đồ án tốt nghiệp thiết kế và chế tạo máy sên chôm chôm MINI file CAD file 2D
NỘI DUNG
TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY SÊN CHÔM CHÔM
Với các yêu cầu sau:
A- PHẦN BẢN VẼ
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý máy sên chôm chôm A0.
- Bản vẽ lắp máy sên chôm chôm A0.
- Bản vẽ lắp cụm của máy A0.
- Bản vẽ các chi tiết gia công A4/A3.
- Bản vẽ sơ đồ nguyên công của quy trình công nghệ gia công một chi tiết điển hình.
B- PHẦN THUYẾT MINH
1 - Tổng quan
+ Yêu cầu xã hội
+ Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của máy sấy cùi chôm chôm
+ Yêu cầu của máy
2 - Thiết kế máy
+ Lựa chọn nguyên lý làm việc
+Tính toán bộ truyền cơ khí của máy
3. Kết luận
+ Nhận xét đánh giá máy
+Hướng dẫn sử dụng bảo quản
4 – Chế tạo thử nghiệm thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế.
Ngày giao đề tài ……………… , ngày hoàn thành ………………..
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.. i
LỜI MỞ ĐẦU.. ii
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP. iii
MỤC LỤC.. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ. viii
PHẦN I. PHẦN TỔNG QUAN.. 1
- Yêu cầu xã hội:1
- Lịch sử nguồn gốc:1
- Sự phát triển của cây chôm chôm trên thế giới:1
- Sự phát triển của cây chôm chôm ở nước ta:1
- Phân tích sản phẩm:3
- Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của máy sên chôm chôm:12
- Máy sấy khô thực phẩm mini KM-01. 12
- Tủ sấy lạnh TKD-SD500-C.. 13
- Máy sấy thăng hoa MST100. 15
- Yêu cầu máy:17
PHẦN II. THIẾT KẾ MÁY.. 18
- Lựa chọn nguyên lý làm việc:18
- Nguyên lý chung:18
- Lựa chọn phương án:18
- Tính toán bộ truyền cơ khí của máy:21
- Tính toán động cơ:21
- Tính toán bộ truyền xích:21
- Tính toán thiết kế trục:23
- Mô phỏng:26
PHẦN III: KẾT LUẬN.. 32
- Đánh giá chung và đưa ra dự kiến:32
- Hướng dẫn sử dụng:32
- Bảo dưỡng máy:32
PHẦN IV: SẢN XUẤT THỬ, ĐIỀU CHỈNH, SỮA CHỮA LẠI THIẾT KẾ.. 33
PHẦN V : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG MỘT CHI TIẾT.. 36
- QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC CHÍNH.. 36
- Thuyết minh:36
- Tính Toán Chế Độ Cắt:38
- QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT TAY ĐÒN.. 64
- QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT KHỚP NỐI75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 91
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Chôm chôm Java. 4
Hình 1.2Chôm chôm Dona (Rongrien)5
Hình 1.3Chôm chôm nhãn. 6
Hình 1.4Cây chôm chôm.. 7
Hình 1.5Lá chôm chôm.. 7
Hình 1.6Phát hoa của cây chôm chôm và hoa đực. 8
Hình 1.7Hoa lưỡng tính đực và hoa lưỡng tính cái8
Hình 1.8Trái chôm chôm non và chôm chôm xanh. 9
Hình 1.9Trái chôm chôm chín. 10
Hình 1.10 Một số quy trình sản xuất chôm chôm.. 11
Hình 1.11 Máy sấy khô thực phẩm mini KM01. 12
Hình 1.12 Nguyên lý máy sấy khô thực phẩm mini KM-01. 13
Hình 1.13Máy sấy lạnh TKD-SD500-C.. 14
Hình 1.14Nguyên lý máy sấy lạnh TKD-SD500-C.. 14
Hình 1.15 Máy sấy thăng hoa MST100. 15
Hình 1.16Nguyên lý hoạt động máy sấy thăng hoa MST100. 16
Hình 2.1 Nguyên lý 1. 18
Hình 2.2 Nguyên lý 2. 19
Hình 2.3 Nguyên lý 3. 20
Hình 2.4 Phân tích lực tác dụng lên trục. 23
Hình 2.5 Biểu đồ lực tác dụng lên trục. 24
Hình 2.6 Kết quả mô phỏng nhiệt26
Hình 2.7 Sơ đồ vật lý nhuồn nhiệt26
Hình 2.8 Sơ đồ vật lý thể tích phôi27
Hình 2.9 Sơ đồ thực tế. 28
Hình 2.10 Sơ đồ vật lý không gân. 29
Hình 2.11 Kết quả mô phỏng khi không có gân. 29
Hình 2.12 Sơ đồ vật lý có gân. 30
Hình 2.13 Kết quả mô phỏng khi có gân. 31
Hình 2.14 Hình ảnh thực tế sử dụng gân tăng cứng. 31
Hình 4.1 Cụm lồng trên. 33
Hình 4.2 Cụm lồng dưới33
Hình 4.3 Cụm trục chính. 34
Hình 4.4 Cụm động cơ. 34
Hình 4.5 Cụm khung máy. 35
PHẦN I. PHẦN TỔNG QUAN
- Yêu cầu xã hội:
- Lịch sử nguồn gốc:
Chôm chôm là loại cây vùng nhiệt đới Đông Nam Á, có tên khoa học là Nephelium Lappaceum L , thuộc họ bồ đào (Sapindaceae). Nhiều tác giả cho rằng khởi nguyên của chôm chôm là từ bán đảo Malaysia dần dần được trồng sang các vùng lân cận. Người Trung Quốc gọi chôm chôm là hồng mao đan, người Mã Lai gọi là rambutan (trái có lông). Tên gọi chôm chôm là tên gọi tượng hình cho quả có lông (gai) của loài cây ăn trái này.Ngày nay, chôm chôm được trồng nhiều ở các vùng Đông Nam Á, đồng bằng Châu Á, châu Phi, châu Đại Dương, Trung Mỹ và đặc biệt là ở châu Úc và quần đảo Hawai. Cây chôm chôm thích nghi tốt ở những vùng đất không bị ngập nước, khí hậu nhiệt đới. Cây chôm chôm được phân bố ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, Lào, Philippines,…
- Sự phát triển của cây chôm chôm trên thế giới:
Các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới là nơi phù hợp cho việc trồng và phát triển cây chôm chôm. Ở Đông Nam Á cây chôm chôm phân bố ở một số quốc gia như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippinnes.
