ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toán, thiết kế máy làm ly giấy đựng nước (bao gồm quy trình công nghệ dạng trục)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toán, thiết kế máy làm ly giấy đựng nước (bao gồm quy trình công nghệ dạng trục)
MÃ TÀI LIỆU 300600200024
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D CAD, 3D hình chiếu trục đo, ...., bản vẽ lắp, bản vẽ phân rã, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các cụm chi tiết, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế máy, bản vẽ chi tiết từng chi tiết trong máy.......... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toán, thiết kế máy làm ly giấy đựng nước
GIÁ 1,985,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 17/04/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toán, thiết kế máy làm ly giấy đựng nước (bao gồm quy trình công nghệ dạng trục) Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toán, thiết kế máy làm ly giấy đựng nước

LỜI NÓI ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Cốc giấy là một loại cốc làm bằng vật liệu giấy và thường được lót bằng nhựa hoặc sáp để ngăn chặn chất lỏng rò rỉ ra ngoài hoặc ngấm qua giấy. Cốc giấy sử dụng tiện lợi, ngăn ngừa các loại bệnh truyền nhiễm. Cốc giấy được sản xuất từ những chất có thể phân hủy sau một thời gian, không có ảnh hưởng xấu đến môi trường hoặc được sử dụng lại cho những mục đích khác và thân thiện với môi trường.

 An toàn cho sức khỏe con người: cốc giấy đa số dùng xong 1 lần thì chúng ta không còn dùng lại nữa nên không lo về vấn đề an toàn thực phẩm và nó có thể giữ được nhiệt độ một cách an toàn và không xảy ra tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột nên các bạn có thể yên tâm về sức khỏe người dùng. Nó có thể được làm bằng giấy tái chế, được sử dụng rộng rãi trong nước và ngoài nước. Ở Việt Nam, sản phẩm cốc giấy được sản xuất và tiêu thụ ở nhiều nơi như trong bệnh viện, công ty, các khu công cộng...v.v.

Cùng với sự phát triển và hiện đại hóa nền công nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã đầu tư và phát triển chế tạo ra những máy có cơ cấu cơ khí thuần túy hay tự động hoàn toàn để sản xuất ra những chiếc cốc giấy từ những nguyên liệu giấy khác nhau nhằm đảm bảo khi sử dụng một lần xong có thể tái chế sử dụng bảo vệ môi trường.

Nhận thấy vai trò và tác dụng to lớn của những sản phẩm cốc giấy thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe con người, mang tính tiện lợi và dùng một lần tránh lây bệnh truyền nhiễm nên được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Vì vậy, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài đồ án: “Tính toán, thiết kế và lập quy trình công nghệ gia công một số chi tiết của máy làm cốc đựng nước thân thiện với môi trường ”nhằm đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng, tận dụng được các loại giấy và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết và cũng áp dụng được các kiến thức vào việc tính toán các cơ cấu, mô phỏng hoạt động để hoàn thành được đồ án.

Mục tiêu và nội dung của đồ án

  Mục tiêu của đồ án

Từ các phân tích về nhu cầu thực tế ở trên, mục tiêu của đồ án là “Tính toán, thiết kế và lập quy trình công nghệ gia công một số chi tiết của máy làm cốc đựng nước thân thiện với môi trường ”để sản xuất ra những chiếc cốc giấy phục vụ cho sinh hoạt.

Nghiên cứu tính toán và thiết kế cụm máy của máy làm cốc đựng nước thân thiện với môi trường.

Xây dựng sơ đồ động học máy, tính toán các cơ cấu trong máy làm cốc giấy để sản xuất ra các cốc giấy có mẫu mã đẹp, phù hợp với người sử dụng.

Mô phỏng động học và động lực học máy làm cốc giấy để từ đó có cái hình dung cụ thể hơn về máy và sâu hơn có thể làm mô hình chế tạo máy.

  Nội dung của đồ án

Tìm hiểu tổng quan về máy làm cốc giấy tự động và thành phần chủ yếu của một hệ thống máy làm cốc giấy tự động.

Lựa chọn phương án máy làm cốc giấy tự động.

Nghiên cứu máy làm cốc giấy tự động, tính toán các cơ cấu chuyển động và mô phỏng động học, động lực học cho máy.

Xây dựng và thiết kế hệ thống thủy khí điều khiển hành trình cylinder, hệ thống bôi trơn cơ cấu và bộ phận gia nhiệt phần đáy cốc giấy.

Xây dựng quy trình hướng dẫn sử dụng và vận hành máy.

  Phạm vi đề tài

Do thời gian và kinh phí nên đề tài đồ án chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, thiết kế, tính toán thông số của máy trên lý thuyết và mô phỏng hoạt động trên phần mềm. Không chế tạo được mô hình thực tế để kiểm nghiệm.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỒ ÁN

1.1. Giới thiệu sản phẩm cốc giấy

1.1.1. Lịch sử hình thành cốc giấy

Cốc giấy đã được dùng trong triều đình Trung Quốc, nơi mà giấy được phát minh vào thế kỷ thứ 2 TCN. Cốc giấy được gọi là chih pei và đã được sử dụng cho việc uống trà. Các chiếc cốc giấy đã được tạo ra với các kích cỡ, màu sắc khác nhau và được trang trí với nhiều kiểu thiết kế. Bằng chứng của cốc giấy xuất hiện trong một mô tả của các tài sản của gia đình họ Yu tại thành phố Hàng Châu.

Cốc giấy hiện đại đã được phát triển trong thế kỷ 20. Trong những năm đầu thế kỷ 20, nó đã được phổ biến để dùng chung cốc uống nước ngay tại nguồn nước như vòi lọc hoặc thùng nước trong xe lửa. Việc sử dụng chung này gây ra vấn đề sức khỏe công cộng. Một điều tra đáng chú ý về việc sử dụng cốc giấy là nghiên cứu của Alvin Davison, giáo sư sinh học tại Lafayette College, được xuất bản với tiêu đề giật gân "Cái chết nằm trong cốc uống nước tại trường học" trong tạp chí Kỹ thuật thế giới vào tháng 8 năm 1908, dựa trên nghiên cứu thực hiện tại Easton, trường công lập ở Pennsylvania. Bài báo đã được in lại và phân phối bởi Hội đồng Y tế Nhà nước của tiểu bang Massachusetts vào tháng năm 1909.

Do những mối quan tâm trên, và vì cốc giấy (đặc biệt là sau phát minh Dixie Cup năm 1908) đã trở thành rẻ, sạch và có sẵn, các lệnh cấm cốc dùng chung ở vùng địa phương đã được thông qua. Một trong những công ty đường sắt đầu tiên sử dụng cốc giấy dùng một lần là Lackawanna Railroad, bắt đầu sử dụng chúng trong năm 1909. Đến năm 1917, cốc dùng chung đã biến mất khỏi các toa xe đường sắt, được thay thế bằng cốc giấy, ngay cả tại các nơi chưa cấm cốc dùng chung.

Cốc giấy cũng được sử dụng trong bệnh viện vì lý do sức khỏe. Năm 1942 trong một nghiên cứu, State College Massachusetts khám phá ra các chi phí của việc sử dụng cốc tái sử dụng sau khi được làm tiệt trùng gấp 1,6 lần chi phí của việc sử dụng cốc giấy dùng một lần. Những nghiên cứu này, cũng như việc giảm nguy cơ lây nhiễm, đã khuyến khích việc sử dụng cốc giấy trong các bệnh viện.

Tại Việt Nam, trong thời kỳ trước 1975 cốc giấy đã theo chân người Mỹ xuất hiện ở Sài Gòn, nhưng do thời gian sau đó quân Mỹ rút khỏi Việt Nam nên việc phổ biến đã bị gián đoạn. Đầu thập niên 90 cốc giấy bắt đầu xuất hiện trở lại Việt Nam, do một số công ty nhập khẩu về để phục vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài, tiêu biểu là các công xưởng của người Nhật, tiếp đến là một số khách sạn lớn.

Đầu những năm 2000 cốc giấy dần phổ biến và trở thành mặt hàng gia dụng phổ thông, được bán nhiều tại các siêu thị.

1.1.2. Chi tiết các loại cốc giấy

1.1.2.1. Phân loại theo công dụng

Dựa vào mục đích sử dụng và tính năng của nó, người ta phân cốc giấy ra thành 4 loại cơ bản như sau :

  1. Cốc giấy lạnh

Hình 1. 1: Cốc giấy lạnh

Được làm để đựng các đồ uống lạnh và nóng. Chúng thường có tráng hai lớp sáp bên trong và bên ngoài với mục đích giữ giấy khỏi bị nóng và bị mủn do sự thấm nước,loại bỏ nhược điểm có các giọt nước ngưng tụ lại và đọng tại thành ly.

  1. Cốc giấy nóng

Hình 1. 2: Cốc giấy nóng

Khác với ly giấy lạnh, ly cốc giấy nóng có nhiều loại nhưng trên thị trường hiện nay, có hai dạng cốc giấy thông dụng nhất. Ly giấy có hai lớp dán liền vào nhau hay dán ở miệng và đáy, ở giữa sẽ có một lớp không khí hoặc nhà sản xuất sẽ tạo sóng cho lớp giấy ở bên ngoài.

Loại ly giấy một lớp không có lớp lót bổ sung để giữ nhiệt, tuy nhiên ly giấy này rất hợp với các thức uống ấm và không có nhiệt độ quá cao do được tráng một lớp nhựa PE, có tác dụng cách nhiệt.

Dạng ly giấy hai lớp cách nhiệt đặc biệt giữ nhiệt rất tốt cho đồ uống. Bạn thử tưởng tượng, cơ chế giữ nhiệt của các lớp giấy này có công dụng như một chiếc áp phích, giữ lại không khí để ngăn sự thoát nhiệt, và nhờ vậy tay của bạn cũng sẽ được bảo vệ bởi đồ uống quá nóng.

  1. Cốc giấy Polystyrene

Các quán cà phê và shop đồ uống thường ưa chuộng các loại cốc giấy Polystyrene. Sự khác biệt chính yếu nằm cho chất cách nhiệt trong mỗi cái cốc giấy.

Cuộc thử nghiệm khả năng giữ nhiệt được thực hiện bằng cách đổ 200ml nước nóng vào cả 2 loại cốc trên. Sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước một phút một lần cho tối thiểu là 10 phút, sau đó làm lại ở khoảng 20 phút và 30 phút. Các con số là cách giải thích trực quan nhất để dễ dàng xác định chủng loại cốc nào sở hữu kỹ năng cách nhiệt đạt chuẩn hơn.

Kết quả cho thấy ở 5 phút đầu tiên, nước ở cả 2 cốc đều giảm nhiệt rất nhanh, từ 1000C xuống còn khoảng 900C. Tuy nhiên, nước trong cốc Polystyrene nguội lâu hơn đáng kể so với cốc giấy: mức nhiệt tại cốc Polystyrene sau khoảng thời gian 25 phút là 800C, còn của cốc giấy chỉ là 700C.

Như vậy, cốc giấy Polystyrene cách nhiệt tốt hơn cốc giấy, Dù vậy, một số công ty hiện đang dần dùng mẫu cốc giấy chủng loại 2 lớp, mang một túi khí ở giữa nhằm giữ nhiệt tương tự nhưng mà một lớp cách nhiệt bổ sung. Song vẫn nên thêm nhiều nhất có thể cuộc thử nghiệm mới để có thể xác định được liệu dòng cốc giấy sở hữu túi khí này có cách nhiệt chất lượng hơn cốc Polystyrene hay không.

  1. Cốc giấy phân hủy sinh học

Dòng cốc giấy phân hủy sinh học mới ra đời, dùng lớp lót bằng axit Polylatic (PLA) thay bởi vì chất liệu Polyethylene (PE) truyền thống. Lúc trước, PLA được dùng chủ chốt nhằm mục đích làm cốc nhựa dành riêng tại đồ uống lạnh do nó có thể bị hòa tan nếu như gặp đồ uống nóng. Mặc dù vậy, một công thức mới nhất đã xử lý yếu tố nhiệt độ với mục đích biến chất liệu này thích hợp với mẫu cốc giấy một lần dùng được trong cả đồ uống nhiệt cao.

1.1.2.2. Phân loại theo thành phần và cấu tạo

Dựa vào thành phần và cấu tạo của cốc giấy, người ta phân cốc giấy ra thành 2 loại cơ bản như sau :

  1. Cốc giấy một lớp

Là loại cốc giấy chỉ tráng một lớp nhựa PE bên trong, thường dùng để đựng các thức uống nóng.

  1. Cốc giấy 2 lớp

Là cốc giấy thiết kế có lớp tráng nhựa PE ở cả mặt trong và mặt ngoài, có khả năng chống thấm nước cao, dùng để đựng đồ uống lạnh.

Ngoài ra còn có thể phân biệt cốc giấy thành: Cốc giấy có nắp, cốc giấy không có nắp,  cốc đựng kem...v.v.

1.1.3. Một số máy sản xuất cốc giấy tự động

Máy sản xuất cốc giấy tốc độ vừa

  • Hãng thiết kế  Fupack, xuất xứ Hàn Quốc.
  • Kích thước lắp đặt  3500 x 2500 x1740mm.
  • Năng suất 130 cái/phút, công suất máy 31kw.

Hình 1. 3: Máy sản xuất cốc giấy tốc độ vừa

Máy sản xuất cốc giấy tốc độ trung bình:

Hình 1. 4: Máy sản xuất cốc giấy cỡ trung

  • Hãng thiết kế  Fupack, xuất xứ Hàn Quốc.
  • Kích thước lắp đặt  2760 x 1650 x 1550 mm.
  • Năng suất 80 cái/phút.
  • Công suất máy (kw)  20kw .   

1.2. Phân tích và lựa chọn phương án

1.2.1. Giới thiệu các phương án

Sau khi tham khảo một số máy đã có hiện nay ở các công ty trong nước và trên thế giới, nhìn chung các dây chuyền này có hai dạng: Tự động hoàn toàn và một dạng sử dụng thuần tuý về cơ khí, có xen vào một số cơ cấu sử dụng khí nén. Từ đó chúng em đưa ra một số phương án sau.

  1. Phương án 1

Phương án bán tự động

 Máy làm cốc giấy tự động áp dụng các công nghệ hoạt động theo nguyên lý: đầu vào hút giấy tự động sau đó dán keo (dán keo cạnh cốc ), tra dầu, dán đáy, gia nhiệt, đánh quăn miệng cốc, và thực hiện các bước theo quy trình liên tục để tạo ra thành phẩm.

Hình 1. 5: Sơ đồ máy xuất cốc bán tự động.

o   Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

Giấy được đưa vào từ cụm cấp giấy vào buồng có cơ cấu cylinder hút và sau đó cơ cấu tay quay cấp giấy ra . Trong quá trình giấy tới chỗ cốc mẫu,cơ cấu dán thành cốc dùng hệ thống cylinder sẽ đẩy cốc xuống để dán thành.Sau khi dán xong, sử dụng cơ cấu tay quay dẫn cốc ra và cốc sẽ rơi theo máng dẫn xuống bàn xoay dùng cơ cấu malt để đưa thành phẩm đến đúng vị trí tiếp theo.

o   Thông số kỹ thuật

Đặc điểm kỹ thuật

3 -12oz (kích thước khác theo yêu cầu)

Niêm phong

Hệ thống nhiệt

Sức chứa

25-30 cốc / phút

Độ dày giấy

0,3 mm - 0,47 mm

Công suất định mức

4 kw

Chạy điện

26 kw

Tiêu thụ không khí

0,3 khối / phút

Khối lượng tịnh

500 kg

Kích thước

L2500mmxW1400mmxH1700mm

Chủng loại giấy

Tráng PE một lớp/hai lớp (tùy chọn)

Khối lượng giấy

190 – 300gsm (tùy chọn)

A:  Đường kính đầu cốc

 nhỏ nhất 45mm- Lớn nhất 90mm

B: Đường kính đáy cốc

Nhỏ nhất 35 mm-  Lớn nhất 75 mm

C: Tổng chiều cao cốc: 30mm –115 mm

D: Chiều dày giữa thân và đáy cốc

Nhỏ nhất 3mm – lớn nhất 10mm

E: Đường kính vành đáy miệng cốc

Nhỏ nhất Ø2.5 – Ø3

Bảng 1. 1: Thông số máy làm cốc giấy tự động.

Đặc điểm

Ưu điểm

  • Dễ chế tạo, dễ vận hành.
  •  Chuyển cốc ở góc 90 độ, đảm bảo 100% số cốc được làm ra được chuyển đến khuôn, hạn chế tối đa việc làm hỏng cốc trong quá trình chuyển cốc.
  •  Chuyển đáy cốc một lần vào cốc, đảm bảo độ chính xác cao, hạn chế số lượng cốc hỏng.
  •  Đáy được cuộn tròn, giảm bớt ma sát bề mặt đáy cốc, lớp cuộn đều, không ảnh hưởng đến bề mặt in và hai mặt PE dưới đáy.

Nhược điểm

o  Năng  suất thấp

  1. Phương án 2

Tự động hoàn toàn với năng suất cao

Máy làm cốc uống nước bằng giấy là máy làm cốc giấy tự động hoàn toàn, từ quy trình cấp giấy, đóng kín, quạt ly tâm, xếp vào khuôn, gia nhiệt, cán, vén cạnh, làm tròn. Đây là thiết bị lý tưởng để sản xuất cốc, cốc uống nước, cốc cafe, cốc quảng cáo dùng một lần. Cụ thể với SCM-600 là giải pháp sản xuất cốc giấy tráng PE một mặt và hai mặt hoàn chỉnh và hoàn toàn tự động.

Hình 1. 6: : Sơ đồ máy tự động hoàn toàn với năng suất cao.

o   Nguyên lý làm việc của máy

Giấy được chứa trong khung, và được đỡ bằng giá đỡ (1) và được ống khí nén hút xuống từng tấm một sau đó cơ cấu tay quay trung chuyển đến vị trí (3) để dán thành cốc, trước khi đến vị trí (3) thì giấy qua vị trí (2) để làm sạch và dán keo ở mép thành cốc. Cốc sau khi dán xong trung chuyển đến vị trí (5) và rơi xuống lỗ chứa ở bàn xoay. Phần đáy cốc qua vị trí (8) và (9) khuôn dập để dán vào phần đáy cốc. Sau đó bàn xoay xoay cốc đến vị trí ép nhiệt và dán đáy cốc  rồi xoay tiếp đến vị trí đánh quăn miệng cốc bởi 3 bộ khuôn (12), (13),(14). Sau khi hoàn thành thì cốc được hút đi trong đường ống (4).

Thông số kỹ thuật

Đặc điểm kỹ thuật

4 Cung16oz (kích thước khác theo yêu cầu) 

Niêm phong

Hệ thống nhiệt

  Sức chứa

80-90 cốc/phút (tùy thuộc vào kích cỡ và chất lượng giấy)

Độ dày giấy

0,3 mm - 0,47 mm

Công suất định mức

20 kw

Chạy điện

15 kw

Tiêu thụ không khí

0,6 m3 / phút ở mức 0,6 Mpa

Khối lượng tịnh

3700 kg

Kích thước

2600mm x 2000mm x 1700mm

Bảng 1.3:Máy làm cốc giấy tự động hoàn toàn SCM-600

Đặc điểm

 Ưu điểm:

  • Có vỏ tản nhiệt đảm bảo tuổi thọ cho máy, vận hành dễ dàng, hiệu suất ổn định và ít tiếng ồn, hiệu suất sản phẩm cao.
  • Tự động hoàn toàn tốc độ cao sản xuất 45-60 chiếc/phút.
  • Niêm phong không khí nóng, tự động bôi trơn.
  • Điều khiển vòng kín PLC, điều khiển màn hình cảm ứng.

Nhược điểm

  • Công nghệ hiện đại nên chi phí cao.
  • Thiết bị điều khiển và lập trình PLC phức tạp, đòi hỏi trình độ cao.

1.2.2. Kết luận và chọn phương án

Qua quá trình phân tích các phương án và yêu cầu của hệ thống cấp giấy ở trên ,cùng với kiến thức chúng em được học và hiểu biết thực tế, chúng em nhận thấy :

  • Hệ thống truyền động và điều khiển máy phải đơn giản.
  • Các cụm máy phải dễ chế tạo, lắp ráp, quá trình vận hành, bảo trì và sửa chữa phải đơn giản.
  • Lựa chọn máy sử dung các cơ cấu cơ khí cho sinh viên dễ áp dụng kiến thức các môn học đã học trên trường  vào quá trình tính toán.
  • Vì vậy với tất cả các yêu cầu trên, chúng em sẽ chọn theo phương án 1: Phương án bán tự động là  phương án nghiên cứu và tính toán của nội dung đồ án tốt nghiệp.

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY LÀM CỐC GIẤY

2.1. Thiết kế tổng thể máy làm cốc giấy

2.1.1. Quy trình sản xuất cốc giấy

2.1.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 2. 1: Sơ đồ nguyên lý máy

1-                          Phôi làm cốc                                            4- Bàn xoay dùng cơ cấu malt

2-                          Cơ cấu cuộn và dán thành cốc                5- Khuôn tạo miệng cốc

3-                          Cơ cấu vận chuyển thành cốc

Giấy được các thanh chống định hướng và cơ cấu hút chân không hút giấy xuống sau đó cơ cấu tay quay con trượt (1) chuyển giấy ra để dán tạo thành cốc, cơ cấu tay quay được gắn vào động cơ bằng bộ truyền xích tải.

Tiếp theo giấy được đưa ra tới cữ cơ cấu (2) dùng hệ thống cylinder khí nén để dán thành cốc rồi trung chuyển cốc ra bàn xoay bằng cơ cấu tay quay con trượt (3) đồng thời bộ phận tiếp liệu phần đáy cốc sau khi khuôn dập đưa ra để gia nhiệt, tạo viền đáy cốc và dán phần đáy.

Cốc sau khi được trung chuyển ra rơi xuống bàn xoay sử dụng cơ cấu malt điều khiển bước. Sau đó khuôn dập (5) bôi trơn phần trên của cốc tạo khía đáy và đánh quăn miệng.

vCấu tạo cơ bản của cốc giấy

Cốc giấy gồm 2 phần chính:

  • Phần thân và miệng cốc
  • Phần đáy cốc: Chất liệu cốc được làm từ giấy tinh khiết có tráng PE hoặc sáp.
  • Phần miệng cốc được cuộn từ chính phần thân cốc để tạo độ cứng và tính thẩm mỹ cho chiếc cốc.
  • Phần đáy cốc được bo tròn tùy theo đường kính của từng loại dung tích và được hàn vào thân cốc bằng dây truyền công nghệ hiện đại đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người sử dụng.

vThông số kích thước giấy ban đầu và cốc giấy lúc hình thành

  • Dung tích: 120 – 360 ml
  • Chất liệu: PE một lớp (Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua. Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100 °C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C. Ở nhiệt độ cao hơn 70 0C, PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, dầu thông. dầu khoáng… Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, axeton.
  • Kích thước:

-       Đường kính miệng:     D =  68 mm

-       Đường kính đáy     :    d = 50 mm

-       Chiều cao               :    H = 86 mm

-       Chiều cao khía đáy :    h = 5 mm

Hình 2. 2: Thông số giấy và sản phẩm cốc giấy

Hình 2. 3:Hình ảnh thực tế của cốc giấy

2.1.3. Tính toán thiết kế máy làm cốc giấy bán tự động.

Với yêu cầu máy đặt ra:  Năng suất 10-15 cốc/phút.

Việc tính toán cơ cấu làm cốc giấy tự động bao gồm việc giải quyết các vấn đề:

  •   Tính toán thiết kế kích thước hình học của cốc giấy.
  •   Tính toán và chọn cơ cấu tay quay con trượt đưa cốc, cơ cấu hút chân không hút giấy xuống và động cơ.
  •   Tính toán cơ cấu dán, tạo thành cốc và cơ cấu trung chuyển cốc giấy ra bàn xoay sau khi tạo thành cốc giấy hoàn thành.
  •   Xây dựng và thiết kế hệ thống bôi trơn toàn bộ cơ cấu trong máy và gia nhiệt đáy trước khi tạo viền đáy.
  •   Tính cơ cấu ngắt quãng malt điều khiển bước và chọn động cơ.
  •   Xây dựng các bản vẽ chi tiết, cơ cấu, bản vẽ tổng thể máy ,quy trình công nghệ một số chi tiết và mô phỏng nguyên lý hoạt động của máy.

2.1.3.1. Tính toán thiết kế cơ cấu hút giấy và trung chuyển giấy.

Giấy được chứa trong khung và được đỡ bằng giá đỡ (khung gồm 4 thanh sắt tròn l=190 mm),B1 gồm hai cây ( tịnh tiến theo chiều đứng) gắn hai đầu hút giấy ở hai đầu. B2 có hai cần gạt di chuyển tịnh tiến theo chiều dọc băng máy cấp giấy để tạo thành cốc.

vNguyên lý hoạt động của cơ cấu tay quay con trượt trung chuyển giấy

Khi khâu dẫn (1) quay đều dẫn động bằng động cơ điện nhờ cơ cấu culit (3) chuyển động lắc qua lắc lại trọng phạm vi góc lắc. Qua khâu (4) chuyển động vừa quay quanh khớp B vừa chuyển động tịnh tiến. Khâu (5) mang đầu đẩy chuyển động qua lại nhờ khớp định vị (khớp trượt) theo phương ngang.

Chọn điều kiện thông số đầu vào:

  • Hệ số năng suất K = 2.
  • Số vòng quay n1 = 60 (v/p).
  • Hành trình con trượt H = 275 mm.
  • Chiều dài giá lAC = 130 mm.

Hình 2. 4: Sơ đồ tính toán cơ cấu tay quay

Bậc tự do của cơ cấu

W = 3n – (2P5 + P4) – Rth – Rtr –W0                                                                     

Trong đó:

-       n – Số khâu động n = 5

-       P5 – Số khớp thấp loại 5, P5 = 7

-       P4 – Số khớp thấp loại 4, P4 = 0

-       Rth – Số rằng buộc thừa, Rth = 0

-       Rtr – Số rằng buộc trùng, Rtr = 0

-       W0 – Là bậc tự do thừa (bậc tự do cục bộ), W0 = 0

Thay số ta được W = 3.5 – (2.7 + 0) – 0 – 0 – 0 = 1

Vậy cơ cấu có 1 bậc tự do.

Tách nhóm Axua: Gồm 2 nhóm loại 2, ở đây khâu (1) được chọn làmkhâu dẫn

Nhóm 1: Khâu (4) và khâu (5) loại 2 khâu 3 khớp nhóm loại 2

Nhóm 2: Gồm khâu (2) và khâu (3) loại 2 khâu 3 khớp.

Vậy cơ cấu loại 2, các nhóm được biểu diễn như hình vẽ.

Hình 2. 6: Các nhóm khâu và khớp.

Cho                    

Ta có

   mm             

Vận tốc của B:                     

                               =0,408 m/s

Từ họa đồ ta có Pb3 = 54,48 =>

Suy ra       

Vận tốc của điểm D

//xx   =  xx

Từ họa đồ vận tốc ta có Pd5 = 84,77  => VD5 = Pd5 = 0.085 (m/s)                              

Sau khi tính toán vận tốc con trượt D và tay quay B thì từ đó ta tính chọn động cơ cho cơ cấu. 

  1. Tính toán động cơ

Thông số đầu vào:

  •   Lực kéo tay quay    F = 50 (N).
  •   Vận tốc tay quay     v = 0.408(m/s).
  •   Thời gian phục vụ l­h = 18000 giờ.
  •   Góc nghiêng đường nối tâm với bộ truyền ngoài: 90o
  •   Đặc tính làm việc va đập nhẹ.

Công suất làm việc

  • Hiệu suất hệ dẫn động
  • Trong đó, tra bảng 2.3[1] tr19 ta được:
  •   Hiệu suất bộ truyền trục vít : =0.8 với =1
  •   Hiệu suất bộ truyền xích để hở: =0.992
  •   Hiệu suất ổ lăn:  
  •   Hiệu suất khớp nối
  • Công suất cần thiết trên trục động cơ
  • Số vòng quay trên trục công tác:   44.05 v/ph
  • Chọn tỉ số truyền sơ bộ

Theo bảng  2.4[1] tr 21

  •   Tỉ số truyền bộ truyền xích: =2…5
  •   Tỉ số truyền bộ truyền trục vít =10.....40
  • Số vòng quay trên trục động cơ:
  • Tính vòng quay đồng bộ của động cơ:

Chọn :

  • Chọn động cơ:

Tra bảng phụ lục trong tài liệu [1] chọn động cơ thỏa mãn

Kí hiệu : Động cơ 4A50A4Y3

Bảng 2. 1: Thông số của động cơ điện.

  • Phân phối tỉ số truyền

Tỉ số truyền của hệ:

Chọn sơ bộ :  

  • Tính toán các thông số trên các trục hệ dẫn động

Các thông số trên trục:

  • Công suất trên trục công tác :
  • Công suất trên trục II :
  • Công suất trên trục I
  • Công suất trên trục của động cơ:
  • Số vòng quay trên trục động cơ:
  • Số vòng quay trên trục I:
  • Số vòng quay trên trục II:
  • Số vòng quay trên trục công tác:
  • Mô men xoắn trên trục động cơ:
  • Mô men xoắn trên trục I:
  • Mô men xoắn trên trục II:
  • Mô men xoắn trên trục công tác:

       Trục:

Thông số

Động cơ

Trục I

Trục II

Trục công tác

P(KW)

0,04

0,04

0,03

0,03

n(v/ph)

1378

1378

88,11

44,05

T(N.mm)

Bảng 2. 2: Thông số công suất tỷ số truyền và momen

  1. Thiết kế bộ truyền ngoài (bộ truyền xích)

Thông số yêu cầu :                                   

  • Chọn loại xích:   Chọn loại xích ống con lăn.
  • Chọn số răng đĩa xích:

Chọn

Vậy chọn

  • Tỉ số truyền thực tế :

ðSai lệch tỉ số truyền: 0%

  • Xác định bước xích:

Bước xích p được  tra bảng 5.5[1] tr 81 với điều kiện:   trong đó:

 - Công suất tính toán

Ta có :

Chọn bộ truyền thí nghiệm là bộ truyền xích tiêu chuẩn,có số răng và vận tốc vòng đĩa xích nhỏ là:

Do vậy ta tính được:

: Hệ số răng

 Hệ số vòng quay:

Trong đó:

o  : Hệ số ảnh hưởng của vị trí bộ truyền: Tra bảng 5.6[1] tr 82

o  Với , ta được =1

o  -Hệ số ảnh hưởng của khoảng cách trục và chiều dài xích

Chọn Tra bảng 5.6[1] tr82 ta được =1

o  : Hệ số ảnh hưởng của việc điều chỉnh lực căng xích: Tra bảng 5.6[1]tr 82   (Vị trí trục được điều chỉnh bằng đĩa căng hoặc con lăn căng xích)

o  : Hệ số ảnh hưởng của bôi trơn Tra bảng 5.6[1]tr 82 ta được =1

o  : Hệ số tải trọng động : Tra bảng 5.6[1]tr 82 ta được =1,3(Chế độ làm việc va đập vừa)

o  -Hệ số kể đến chế độ làm việc của bộ truyền Tra bảng 5.6[1]tr 82 với số ca làm việc là 2 ta được  =1,25

ü

Công suất tính toán: 

Tra bảng 5.5[1]tr 81 với điều kiện:     

Ta được:

Bước xích: p = 12,7

 : Hệ số tải trọng động: Tra bảng 5.6[1]tr 82 ta được =1,7

Tra bảng 5.5[1]tr 81 với điều kiện:      

Ta được:

üBước xích : p=12,70 (mm)

üĐường kính chốt:

üChiều dài ống : B=5,80 (mm)

üCông suất cho phép : [P]=0,19 (Kw).

  • Xác định khoảng cách trục và số mắt xích:

Chọn sơ bộ : a=(30…50).p=(30…50). 12,70=(381…635)(mm)

Chọn a= 40p=508

Số mắt xích :

Lấy  x = 121

Tính lại khoảng cách trục:

Để xích không quá căng thì cần giảm a một lượng:

Do đó: a=

Số lần va đập của xích i:

Tra bảng 5.9[1] tr 85 với loại xích ống con lăn, bước xích p = 12,7 (mm)

Số lần va đập cho phép của xích: [i]=30

 Thỏa mãn

  • Kiểm nghiệm xích về độ bền:

Q- Tải trọng phá hỏng: Tra bảng 5.2 [1] tr 78 với p = 12,7 (mm) ta được:

  •   Q = 26000 (N)
  •   Khối lượng 1 mét xích: q = 1,3 (Kg)

 - Hệ số tải trọng động:

Do chế độ làm việc trung bình  

 - Lực vòng

-Lực căng do lực ly tâm gây ra:

-Lực căng do trọng lượng nhánh xích bị động gây ra:

Trong đó:

Do

Hệ số an toàn cho phép: Tra bảng 5.10[1]tr 86 với p = 12,7 (mm);

 ta được [s] = 7,20

Do vậy:

 Thỏa mãn.

  • Xác định các thông số của đĩa xích:

Đường kính vòng chia:

*Đường kính đỉnh răng:

*Bán kính đáy:

với tra theo bảng ta được:

*Đường kính chân răng:

Kiểm nghiệm răng đĩa xích về độ bền tiếp xúc:

Trong đó:

Kđ là hệ số tải trọng động kđ=1,7

A- Diện tích chiếu của bản lề: Tra bảng 5.12[1] tr 87 với p = 12,7 (mm)

 A = 39,6 ()

- Hệ số ảnh hưởng của số răng đĩa xích tra bảng ở trang 87

Theo số răng ta được =0,42

 - Hệ số tải phân bố tải trọng không đều giữa các dãy  =1.7

E - Môdun đàn hồi :

Lực va đập trên  dãy xích:

Vậy chọn vật liệu Thép C45 (Tôi, ram)

  • Xác định lực dọc trục:

  Trong đó:

-Hệ số kể đến trọng lượng của xích

  • Tổng hợp các thông số của bộ truyền xích:

Thông số

Kí hiệu

Giá trị

Loại xích

-------

Xích ống con lăn

Bước xích

p

12,7 (mm)

    Số mắt xích

x

121

Khoảng cách trục

a

549,45(mm)

Số răng đĩa xích nhỏ

27

Số răng đĩa xích lớn

54

    Vật liệu đĩa xích

----

Thép C45(Tôi,ram)

Đường kính vòng chia đĩa xích nhỏ

(mm)

Đường kính vòng chia đĩa xích lớn

218,42  (mm)

Đường kính vòng đỉnh đĩa  xích nhỏ

(mm)

Đường kính vòng đỉnh đĩa xích lớn

  (mm)

Bán kính đáy

r

4,33 (mm)

Đường kính chân răng đĩa xích nhỏ

 (mm)

Đường kính chân răng đĩa xích lớn

(mm)

Lực tác dụng dọc trục

 (N)

Bảng 2. 3: Thông số bộ truyền xích tải.

2.1.3.2. Tính toán hệ thống điều khiển cylinder cơ cấu dán thành cốc

Trong quá trình cốc giấy được trung chuyển từ cơ cấu tay quay ra để tạo và dán thành cốc ta cần thực hiện chuyển động tịnh tiến của cơ cấu dán về phía cốc. Với tải trọng cơ cấu dán và bộ phận giữ không lớn chỉ cần thực hiện quá trình chuyển động thẳng nên ta dùng hệ thống cylinder khí nén để điều khiển hành trình lên xuống.

  •   Sơ đồ nguyên lý của hệ thống khí nén

Hình 2. 7: Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống cylinder

  •   Nguyên lý hoạt động

Khi cốc giấy tới tín hiệu sẽ được truyền xuống động cơ khí nén sẽ hoạt động. Khi đó bơm khí nén 2 sẽ hút không khí từ ngoài qua van lọc thô 1 và đầy với áp suất pb được đo trên đồng hồ đo áp 3 qua hệ thống van lọc tinh 4, van áp 5 và van tra dầu 6 với áp suất p1. Dòng khí sẽ qua van đảo chiều 4/3 được điều khiển bằng điện từ qua đường ống dẫn khí lên cylinder-piston 8 tạo ra chuyển động tiến vào và lùi ra xa trục.

Quá trình chuyển động của piston được điều chỉnh nhờ van đảo chiều 5. Khi van đảo chiểu ở vị trí (a) nguồn khí nén sẽ từ cửa P của van đi qua cửa A và dẫn lên buồng A của cylinder với áp suất p đầy piston di chuyển sang phái với vận tốc vo, dòng khí bên buồng B sẽ truyền qua các ống dẫn khí về của B của van đảo chiều và qua của T của van ra ngoài. Piston di chuyển với hành trình Lxl= 25 mm được đo bởi hai cảm biến vị trí. Sau khi piston di chuyển với hành trình Lxl tín hiệu từ cảm biến vị trí sẽ được xử lý và truyền về van đảo chiều, van đảo chiều chuyển sang vị trí (o) khi đó piston sẽ đứng im, ở vị trí này nguồn khí nén không được dẫn động nên cylinder-piston.

Khi đó dòng khí nén từ nguồn khí truyền từ cửa P sang cửa B của van và được dẫn lên buồng B của cylinder với áp suất p, đẩy piston di chuyển sang trái. Dòng khí từ buồng A của cylinder được dẫn về cửa A và qua cửa T của van đảo chiều ra ngoài. Piston di chuyển với hành trình Lxl được đo bằng cảm biến vị trí, tín hiệu từ cảm biến sẽ qua xử lý và truyền về dừng động cơ. Quá trình dẫn động khí nén kết thúc.

Trong hệ thống dẫn động khí nén, van lọc có tác dụng tách các phần tử chất bẩn và hơi nước ra khỏi khí nén. Van điều áp có tác dụng giữ cho áp suất lên cylinder được điều chỉnh không đổi ở áp suất p. Van tra dầu có tác dụng giảm lực ma sát, sự ăn mòn và sự gỉ của các phần tử trong hệ thống điều khiển bằng khí nén.

  • Hình ảnh cấu tạo cylinder thực tế

Hình 2. 8: Cấu tạo cylinder

  •   Tính chọn đường kính và lực đẩy cylinder

Cần chọn cylinder khí nén trong khi biết có các thông số đầu vào như sau:

o  Hành trình cylinder       : Lxl= 25 mm.

o  Thời gian dẫn động     : t= 0.5 s.

o  Tải trọng đáp ứng        : F= 12 N.

Khi đó:

- Áp suất khí nén của các máy nén khí thông dụng là p =6 bar =6,1183kg/cm2

- Tải trọng đáp ứng là  : F= 12 N = 12 (kg)

- Chọn đường kính xy lanh :

Từ công thức                                                        

Suy ra  cm = 16 mm                    

- Chọn đường kính Dxl = 16 mm

- Hành trình cylinder Lxl = 25 mm

Vậy với cylinder khí nén có đường kính = 16 mm, đường kính piston = 4 mm, áp suất máy khí nén cung cấp 6 bar.

Ta có :

D = 1,6 cm

 cm2                                                  

P = 6 kg/cm2

F = P.A = 6.2,01 = 12,06 kg/cm2                                             

Vậy với xy lanh có các thông số trên sẽ có lực đẩy là 12,06 kg/cm2.

Dựa vào thông số đầu vào gồm hành trình cylinder, đường kính piston, tra bảng trên catalogue của hãng festo sẽ chọn được cylinder khí nén phù hợp với các thông số kỹ thuật như sau:

Hình 2. 9: Thông số cylinder cơ cấu dán thành cốc

2.1.3.3. Tính toán cụm chi tiết gấp cốc giấy

Dựa vào cấu tạo đường kính cữ tạo thành cốc nên ta thiết kế cơ cấu gấp thành cốc với kích thước như sau:

Tính toán chọn cylinder để đẩy trong quá trình gấp cốc:

Cần chọn cylinder khí nén trong khi biết có các thông số đầu vào như sau:

o  Hành trình cylinder     : Lxl= 80 mm.

o  Thời gian dẫn động     : t= 0,75 s.

o  Tải trọng đáp ứng        : F= 1 N.

Hình 2.10: Cơ cấu gấp thành cốc

Khi đó:

- Áp suất khí nén của các máy nén khí thông dụng là p = 6 bar = 6 kgf/cm2

- Tải trọng đáp ứng là  : F= 1, N = 1 (kg)

- Chọn đường kính xy lanh :

 cm = 4,6 mm                             

- Chọn đường kính Dxl = 10 mm

- Hành trình xy lanh Lxl = 80 mm

Vậy với xi lanh khi nén có đường kính ngoài = 10 mm, đường kính piston = 4 mm, áp suất máy khí nén cung cấp 6 bar ta có :

D = 1 cm

 cm2                                                   

P = 6 kg/cm2

F = P.A = 6.0,785 = 4,71 kg/cm2                                               

Vậy với xy lanh có các thông số trên sẽ có lực đẩy là 4,71 kg/cm2

Dựa vào thông số đầu vào gồm hành trình cylinder, đường kính piston, tra bảng trên catalogue của hãng festo sẽ chọn được cylinder khí nén phù hợp với các thông số kỹ thuật như sau:

Hình 2. 11: Thông số cylinder cơ cấu gấp cốc giấy

2.1.3.4. Tính toán cơ cấu hút cốc

Để mang cốc từ giá xuống cho cơ cấu tay quay con trượt cấp giấy ra để dán gấp thành cốc nên ta thiết kế cơ cấu hút cốc với kích thước như sau:

Tính toán chọn cylinder để đẩy trong quá trình hút cốc:

Cần chọn cylinder khí nén trong khi biết có các thông số đầu vào như sau:

o  Hành trình cylinder     : Lxl= 100 mm.

o  Thời gian dẫn động     : t= 1 s.

o  Tải trọng đáp ứng       : F= 0,5 N.

Khi đó:

- Áp suất khí nén thông dụng là p = 6 bar = 6 kgf/cm2

- Tải trọng đáp ứng là  : F= 0,5 N = 0,5 (kg)

- Chọn đường kính xy lanh :

 cm= 3,5 mm                             

- Chọn đường kính Dxl = 10 mm

- Hành trình xy lanh Lxl = 100 mm

Vậy với xy lanh khi nén có đường kính ngoài = 10 mm, đường kính piston = 4 mm, áp suất máy khí nén cung cấp 6 bar ta có :

D = 1 cm                             

P = 6 kg/cm2

F = P.A = 6.0,785  =  4,71kg/cm2                                         

Vậy với cylinder có các thông số trên sẽ có lực đẩy là 4,71 kg/cm2

2.1.3.5. Tính toán thiết kế cơ cấu đưa cốc giấy ra.

vChọn thông số đầu vào :

  • Hệ số năng suất K = 2
  • Số vòng quay n1 = 60 (v/p)
  • Hành trình con trượt H = 160 mm
  • Chiều dài giá lAC = 75 mm.

Bậc tự do của cơ cấu:

W = 3n – (2P5 + P4) – Rth – Rtr –W0                                  

Trong đó:

  • n – Số khâu động n = 5
  • P5 – Số khớp thấp loại 5, P5 = 7
  • P4 – Số khớp thấp loại 4, P4 = 0
  • Rth – Số rằng buộc thừa, Rth = 0
  • Rtr – Số rằng buộc trùng, Rtr = 0
  • W0 – Là bậc tự do thừa (bậc tự do cục bộ), W0 = 0

Thay số ta được W = 3.5 – (2.7 + 0) – 0 – 0 – 0 = 1

Vậy cơ cấu có 1 bậc tự do.

..................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  • Đề tài“Tính toán, thiết kế và lập quy trình công nghệ gia công một số chi tiết của máy làm cốc đựng nước thân thiện với môi trường ”là đề tài mang tính thiết thực, không những ứng dụng trong việc sản xuất ra cốc giấy thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe con người, tiện lợi và dùng một lần tránh lây bệnh truyền nhiễm để sử dụng nhiều trong cuộc sống. Đã đưa ra sơ đồ nguyên lý và tính toán thiết kế được cơ cấu bộ phận máy.
  • Đề tài đã được tính toán thiết kế đầy đủ số liệu theo yêu cầu, tuy nhiên với vốn kiến thức, thời gian tại thời điểm hiện tại có hạn nên việc thực hiện, nghiên cứu đề tài chưa đưa vào chế tạo mô hình thử nghiệm.
  • Tuy nhiên đây cũng là một đề tài có thể chế tạo mô hình thực nghiệm để ứng dụng vào thực tế. Và quan trọng hơn cả là đồ án đã giúp chúng em củng cố, áp dụng được các kiến thức môn học cơ sở, chuyên ngành thiết kế hệ thống cơ khí đã học vào để tính toán thiết kế cơ cấu, máy trong quá trình làm đồ án và áp dụng vào thực tế.
  • ..........


LỜI CẢM ƠN.. 6

LỜI NÓI ĐẦU.. 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỒ ÁN.. 9

1.1. Giới thiệu sản phẩm cốc giấy. 9

1.1.1. Lịch sử hình thành cốc giấy. 9

1.1.2. Chi tiết các loại cốc giấy. 10

1.1.2.1. Phân loại theo công dụng. 10

1.1.2.2. Phân loại theo thành phần và cấu tạo. 12

1.1.3. Một số máy sản xuất cốc giấy tự động. 13

1.2. Phân tích và lựa chọn phương án. 14

1.2.1. Giới thiệu các phương án. 14

1.2.2. Kết luận và chọn phương án. 21

1.3. Kết luận chương. 21

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY LÀM CỐC GIẤY.. 22

2.1. Thiết kế tổng thể máy làm cốc giấy. 22

2.1.1. Nguyên lý hoạt động. 22

2.1.2. Quy trình sản xuất cốc giấy. 25

2.1.3. Tính toán thiết kế máy làm cốc giấy tự động.25

2.1.3.1. Tính toán thiết kế cơ cấu hút giấy và cấp cốc giấy.26

2.1.3.2. Tính toán hệ thống điều khiển cylinder cơ cấu gấp thành cốc. 37

2.1.3.3. Tính toán cụm chi tiết gấp cốc giấy. 41

2.1.3.4. Tính toán cơ cấu hút cốc. 43

2.1.3.5. Tính toán thiết kế cơ cấu đưa cốc giấy ra.44

2.1.3.6. Tính toán cơ cấu Malt điều khiển bước. 46

2.1.3.7. Tính toán trục đỡ cơ cấu malt52

2.1.3.8. Mốt số bản vẽ máy. 55

2.1.4. Kết luận chương. 58

CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG MÁY LÀM CỐC GIẤY.. 59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ63

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 63

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thông số máy cốc giấy tốc độ cao SCM-H .................................7

Bảng 1.2 : Thông số máy làm cốc giấy tự động ...........................................9

Bảng 1.3 : Máy làm cốc giấy tự động hoàn toàn SCM-600........................11

Bảng 2. 1: Thông số của động cơ điện.........................................................21

Bảng 2. 2: Thông số công suất tỷ số truyền và momen...............................23

Bảng 2.3: Thông số bộ truyền xích tải ........................................................29

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Cốc giấy lạnh. 2

Hình 1. 2: Cốc giấy nóng. 3

Hình 1. 3: Máy sản xuất cốc giấy tốc độ vừa. 5

Hình 1. 4: Máy sản xuất cốc giấy cỡ trung. 5

Hình 1. 5: Sơ đồ nguyên lý máy làm cốc giấy tốc độ cao. 6

Hình 1. 6: Sơ đồ máy xuất cốc bán tự động.8

Hình 1. 7: Sơ đồ máy tự động hoàn toàn với năng suất cao …………….....9

Hình 2. 1: Sơ đồ nguyên lý máy. 13

Hình 2. 2: Thông số giấy và sản phẩm cốc giấy. 15

Hình 2. 3: Hình ảnh thực tế của cốc giấy. 15

Hình 2. 4: Quy trình sản xuất cốc giấy. 16

Hình 2. 5: Sơ đồ tính toán cơ cấu tay quay. 17

Hình 2. 6: Các nhóm khâu và khớp.18

Hình 2. 7: Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống cylinder30

Hình 2. 8: Cấu tạo cylinder31

Hình 2. 9: Thông số cylinder cơ cấu dán thành cốc. 33

Hình 2. 10: Cơ cấu gấp thành cốc. 34

Hình 2. 11: Thông số cylinder cơ cấu gấp cốc giấy. 35

Hình 2. 12: Cơ cấu trung chuyển cốc giấy.37

Hình 2. 13: Sơ đồ tính toán cơ cấu Matl40

Hình 2. 14: Sơ đồ động học cơ cấu Malt41

Hình 2. 15: Kiểm nghệm trục đỡ bàn xoay. 45

Hình 2. 16: Bản vẽ lắp máy làm cốc giấy tự động. 46

Hình 2. 17: Bản vẽ cụm tay quay con trượt47

Hình 2. 18: Bản vẽ cụm hút giấy điều khiển khí nén.47

Hình 2. 19: Bản vẽ cụm dán và gấp thành cốc.48

Hình 2. 20: Cụm gia nhiệt và dập bo vành cốc.48

Hình 2. 21: Khuôn đập đáy cốc.49

Hình 4. 1: Mô phỏng vận tốc bằng Geogebar.107

Hình 4. 2: Thông số khung sau khi kiểm nghiệm.. 109

Hình 4. 3: Mô hình 3D máy.110

 

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

STT

Ký hiệu

Đơn vị

Gải thích

1

t

s

Thời gian dẫn động của cylinder

2

ω

rad/s

Vận tốc góc của khâu

3

v

m/s

Vận tốc khâu

4

Rc

mm

Bán kính quy đạo cần

5

ε

rad/s2

Gia tốc góc của đĩa matl

6

h

mm

Chiều dài của rãnh đĩa matl

7

PT

kg

Trọng lượng của bàn xoay

8

∆l

mm

Biến dạng dài của trục

9

σch

MPa

Giới hạn chảy

10

σk

MPa

Giới hạn bền

11

P

MPa

Áp suất khí nén

12

E

kN/cm2

Modun đàn hồi của vật liệu

13

α ,β,φ,ψ

0

Góc quay của cần và đĩa malt

14

D

mm

Đường kính ngoài cylinder

15

Tg

0C

Nhiệt độ hóa thủy tinh

16

Tm

0C

Nhiệt độ nóng chảy

LỜI CẢM ƠN



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn