TÊN ĐỀ TÀI:THIẾT KẾ THI CÔNG MÔ HÌNH BĂNG TẢI
I |
MÔ TẢ CHỨC NĂNG |
|||||
|
Mô hình dùng thực hành môn học TH CĐT 2 có thể tháo lắp và lập trình. Tháo lắp cơ khí và điện. Đảo chiều động cơ bằng relay. |
|||||
II |
YÊU CẦU |
|||||
|
Mô hình bao gồm khung bàn, mặt bàn cứng vững. Băng tải vận chuyển phôi, cơ cấu cảm biến, máng phôi. Dễ dàng tháo lắp. |
|||||
III |
NHIỆM VỤ THỰC HIỆN |
|||||
1 |
CƠ KHÍ |
|||||
|
Thiết kế chế tạo mặt bàn. Thiểt kế chế tạo băng tải, cảm biến. Lắp đặt hệ thống hoàn chỉnh cứng vững |
|||||
2 |
ĐIỆN, LẬP TRÌNH |
|||||
|
Thiết kế hệ thống điện điều khiển băng tải, đảo chiều động cơ. Lập trình PLC điều khiển hệ thống hoạt động đúng yêu cầu. |
|||||
MỤC LỤC
Lời nói đầu. 4
Lời cảm ơn. 5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 6
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.. 7
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BĂNG TẢI 8
1.Khái niệm vai trò của hệ thống. 8
a. Kháiniệm.. 8
b. Vaitrò. 8
2.Giới thiệu về Mô hình băng tải 9
a. Lý do chọn đề tài:10
- Phân tích nguyên lý làm việc: 10
c. Quy trình hoạt động. 10
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BĂNG TẢI 11
1.Giới thiệu Mô hình Băng tải 11
Hệ thống điện. 12
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU ĐỀ RA VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN.. 13
1.Mục tiêu ra đề tài 13
2.Phương án thực hiện. 13
3. Phương án thay thế. 13
a. Phương án thay thế bànnhôm: 13
b. Khung đở mô hình. 15
c. Module băng tải 16
g. Bảng điều khiển. 17
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ CƠ KHÍ18
1.Đặt vấn đề. 18
2.Giải quyết vấn đề cơ khí trên từngModule. 18
CHƯƠNG V: PHẦN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN.. 19
1. Lựa chọn thiết bị 19
a. Cảm biến. 19
- Bộ chuyển đổi nguồn. 21
c. MCB (Miniature CircuitBreaker)21
d. Cầu chì 22
- Relay. 23
- Nút nhấn. 23
g. Nút auto man. 24
h. Terminal24
i. Bộ điều khiển PLC. 25
CHƯƠNG VI :LẬP TRÌNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH BĂNG TẢI 27
1. Giới thiệu phần mềm.27
2. Lưu đồ giải thuật28
a. Auto. 28
- Manual 29
c. Bảng địa chỉ 30
d. Viết chương trình và nạp code. 31
TỔNG KẾT. 40
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH BĂNG TẢI
1.Khái niệm vai trò của hệthống
a. Khái niệm
Mô hình băng tải là một công cụ dạy học được xem là lý tưởng nhất, nó là một quá trình vận chuyển phôi có tính chất liên tục, từ việc vận chuyển phôi từ nơi này đến nơi khác gắn liền với quá trình sản xuất trong thực tế. Mô hình băng tải là sự kết hợp hài hòa giữa điện, điện tử, cơ khí, tin học, và kỹ thuật lập trình PLC,….
b. Vai trò
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đảng và nhà nước ta đã chủ trương đầu tư phát triển các ngành khoa học có hàm lượng tri thức cao, với vai trò quan trọng của mình, tự động hóa được xem là một trong những lĩnh vực chủ đạo nhận được sự quan tâm đó.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tự động hóa ngày nay không chỉ gói gọn ở mỗi một ngành như cơ khí, điện, điện tử, tin học, ... Mà là sự kết hợp hài hòa của tất cả các ngành trên. Chính sự kết hợp hài hòa đó tự động hóa đã đạt được nhiều thành tựu cao. Để giúp cho người học sau khi đã cơ bản hoàn tất các môn học chuyên ngành có thể tiếp cận với một hệ thống sản xuất tự động ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
2.Giới thiệu về Mô hình băng tải
Hình 1. 1 Mô hình băng tải
Mô hình băng tải được tạo ra với mục đích phục vụ việc giảng dạy và học tập trong các trường cao đẳng và trung cấp nghề. Giúp cho học sinh, sinh viên tiếp cận, làm quen với các hệ thống tự động trong công nghiệp.
Mô hình băng tải là một hệ thống thích hợp cho mục đích giảng dạy theo định hướng thực hành các khả năng sau:
- Năng lực công nghệ, kỹ thuật (TechnicalCompetence).
- Năng lực logic, lập luận (MethodologicalCompetence).
Bên cạnh đó, thông qua việc học tập và nghiên cứu, học sinh, sinh viên còn được rèn luyện tinh thần, khả năng làm việc nhóm nhuần nhuyễn cùng các kỹ năng mềm.
Trong quá trình học tập trên trạm, học sinh, sinh viên sẽ lần lượt được thực hành các nội dung sau:
- Lên kế hoạch, tổ chức(Planning).
- Lắp ráp(Assemply).
- Lập trình(Programming).
- Vận hành thử(Commisioning).
- Chạy hệ thống(Operation).
- Bảo dưỡng(Maintenance).
- Tìm lỗi (FailFinding).
Ngoài ra, học sinh, sinh viên có thể thực hành các môn đã được học trên lớp thông qua các nội dung sau:
- Cơ khí: Cấu trúc cơ khí của hệthống.
- Điện: Kết nối và đi mạng lưới điện của hệthống.
- Cảm biến: Kết nối, kiểm tra giới hạn vận hành của cảmbiến.
- PLC: Lập trình cho hệ thống và chạy trênPLC.
- Vận hành: Vận hành thử và chạy thủ công trêntrạm.
- Kiểm tra lỗi: Tìm lỗi và khắc phục khi hệ thống hoạt động không ổnđịnh.
Trạm gồm những module sau:
- Module cụm băng tải: Vận chuyển phôi.
- Module bảng điều khiển (Control Panel): Bảng điều khiển cung cấp tín hiệu cho hệ thống hoạt động.
- Board mạch PLC (PLC board): lắp đặt cụm nguồn, cụm bảo vệ vàPLC
- Bàn lắp thiết bị (Profile plate): gá đặt các cụm thiết bị đơn lẻ thành 1 hệ thống hoàn chỉnh, vững chắc.
a. Lý do chọn đề tài:
Người học và làm việc trên mô hình có thể thực hiện những yêu cầu cơ bản cho đến hoàn thiện như một phần trong cả hệ thống công nghiệp thực tế sau này, tuy mô hình chỉ mang tính chất mô phỏng trong học tập, nhưng cũng phần nào phác họa được tính chất và công việc ngoài thực tế, từ đó nhóm quyết định chọn mô hình băng tải để làm đề tài tốt nghiệp.
b.Phân tích nguyên lý làm việc:
Công dụng và yêu cầu của hệ thống
- Công dụng:
- Mô hình vận chuyển phôi tự động.
- Đề tài nghiên cứu giải quyết vấn đề vận chuyển phôi tự động đơn giản trên các dây chuyền sản xuất.
- Mô hình phục vụ việc nghiên cứu, học tập của học sinh, sinh viên và công tác giảng dạy trong bộ môn cơ điện tử, tự động hóa.
- Yêu cầu:
- Mô hình hoạt động ổn định, dễ dàng sửa chữa, thay thế khi có hư hỏng.
- Thực hiện việc phân loại tự động các loại phôi có đường kính 40 mm, cao 25 mm.
- Hệ thống thực hiện quy trình phân loại tự động.
- Độ thẩm mỹ cơ khí tốt, đảm bảo an toàn về điện.
- Mô hình sử dụng tốt cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên.
c. Quy trình hoạt động
vTổng quan
Mô hình băng tải là mô hình thực hiện việc vận chuyển phôi từ đầu băng đến cuối băng tải rồi đưa vào máng và ngược lại
vMô tả hệ thống hoạt động
Sau khi phôi được đưa vào băng tải cảm biến đầu sẽ nhận biết phôi sau đó băng tải bắt đầu chạy đưa phôi đến cảm biến cuối
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH MÔ HÌNH BĂNG TẢI
1.Giới thiệu Mô hình Băng tải
Mô hình băng tải dùng trong việc giảng dạy các môn học như: Lập trình PLC ( PLC của Mitshubishi), Mạng PLC,…
Hình 2. 1Mô hình băng tải
- Mô hình băng tải bao gồm các phần sau đây:
- Module cụm băng tải: Vận chuyển phôi
- Module bảng điều khiển (Control Panel): Bảng điều khiển cung cấp tín hiệu cho hệ thống hoạt động.
- Board mạch PLC (PLC board): lắp đặt cụm nguồn, cụm bảo vệ vàPLC
- Bàn lắp thiết bị (Profile plate): gá đặt các cụm thiết bị đơn lẻ thành 1 hệ thống hoàn chỉnh, vững chắc.
- Chức năng:
- Vận chuyển phôi vào máng.
- Máy này được thết kế chế tạo cho dạy nghề cũng như các mục đích đào tạo để cho sinh viên có thể tiếp cận nhanh hơn trong nhiều lĩnh vực như phần cơ khí, điện, lập trình,…
Hệ thống điện
Hình 2. 4 Sơ đồ hệ thống điện
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU ĐỀ RA VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
1.Mục tiêu ra đề tài
- Về cơ khí: thiết kế hệ thống với tính khoa học, đảm bảo tính tối ưu nhưng chi phí gia côngthấp.
- Về điện: tìm và sử dụng những cảm biến phù hợp với mục đích của hệ thống, tận dụng được tối đa khả năng của cảm biến trong quá trình hoạt động chí phí đầu tư không quá cao.
Về hệ thống điều khiển: nhận thấy PLC S7-300 , PLC S7-600 , PLC S7-1200, đã được sinh viên khóa trước sử dụng rất nhiều nhưng mà trong công nghiệp hóa ngày nay người ta dùng PLC Mitshubishi rất nhiều cho nên nhóm đã chọn loại PLC Mitshubishi để sử dụng.
2.Phương án thực hiện
Với mục đích tối ưu hóa về thiết kế, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện, chắc chắn, thẩm mỹ cũng như an toàn. Nhóm chúng tôi đã tiến hành phân tích từng cụm module cũng như những chi tiết có trên module đó:
Tổng thể hệ thống có các cụm module sau: 1. Mặt bàn nhôm .
- Bảng điều khiển.
- Module băng tải.
3. Phương án thay thế
a. Phương án thay thế bànnhôm:
Việc tìm và sử dụng nhôm định hình có kích thước bằng hoặc tương đương với kích thước 35x700 mm của nguyên bản là rất thấp, nếu có tìm được thì chi phí cũng rất cao.
Nhận thấy phương án ghép nhiều nhôm định hình thành một bàn nhôm có kích thước khá tương đối với nguyên bản của các nhóm đồ án khóa trước là hợp lý và thông minh, nên nhóm quyết định áp dụng phương án này cho hệ thống của mình.
Vấn đề đặt ra:
- Chọn loại nhôm định hình nào là phù hợp nhất?
- Chi phí nào là hợp lý nhất?
- Làm sao để ghép lại với nhau để tạo thành một mặt phẳng cố định và dễ lắp ghépnhất?
Giải quyết vấn đề đặt ra :
- Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại nhôm định hình với kích thước khác nhau và giá thành khác nhau. VD như : 20x40, 40x40, 30x30, 40x80, 30x60,..Với mục đích ghép các thanh nhôm lại thành một khối có kích thước gần với 35x720mm.
- Qua bảng trên, nhóm thấy các phương án đều đạt được kích thước gần với nguyên bản là 800, trong đó hai loại 30x60 và 20x40 là có giá thành thấp nhất. Nhưng thanh 20x40 có giá thành thấp hơn 30x60, nên nhóm quyết định chọn nhôm 20x40 mm làm phương án ghép của hệthống.
- Vấn đề thứ hai là làm sao ghép các thanh nhôm lại thành một khối và tạo nên một mặt phẳng. Cả khối nhôm này sẽ được đặt lên khung đỡ, nên khối nhômđãcómộtmặtphẳnglàmđiểmtựagópphầntạonênmặtphẳng mong muốn. Và để ghép các thanh nhôm lại thành một khối, nhóm có hai phương án để lựa chọn
- Nhằm tối ưu hoá về kinh tế và rút ra kinh nghiệm từ những khoá trước nên nhóm đã làm mặt bàn bằng cách ghép 20 thanh nhôm định hình 20x40 lại với nhau thành 1 mặt phẳng cố định. Tạo các vị trí thuận lợi cho việc gá lắp, điều chỉnh các chitiết.
Hình 3. 1 Mặt bàn nhôm
b. Khung đở mô hình.
Đặt vấn đề:
Thiết kế hệ thống với tính khoa học, đảm bảo tính tối ưu nhưng chi phí gia công thấp.
Đề xuất lựa chọn phương án:
Sử dụng nhôm định hình 30x30, ke vuông góc. Lắp rắp vs nhau.
Sử dụng bánh xe để di chuyển mô hình.
- Ưu điểm
- Dễ tìm kiếm nhôm trên thị trường, dễ thaythế.
- Chi phírẻ.
- Độ thẩm mỹcao.
- Dễ dàng giacông.
- Dễ dàng tháo lắp và tăng giảm kích thước như mong muốn.
▪ Nhược điểm
- Quá trình lắp ráp cần sự kiên nhẫncao.
- Dễ bung ốc ở dưới khi di chuyển mà không có mặt phẳngđỡ.
vKết luận:
Đây là phương án thay thế tốt nhất mà nhóm tìm được, đảm bảo được yêu cầu quan trọng về kích thước quan trọng, tiết kiệm chi phí gia công.
c. Module băng tải
Đặt vấnđề:
Yêu cầu hệ thống đặt ra cần có cơ cấu chuyển phôi đến các module khác để tiến hành gia công phôi,ta nhận thấy băng tải khá phù hợp và cũng được sử dụng rất nhiều trong thì trường công nghiệp.
Đề xuất lựa chọn phương án:
Sử dụng cụm module băng tải đây phương án rất hợp lý và thông minh,đơn giản hóa quá trình thiết kế cơ cấu,phương án đáp ứng được độ cứng vững khi gia công phôi ngay trên băng tải,đảm bảo điện tích mặt bàn,đáp ứng khả năng di chuyển đưa vật đến vị trí gia công, độ thẩm mĩ cơ cấu cao, thiết kế cơ cấu tối ưu,đơn giản qua trình lắp đặt, dể dàng mua được trên thị trường.
Hình 3. 5 Module băng tải
g. Bảng điều khiển
Bảng điều khiển sẽ thiết kế giống nguyên bản, đảm bảo giao diện dễ dàng tương tác, tăng độ thẩm mỹ cho cả hệ thống.
Hình 3. 9 Bảng điều khiển
CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ CƠ KHÍ
1.Đặt vấn đề
Một hệ thống tự động chạy ổn định, có độ thẩm mỹ cao, chi phí sản xuất thấp, để đạt được những yếu tố cốt lõi đó thì hệ thống cơ khí giữ vai trò quan trọng nhất. Cơ khí chính là xương sống, là cái nhìn tổng quan nhất để quyết định khả năng vận hành, hiệu suất của cả hệ thống tựđộng.
Vậy có thể nói quá trình thiết kế cơ khí là bước đi quan trọng nhất, để tạo ra một phôi cơ khí hoàn thiện. Người thiết kế phải hiểu rõ mình đang thiết kế cái gì, mục đích sử dụng như thế nào, cân đo từng kích thước để tạo ra phôi cuối cùng.
Trong quá trình thiết kế, người thiết kế sẽ phải tìm những lỗi dễ phát sinh trong phôi của mình. Từ đó khắc phục, cải thiện phôi.
Hiểu rõ tầm quan trọng của cơ khí, nhóm đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu cách thức hoạt động, phân tích vai trò của từng chi tiết nhỏ, xem xét sự cần thiết của chi tiết để loại bỏ hoặc cải thiện. Cố gắng giảm tất cả chi phí phát sinh trong quá trình gia công.
2.Giải quyết vấn đề cơ khí trên từngModule
Nhóm tiến hành xem xét từng cụm module, mối quan hệ giữa chúng để tiến hành thiết kế phôi của mình.
Động cơ DC 24V 15W XD-37 GB555
Hình 4. 2 Động cơ DC 24V 15W XD-37 GB555
Thông số kỹ thuật:
- Loại phôi: động cơ DC chổi than.
- Model: XD-37 GB555.
- Điện áp hoạt động:24V.
- Công suất:15W.
- Dòng điện: 1A
- Tốc độ động cơ:150v/p.
- Tốc độ qua giảm tốc:110v/p.
- Ngược chiều động cơ: có.
- Kích thước: 80x36x36mm.
- Kích thước trục ra: 6x16mm.
CHƯƠNG V: PHẦN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN
1. Lựa chọn thiết bị
a. Cảm biến
Cảm biến quang:
Hình 5. 1 Cảm biến quang
Cấu tạo:
- Bộ phát ánh sáng.
- Bộ thu ánh sáng.
- Bo mạch xử lý tín hiệu điện.
Chức năng của từng phần như sau :
- Bộ phát ánh sáng: Có nhiệm vụ phát ra ánh sáng dạng xung(tần số). Tần số ánh sáng này sẽ được hãng sản xuất thiết kế đặc biệt để bộ thu ánh sáng có thể phân biệt được ánh sáng từ cảm biến và ánh sáng từ nguồn khác bên ngoài như: ánh sáng tự nhiên (ban ngày), bóng đèn,…
- Bộ thu ánh sáng: Có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ bộ phát sáng, nó được gọi là phototransistor (tranzito quang).
- Mạch xử lý tín hiệu điện: Khi tiếp nhận tín hiệu từ bộ thu ánh sáng. Mạch điện tử sẽ chuyển tín hiệu tỉ lệ(analogue) từ tranzito quang thành tín hiệu ON/OFF được khuếch đại. Tín hiệu ngõ ra thường dùng nhất là NPN, PNP,…
Nguyên lí hoạt động:
+ Trạng thái không có vật cản : Cảm biến phát ánh sáng và cảm biến thu ánh sáng. Phát và thu ánh sáng liên tục với nhau.
+ Trạng thái có vật cản : Cảm biến phát vẫn phát ánh sáng. Nhưng cảm biến thu ánh sáng không thu được ánh sáng (bị vật cản che chắn).
Kết luận: Cảm biến quang là cảm biến nhỏ , khoảng cách nhận biết tốt và không có vùng mù nên phù hợp để làm đồ án.
b.Bộ chuyển đổinguồn
Nguồn là thiết bị quan trọng biến đổi dòng điện xoay chiều 220VAC thành 24VDC để cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống hoạt động (Yêu cầu dòng điện cao nhất trong hệ thống là 4.4A). Nguồn yêu cầu ổn định cao, an toàn cho người sử dụng, có khả năng gá đặt nhanh trên thanh din rail 35 mm.
Hình 5. 2 Bộ chuyển đổi nguồn
Thông số kỹ thuật:
Nguồn vào: 220VAC.
Nguồn ra: 5A.
Bảo vệ ngắnmạch.
Bảo vệ chống quánhiệt.
Kết nối song song tối đa 5bộ
c. MCB (Miniature CircuitBreaker)
Sử dụng MCB để đóng ngắt dòng điện để bảo vệ hệ thống điện.
Hình 5. 3 MCB
Thông số kỹ thuật:
- Công suất tiêu thụ:214.1W.
- Dòng điện:3A.
- Điện áp:220V.
d. Cầu chì
- Thông số kỹ thuật cầu chì KYE
Giúp bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện khi dòng bị quá tải, giúp giảm tối đa hậu quả của chập, cháy nổ điện,, giúp bảo vệ các thiết bị
Hình 5. 4 Cầu Chì Kye
+Cầu Chì Kye: KHF-32L.
+ Cầu Chì Kye Dạng Tép loại 1 Cực.
+ Dòng Định Mức (A) : Tối Đa 32A.
+ Rated operating voltage(V) : (Ue)220VAC (Điện áp làm việc định mức)
+ Frequency (Hz) : 50Hz / 60Hz tần số định mức.
e. Relay
Hình 5. 5 Relay
Thông số kỹ thuật:
- Nhà sản xuất : RONEElectric.
- Điện áp đầu vào :24VDC.
- Dòng điện định mức5A.
- Điện áp max: 250VAC/DC
f. Nút nhấn
- Thông số kỹ thuật nút nhấn:
Hình 5. 6 Nút nhấn
+ Nút nhấn, đèn báo, biến trở, công tắc gạt.
+ Nút nhấn tiếp điểm thường đóng thường hở.
+ Công tắt gạt tự giữ.
+ Đèn báo 24 VDC (màu đỏ ).
+ Biến trở 10k
+ Đường kính phần ren công tắc gạt 6mm.
g. Nút auto man
- Thông số kỹ thuật công tắt xoay:
Hình 5. 7 công tẳt xoay
Công tắt xoay 2 chế độ 24v
AC: 250V 3A
DC: 30V 5A
Kích thước lắp đặt: Khoảng. 16mm/0,6in
Trọng lượng 0,1 kg
Kích thước 4 × 3 × 2 cm
Color family AB6-22X3
h. Terminal
- Thông số kỹ thuật :
Hình 5. 8 cầu đấu uk
Uk 10 thuộc dòng UK là- dòng cầu đấu có dải phôi rộng nhất của phoenix contact với kích thước dòng từ 0,15mm2 cho tới 240mm2.
Tiết diện dây: 10mm2.
Dòng điện: 76A.
Điện áp: 800V.
UK10 dòng định mức 76A,
tiết diện dây 10mm2
Điện áp định mức: 800V.
Vật liệu cách điện: nhựa PA66.
Vật liệu tiếp điểm: Đồng mạ.
Tiêu chuẩn: IEC947-7-1.
Kiểu lắp đặt: cài thanh ray DIN35
Tấm chặn cầu đấu D-UK2.5
Chặn nhựa cầu đấu : E-UK
i. Bộ điều khiển PLC
Đối với bất kỳ hệ thống nào đều cần một bộ điều khiển. Bộ điều khiển được ví như não của con người chúng ta. Nó có nhiệm vụ thu thập thông tin, xử lý và đưa ra hành động. Vào thời đại công nghệ hiện nay có rất nhiều bộ điều khiển như MCU, FPGA, PLC, mạch Relay….
Vì mô hình mang tính công nghiệp nên nhóm đã chọn PLC làm bộ điều khiển trạm. Nói sơ qua về PLC (Programmable Logic Controller) thì PLC là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. PLC dùng để thay thế các mạch relay trong thực tế.
Trên thị trường có rất nhiều dòng PLC với nhiều tính năng nhưng để tìm được loại PLC vừa đáp ứng được điều kiện vừa phùhợp giá thành và không bị lỗi thời thì rất là khó đối với nhóm. Qua khảo sát và có sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn nhóm đã chọn được PLC MITSUBISHI Fx3U-32M.
- Bộ PLC này gồm có 16 ngõ vào và 16 ngõ ra (Relay), thường sức đáp ứng nhu cầu của mô hình băng tải.
Hình 5. 8 PLC Mitsubishi Fx3U-32M
- Cấu trúc hoạt động của PLC
Hình 5. 9 Cấu trúc hoạt động PLC
CHƯƠNG VI :LẬP TRÌNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÔ HÌNH BĂNG TẢI
1. Giới thiệu phần mềm.
Phần mềm GX-Work 2 là phần mềm được Mitsubishi nâng cấp và thay thế cho GX Developer trong lập tình PLC với giao diện trực quan đẹp hơn hơn, thao tác mượt mà và có hỗ trợ thêm các ngôn ngữ lập trình khác như là FBD (Function Block Diagram), SFC (Sequential Function Chart) GX Works2 là một công cụ lập trình dùng để thiết kế, gỡ lỗi, và duy trì chương trình trên Window GX Works2 đã cải thiện chức năng và khả năng thao tác, với những tính năng dễ sử dụng hơn khi so sánh với GX Developer đã có.