Sản xuất chôm chôm toàn cầu phục hồi nhẹ sau khi suy giảm sản lượng năm 2016, chạm mức 1,3 triệu tấn trong năm 2017. Sản lượng chôm chôm tại Indonesia, nước sản xuất chôm chôm lớn nhất thế giới, bị gián đoạn nghiêm trọng bởi thời tiết bất lợi trong năm 2016 khiến sản lượng chôm chôm toàn cầu giảm tới 21%. Chôm chôm là loại cây dễ tổn thương trước những thay đổi thời tiết và bất chấp điều kiện sản xuất năm 2017 cải thiện, sản lượng chôm chôm toàn cầu vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 1,5 triệu tấn trong thập kỷ trước. Thái Lan nổi lên trở thành nước sản xuất chôm chôm chôm lớn thứ hai thế giới do nhucầu khu vực tăng, xuất khẩu khoảng 9.300 tấn chôm chôm trong năm 2017, tăng mạnh so với mức trung bình 4.500 tấn trong năm 2015 – 16.
- Sự phát triển của cây chôm chôm ở nước ta:
Chôm chôm là loài cây có thể trồng từ xích đạo cho đến vĩ tuyến 18o nhưng thường để kinh doanh có hiệu quả thì nên trồng đến vĩ tuyến 14o, độ cao thích hợp từ 0 - 700 m, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 - 5000 mm, nhiệt độ bình quân từ 22oC - 30oC, nghĩa là nên trồng ở các tỉnh miền Nam, Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên. Chôm chôm được trồng tập trung ở các tỉnh miền Nam Trung bộ của nước ta, với diện tích khoảng 14.200 ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 42% diện tích và 62% sản lượng chôm chôm cả nước. Đồng nai là địa phương có diện tích trồng chôm chôm tập trung lớn nhất, sau đó là các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long…
Khu vực Nam Bộ của Việt Nam là nơi có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành cây ăn quả như đất đai màu mỡ, khí hậu ổn định. Chôm chôm chỉ thích hợp với các vùng khí hậu từ sau vĩ tuyến 12 Bắc trở lại phía Nam, yêu cầu nhiệt độ cao và 1-3 tháng mùa khô để phân hóa mầm hoa. Do đó các tỉnh miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có khả năng phát triển mạnh mẽ các giống chôm chôm của các tỉnh như Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Nai, Tiền Giang, … với diện tích trồng trọt khoảng 12.000 đến 15.000 ha. Năng suất trung bình 8 tấn/ha với sản lượng hàng năm năm khoảng 100.000 tấn. Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu có 423 ha với sản lượng hàng năm là 1798 tấn. (Chi cục Bảo vệ thực vật Bà Rịa - Vũng Tàu, 1998)
Mặc dù tiềm năng xuất khẩu các loại trái cây của Việt Nam rất lớn nhưng các nhà nhập khẩu nước ngoài đang gặp nhiều hạn chế trong việc nhập trái cây của Việt Nam ở một số rào cản của tiêu chuẩn Global.
Trong thời gian gần đây, cả nước đã tổ chức tập huấn để nông dân có thể tham gia sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn Global GAP. Sau huấn luyện, chất lượng trái cây có tăng lên (theo diễn đàn rau quả Việt Nam, 2005). Bước đầu xuất sang Đức hơn 2.000 tấn chôm chôm, giá bán lên đến 120.000/kg cao gấp nhiều lần so với giá bán trong nước (theo Ánh Tuyết, 2009).
Mới đây nhất sau thanh long, Mỹ cho phép nhập khẩu chôm chôm Việt Nam và cấp phép cho vùng sản xuất chôm chôm, vùng cấp mã số có diện tích 34 ha, trong đó có 21 ha chôm chôm thường và 13 ha chôm chôm nhãn. Đây là vùng trồng chôm chôm đầu tiên của Việt Nam được cấp mã số đủ điều kiện xuất khẩu đi Mỹ, dự kiến lô hàng đầu tiên sẽ xuất sang Mỹ vào giữa 5/2011 (Theo hiệp hội rau quả Việt Nam 5/2011).
Theo hiệp hội rau quả Việt Nam ngày 5/9/2011:
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm nửa đầu năm 2011 đạt 1,8 triệu USD, tăng 12,5 lần so với cùng kỳ 2010.
Nửa đầu tháng 7/2011, giá xuất khẩu chôm chôm tăng mạnh so với cùng kỳ 2010. Đơn giá chôm chôm tươi xuất sang thị trường Hàn Quốc đạt 1,3 USD/kg (CFR), tăng 56,6% so với cùng kỳ 2010.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu trái cây của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Các mặt hàng trái cây như thanh long, vú sữa, vải, hồng xiêm, măng cụt, … đã được nhiều thị trường biết đến và nhu cầu tiêu thụ liên tục tăng cao.Đáng chú ý, xuất khẩu trái chôm chôm tăng rất mạnh trong những năm qua. Trong năm 2010, xuất khẩu chôm chôm đạt 2,5 triệu USD, tăng 47% so với năm 2009.
Trong những tháng đầu năm 2011, nhu cầu tiêu thụ chôm chôm tiếp tục tăng cao đã đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm trong tháng 6 đạt 203,8 nghìn USD, tăng 283,5% so với cùng kỳ 2010. Tính chung nửa đầu năm 2011, xuất khẩu chôm chôm đạt 1,8 triệu USD, tăng 12,5 lần so với cùng kỳ 2010
Thị trường nhập khẩu của chôm chôm Việt Nam ngày càng đa dạng:
Tính đến thời điểm đầu tháng 7/2011 đã có 7 thị trường mới nhập khẩu chôm chôm của Việt Nam. Trong đó có UAE, Hà Lan, Hàn Quốc là những thị trường đạt kim ngạch cao nhất. Xuất khẩu chôm chôm sang UAE trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 843,2 nghìn USD. Ngoài chôm chôm, UAE cũng là thị trường nhập khẩu khá nhiều loại trái cây khác của Việt Nam như thanh long, dừa, xoài. Sau khi Hàn Quốc cho phép nhập khẩu chôm chôm từ Việt Nam hồi đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc tăng rất mạnh. 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu chôm chôm sang Hàn Quốc đạt 339,4 nghìn USD, tăng 17,2 lần so với cùng kỳ 2010.
