ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ THIẾT BỊ NÂNG KÍNH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ THIẾT BỊ NÂNG KÍNH
MÃ TÀI LIỆU 300600300338
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 240 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D ..., bản vẽ lắp thiết kế nâng kính, bản vẽ chi tiết trong máy bao gồm một số quy trình, Thiết kế kết cấu máy, cụm tời, khung trượt kính.... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ THIẾT BỊ NÂNG KÍNH
GIÁ 1,450,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 27/04/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ THIẾT BỊ NÂNG KÍNH Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ THIẾT BỊ NÂNG KÍNH

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KÍNH.. 5

  1. Tổng quan về kính:5

1.1 Công dụng. 5

1.2 Phân loại5

  1. Tính toán trọng lượng kính và các thông số kính:8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ DI CHUYỂN KÍNH:9

  1. Nghiên cứu thiết bị và thiết kế tổng thể:9

1.1     Nghiên cứu thiết bị:9

1.2     Thiết kế tổng thể. 11

  1. Nguyên lý hoạt động:12
  2. Cấu tạo thiết bị di chuyển kính:14

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHI TIẾT BỘ PHẬN THIẾT BỊ. 15

  1. Hệ thống phanh xe:15

1.1  Phương pháp dùng bố phanh:15

1.2 Phương pháp dùng chốt:15

  1. Hệ thống tay hít kính:16

2.1. Cấu tạo của tay hít kính:16

2.2. Công dụng của tay hít kính:16

2.3. Nguyên lý hoạt động của tay hít kính:17

2.4 Tính toán khả năng sử dụng của tay hít kính:17

3. Chiều cao thiết bị18

4. Khớp xoay, tịnh tiến trên thiết bị:18

5. Tời quay tay:19

CHƯƠNG 4: BẢN VẼ LẮP, BẢN VẼ CỤM VÀ BẢN VẼ CHI TIẾT.. 20

1. Bản vẽ lắp.20

2. Bản vẽ cụm:23

CỤM 1: Bản vẽ lắp tời quay tay:23

CỤM 2: Bản vẽ lắp Ụ trượt kính:32

CỤM 3: Bản vẽ lắp tay hít kính:39

CHƯƠNG 5:  QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CÁC CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH.. 43

  1. Qui trình công nghệ gia công chi tiết bánh răng bị động tời quay tay (Z=30):43

A.Quy trình công nghệ gia công chi tiết bánh răng:43

B. Biện luận quy trình công nghệ. 44

  1. Qui trình công nghệ gia công chi tiết puli dẫn hướng cáp:59
  2. Qui trình công nghệ gia công chi tiết trục răng tời quay:77

VI. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN:105

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 106

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KÍNH

 

  1. Tổng quan về kính:

1.1 Công dụng

- Được sử dụng làm kính của tủ quần áo, các loại tủ khác và các loại cửa kính.

- Dùng để bao bọc các tòa nhà cao tầng.

- Làm khiên che chắn trong quân sự.

1.2 Phân loại

a. Kính thông thường:

- Khi bể xuất hiện các bén cạnh dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng

b. Kính cường lực:

- Khi bể xuất hiện các tinh thể hạt lựu ít gây nguy hiểm hơn là loại kính thông thường . Kính cường lực sẽ không bị vỡ một cách đột ngột như các loại kính thông thường, khi vỡ dưới dạng các hạt ngô nhỏ và không có cạnh sắc, không gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn toàn cầu về độ an toàn ngày càng cao, đặc biệt ở những nơi đòi hỏi sự an toàn cao khi mà kính vỡ ra. Kính cường lực của chúng tôi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cao nhất này.

- Cấu tạo chung của kính cường lực :

Hình.1 Cấu tạo kính cường lực qua sơ đồ tổng quát

Có 2 loại kính cường lực:

Loại 1: Kính cường lực hoàn toàn.

- Đây là loại kính được sản xuất theo quy trình hiện đại . Kính cường lực là kính được tôi ở nhiệt độ khoảng 700°C và cho nguội nhanh bằng khí để tạo sức căng bề mặt, tăng khả năng chịu lực, chống lực va đập, chịu tải trọng lớn và chống vỡ do ứng suất nhiệt. Kính cường lực có đặc điểm:

- Chịu lực gấp 4-5 lần so với kính nổi thông thường cùng loại, cùng độ dày và kích thước.

