đỏ
Là giống dừa uống nước phổ biến thứ nhì ở đồng bằng sông Cửu Long, ra hoa sớm sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 140-150 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu nâu đỏ, nước có vị ngọt thanh (7-7,5% đường), thể tích nước 250-350 ml/trái, có nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.
3. Dừa xiêm lục
Là giống dừa uống nước có chất lượng ngon nhất, có nguồn gốc Bến Tre, ra hoa rất sớm sau khoảng 2 năm trồng, năng suất bình quân 150-160 trái/cây/năm, vỏ trái rất mỏng có màu xanh đậm, nước rất ngọt (8-9% đường), thể tích nước 250-300 ml/trái, rất được ưa chuộng trên thị trường.
4. Dừa xiêm lửa
Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, ra hoa sớm sau khoảng 2,5 -3 năm trồng, trái sai, kích thước trái nhỏ, vỏ mỏng có màu vàng cam, nước ngọt (6,5-7% đường), năng suất bình quân 140 – 150 trái/cây/năm, thể tích nước 250-300 ml/trái, có thể trồng để uống nước kết hợp để khai thác du lịch sinh thái vườn dừa.
5. Dừa Tam Quan
Là giống dừa uống nước có màu sắc đẹp, có nguồn gốc từ Tam Quan (Bình Định), ra hoa sau khoảng 3 năm trồng, năng suất bình quân 100 -120 trái/cây/năm, vỏ trái mỏng có màu vàng sáng, nước có vị ngọt thanh (7,5 – 8% đường), thể tích nước 250-350ml/trái. Dân gian cho rằng nước dừa Tam Quan tính mát nên thường dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, do năng suất không cao nên hiện nay giống dừa này chỉ được trồng với số lượng không nhiều chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
6. Dừa ẻo nâu
Là giống dừa uống nước có trái rất sai, kích thước nhỏ, vỏ trái có màu nâu, nước ngọt (7-7,5% đường), thể tích nước 100-150 ml/trái, năng suất 250-300 trái/cây/năm, có thể sử dụng để làm kem dừa, rau câu dừa và tạo cảnh quan cho du lịch sinh thái. Vì kích thước trái quá nhỏ nên giống dừa này được trồng với số lượng không nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ và một ít cá thể ở các tỉnh ven biển miền Trung.
IV.Gía trị dinh dưỡng của quả dừa,và công dụng của quả dừa
- Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.
- Nước dừa nằm trong khoang bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm dung dịch truyền ven . Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọi Thạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô cũng được cô cạn thành chất có màu nâu đen được gọi là nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn thay cho nước màu được làm từ đường (gluco).
Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kali và magiê trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền.
Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.
Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là “nước khoáng thực vật” vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng vitamin C đủ cho nhu cầu 1 ngày.
.
Nước dừa còn có công dụng bảo quản tinh trùng của người và động vật trong trạng thái “sức khỏe dồi dào”, tránh phải đông lạnh gây giảm khả năng thụ tinh.
Y học truyền thống
Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. Một số cách dùng nước dừa chữa bệnh:
- Khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống.
- Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả.
- Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.
- Lợi tiểu giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.
- Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g. Trộn đều uống.
- Tẩy sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Không cần thuốc tẩy. Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng).
Canh dừa khử độc hại của rượu, “bôi trơn” các khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy p lại, đặt lên 1 cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động mềm mại trở lại.
Nước dừa non trị chứng cam (bụng ỏng, đít teo, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước dừa dùng nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho người gầy yếu. Người khỏe mạnh, buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt.
Hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100 g, cam thảo 15 g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống.
Tại Việt Nam, từ "làng dừa" trong một số ngữ cảnh được dùng để chỉ những người kém hiểu biết về lĩnh vực mà họ đang nói tới.
Trái dừa là một trong 5 loại trái trong mâm ngũ quả tiêu biểu tại Việt Nam.
Giới thiệu về quá trình thu hoạch dừa làm nguyên liệu
Dừa sau khi được đạt độ ngọt cua nước sẽ được thu hoạch về ,công việc này chủ yếu làm bằng thủ công .
Hiện nay đã có máy gọt vỏ dừa tươi do anh Lê Tân Kỳ ở Bến Tre nghiên cứu và sản suất ,máy này có khả năng gọt được khoảng cả 1000 quả dừa trong một ngày ,trung bình khoảng 1 quả trong 1 phút đạt năng suất bằng 5 lao động phổ thông hiện nay ,tỉ lệ hao hụt dưới 3℅ ,tuy có nhiều ưu điểm song loại máy này còn chưa được sử dụng rộng rãi bởi giá thành còn cao,thông thường người ta chọn phương pháp gọt dừa bằng thủ công.
v Qúa trình gọt quả dừa tươi co hai cách
- Gọt bằng phương pháp thủ công : dùng dao gọt quả dừa thông thường như hiện nay ,và gọt hết lớp vỏ da xanh bên ngoài Tuy nhiên phương pháp này cho năng suất thấp ,phù hợp với hộ sản suất nhỏ lẻ và co lao động nhàn rỗi.
- Gọt bằng máy gọt vỏ dừa tươi : với việc sử dụng động cơ thay thế cho sức người loại máy này cho năng suất rất cao .Giam được thời gian và lượng công nhân rất nhiều .
IV.Qúa trình thu hoạch dừa cho đến quá trình gọt vỏ
Thu hoạch => phân loại => vận chuyển => làm sạch => gọt vỏ dừa ngâm dung dịch làm giữ màu cho quả dừa => đóng bao .
CHUONG II : GIỚI THIỆU VỀ MÁY GỌT VỎ DỪA TƯƠI
- YÊU CẦU CỦA MÁY
vYêu cầu :
- Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh khi cắt gọt.
- Máy hoạt động ổn định.
- Cơ cấu gọn gàng, an toàn khi làm việc, tiết kiệm công sức lao động cũng như nguyên liệu mua về.
- Dễ vận hành, sữa chữa và thay thế.
- An toàn khi thao tác.
- Năng suất cao, sản phẩm đẹp.
vCơ cầu làm việc của máy
Cấp nguyên liệu (dừa).
- Dao cắt bỏ phần vỏ xung quanh quả dừa
- Nâng trục chính của động cơ lên để cắt phần trên của vỏ dừa
vThồng số kĩ thuật của máy:
+Máy sử dụng động cơ 20Kw, số vòng quay 72 v/ph.
+Kích thước của máy: dài x rộng x cao =500mm x 500mm x 1165mm.
+Thời gian hoàn thành gọt xong 1 trái dứa là 1ph/trái, trung bình một ngày có thể chế biến khoảng 1500trai/ngày
vChọn cơ cấu thích hợp cho máy:
vCơ cấu cấp nguyên liệu cho máy:
Dừa được đặt trên bàn chong của máy. Được định vị bởi 6 mũi đinh, phần trên của quả dừa được định vị và kẹp chặt bởi chốt lò xo. Bàn trong được nối với trục chính của đông cơ để tạo chuyển động quay lên quả dừa với vận tốc không đổi.
Phương án : Thao tác thủ công, người công nhân dùng tay để đặt quả dừa vào.
-Ưu điểm:
+ Định tâm cho quả dừa một cách dễ dàng
+ Loại bỏ được những quả hư
-Nhược điểm:
+ Phụ thuộc vào trạng thái và khả năng làm việc của người công nhân.
+ Tính an toàn không cao, người công nhân dễ bị cuốn tay vào tay gắp khi không cẩn thận trong thao tác.
- Chọn phương an này vì không tốn quá nhiều tiền cho việc chế tạo, bảo dưỡng định kì và sửa chữa khi bị hư hỏng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương án cũng phù hợp với yêu cầu kĩ thuật cũng như kinh phí cho một số doanh nghiệp cũng như nhà máy nhỏ và vừa ở nước ta, đồng thời cũng tạo ra việc làm cho người lao đông.
v CHỌN CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CHO MÁY GỌT DỪA
v Phương án 1 : Thao tác thủ công, sử dụng dụng cụ la dao cắt dùng tay để got dừa
Ưu Điểm : Phụ thuộc vào tay nghề và sức lao động của con ngưới rất lớn
Có thể gọt được nhiều biên dạng dừa nhất định ,nhưng không lớn
Tránh được những va chạm về chập điện
Nhược Điểm :
- Năng suất thấp
- sử dụng sức người lao động nhiều
- có thể bị cuốn tay vào dao khi gọt dừa
vMột số hình ảnh gọt dừa thông thường hiện nay của người nông dân
KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ
- - - &- - -
I.Nhận xét đánh giá:
Trong quá trình thiết kế, tính toán “Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi”, chúng em nhận thấy có một số vấn đề sau:
-Trong máy co 1 nhiều chi tiết, nhưng chỉ có một số chi tiết như:trục vít me đai ốc, thân đỡ trục chính trước, thân đỡ sau đòi hỏi phải gia công chính xác nhất. Còn lại các chi tiết khác đều có sự chính xác tương đối.
-Các chi tiết được thiết kế gọn nhẹ,đơn giản và dễ chế tạo. Việc bố trí, lắp đặt cũng như vận hành,sửa chữa, bảo trì đều được thực hiện dễ dàng. Các chi tiết đều được thiết kế với dộ an toàn cao.
-Vật liệu chế tạo chủ yếu là thép C45 và C30, độ chính xác của các chi tiết hầu hết không đòi hỏi cao, hình dáng các chi tiết không quá phức tạp do đó có thể gia công trên máy công cụ thông thường. Do đó giá thành sản phẩm không qua cao.
-Máy chỉ cần một người vận hành, không đòi hỏi công nhân có tay nghề cao, có thể cơ khí hóa công đoạn cấp và lấy sản sau khi hoàn thành.
-Máy làm việc với năng xuất cao, chính xác đảm bảo chất lượng của từng công đoạn. Các công đoạn được thực hiện gần như cùng một lúc với nhau một cách nhanh chóng an toàn cho người công nhân vận hành máy.
Với những ưu điểm trên của máy, máy có thể chế tạo tại các nhà máy cơ khí ở Việt Nam. Đồng thời máy có thể ứng dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất .
Do thời gian có hạn, tài liệu tham khảo còn hạn chế, cũng như kinh phí để sản xuất thử chưa có nên việc chế tạo chạy thử còn chưa có. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các phần mềm trong việc mô phỏng chạy thử nghiệm thì phần nào đã làm rõ được công dụng cũng như nguyên lí hoạt động của máy.
Cuối cùng, dù đã rất cố gắng nhưng đề tài khó tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài có tính thực tiễn hơn. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy , cùng các thầy cô trong khoa cơ khí đã giúp chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
II.Hướng dẫn sử dụng bảo quản:
+Hướng dẫn sử dụng:
-Nguồn điện sử dụng cho động cơ là nguồn điện 220V thường sử dụng ở các nhà máy. Sau khi cấp điện,máy có hai chế độ điều khiển, điều khiển bằng tay va điều khiển tự động. Công việc của người công nhân đứng máy là đặt quả dừa lên bàn máy trong. Sau đó cho dao vào cắt
-Với cách vận hành dễ dàng này người công nhân không cần phải có tay nghề cao cũng có thể vận hành một cách dễ dàng và tuần thục.
+Cách bảo quản:
-Máy hoạt động cần phải được châm dầu ở những vị trí co tiếp xúc ma sát( ổ bi, trục vit me đai ốc, thanh truyền đai ốc bi).
-Vệ sinh máy sạch sẽ sau mỗi ca làm việc
-Máy cần được bảo dưỡng và kiểm tra định kì mỗi 3 tháng. Khi máy xảy ra sự cố hay truc trặc ở một công đoạn nào đó thì cần phải được kiểm tra sửa chữa.
-Không được để máy làm việc quá tải, quá công suất quy định vì có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.
-Không leo trèo lên máy, hut thuốc, gác chân lên máy khi họat động.
-Cúp cầu dao ngắt điện sau khi rời khỏi nơi làm việ
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nuyễn Trọng Hiệp-Nguyễn Văn Lẫm.
Thiết Kế Chế Tạo Máy.
NXB Giáo Dục.
- GS.TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS.TS Lê Văn Tiến, PGS.TS Ninh Đức Tốn, PGS.TS Trần Xuân Việt.
Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy (tập 1,2,3).
- PGS Trần Hữu Quế.
Vẽ Kĩ Thuật(tập 1,2).
- Nuyễn Trọng Hiệp.
Chi Tiết Máy(tập 1,2)
NXB Giáo Dục.
- Ninh Đức Tốn.
Sổ Tay Dung Sai Lắp Ghép.
NXB Giáo dục.
*TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY GỌT VỎ DỪA TƯƠ
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.