Tiếp đến là Hà Lan với kim ngạch đạt 219,1 nghìn USD. đây cũng là thị trường mới nhập khẩu chôm chôm của Việt Nam kể từ đầu năm 2011 đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu chôm chôm sang thị trường Đức tăng rất mạnh, đạt 171,6 nghìn USD, tăng 29,4 lần so với cùng kỳ 2010
- Phân tích sản phẩm:
- Đặc điểm cây chôm chôm:
Nhiệt độ thích hợp: 22-3C, khi nhiệt độ trên 4C thì cây rụng hoa, rụng quả rất nhiều. Nhiệt độ dưới 2C thúc đẩy cây ra đọt do đó chôm chôm chậm ra hoa.
Lượng mưa hàng năm trên 2.000 mm, phân bố đều trong năm thích hợp cho chôm chôm phát triển. Nếu lượng mưa đầu mùa nhiều sẽ làm màu sắc vỏ quả không đẹp và gây hiện tượng nứt quả, nhất là giống chôm chôm có vỏ quả mỏng.
Cây cần khô hạn khoảng một tháng để hình thành mầm hoa, nếu mưa nhiều chỉ kích thích ra lá. Nhưng khô hạn vào thời kỳ thụ phấn, thụ tinh hoặc quả phát triển thì quả rụng nhiều, quả nhỏ, ảnh hưởng đến phẩm chất quả,nên cây cần được tưới nước bổ sung.
Nắng nhiều kết hợp với gió mạnh làm chôm chôm cháy lá và héo râu. Do đóquả kém phẩm chất, nên thiết kế trồng hàng cây chắn gió cho vườn chôm chôm.
Chôm chôm thích hợp trong vùng vĩ tuyến 1 Bắc trở vào phía Nam và ở độ cao dưới 600-700 m, đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét, tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Đất đỏ Bazan không có tầng đá là thích hợp nhất. Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5, nếu pH cao hơn cây có triệu chứng vàng lá do thiếu Zn, Fe,…
- Phân loại:
Chôm chôm có rất nhiều giống, tuy nhiên ở Việt Nam có ba giống chính: chôm chôm Java, chôm chôm Thái và chôm chôm nhãn.
Chôm chôm Java
- Tên thường gọi: Chôm chôm Java, chôm chôm Giava
- Tên tiếng Anh: “Java” rambutan.
Hình 1.1 Chôm chôm Java
Tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan. Trồng phổ biến ở Bến Tre, Ðồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả trong nước. Ðặc tính chính là cùi không dính hạt (chôm chôm trốc) nhưng khi bóc ra, cùi lại dính với vỏ ngoài cuả hạt.
Giống được trồng từ lâu và rất phổ biến ở Nam bộ, chiếm 70% diện tích trồng chôm chôm. Đây là giống được xuất khẩu sang thị trường các nước lân cận như Trung Quốc, Campuchia, …
Cây sinh trưởng mạnh, cành mọc dài. Lá to hơn giống chôm chôm Nhãn, màu xanh đậm mặt trên và mặt dưới màu xanh nhạt mặt dưới. Quả có dạnh hình trứng, trọng lượng quả 32-43g, vỏ quả màu vàng đỏ lúc vừa chín, màu đỏ sậm lúc chín. Râu quả màu vàng đỏ, dài 9-11mm. Cơm quả trắng trong, độ dầy cơm 7-9mm. ít trốc, nhiều nước, tỷ lệ cơm đạt 51,4%, độ brix 19-22%, vị ngọt thanh, quả có thể bảo quản được 12-14 ngày ở nhiệt độ 1- 120 C, ẩm độ không khí 85-90%.
Cây ghép cho trái sau 3 năm trồng. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ tháng 11-3dl và thu hoạch quả rộ từ tháng 5-tháng 6 dl (ĐBSCL) và tháng 6-8 dl (Đông Nam Bộ), tuy nhiên giống này được các nhà vườn điều khiển cho ra hoa rải rác các tháng trong năm nhờ kỹ thuật xiêt nước kết hơp đậy gốc. Giống cho năng suât cao, cây 4 năm tuổi có thể cho thu hoạch khoảng 40kg/cây/năm (ĐBSCL), cây trên 15 năm tuổi tại các tỉnh Đông Nam Bộ cho năng suất khoảng 300-400kg/ cây /năm
Chôm chôm Dona
- Tên thường gọi: Chôm chôm Rong riêng
- Tên tiếng Anh: “Dona” rambutan
Hình 1.2Chôm chôm Dona (Rongrien)
Giống được nhập từ Thái Lan và trồng ở nước ta năm 1996. Sau khi được chọn lọc lại, giống này đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức theo quyết định số 3713 QĐ/BNN- KHCN ngày 30 tháng 12 năm 2005.
Cây sinh trưởng khá mạnh. Quả hình trứng, trọng lượng 32-34g/quả, vỏ quả màu đỏ thẩm khi chín độ dầy vỏ quả 2mm. Râu quả dài, màu xanh khi trái chín.
Cơm quả màu trắng ngà, trốc tốt, độ dầy cơm 8,0-9,5 mm, ráo và dai, độ brix 22,5%, tỷ lệ cơm 53,1, vị rất ngọt ngon. Quả của giống này có thể tồn trữ 14 ngày ở nhiệt độ 120C , ẩm độ không khí 85-90%.
Cây ghép cho trái sau trồng 3,5- 4,0 năm. Cây dễ điều khiển ra hoa vụ nghịch, hoa rộ từ tháng 12-3dl. Từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 115 ngày nên mùa thu hoạch quả rộ từ tháng 5- tháng 7 dl. Cây cho năng suât cao, cây 4 năm tuổi có thể cho thu hoạch khoảng 45kg/cây/năm.
Chôm chôm nhãn
-Tên thường gọi: Chôm chôm Nhãn hay Chôm chôm trái Ráp
-Tên tiếng Anh: “Nhan” rambutan
Chôm chôm nhãn: Quả nhỏ chỉ độ 15- 20g so với 30- 40g ở chôm chôm Giava. Gai ngắn, mã quả không đẹp, cùi khô, giòn, hương vị tốt, giá bán cao hơn so với chôm chôm Java. Tỉ lệ trồng còn rất thấp.
Giống được trồng khá lâu nhưng mới được chú ý mở rộng diện tích trong những năm gần đây, do quả có phẩm chất ngon.
- Chôm chôm nhãn: Quả nhỏ chỉ độ 15- 20g so với 30- 40g ở chôm chôm Giava. Gai ngắn, mã quả không đẹp, cùi khô, giòn, hương vị tốt, giá bán cao hơn so với chôm chôm Java. Tỉ lệ trồng còn rất thấp.
Giống được trồng khá lâu nhưng mới được chú ý mở rộng diện tích trong những năm gần đây, do quả có phẩm chất ngon.
Hình 1.3Chôm chôm nhãn
Cây sinh trưởng khá tốt, cành ngắn hơn Chôm chôm Java. Lá có kích thước nhỏ hơn so với giống Java và xanh nhạt hơn. Quả nhỏ hình cầu, trọng lượng 22-24g/quả, thường có rãnh dọc dài từ cuống đến đỉnh quả, độ dầy vỏ 2,8 mm, vỏ màu vàng đến vàng đỏ khi chín. Râu quả to, ngắn khoảng 5-7 mm, màu vàng đỏ. Cơm quả mỏng 7,6 mm, ráo, rất dòn, trốc tốt, độ brix cao (20,9%), tỷ lệ cơm 40,5%, mùi vị rất ngọt, thơm.
Cây ghép cho trái sau trồng 4 năm. Cây ra hoa tự nhiên vào tháng 11- tháng 5 dl, từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 120 ngày. Cây hơi khó xử lý ra hoa nghịch vụ, tỷ lệ cành ra hoa thấp. Năng suất thấp, cây 5 năm tuổi cho khoảng 10kg/ cây và 50-70 kg/ cây/ đối với cây 15 năm tuổi ở ĐBSCL và không ổn định so với giống Java.
- Đặc điểm thực vật học của cây chôm chôm:
- Rễ chôm chôm:
Rễ phát triển, sâu 3 - 5m, rộng 1- 3 lần tán cây. Rễ tơ chủ yếu phát triển trong tán cây, sâu 10 - 15 cm.
- Thân chôm chôm:
Trong điều kiện bình thường cây cao khoảng 12-25m. Tán cây rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng thay đổi tùy theo giống trồng từ thẳng đến rủ xuống. Cây con mọc từ hạt thường có thân thẳng và nhánh mọc đầy.
Hình 1.4Cây chôm chôm
Cây chôm chôm là cây thân gỗ nhánh non có lông nâu, lá kép với 2-4 cặp lá chét hình bầu dục, xếp xen kẽ hoặc hơi đối nhau trên trục, dài khoảng 5-20cm, rộng 3-10cm. Phiến lá hình trái xoan, đầu và đuôi lá nhọn, mọc cách, màu xanh tới xanh đậm, ngọn búp có lớp bao màu hơi đỏ. Tán cây hình nón, rộng.
Hình 1.5Lá chôm chôm
- Hoa chôm chôm:
Hoa chôm chôm có hai loại là hoa đực và hoa lưỡng tính:
+ Hoa đực được tạo từ những cây đực (chiếm khoảng 40-60% ở những cây trồng bằng hạt). Hoa đực không có nhụy cái, mang 5-8 nhị đực với bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn.không có bầu noãn do đó chỉ làm nhiệm vụ cung cấp hạt phấn cho hoa lưỡng tính. Hoa nở vào lúc sáng sớm sẽ hoàn tất sau 3 giờ trong điều kiện có nắng tốt. Hoa nở vào buổi chiều sẽ chấm dứt vào sáng hôm sau. Trung bình có 3.000 hoa đực trên một phát hoa (hình dưới). Mỗi hoa có trung bình 5.400 hạt phấn. Do đó, có khoảng 16 triệu hạt phấn trong một phát hoa.
Hình 1.6Phát hoa của cây chôm chôm và hoa đực
+ Hoa lưỡng tính có hai loại, hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa đực và hoa lưỡng tính nhưng làm chức năng của hoa cái. Trung bình có khoảng 500 hoa lưỡng tính trên một phát hoa.
Ở hoa lưỡng tính đực có nhụy cái và nhị đực cùng phát triển. Nhị đực mang bao phấn chứa nhiều hạt phấn. Tuy nhiên, nhụy cái không có chức năng bình thường vì không mở hoàn toàn khi hoa nở nên việc thụ phấn bị trở ngại.
Ở hoa lưỡng tính cái, vòi nhụy cái phát triển tốt hơn và nhị đực thường bất thụ. Lúc hoa nở, nướm nhụy cái chẻ đôi vươn dài ra khỏi các lá đài bao ngoài và có khả năng nhận hạt phấn trong vòng 48 giờ. Có 90% hoa lưỡng tính cái trội trên mỗi phát hoa. Hoa lưỡng tính cái nhận phấn trong ngày và trở thành màu nâu trong ngày hôm sau. Tuy nhiên, cũng giống như hoa đực, hoa lưỡng tính cái nhận phấn chủ yếu vào buổi sáng sớm.
Hình 1.7Hoa lưỡng tính đực và hoa lưỡng tính cái
Tuỳ thuộc vào đặc tính của hoa, cây chôm chôm được phân thành 3 nhóm:
Cây đực: Chỉ sinh ra hoa đực. Có khoảng 40 - 60 % cây con mọc từ hột là cây đực.
Cây lưỡng tính nhưng chỉ sinh ra hoa lưỡng tính đực. Cây lưỡng tính nhưng sinh ra cả hai loại hoa lưỡng tính đực và cái. Tuy nhiên, tỉ lệ hoa lưỡng tính đực chỉ vào khoảng 0,05 - 0,90%. Đây là loại cây phổ biến thường gặp trong sản xuất.
Một số giống có tỉ lệ hoa lưỡng tính - đực thấp như “Si-Chompoo” của Thái Lan, sự đậu trái thường ít khi hoàn toàn.
Các yếu tố ảnh hưởng lên sự ra hoa:
Giống: đặc điểm ra hoa của những giống chôm chôm rất khác nhau, có giống ra hoa sớm nhưng cũng có giống ra hoa trễ hơn.
Tuổi lá: trong thời kỳ xiết nước, cây chôm chôm phải có ba đợt lá, khi đợt lá thứ ba già thì cây sẽ cho hoa (Lê Thanh Phong và ctv., 1994). Lá thuần thục cần thiết cho sự ra hoa. Sự hiện diện của những tán lá non ngăn chặn sự hình thành mầm hoa, do đó việc chăm sóc, xén tỉa cho cây sau khi thu hoạch rất cần thiết để kích thích cây ra hồi non đồng thời dự trữ dinh dưỡng cho chu kỳ cảm ứng hoa và phát triển kế tiếp (Nakasone và Paull, 1998).
- Quả (trái) chôm chôm:
Trái mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4-6 cm. Vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cơm thường dính vào hột, nhưng có cơm tách rời hột dễ dàng. Cơm dày, trắng trong, ít nước hơn vải, mùi vị ngon, hơi chua, trái chín trong khoảng 15-18 tuần sau khi kết quả. Chôm chôm có 2 mùa trái trong 1 năm.
Hình 1.8Trái chôm chôm non và chôm chôm xanh
|
Hình 1.9Trái chôm chôm chín
Đối với cây trưởng thành có thể thu hoạch từ 5.000 đến 6.000 trái mỗi mùa (độ 60-70 kg). Bầu noãn của hoa chôm chôm có hai tâm bì (lá noãn), tuy nhiên thường chỉ có một tâm bì phát triển thành quả ( rất ít khi cả hai phát triển thành quả), thời gian phát triển thông thường từ 13 đến 16 tuần lễ. Tỉ lệ phần thịt quả tăng nhanh bắt đầu từ tuần thứ 9 tới tuần thứ 13, sau đó chậm hẳn cho tới lúc thu hoạch.
Thịt trái (tử y) có màu trắng trong đến ngà. Độ dày, mùi vị và đặc điểm tróc rời hoặc dính chặt vào hạt thay đổi tùy giống. Tỷ lệ giữa trọng lượng thịt trái và trọng lượng trái đạt tối đa (khoảng 40%) từ tuần thứ 15 đến khi trái chín hoàn toàn.
Trái chôm chôm nặng từ 2 - 60g, trong đó phần thịt trái chiếm 30-58%, vỏ 40-60% và hạt 4-9%. Hạt có khả năng nẩy mầm sớm bên trong trái làm thịt trái mềm, mất hương vị. Năng suất trái tươi thay đổi tùy theo giống, tuổi cây và điều kiện canh tác, được ghi nhận như sau:
Cây 3 năm tuổi: 15-20kg trái. Cây 6 năm tuổi: 10-100kg trái. Cây 9 năm tuổi: 55-200kg trái. Cây 12 năm tuổi: 85-300kg trái. Cây 21 năm tuổi: 300-400kg trái.
- Lợi ích của quả chôm chôm:
Chôm chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao (chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt...) và trái chôm chôm còn được dung làm thuốc chữa bệnh.
Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.
Hạt chôm chôm chứa 35 - 40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.
Vỏ chôm chôm chứa nhiều tanin, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt... với liều 20 - 30g. Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, dùng chữa viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Chôm chôm là loại trái rất thích hợp cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp, tăng đường huyết... Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng.
Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt.
- Quy trình sản xuất chôm chôm:
- Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước của máy sên chôm chôm:
- Máy sấy khô thực phẩm mini KM-01
- Thông số kỹ thuật:
+ Kích thước phủ bì: 1150mm * 1350mm * 900mm
+ Số khay: 6 khay
+ Kích thước khay: 31cm * 25.5cm
+ Công suất: 600W
+ Điện áp: 220V – 50Hz
+ Nhiệt độ sấy: 4C - 9C
+ Thời gian sấy tối đa: 12h
Máy sấy khô thực phẩm mini KM-01 có xuất sứ Đài Loan, Trung Quốc hoạt động dựa trên nguyên lý thổi hơi nóng đối lưu liên tục. Để lấy đi hơi nước, lượng nước trong nguyên liệu đến khi đạt yêu cầu. Trong quá trình thổi hơi nóng, sẽ có các lỗ thông gió để quạt đối lưu khí nóng khắp khay. Nhờ đó mà nguyên liệu sẽ liên tục được tiếp xúc với hơi nóng. Cùng lúc đó, động cơ sẽ hút không khí từ bên ngoài qua buồng đốt làm nóng và thổi khí nóng đi khắp tủ. Sau đó lấy đi hơi nước và thổi ra ngoài. Với nguyên lý hoạt động này, máy sấy khô giúp lấy đi hơi ẩm trong nguyên liệu nhanh nhất mà không ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của nguyên liệu.
- Ưu điểm:
+ Khả năng bảo toàn thực phẩm
+ Thời gian sấy nhanh
+ Có thể sấy với số lượng lớn
+ Áp dụng được cho nhiều loại thực phẩm
- Nhược điểm:
+ Sản phẩm sấy có thể không khô đều
+ Phải tẩm ướp gia vị trước khi sấy
+ Gia vị không đều giữa các mặt nếu có
- Tủ sấy lạnh TKD-SD500-C
- Thông số kỹ thuật:
+ Kích thước phủ bì: 42cm * 33cm * 27cm
+ Số khay: 10 khay
+ Kích thước khay: 40cm * 75cm * 2cm
+ Công suất: 1,5 Kw/h
+ Điện áp: 220V – 5A
+ Nhiệt độ sấy: C - C
Máy sấy lạnh TKD-SD500-C hoạt động dựa trên nguyên lý của công nghệ làm lạnh để tách hơi nước khỏi không khí được gọi là tách ẩm tác nhân sấy. Sau khi tách ẩm không khí khô thu được sẽ ở nhiệt độ khoảng 10 độ C sẽ được chạy qua máy nén khí và chạy vào buồng sấy với nhiệt độ trong buồng là 40-50 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ và ấp suất giữa buồng sấy và sản phẩm sẽ hút nước từ sản phẩm sấy ra ngoài. Không khí ẩm lúc này được qua bộ lọc khô và đi qua dành lạnh tạo thành một chu trình tuần hoàn khép kín.
Hình 1.14 Nguyên lý máy sấy lạnh TKD-SD500-C |
- Ưu điểm:
+ Thời gian sấy nhanh
+ Không làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng và kết cấu sản phẩm
+ Sản phẩm sau sấy có thể bảo quản trong thời gian dài, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Áp dụng được cho nhiều loại thực phẩm
+ Tuổi thọ máy bền hơn so với các phương pháp sấy khác vì hoạt động trong môi trường nhiệt đột thấp
- Nhược điểm:
+ Không sấy được sản phẩm cần làm khô, giòn
+ Gia vị không đều giữa các mặt nếu có
+ Giá thành cao, thích hợp cho doanh nghiệp
- Máy sấy thăng hoa MST100
Hình 1.15 Máy sấy thăng hoa MST100 |
- Thông số kỹ thuật:
+ Kích thước phủ bì: 100cm * 170cm * 185cm
+ Số khay: 6 khay
+ Kích thước khay: 36cm * 48cm
+ Công suất: 7 Kw
+ Điện áp: 380V – 50Hz
+ Nhiệt độ sấy: C - C
Nguyên lý hoạt động của máy sấy thăng hoa MST100 như sau: sản phẩm sấy sau khi đưa vào máy sấy sẽ được làm lạnh tới nhiệt độ trong khoảng -20 độ C đến -40 độ C để nước trong sản phẩm chuyển hoàn toàn sang thể rắn, môi trường trong máy sấy đông khô là gần như ở trạng thái chân không. Hai yếu tố quan trọng trong máy sấy đông khô là áp suất và nhiệt độ có liên hệ mật thiết với nhau để tạo ra quá trình thăng hoa, hiện tượng thăng hoa xảy ra khi nhiệt độ sản phẩm được tăng dần từ -20 độ C đến dưới 0 độ C trong môi trường áp suất chân không. Thăng hoa là quá trình chuyển trạng thái của nước từ thể rắn trực tiếp sang thể hơi mà không thông qua thể lỏng như thông thường. Đối với nước quá trình thăng hoa thì xảy ra ở nhiệt độ âm và môi trường của áp suất chân không.
Hình 1.16Nguyên lý hoạt động máy sấy thăng hoa MST100 |
- Ưu điểm:
+ Hình dáng, màu sắc, dinh dưỡng, hương thơm, thành phần, vị của nguyên liệu chỉ biến đổi chút ít
+ Sản phẩm không bị ô nhiễm, lượng nước tồn lưu rất ít (1~3%)
+ Ít vi khuẩn, bảo quản dễ, vận chuyển tiện lợi ở nhiệt độ thường
+ Cấu trúc sản phẩm không đổi, dễ nghiền nát, dễ phục hồi nguyên trạng
- Nhược điểm:
+ Trang thiết bị đắt, thao tác khó, khó hoạt động ở nhiệt độ dưới -600C, cần máy hút chân không phải có hiệu suất cao
+ Khi đóng gói cần phải ghi chú ý hàng dễ vỡ, và có tính hút ẩm rất cao, nên cần phải đóng gói kín
- Kết luận: Qua quá trình tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu từ nhiều nguồn như thư viện, nhà sách và internet, tác giả chưa tìm thấy công trình nào ở Việt Nam đã được công bố về máy sấy chôm chôm có bộ phận đảo nguyên liệu tự động. Từ đó nhóm tác giả đã lên ý tưởng, tìm hiểu thông tin về những máy sấy được chế tạo, tổng hợp những thông tin có được nhằm mục đích chế tạo thử nghiệm một mô hình máy sấy chôm chôm.
- Yêu cầu máy:
Dù nước ta có sản lượng chôm chôm cao nhưng chủ yếu là để xuất khẩu sang các nước dưới dạng trái cây tươi, hoặc được chế biến nhưng sản phẩm lại rất ít. Giải pháp cho vấn đề này là cần thiết kế một máy sấy chôm chôm dành cho hộ gia đình và doanh nghiệp, đây sẽ là cơ hội để người nông dân có thể đa dạng hóa sản phẩm tạo ra từ quả chôm chôm cũng như các loại trái cây tương tự, giúp cho sản phẩm từ chôm chôm cũng như đời sống người nông dân phát triển trong tương lai.
v Các yêu cầu của máy sấy chôm chôm:
- Kết cấu máy đơn giản, dễ sử dụng.
- Năng suất: 20kg/mẻ.
- Tỉ lệ phế phẩm thấp.
- Máy sử dụng nguồn điện dân dụng 220V – AC.
- Phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
PHẦN II. THIẾT KẾ MÁY
- Lựa chọn nguyên lý làm việc:
- Nguyên lý chung:
Máy sên chôm chôm là máy dùng để vừa làm khô vừa đảo để làm mứt chôm chôm. Vì nguyên liệu cần phải được trộn đều với lớp gia vị vậy nên phần lớn các máy làm việc theo nguyên lý đảo nguyên liệu.
- Lựa chọn phương án:
Sau khi tham khảo nhiều nguyên lý khách nhau (trộn, đảo, sấy,...)
v Nguyên lý 1
Hình 2.1 Nguyên lý 1
1.Bộ phận đảo 2. Trục đảo 3. Động cơ
4. Dây đai 5. Khung máy 6. Ổ lăn 7. Quạt hút hơi nước 8. Cửa 9. Khóa
10. Thùng máy
- Nguyên lý: Nguyên liệu được cho vào cửa (8). Khóa cửa, khởi động máy. Điện trở nhiệt được lắp trong thùng máy (10) sẽ cấp nhiệt đồng thời bộ phận đảo (1) gắn liền với trục đảo (2) sẽ quay đều để đảo nguyên liệu và quạt hút (7) sẽ hút hơi nước ra trong quá trình máy hoạt động. Sau khi sên xong, ta mở cửa (8) và xoay thùng máy (10) 180o để lấy sản phẩm.
- Ưu điểm :
+ Năng suất cao, tiết kiệm thời gian.
+ Gia vị trên sản phẩm được thấm đều.
+ Giảm thiểu sức lao động.
- Nhược điểm:
+ Kết cấu, lắp ráp hơi phức tạp
+ Khó bảo trì, sữa chữa khi xảy ra sự cố.
1. Động cơ 2. Dây xích 3. Ổ lăn
4. Bộ phận đảo 5. Khung máy 6. Thân máy 7. Quạt hút hơi nước 8. Khóa cửa 9. Cửa thoát phôi 10. Máng
- Nguyên lý: Nguyên liệu được cho vào cửa cấp phôi. Đóng cửa, khởi động máy. Điện trở nhiệt được lắp trong cửa thoát phôi (9) sẽ cấp nhiệt đồng thời bộ phận đảo (4) sẽ quay đều để đảo nguyên liệu và quạt hút (7) sẽ hút hơi nước ra trong quá trình máy hoạt động. Sau khi sên xong, ta mở cửa thoát phôi (9) và lắc nhẹ để sản phẩm rớt xuống máng (10).
- Ưu điểm :
+ Năng suất cao, tiết kiệm thời gian so với cách sên truyền thống.
+ Gia vị được thấm đều.
+ Nguyên lý máy đơn giản, dễ bảo trì, sữa chữa.
- Nhược điểm:
+ Công đoạn lấy thành phẩm hơi lâu.
v Nguyên lý 3
- Nguyên lý: Nguyên liệu được cho vào các khay chứa phôi. Đóng cửa, khởi động máy. Điện trở nhiệt được cấp điện cấp nhiệt đồng thời các quạt đối lưu sẽ quay đều để đấy khí nóng từ dưới lên và lưu thông đều trong lòng máy. Sau khi sấy xong, ta mở cửa và lấy khay chứa thành phẩm ra ngoài .
- Ưu điểm :
+ Cấp phôi và lấy phôi nhanh gọn dễ dàng.
+ Có thể sấy cùng lúc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
+ Nguyên lý máy đơn giản, dễ bảo trì, sữa chữa.
- Nhược điểm:
+ Phải thấm gia vị trước khi sấy.
+ Thời gian sấy lâu.
Þ Kết luận: dựa trên những ưu nhược điểm về năng xuất, hiệu quả của việc thấm gia vị nên nhóm quyết định chọn nguyên lý 2.
- Tính toán bộ truyền cơ khí của máy:
- Tính toán động cơ:
- Từ yêu cầu đặt ra ta chọn :
Số vòng quay của trục tải: n2 = 20 v/ph
Khối lượng nguyên liệu1 lần: m = 20 kg
- Lực tiếp tuyến của tải:
P = m.a = 20.10 = 200 N
- Vận tốc của tải:
V = = = 0,73 m/s
Trong đó:
n : số vòng quay của tải
D : đường kính của tải
V : vận tốc của tải
- Công suất tải:
N2 = = = 0,15 KW
Trong đó:
P: lực tiếp tuyến
V: vận tốc tải
- Hiệu suất trên hệ thống trục:
=0,99= 0,911
Với: (hệu suất cặp ổ lăn)
0.92 ( hiệu suất bộ truyến xích)
- Công suất cần thiết:
= = 0,16 Kw
- Từ những thông số trên ta chọn được động cơ:
Ký hiệu |
Xuất xứ |
Công xuất kw |
Tần số |
Số vòng quay(vòng/ph) |
Gear motor |
Nhật |
1,5 Kw |
50Hz |
60 v/ph |
- Tính toán bộ truyền xích:
Chọn xích ống con lăn vì tải trọng nhỏ.
Chọn tỉ số truyền i = 3.
Chọn Z1 = 12, Z2 = 36
- Theo công thức xác định công suất tính toán của bộ truyền:
- Xác định hệ số răng đĩa dẫn :
=
Trong đó :
Z1 = 12
: số răng đĩa xích dẫn của bộ truyền cơ sở, lấy = 25
- Xác định hệ số vòng quay trong 1 phút của đĩa dẫn :
=
Trong đó :
: số vòng quay trong 1 phút của đĩa xích dẫn của bộ truyền cơ sở, chọn = 50 vg/ph
n1 = 60 vg/ph
- Xác định hệ số điều kiện sử dụng K:
K =
Với:
: hệ số xét đến ảnh hưởng của tính chất tải trọng ngoài, = 1 ( tải trọng êm )
: hệ số phụ thuộc khoảng cách giữa hai trục, 1 (A chọn trong khoảng 30-50 Pt)
: hệ số phụ thuộc vào sự bố trí của bộ truyền, ( góc nghiêng nhỏ hơn 60o)
: hệ số phụ thuộc vào chế độ bôi trơn của bộ truyền, ( bôi trơn định kì )
: hệ số phụ thuộc vào chế độ làm việc của bộ truyền, ( làm việc 2 ca)
: hệ số phụ thuộc vào sự điều chỉnh khoảng cách trục, ( khoảng cách trục điều chỉnh được )
K = 1
Như vậy:
= 0,43 Kw
Tra [1,tr96], bảng 6-4à Pt = 12,7 với [N] = 1,7 Kw à Nt ≤ [N]
Tra [1,tr97], bảng 6-5, Pt = 12,7 , Z1 = 12 ta được ngh = 2300v/ph Þ n1 < ngh nên chấp nhận
- Lực Rx tác dụng lên trục:
Rx = Kt. = = 1207,35 N
Với 1,15 : bộ truyền nghiêng một góc < 40
- Tính toán thiết kế trục:
Chọn vật liệu thép SUS304 có giới hạn bền = 520N/mm2.
- Đường kính trục tính theo [2,tr176], công thức 9-2:
dsb ³ C
Với C = (120÷130) ứng với [] = (20÷30) N/mm
N2: công suất trục tải
n2: số vòng quay trục tải
Þ dsb ³ 120 = 18,5 mm 23,3
Þ Chọn dsb = 20mm 23
- Trọng lượng của bộ phận đảo: Qtđ = 300N
- Momen xoắn do bộ đảo tác dụng lên trục:
Mz = 9,55.106. = 9,55.106. = 70033,33 Nmm
Þ MC = MD = ME = = 23344,44 Nmm
- Xác định đường kính trục:
Theo [2, tr177], công thức 9-4 ta có:
Mtđ: Momen tương đương (N.mm)
MX: Momen uốn trong mặt phẳng đứng (N.mm)
MY: Momen uốn trong mặt phẳng ngang (N.mm)
MZ: Momen xoắn trục (N.mm)
Tại A:
= = 60650,64 Nmm
Tại B:
= = 92640,07 Nmm
Tại D:
= = 60519,97 Nmm
- Theo [2, tr177], công thức 9-5 ta có đường kính trục tại A:
21,27 mm
Trong đó: = 63, tra[1,tr111],bảng 7-2.
Vì tại A có làm rãnh trục nên tăng thêm 4% đường kính trục:
= 21,27 + 21,27.0,04 = 22,1 mm
Tra dãy đường kính trục theo tiêu chuẩn [1,tr103].
Þ Chọn = 22 mm.
- Đường kính trục tại B và F ( vì dùng chung cặp ổ lăn):
24,50 mm
Þ Chọn = 25 mm
- Đường kính trục tại C,D,E:
21,26 mm
Þ Chọn = 30 mm
- Mô phỏng:
a) Mô phỏng quá trình truyền nhiệt:
- Dựa vào kết quả của việc mô phỏng quá trình truyền nhiệt, chúng em có thể xác định được vị trí của mayso nhiệt tương đối tối ưu.
- Để chứng minh hiệu quả vị trí mayso, chúng em đã thực hiện bài toán sau:
+ Giả sử thể tích của phôi (chôm chôm) bằng với thể tích nước nhân với 1 hệ số tơi xốp:
= 20 x 1,6 = 32 lít
Hình 2.7 Sơ đồ vật lý nhuồn nhiệt |
Vùng có tiết ảnh là vùng bố trí mayso nhiệt (vùng nhiệt), nhiệt độ cao nhất tập trung ở vùng này:
Ta có: α = 100 => β = 40
(1)Diện tích cung tròn OAB:
(2)Diện tích tam giác OAB:
+ OH = R.sin β
+ AB = 2AH = 2.R.cos β
ð
=
Từ (1) (2) => Diện tích vùng nhiệt:
=
= -
= ( - )
Gọi L là chiều dài của lồng sấy: L = 886 mm
ðThể tích vùng nhiệt:
=. L
= ( - ).L
=
= 42409813
vKết luận:
v = 32 (lít) < = 42.5 (lít)
Thể tích của phôi nhỏ hơn thể tích vùng nhiệt được bố trí => đáp ứng được nhu cầu cấp nhiệt cho quá trình sấy.
- Từ Hình 2.7 ta có được: Khoảng cách từ đáy thùng lên vùng bố trí mayso(a) là: a = R – OH =355 – 355.sin(40) = 126 mm
Chiều cao thực tế của phôi trong lồng sấy:
Ta có: = 20 x 1,6 = 32 lít
= H.( – .GI.2IF)
=
ó 32000000 = 886.
ð = 84
ð
ð GI = sin().R = sin(45).355 = 251mm
ðChiều cao phôi = R – 264 = 355 – 251= 104 mm
Vậy: Độ cao của vùng nhiệt > Độ cao phôi
a = 126 mm > GI = 104 mm
ð Thỏa điều kiện
b) Mô phỏng biến dạng nhiệt:
Để tối ưu hóa cho lồng trong, chúng em đã mô phỏng biến dạng nhiệt cho 2 trường hợp dưới đây:
- TH1: Không sử dụng gân
Khi không sử dụng gân và nhiệt độ đạt được ở lớp trong là 100oC thì kết quả mô phỏng được như sau:
Hình 2.11 Kết quả mô phỏng khi không có gân |
Þ Kết quả: lớp inox bị biến dạng không đồng đều, vị trí biến dạng cao nhất đạt gần 1,7 mm.
- TH2: Sử dụng gân
- Mục đích sử dụng: nhằm tăng cứng, hạn chế biến dạng lớp trong của lồng dưới đảm bảo khả năng làm việc của máy khi ở nhiệt độ cao đồng thời là chỗ để cố định mayso nhiệt.
Khi sử dụng gân và nhiệt độ đạt được ở lớp trong là 100oC thì kết quả mô phỏng được như sau:
Þ Kết quả: lớp inox biến dạng đồng đều hơn TH1, vị trí biến dạng cao nhất đạt gần 0,9 mm.
¯Kết luận: Dựa vào kết quả mô phỏng 2 trường hợp trên, chúng em quyết định đi theo hướng sử dụng gân tăng cứng để đảm bảo khả năng làm việc của máy.
Và đây là ảnh thực tế của lớp trong có sử dụng gân tăng cứng:
PHẦN III: KẾT LUẬN
- Đánh giá chung và đưa ra dự kiến:
- Đề tài Máy sên chôm chôm của nhóm em thực hiện đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, góp phần nâng cao năng suất, giảm bớt thời gian sản xuất, giảm sức người lao động.
- Từ những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài này, sẽ có một số vấn đề còn tồn tại cần giải quyết cho những nghiên cứu sau này. Cần kết hợp sản xuất hoàn thiện từng cụm máy và cần thực nghiệm trên đơn vị số lượng năng suất của máy để đưa ra thông số tối ưu cho hệ thống. Trên cơ sở số liệu thực tế để có thể phát triển cải tiến cho đề tài được năng suất và chất lượng hơn.
- Hướng dẫn sử dụng :
- Máy gồm các công tắc điều khiển riêng biệt:
o Công tắc bật, tắt động cơ .
o Công tắc bộ điều khiển nhiệt.
o Nút tắt khẩn cấp.
o 1 CB tổng.
- Kiểm tra, làm tra sạch bộ đảo, lồng trên và dưới trước và sau khi vận hành máy.
- Bảo dưỡng máy:
- Nên bôi trơn các ổ lăn thường xuyên để tăng tuổi thọ của máy.
- Thường xuyên vệ sinh máy, bộ đảo, lồng trên, lồng dưới, máng hứng.
- Kiểm tra xích, căn chỉnh xích.
PHẦN IV: SẢN XUẤT THỬ, ĐIỀU CHỈNH, SỮA CHỮA LẠI THIẾT KẾ
Một số hình ảnh của máy:
Hình 4.1 Cụm lồng trên |
PHẦN V : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG MỘT CHI TIẾT
- QUY TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC CHÍNH
- THUYẾT MINH:
- Phân tích công dụng và điều kiện làm việc chi tiết gia công:
- Tên chi tiêt: trục chính.
- Công dụng: dùng để truyền moment xoắn từ động cơ đến bộ phận đảo.
- Phân tích vật liệu chế tạo chi tiết gia công :
Thành phần cấu tạo: Inox 304.
Công dụng , tính công nghệ vật liệu: Inox 304 dùng để chế tạo các chi tiết máy chống ăn mòn tốt, chịu được nhiệt độ cao, thích hợp dùng trong nấu nướng, trang trí.
- Phân tích kết cấu hình dạng chi tiết gia công:
-Chi tiết thuộc dạng trục.
-Những bề mặt đặc biệt cần quan tâm khi gia công :
+ Rãnh then có kích thước bề rộng CCX N9
+ CCX k7
+ CCX k6
+ CCX h8
+ CCX JS8
-Bề mặt làm việc : bề rộng rãnh then , , , , .
- Phân tích độ chính xác gia công:
a) Độ chính xác về kích thước :
Tra[3,tr4],bảng 1-4:
+ Kích thước :
KTDN : 6mm; = 0.03mm; CCX : 9.
Miền dung sai kích thước lỗ: N9 6N9.
+Kích thước
KTDN : 22mm; = 0.025mm; CCX : 7.