- Khi bị tác động gây vỡ, kính vỡ thành nhiều mảnh vụn nhỏ riêng biệt không có những cạnh sắc như kính thông thường nên không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

- Chịu được độ sốc nhiệt rất cao, chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và lõi trên 200°C trong khi kính thường chênh lệch nhiệt độ cho phép không quá 50°C.

Hình.2 Kính cường lực hoàn toàn

Loại 2: Kính bán cường lực:

- Mặc dù được sản xuất giống với quy trình của kính cường lực hoàn toàn nhưng phương thức ở phần gia nhiệt và làm lạnh lại được tạo ra riêng biệt.

- Có thể nói, kính bán cường lực cũng là một dạng kính cường lực hoàn toàn nhưng độ cứng và chịu lại bằng ½ so với kính hoàn toàn. Kính bán cường lực có đặc điểm:
 - Có độ cứng lớn hơn gấp 2 đến 3 lần so với kính nổi thông thường cùng kích thước và độ dày.

- Khi bị tác động gây vỡ, kính sẽ nứt theo đường lượn sóng dài từ tâm điểm chấn động đến khung kính mà không bung ra rơi mảnh lớn nguy hiểm như kính thường, hoặc không vỡ vụn ngay như kính cường lực toàn phần.

- Bên cạnh đó, độ dẻo của kính vẫn giữ được tốt hơn, đảm bảo cho các công trình ở trên cao, chịu áp lực gió.

Hình.3 Kính bán cường lực

Phân loại kính cường lực:

Phân loại theo độ dày của tấm kính: tùy vào từng ứng dụng thực tế của sản phẩm để lựa chọn độ dày kính phù hợp. Kính cường lực có những độ dày như:  4mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 19mm. Loại kính thông dụng nhất trên thị trường là loại kính chịu lực có tiêu chuẩn độ dày từ 8-10mm.

Phân loại theo hình dạng của kính:  

+ Kính cường lực phẳng.

+ Kính cường lực uốn cong

Phân loại theo nhu cầu sử dụng

+ Làm cửa kéo hoặc cửa thủy lực.

+ Dùng làm vách ngăn, hay vách dựng.

+ Sử dụng làm cabin phòng tắm.

  1. Tính toán trọng lượng kính và các thông số kính:

Trọng lượng riêng của kính cường lực có tỷ trọng là 2500kg/m3. Khi đó trọng lượng 1m2 ( cân nặng + tải trọng kính ) phụ thuộc vào độ dày của từng loại kính khác nhau. Tùy mục đích sử dụng khác nhau để có thể đưa ra độ dày hợp lý cho từng sản phẩm kính.

Công thức tính trọng lượng kính:

trong đó:

 ( dài x cao x rộng )

Bảng trọng lượng kính:

  1. Kính cường lực 5mm (5ly): 12,5kg/m2
  2. Kính cường lực 8mm (8ly): 20kg/m2
  3. Trọng lượng kính cường lực 10mm (10ly): 25kg/m2
  4. Trọng lượng kính cường lực 12mm (12ly): 30kg/m2
  5. Trọng lượng kính cường lực 15mm (15ly): 37,5kg/m2
  6. Trọng lượng kính cường lực 19mm (19ly): 47,5kg/m2.

Thông số kính cường lực

  1. Kính cường lực 5mm, 6mm, 8mm có khổ kính lớn nhất là: 2134mm * 2048mm
  2. Kính cường lực 10mm, 12mm có khổ kính lớn nhất là: 2438mm * 3658mm
  3. Kính cường lực nhập khẩu dày 12mm, 15mm, 19mm có khổ kính lớn nhất là: 3000mm * 6000mm

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ DI CHUYỂN KÍNH:

  1. Nghiên cứu thiết bị và thiết kế tổng thể:

1.1 Nghiên cứu thiết bị:

       Thiết bị di chuyển kính là một trong những thiết bị phục vụ quan trọng cho ngành xây dựng, được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển nhưng ở Việt Nam thì thiết bị nâng kính chuyên dụng lại khá hạn chế được sử dụng mà chủ yếu dựa vào sức người lao động, thường chỉ được áp dụng vào các công trình xây dựng có quy mô lớn.

Thiết bị di chuyển kính có nhiều hình dáng, cách sử dụng và nguyên lý khác nhau.

Dựa theo nhu cầu sử dụng có thể phân biệt được có 2 loại thiết bị nâng kính:

-        Sử dụng cho các công trình xây dựng quy mô lớn: Thiết bị được điều khiển bởi hệ thống điện và khí nén có tay lắp với cần cẩu để có thể vận chuyển các tấm kính lên các tòa nhà cao tầng.

-    Sử dụng cho các công trình xây dựng nhỏ, di chuyển kính trong nhà xưởng: Thiết bị được điều khiến bằng sức lao động của con người nhưng giảm được tối đa số lượng người lao động. Thiết bị sẽ có hệ thống di chuyển, nâng hạ đơn giản.

1.2 Thiết kế tổng thể

-Tình hình hiện nay việc di chuyển tấm kính nhỏ từ 1m trở xuống thì dễ dàng đối với một người.Nhưng khi di chuyển tấm kính lớn hơn thì  tương đối khó khăn đối với 1 một người còn về 2 người thì thuận tiện hơn nhưng lại tốn sức và số lượng người khiêng hơn.Vì vậy thiết bị nâng kính được sản xuất ra để đáp ứng cho nhu cầu hiện nay trên thị trường là giảm sức lao động .

-Thiết bị di chuyển kính được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng chế tạo kính dùng để di chuyển tấm kính từ nơi này đến nơi khác giúp tối ưu hóa về việc sử dụng sức lao động của người thợ. Chỉ cần 1 người là có thể di chuyển được tấm kính từ khoảng cách gần đến khoảng cách xa một cách nhẹ nhàng và an toàn.

-Thiết bị gồm các bộ phận chính cụm bánh xe, cụm tay cầm… .Cùng với bộ phận tay quay để năng hạ kính lên xuống. Tay hút chân không để hút tấm kính lên để chúng ta di chuyển và thiết bị bằng các bánh xe được trang bị phía bên dưới cùng với các khóa chốt và tay thắng.

  1. Nguyên lý hoạt động:

 

Hình.4  Sơ đồ nguyên lý của thiết bị nâng kính.

- Bước 1: Hít kính

Khi tấm kính được dựng trên xe hay khu vực để tấm kính trong nhà xưởng  di chuyển thiết bị lại gần tấm kính và đặt dụng cụ tay hít chân không  đã được gắn trên phần ụ trượt nhờ các đai ốc lên tấm kính , sau đó  khóa tay hít chân không lại giúp cho tấm kính được giữ chặt trên tay hít. Có thể xoay tấm kính ngang dọc nhờ trục xoay trên ụ trượt tùy vào người sử dụng thiết bị và đóng chốt để khóa cho tấm kính được giữ cố định.

- Bước 2: Kéo kính lên xuống

Quay tay quay tờ quay kéo tấm kính lên khoảng cách an toàn nhờ ụ trượt và khóa chốt được gắn trên tay quay giúp cho tấm kính được giữ cố định.

- Bước 3: Điều chỉnh kính

Có thể điều chỉnh tấm kính xoay  ngang dọc nhờ khớp quay nằm giữa thân trên và thân dưới tùy vào người sử dụng thiết bị và đóng chốt để khóa.

-Bước 4: Di chuyển xe

Mở khóa hãm thường đóng đã được trang bị trên bánh xe khi mở khóa hãm sẽ mở ra có thể di chuyển tấm kính đi nơi khác nhờ hai bánh xe lớn  đã được trang bị có thể di chuyển ở khu vực gồ ghề.Trong trường hợp ta di chuyển ở nơi có đường không rộng rãi có thể mở khóa chốt giữa thân trên và thân dưới để xoay toàn bộ thân trên để cho tấm kính dọc theo xe để di chuyển tiện lợi hơn. Khi duyển đến nơi buông tay thắng ra thắng sẽ trở về trạng thái đóng đồng thời ta sẽ mở chốt để 2 bánh xe nhỏ xuống đất giúp cho thiết bị được giữ cân bằng không làm ngã thiết bị để tránh làm vỡ tấm kính.

-Bước 5:Tháo kính

Sau đó mở chốt khóa chống xoay cho tay hít kính điều chỉnh tấm kính hợp lý nơi đặt tấm kính sau đó mở khóa tay hít chân không ra và tiếp tục di chuyển tấm kính khác.

  1. Cấu tạo thiết bị di chuyển kính:

Hình.5 Sơ đồ cấu tạo của thiết bị.

(1)    Bánh xe :giúp di chuyển thiết bị.

(2) Thân dưới: chịu tải trọng của toàn bộ thiết bị.

(3) Tay  cầm: dùng để cầm đẩy thiết bị di chuyển.

(4) Tời quay: dùng để cuộn hay thả dây cáp ra.

(5) Thân trên:dùng để cho ụ trượt lên xuống và co thể xoay với thân dưới.

(6) Dây cáp:là cầu nối giữa tay quay và phần ụ trượt dùng để kéo.

(7) Ụ trượt: dùng để di chuyển lên xuống trục thân trên.

(8) Tay hít chân không: có tác dụng dùng hít kính và giữ chặt tấm kính.

(9) Kính

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CHI TIẾT BỘ PHẬN THIẾT BỊ

  1. Hệ thống phanh xe:

- Thắng xe còn được gọi là khóa hãm nó có công dụng là dùng để hãm vận tốc của thiết bị trong khi đang hoạt động.

- Hệ thống thắng xe có 2 phương pháp được sử dụng rộng rãi:

            1.1  Phương pháp dùng bố phanh:

Ÿ Ưu điểm :

- Kết cấu gọn nhẹ.

- Có khả năng tỏa nhiệt tốt, do phần lớn phanh đĩa được tiếp xúc với không khí.

- Cấu tạo  tương đối đơn giản hơn nhiều so với hệ thống phanh khác nên việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế má phanh sẽ đặc biệt dễ dàng hơn.

- Khả năng thoát nước tốt do đó nước bám vào đĩa phanh nhanh chóng bị loại bỏ, những tính năng của phanh được phục hồi nhanh chóng như ban đầu chỉ trong thời gian ngắn.

- Với kết cấu đặc biệt, phanh đĩa không cần phải điều chỉnh khe hở ở giữa má phanh và  đĩa phanh mà chúng sẽ tự điều chỉnh mỗi khi má phanh hoạt động.

Ÿ Nhược điểm

- Trong quá trình sử dụng má phanh dễ bị mài mòn tự nhiên, mặt ma sát của má phanh hay bị chai cứng ảnh hưởng tới khả năng phanh không ăn hoặc mất phanh.

- Dễ bị trượt bố thắng.

            1.2 Phương pháp dùng chốt:

Đây là phương pháp cố định thiết bị. Khi sử dụng phương pháp này cần có đĩa đã được khoan sẵn hàng lỗ và 1 cây chốt.

Ÿ Ưu điểm :

- Kết cấu gọn nhẹ.

-  Do phần lớn phanh đĩa được tiếp xúc với không khí.

- Cấu tạo đơn giản hơn nhiều so với hệ thống phanh dùng bố nên việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế chốt sẽ đặc biệt dễ dàng hơn.

- Chốt có khả năng tự lựa vào lổ trong quá trình di chuyển.

Ÿ Nhược điểm

- Trong quá trình sử dụng chốt dễ bị gãy khi ở vận tốc cao,

→  Do yêu cầu của thiết bị nâng kính là dùng sức người có vận tốc không cao đồng thới  cần giữ cho thiết bị không dịch chuyển được khi cần nên nhóm chọn sử dụng phương pháp dùng chốt để đảm bao không cho thiết bị dịch chuyển làm bể tấm kính.

2. Hệ thống tay hít kính:

2.1. Cấu tạo của tay hít kính:

- Tay hít kính được làm toàn bộ bằng hợp kim nhôm có phủ 1 lớp sơn tĩnh điện rất dầy để tránh bị oxy hóa trong quá trình sử dụng khi có các hóa chất mạnh

- Phần tay cầm của hít kính được thiết kế hình tròn rất vừa vặn giúp cho bạn dễ dàng cầm nắm trong quá trình sử dụng.

- Bề mặt Miếng hít được làm từ cao su giúp cho quá trình hít kính được tốt hơn, bám chắc được với kính hơn.

 

Hình.6  Tay hít kính

2.2. Công dụng của tay hít kính:

- Tay hít kínhlà một trong những dụng cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc vận chuyển kính với kích thước lớn và nặng. Với một tấm kính có kích thước quá lớn nhiều người mới có thể di chuyển được nó dễ dàng, thì tay hít kính sẽ là dụng cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc này.

- Ngoài việc hít kính, thì dụng cụ này còn hít được các mặt phẳng, như gỗ, gạch men, đá- Dùng để nâng đỡ lắp ráp kính trong ngành xây dựng, trang trí nội thất.

- Với thiết kế nhỏ gọn giúp bạn có thể dễ dàng vận chuyển và tháo lắp khi muốn sử dụng.

- Bề mặt kính khi hít phải phẳng, sạch sẽ không bụi, vết loang dầu, nước và không có lỗ.

2.3. Nguyên lý hoạt động của tay hít kính:

- Tay hít kính có 2 chốt khóa chỉ cần bật nhẹ là tấm cao su sẽ hít lên mặt phẳng kính nhờ nguyên lý hút chân không, bám chặt vào kính giúp dễ dàng di chuyển tấm kính.

Sức mạnh của chân không được khai thác bằng cách sử dụng miếng đệm chân không được thiết kế đặc biệt để giữ tải trọng.

- Núm hút chân không có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc theo bộ cho phù hợp với hoạt động nâng và có thể được lắp trong các khung nâng đặc biệt gọi là Chân lắp núm hút chân không.

- Những chân hút chân không này bị treo lơ lửng từ các thiết bị nâng hạ, cần trục, xe nâng cho xe nâng hoặc được chế tạo thành máy hút chân không đặc biệt.

- Một loại thiết bị nâng chân không sử dụng chân không để nâng và nắm vật hoặc tải, loại bỏ sự cần thiết của một cần cẩu thông thường.

2.4 Tính toán khả năng sử dụng của tay hít kính:

Tay hít kính ứng dụng dựa trên nguyên lý hút chân không nên nên khi tính toán theo nguyên lý ta dựa trên định nghĩa Áp lực.

Áp lực là lực tác động trên diện tích bề mặt của một vật. Lực ép vuông góc với diện tích bề mặt chịu lực. Theo nghĩa chung, cũng như khái niệm lực tổng quát, áp lực là đại lượng véc-tơ. Tuy nhiên vì đã xác định được phương (vuông góc với bề mặt chịu lực) và chiều (hướng vào mặt chịu lực) nên khi nói về áp lực, người ta có thể chỉ nói về độ lớn (cường độ). Áp dụng với điều kiện chất khí nên ta áp dụng công thức:

Trong đó:

 là áp lực (N)

P là áp suất không khí (Pa) (áp suất chân không bên trong núm hít tương đương áp suất khí quyển nên P = 101000 Pa ở điều kiện lý tưởng)

A là diện tích tiếp xúc

Áp dụng vào thực tiễn có thể tính toán được khả năng sử dụng của tay hít kính:

Kích thước kính 1200 x 2400 x 19 (mm)  mk =136.8 (kg)

Khoảng cách lớn nhât từ tâm kính đến mặt đất khi nâng khoảng 1600 mm. Áp dụng định lý luât hấp dẫn ta có thể tính được trọng lượng lớn nhất khi nâng kính:

Từ trọng lượng kính ta suy ra

 

 0.065 m = 65 mm

Vậy để nâng tấm kính có kích thước kích kính 1200 x 2400 x 19 (mm) trọng lượng 136.8 (kg) ta chỉ cần sử dụng 1 núm hít kính có kích thước R= 65mm

3. Chiều cao thiết bị

- Thiết bị di chuyển kính có chiều cao khoảng 1,8m phù hợp với chiều cao của người sử dụng thiết  bị.

- Khoảng cách từ mặt đất lên tay cầm đẩy thiết bị di chuyển cao 0,8m ngang tầm nữa thân người giúp có thể đẩy xe dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ở vị trí khác.

- Khoảng cách của ụ trượt từ bánh xe lên trên là 1,3m đây là khoảng cách an toàn

- Tấm kính có kích thước 1200 mm x 2400 mm và khoảng cách dài nhất của tấm kính là đường chéo là 2680 mm ( tính theo công thức a2 +b2 = c2 ) với kích thước này chiều cao của thiết bị như trên khi hít tấm kính và di chuyển lên trên đáp ứng được độ cao không cho tấm kính va chạm để tránh trầy xướt, bể khi tấm kính đứng yên hay xoay tấm kính.

4. Khớp xoay, tịnh tiến trên thiết bị:

Thiết bị có 2 khớp xoay và 1 ụ trượt tịnh tiến trên trục gữa của thiết bị:

- Khớp xoay được nối giữa thân trên và thân dưới giúp có thể xoay toàn bộ thân trên một cách dễ dàng. Khi hít tấm kính xe phải quay thân trên 90 độ cho tấm kính nằm dọc theo thân thiết bị giúp cho việc di chuyển được dễ dàng tiết kiệm được diện tích di chuyển. Khớp xoay được giữ cố định nhờ chốt có cơ chế tự vào vị trí lỗ nhờ lò xo khi muốn xoay thân trên chỉ cần kéo chốt ở khớp xoay lên trên sau đó xoay đến vị trí cần và khóa chốt bằng cách thả chốt vào lỗ đã được khoan trên khớp xoay.

- Khớp xoay ở phần tay hít kính có tác dụng khi sử dụng thiết bị. Các tấm kính khi đặt ở nhà xưởng, nhà kho hay trên xe tải chuyên dụng chở kính thì có các cách dặt cố định khác nhau có thể là để đứng hay nằm ngang, khớp xoay này có tác dụng xoay tay hít sao cho phù hợp với cách đặt tấm kính để các tấm đệm hít chân không được đặt vị trí hít tốt nhất phù hợp với tấm kính.

- Ụ trượt trượt tịnh tiến với trục giữa giúp khi sử dụng thiết bị có thể nâng hạ tấm kính đến độ cao phù hợp với vị trí và kính thước của tấm kính tránh cho việc di chuyển bị va chạm gây tổn hại đến kính.

5. Tời quay tay:

- Tời quay tay là thiết bị được lựa chọn nhiều trong việc nâng hạ hàng hóa ở  vị trí chật hẹp, thay cho việc dùng palang xích kéo tay. Tời được dùng bằng tay thông qua "tay quay" trên thân tời làm quay cơ cấu chuyển động để thực hiện việc quay tang tời, quấn hoặc nhả cáp theo ý muốn.

- Tời cáp quay tay sử dụng để: nâng hạ tải, kéo tải, kéo căng, tời tải...

- Tải trọng : 227 kg, 363 kg, 454 kg, 726 kg, 908 kg, 1135 kg. Theo nhu cầu sử dụng chỉ để nâng hạ kính ( kính cường lực 19mm có trọng lượng 47kg/m2) nên nên chọn tời quay tay có tải trọng 227 kg.

Cấu tạo tời quay tay

- Thân tời liền với đế, trên đế có những lỗ bulông chờ để liên kết tới nơi gá đặt tời

- Tay quay rời, liên kết tay quay với trục chủ động trong bộ chuyển động bằng bu long

- Bánh răng chủ động + bánh răng trung gian: bánh răng trung gian chỉ có ở tời với trọng tải lớn khoảng 900kg - 1136kg (2000LB-2500LB) + trục truyền + bánh răng vành ngoài của tang quấn cáp(bánh răng bị động) + cáp thép theo tời đã được quấn trên tang.

- Trước khi bắt đầu dùng quấn hoặc nhả tải, cần kiểm tra xem cóc hãm đã bật lên trên nếu ta thực hiện việc kéo vật và cóc hãm được bật ngược lại nếu nhả tải, ta phải kiểm tra xem cóc hãm đã hoạt động hay chưa qua việc thử quay tay quay của tời, ta quay một vài vòng nếu có tiếng kêu tạch tạch kèm theo hoạt động quay của tời thì khi đấy cóc đã hoạt

....

Bước 6: tiện tinh  , đạt độ nhám Ra2.5:

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50

Dụng cụ cắt: Dao tiện ngoài gắn mảnh hợp kim T15k6

1)    Chiều sâu cắt t

-        Chiều sâu cắt t=0.2(mm)

2)    Tính bước tiến s

-        Tra bảng 25.1/29 sách chế độ cắt gia công cơ khí

-        Bước tiến khi tiện thô dọc và ngang dùng dao gắn mảnh hợp kim cứng và thép gió

  • Đường kính chi tiết trên 20->40
  • Kích thước cán dao từ 16->25
  • Chiều sâu cắt đến 3

o   → s = 0,4 -> 0.5

o   Theo bước tiến của máy chọn s= 0.43

3)    Tính tốc độ cắt:

Tra bảng: 35-1/35 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 , t=1.4 mm, S=0.38 mm/vòng, Tiện dọc ngoài

 V=231 m/vòng

Tra bảng:36-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T=45 phút  = 1.06

Tra bảng:37-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Tra bảng:38-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T15k6 

Tra bảng:39-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 m/phút

Tính n:

Tra thuyết minh máy 1K62 trang 217 chọn

4)    Thời gian gia công cơ bản: 

Bước 7: vát 2 mép đạt 1x:

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50

Dụng cụ cắt: Dao tiện đầu cong gắn mảnh hợp kim T15k6: 16x25.góc φ = 45°. Φ1 = 45°.

1)    Chiều sâu cắt t

-        Chiều sâu cắt t=1 (mm)

2)    Tính bước tiến s

-        Tra bảng 25.1/29 sách chế độ cắt gia công cơ khí

-        Bước tiến khi tiện thô dọc và ngang dùng dao gắn mảnh hợp kim cứng và thép gió

  • Đường kính chi tiết trên 20->40
  • Kích thước cán dao từ 16->25
  • Chiều sâu cắt đến 3

o   → s = 0.4 -> 0.5

o   Theo bước tiến của máy chọn s= 0.43

3)    Tính tốc độ cắt:

Tra bảng: 35-1/35 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 , t=1.4 mm, S=0.38 mm/vòng, Tiện dọc ngoài

 V=231 m/vòng

Tra bảng:36-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T=45 phút  = 1.06

Tra bảng:37-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Tra bảng:38-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T15k6 

Tra bảng:39-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 m/phút

Tính n:

Tra thuyết minh máy 1K62 trang 217 chọn

4)    Thời gian gia công cơ bản: 

Bước 8: Tiện thô ren M10

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50

Dụng cụ cắt: Dao tiện ren thep gió P18

1)    Chiều sâu cắt t

-        Chiều sâu cắt t=0.8 (mm)

2)    Tính bước tiến s

-        Tra bảng 25.1/29 sách chế độ cắt gia công cơ khí

-        Bước tiến khi tiện thô dọc và ngang dùng dao gắn mảnh hợp kim cứng và thép gió

  • Đường kính chi tiết trên 20->40
  • Kích thước cán dao từ 16->25
  • Chiều sâu cắt đến 3

o   → s = 0.4 -> 0.5

o   Theo bước tiến của máy chọn s= 0.43

3)    Tính tốc độ cắt:

Tra bảng: 35-1/35 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 , t=1.4 mm, S=0.38 mm/vòng, Tiện dọc ngoài

 V=231 m/vòng

Tra bảng:36-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T=45 phút  = 1.06

Tra bảng:37-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Tra bảng:38-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T15k6 

Tra bảng:39-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 m/phút

Tính n:

Tra thuyết minh máy 1K62 trang 217 chọn

4)    Thời gian gia công cơ bản: 

Bước 9: Tiện tinh ren M10

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50

Dụng cụ cắt: Dao tiện ren thep gió P18

1)    Chiều sâu cắt t

-        Chiều sâu cắt t=0.2 (mm)

2)    Tính bước tiến s

-        Tra bảng 25.1/29 sách chế độ cắt gia công cơ khí

-        Bước tiến khi tiện thô dọc và ngang dùng dao gắn mảnh hợp kim cứng và thép gió

  • Đường kính chi tiết trên 20->40
  • Kích thước cán dao từ 16->25
  • Chiều sâu cắt đến 3

o   → s = 0.4 -> 0.5

o   Theo bước tiến của máy chọn s= 0.43

3)    Tính tốc độ cắt:

Tra bảng: 35-1/35 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 , t=1.4 mm, S=0.38 mm/vòng, Tiện dọc ngoài

 V=231 m/vòng

Tra bảng:36-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T=45 phút  = 1.06

Tra bảng:37-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Tra bảng:38-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí: T15k6 

Tra bảng:39-1/36 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

 m/phút

Tính n:

Tra thuyết minh máy 1K62 trang 217 chọn

4)    Thời gian gia công cơ bản: 


Nguyên công VI: Phay răng Z=10:

Chọn máy: Chọn máy phay 6H12

Đinh vị và kẹp chặt:

-        Đầu A à 3 bậc

-        Đầu B à 2 bậc

Bước 1: Phay răng Z=0

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50

Dụng cụ cắt: Dao phay modun m=3, đường kính dao 80 mm, , dao số 1 bộ 8 dao phay đĩa modun

1)    Chiều sâu cắt t:

Với m=3 nên cắt 1 lần  t=2.25 x m=6.75 mm

2)    Bước tiến S:

Tra 6-5/124 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Vật liệu gia công thép C45, m=2.5-4,  KW

mm/răng

 

 25.5 mm/phút

Theo TMT máy phay 6H12 trang 22 chọn  SM = 30 mm/phút

3)    Vận tốc cắt:

Tra 1-5/120 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

, m=0.2

Tra 2-1/15 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Tra 7-1/17 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:0.8

Tra 8-1/17 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:1.4

 

77 m/phút

Tra thuyết minh máy 6H12  trang 221  chọn

4)    Thời gian gia công cơ bản:

Nguyên công VII: Phay thô mặt C, D trên :

Chọn máy: Chọn máy phay 6H12

Đinh vị và kẹp chặt:

-        Đầu A à 3 bậc

-        Đầu B à 2 bậc

Bước 1: Phay thô mặt C

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50

Dụng cụ cắt: Dao phay ngón P18 D=16 Z=4

1)    Chiều sâu cắt t:

Với t= 1mm

2)    Bước tiến S:

Tra 6-5/124 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Vật liệu gia công thép C45,  KW

Tra bảng 4.5/123

mm/răng

 

 0.24x1500= 360 mm/phút

Theo TMT máy phay 6H12 trang 22 chọn  SM =  300 mm/phút

3)    Vận tốc cắt:

Tra 1-5/119 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

, m=0.33

Tra 2-1/15 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Tra 7-1/17 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:0.8

Tra 8-1/17 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:1

 

90 m/phút

Tra thuyết minh máy 6H12  trang 221  chọn

4)    Thời gian gia công cơ bản:

Bước 2: Phay thô mặt D

Dụng cụ đo: Thước cặp 1/50

Dụng cụ cắt: Dao phay ngón P18 D=16 Z=4

1)    Chiều sâu cắt t:

Với t= 1mm

2)    Bước tiến S:

Tra 6-5/124 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Vật liệu gia công thép C45,  KW

Tra bảng 4.5/123

mm/răng

 

 0.24x1500= 360 mm/phút

Theo TMT máy phay 6H12 trang 22 chọn  SM =  300 mm/phút

3)    Vận tốc cắt:

Tra 1-5/119 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

, m=0.33

Tra 2-1/15 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:

Tra 7-1/17 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:0.8

Tra 8-1/17 Sách Chế độ cắt gia công cơ khí:1

 

90 m/phút

Tra thuyết minh máy 6H12  trang 221  chọn

4)    Thời gian gia công cơ bản:

 



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn