ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toán thiết kế một số chi tiết, cụm chi tiết thay thế trong sửa chữa máy lu rung Sakai Sv520DH
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.. 4
ĐẶT VẤN ĐỀ.. 5
CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình sử dụng và khai thác máy lu rung ở Việt Nam.6
1.1. Tìm hiểu máy lu rung Sakai SV520DH.17
1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lu rung.21
1.2.1. Cấu tạo tổng thể.21
1.2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ phận công tác.22
1.3. Một số sự cố thường gặp và cách giải quyết.18
1.3.1. Các sự cố hay gặp.18
1.3.2. Cách khắc phục các sựu cố.18
CHƯƠNG 2: Tính toán thiết kế một số chi tiết, cụm chi tiết trong sửa chữa máy lu rung SAKAI SV520DH.21
2.1. Tính toán trục lắp bánh lệch tâm.23
2.2. Tính toán bánh lệch tâm.33
2.3. Tính toán thiết kế trống rung.36
2.4. Tính toán khung máy.43
2.5. Tính toán một số phần tử thủy lực của của mạch thủy lực.56
CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO TRỤC LỆCH TÂM.64
3.1. Điều kiện kỹ thuật của chi tiết trục.64
3.2. Chọn vật liệu và phôi của trục.64
3.2.1. Chọn vật liệu.64
3.2.2. Chọn phôi gia công.64
3.2.3. Lượng dư gia công.65
3.3. Quy trình công nghệ chế tạo trục.65
3.3.1. Chuẩn định vị khi gia công.65
3.3.2. Quy trình công nghệ.66
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ XƯỞNG SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT MÁY LU RUNG SAKAISV520DH.73
4.1. Cơ sở thiết kế lựa chọn các trạm bảo dưỡng-sửa chữa.73
4.2. Thiết kế sơ bộ.73
4.2.1. Nhiệm vụ và thành phần xí nghiệp.73
4.2.2. Chế độ làm việc và quỹ thời gian.74
4.3. Thiết kế kỹ thuật.82
4.3.1. Phân xưởng rửa ngoài.82
4.3.2. Bộ phận tháo máy và cụm :83
4.3.3. Bộ phận kiểm tra phân loại :85
4.3.4. Bộ phận lắp ráp cụm tổng thành.87
4.3.5. Bộ phận lắp giáp máy.88
4.3.6. Bộ phận tẩy rửa chi tiết :89
4.3.7. Bộ phận nhiệt luyện:91
4.3.8. Bộ phận hàn.93
CHƯƠNG 5: Quy trình sử dụng và an toàn lao động trong khai thác máy lu rung SAKAI SV520DH.96
5.1. Hướng dẫn về vận hành.96
5.1.1. Tổng quan.96
5.1.2. Kiểm tra an toàn trước khi khởi động.96
5.1.3. Khởi động máy và các công tác kiểm tra.97
5.1.4. Vận hành máy.98
5.1.5. Dừng đỗ và tắt máy.100
5.1.6. Hướng dẫn về di chuyển máy.100
5.2. Hướng dẫn về bảo dưỡng máy.101
5.2.1. Giới thiệu chung.101
5.2.2. Bảo dưỡng định kỳ.102
5.2.3. An toàn khi cất giữ và bảo quản máy trong thời gian dài.108
.............
LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước của Đảng, đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp nước nhà có rất nhiều lĩnh vực đóng góp vai trò lớn trong công cuộc cải cách này. Trong đó không thể không kể đến vai trò của ngành Máy Xây Dựng – Xếp Dỡ.
Để đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì lĩnh vực giao thông vận tải giữ một vai trò quan trọng. Trong thi công các công trình đường sá, cầu cống, sân bay, hải cảng…thì đối tượng thi công có khối lượng thi công lớn nhất là công tác làm đất như: đào, vận chuyển, san bằng và đầm lèn đất. Chất lượng công trình phụ thuộc rất nhiều vào công tác làm đất nói chung và công tác đầm lèn nói riêng. Trong đó lu rung đang được sử dụng rất phổ biến và đem lại năng suất cao nên nó có mặt ở hầu hết các công trình. Trong quá trình khai thác sử dụng sẽ không tránh được các hư hỏng cần thay thế sửa chữa một số chi tiết. Đề tài tốt nghiệp “Tính toán thiết kế một số chi tiết, cụm chi tiết thay thế trong sửa chữa máy lu rung Sakai Sv520DH” này cũng không nằm ngoài mục đích đó.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo PGS-TS Thái Hà Phi, cùng các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Máy Xây Dựng – Xếp Dỡ trường ĐH Giao thông vận tải đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này.
Do trình độ có hạn, nên trong quá trình thực hiện đề tài chắc không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên.
Sinh viên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang thu được những thành tựu to lớn. Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là xây dựng hệ thống các công trình giao thông vận tải nói chung và giao thông nông thôn nói riêng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên mọi miền đất nước.
Để xây dựng các công trình thủy lợi, công trình giao thông vận tải như đê điều, nhà ga, sân bay, bến cảng và đặc biệt là các tuyến đường bộ thì một trong những thiết bị quan trọng là máy và thiết bị đầm lèn.
Trong việc thi công đường bộ do hiện nay chúng ta đang áp dụng công nghệ thi công theo quy trình công nghệ ASTHO nên việc sử dụng các loại lu bánh thép kiểu tĩnh hoặc rung tĩnh kết hợp rất đang phổ biến. Đặc biệt là lu rung.
Để nâng cao chất lượng thi công nền và mặt đường, tang cường khả năng cạnh tranh khi đấu thầu thì phải có máy móc và thiết bị có năng suất cao nhưng vốn đầu tư ít, nhất là trong thi công các công trình giao thông nông thôn trong điều kiện còn nghèo nàn nên các công trình xây dựng có vốn rất hạn hẹp. Do những khó khăn về tài chính các đơn vị thi công trong nước hiện nay ít có khả năng nhập khẩu máy mới 100% mà chủ yếu là các máy đã qua sử dụng. Thậm chí các máy đã qua sử dụng cũng còn hạn chế. Vấn đề được đặt ta là cần phải chế tạo các loại máy mà trong nước có thể chế tạo được với giá thành rẻ hơn mua các máy cũ và có khả năng phục vụ thi công tốt. Một trong các máy đó là máy lu rung đặc biệt là lu rung để phục vụ cho thi công đường giao thông. Đó chính là mục đích của đề tài này. Hiện nay việc chế tạo lu rung cũng đã và đang được chế tạo ở Việt Nam điển hình là Công ty Cơ Khí Công Trình Giao Thông I…Như vậy về mặt khách quan đề tài này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay, hoàn toàn có tính khả thi.
1.1.1. Tìm hiểu máy lu rung Sakai SV520DH.
1.1.1.1.Công dụng.
Máy lu rung Sakai SV520DH nằm trong dây truyền thi công đường bộ. Dùng để thi công nền móng, tạo độ chặt cho nền móng và bề mặt công trình.
Máy có chiều sâu ảnh hưởng lớn, thích hợp thi công với nền á cát, á sét, các loại vật liệu có tính chất hạt như đá dăm, sỏi, bêtông asphalt … Máy có năng suất cao và tính cơ động cao
Máy lu rung Sakai SV520DH khi lắp trống trơn thường được sử dụng để đầm lèn bề mặt đường, hoặc vật liệu có tính chất hạt. Khi lắp trống có vấu chân cừu, lu rung được dùng để đầm nền á sét với chiều sâu ảnh hưởng lớn.
Máy làm việc được hai chế độ:
- Chế độ tĩnh khi ngắt bộ công tác rung
- Chế độ rung động
Tùy theo yêu cầu công việc mà người lái máy sử dụng chế độ khác nhau.
1.1.1.2.Cấu tạo.
01- Khung lu; 02- Trống lu; 03- Đường dầu thuỷ lực; 04- Cơ cấu tự lựa; 05- Vô lăng; 06- Mái che; 07- Buồng động lực; 08- Móc kéo; 09- Bánh lốp; 10- Xy lanh lái; 11- Chốt trung tâm; 12- Cơ cấu làm sạch trống lu.
..............