Mục Lục
MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………….....1
LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………...6
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………….7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM - CNC ………………...8
1.1. Tổng quan về công nghệ CAD/CAM - CNC.. 8
1.1.1.Giới thiệu chung về CAD/CAM - CNC.. 8
1.1.2. Đối tượng phục vụ của CAD/CAM - CNC.. 9
1.1.3. Vai trò của CAD/CAM - CNC trong sản xuất11
1.2. Giới thiệu về phần mềm Creo. 14
1.3.Giới thiệu về phần mềm MasterCam.. 19
1.4. Phân tích, lựa chọn phần mềm.22
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ KHUÔN DẬP VÀ CÔNG NGHỆ DẬP TẠO HÌNH TẤM …………………………………………………………………..23
2.1. Tổng quan về thiết kế khuôn dập. 24
2.1.1. Những yêu cầu cơ bản của thiết kế khuôn dập..............................................24
2.1.2. Các bộ phận chủ yếu của khuôn dập. 25
2.1.3. Vật liệu làm khuôn. 29
2.2. Công nghệ dập tạo hình tấm.. 34
2.2.1. Khái niệm và phân loại34
2.2.2. Các công nghệ dập tấm điển hình. 35
CHƯƠNG 3. KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM CAD/CAM VÀO THIẾT KẾ KHUÔN CHI TIẾT CHẮN BÙN XE MÁY………................................44
3.1. Phân tích chi tiết chắn bùn bánh sau xe máy. 45
3.2. Thiết kế khuôn cho chi tiết chắn bùn xe máy bằng phần mềm Creo. 46
3.3. Ứng dụng phần mềm DEFORM vào mô phỏng, phân tích quá trình dập. 53
3.3.1. Giới thiệu chung về phần mềm DEFORM.. 53
3.3.2. Thao tác thực hiện mô phỏng. 56
CHƯƠNG 4. LẬP TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT CHÀY DẬP BẰNG PHẦN MỀM MASTERCAM X5………………………………………………………................69
4.1. Phân tích tính công nghệ và chọn máy gia công. 70
4.1.1. Phân tích tính công nghệ. 70
4.1.2. Giới thiệu máy phay DMU50.70
4.2. Quy trình công nghệ gia công chi tiết chày dập. 72
4.2.1. Dạng sản xuất72
4.2.2. Trình tự gia công. 73
4.3. Ứng dụng phần mềm MasterCam X5 vào lập trình gia công chi tiết chày dập. 83
4.3.1. Các bước thực hiện. 83
4.3.2. Chạy mô phỏng và xuất chương trình NC.. 95
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tính chất của một số mác thép dụng cụ (theo tiêu chuẩn của Nhật)29
Bảng 2.2. Sự ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim.. 30
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa CAD/CAM - CNC.. 11
Hình 1.2. Quá trình sản xuất truyền thống. 11
Hình 1.3. Quá trình sản xuất có CAD/CAM.. 12
Hình 1.4. Tính năng của Creo Parametric. 15
Hình 1.5. Tính năng của Creo Direct15
Hình 1.6. Tính năng của Creo Simulate. 16
Hình 1.7. Tính năng của Creo Illustrate. 16
Hình 1.8. Tính năng của Creo Schematics. 17
Hình 1.9. Tính năng của Creo Wiew MCAD.. 17
Hình 1.10. Tính năng của Creo Sketch. 18
Hình 1.11. Tính năng của Creo Layout18
Hình 1.12. Tính năng của MasterCam Solids. 19
Hình 1.14. Tính năng của MasterCam Mill20
Hình 1.15. Tính năng của MasterCam Lathe. 21
Hình 1.16. Tính năng của MasterCam Router21
Hình 1.17. Tính năng của Mastercam Wire. 21
Hình 2.1. Kết cấu các bộ phận khuôn. 25
Hình 2.2. Kết cấu cối khuôn. 26
Hình 2.3. Mô hình giá khuôn trên và giá khuôn dưới27
Hình 2.4. Các chi tiết định vị và kẹp chặt của khuôn. 28
Hình 2.5. Các chi tiết dẫn hướng. 28
Hình 2.6. Dạng sản phẩm của công nghệ dập tấm.. 34
Hình 2.7. Phân loại dập tấm.. 35
Hình 2.8. Quá trình cắt hình và đột lỗ. 35
Hình 2.9. Nguyên lý của quá trình cắt đột36
Hình 2.10. Ví dụ kết cấu khuôn cắt đột không có dẫn hướng. 37
Hình 2.11. Các dạng dập uốn. 38
Hình 2.12. Nguyên lý dập uốn. 40
Hình 2.14. Ví dụ kết cấu khuôn dập vuốt hình trụ có vành. 44
Hình 3.1. Mô hình chi tiết chắn bùn xe máy. 45
Hình 3.2. Một số sản kết quả mô phỏng sử dụng phần mềm DEFORM.. 53
Hình 3.3. Các bước thực hiện bài toán với DEFORM.. 55
Hình 4.1. Hình ảnh chi tiết đang gia công. 98
Hình 4.2. Hình ảnh chi tiết sau khi gia công. 98
LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc đổi mới đi lên của đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu tất yếu nói chung, trong đó cơ khí hoá trong các lĩnh vực sản xuất đang là một yêu cầu cấp thiết nói riêng. Là sinh viên của ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy em luôn có xu hướng nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận với các thiết bị và quy trình sản xuất cơ khí mới bằng thí nghiệm và thực tiễn từ các đơn vị trường học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật ngày nay, các máy công cụ điều khiển số (NC và CNC) tự động và bán tự động hiện đang được sử dụng phổ biến tại hầu hết các nước. Trong những năm gần đây các máy CNC được nhập vào Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều. Việc tìm hiểu khai thác khả năng công nghệ gia công trên máy CNC cũng như trên trung tâm gia công nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao đang là nhiệm vụ cấp bách.
Thiết kế và chế tạo khuôn dập đang là ngành đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Công nghệ chế tạo khuôn dập đã chế tạo ra các thiết bị phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người.
Trước đây việc chế tạo khuôn mẫu gặp rất nhiều khó khăn do sử dụng công nghệ truyền thống không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật của các bề mặt phức tạp, bề mặt phân khuôn.
Ngày nay với sự phát triển của các phần mềm CAD/CAM - CNC, công nghệ làm khuôn đã có những thay đổi rõ rệt. Độ chính xác của khuôn ngày được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hiện nay có rất nhiều phần mềm có modul thiết kế, gia công khuôn như Catia, solid Edge, Cadmeister, Delcam, Pro/engineer, Mastercam, Camtool…
Từ các cơ sở thực tế trên, đồng thời mong muốn được vận dụng, củng cố và phát huy kiến thức đã được học, em đã chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ CAD/CAM - CNC vào lập trình gia công khuôn dập chắn bùn bánh sau xe máy 82 “
Đề tài của em có ứng dụng các phần mềm CAD/CAM như: AutoCad, Creo/Pro-Engineer, MasterCam X5, SolidWorks 2012, và đặc biệt sử dụng phần mềm mô phỏng quá trình dập DEFROM V10.0 làm đồ án tốt nghiệp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM - CNC
1.1. Tổng quan về công nghệ CAD/CAM - CNC
1.1.1.Giới thiệu chung về CAD/CAM - CNC
CAD:Computer Aided Design = Thiết kế nhờ máy tính
CAM: Computer Aided Manufact uring = Sản xuất nhờ máy tính
CNC : Computer Numerical Control = Điều khiển số nhờ máy tính
Xu thế phát triển chung của các ngành công nghiệp trên thế giới là chế tạo ra các sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng, thị trường và cung cấp hàng ngày với chất lượng cao đảm bảo tốt các dịch vụ sửa chữa, bảo hành. Đồng thời các nhà sản xuất phải tìm cách giảm giá thành chế tạo, tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Do đó kỹ thuật CAD/CAM - CNC trở thành trọng tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Việc thiết kế và chế tạo có sự trợ giúp của máy vi tính (CAD/CAM) thường được đi đôi với nhau. Vì hai lĩnh vực ứng dụng tin học trong ngành cơ khí chế tạo này có nhiều điểm giống nhau, chúng đều có mục đích tạo ra các chi tiết cơ khí và sử dụng dữ liệu tin học chung: đó là các nguồn đồ thị hiển thị và dữ liệu quản lý.
Thực tế, CAD và CAM tương ứng với các hoạt động của hai quá trình hỗ trợ cho phép xây dựng một ý tưởng và triển khai chế tạo để được một vật thể thật. Hai quá trình này thể hiện rõ trong công việc nghiên cứu và triển khai chế tạo. Chúng được thực hiện liên tiếp nhau và được phân biệt bởi kết quả của nó.
* Kết quả của CAD là một bản vẽ xác định, một sự biểu diễn nhiều hình chiếu khác nhau của một chi tiết với các đặc trưng hình học. Các phần mềm CAD là các công cụ tin học đặc thù cho việc nghiên cứu và được chia thành hai loại: Các phần mềm thiết kế và các phần mềm vẽ.
* Kết quả của CAM là cụ thể, nó tạo ra chương trình gia công cho chi tiết . Trong CAM không truyền đạt một sự biểu diễn của thực thể mà thực hiện một cách cụ thể công việc thiết kế.
Ngoài công nghệ CAD/CAM, trong chế tạokhông chỉ hạn chế các phần mềm đồ hoạ hiển thị và quản lý mà còn sử dụng việc lập trình và điều khiển các máy công cụ điều khiển số CNC.
* Điều khiển số bằng máy tính (Computer Numerical Control - CNC).
CNC là hệ thống NC sử dụng máy tính thiết lập trực tiếp trên hệ điều khiển máy và được điều khiển bởi các chỉ thị lưu trữ trên bộ nhớ máy tính để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng điều khiển số.
Các hệ điều khiển CNC có khả năng thực hiện các chức năng điều khiển bởi phần mềm, do đó làm đơn giản mạch điều khiển CNC, giảm giá thành, tăng độ tin cậy đồng thời có khả năng điều khiển linh hoạt và thông minh, có khả năng hiệu chỉnh nhanh chóng và tiện ích, có khả năng lưu trữ dữ liệu gia công ngay trên máy.
1.1.2. Đối tượng phục vụ của CAD/CAM - CNC
Xu thế phát triển chung của các ngành công nghiệp chế tạo theo công nghệ tiên tiến là liên kết các thành phần của quy trình sản xuất trong một hệ thống tích hợp điều khiển bởi máy tính điện tử (Computer Integrated Manufacturing - CIM).
Các thành phần của hệ thống CIM được quản lí và điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu trung tâm với các thành phần quan trọng là các dữ liệu từ quá trình CAD.
Kết quả của quá trình CAD không chỉ là cơ sở dữ liệu để thực hiện phân tích kỹ thuật, lập quy trình chế tạo, gia công điều khiển số mà chính là dữ liệu điều khiển thiết bị sản xuất điều khiển số như các máy công cụ, người máy, tay máy công nghiệp và các thiết bị phụ trợ khác.
Công việc chuẩn bị sản xuất có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành bất kỳ một sản phẩm cơ khí nào. Công việc này bao gồm:
- Chuẩn bị thiết kế (thiết kế kết cấu sản phẩm, các bản vẽ lắp chung của sản phẩm, các cụm máy,...)
- Chuẩn bị công nghệ (đảm bảo tính năng công nghệ của kết cấu, thiết lập quy trình công nghệ).
- Thiết kế và chế tạo các trang bị công nghệ và dụng cụ phụ...
- Kế hoạch hóa quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm trong thời gian yêu cầu.
Hiện nay, qua phân tích tình hình thiết kế ta thấy rằng 90% thời lượng thiết kế là để tra cứu số liệu cần thiết mà chỉ có 10% dành cho lao động sáng tạo và quyết định phương án, do vậy các công việc trên có thể thực hiện bằng máy tính điện tử để vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo độ chính xác và chất lượng.
CAD/CAM - CNC là lĩnh vực nghiên cứu nhằm tạo ra các hệ thống tự động thiết kế và chế tạo trong đó máy tính điện tử được sử dụng để thực hiện một số chức năng nhất định.
CAD/CAM - CNC tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa hai dạng hoạt động: Thiết kế và chế tạo. Kết quả của quá trình CAD chính là dữ liệu điều khiển thiết bị sản xuất điều khiển số như các loại máy công cụ, người máy, tay máy công nghiệp và các thiết bị phụ trợ khác
1.1.3. Vai trò của CAD/CAM - CNC trong sản xuất
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa CAD/CAM - CNC
Hình 1.3. Quá trình sản xuất có CAD/CAM
CAD/CAM - CNC chi phối hầu hết các dạng hoạt động và chức năng của sản xuất. Ở các nhà máy hiện đại, trong công đoạn thiết kế và chế tạo, kỹ thuật tính toán ngày càng phát huy tác dụng và là nhu cầu không thể thiếu được.
*Chức năng của CAD.
Khác biệt cơ bản với qui trình thiết kế theo công nghệ truyền thống, CAD cho phép quản lý đối tượng thiết kế dưới dạng mô hình hình học số trong cơ sở dữ liệu trung tâm, do vậy CAD có khả năng hỗ trợ các chức năng kỹ thuật ngay từ giai đoạn phát triển sản phẩm cho đến giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, tức là hỗ trợ điều khiển các thiết bị sản xuất bằng điều khiển số.
Hệ thống CAD được đánh giá có đủ khả năng để thực hiện chức năng yêu cầu hay không, phụ thuộc chủ yếu vào chức năng xử lý của các phần mềm thiết kế. Ngày nay những bộ phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế và gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện được các chức năng cơ bản sau:
- Thiết kế mô phỏng hình học 3 chiều (3D) những hình dạng phức tạp.
- Giao tiếp với các thiết bị đo, quét toạ độ 3D thực hiện nhanh chóng các chức năng mô phỏng hình học từ dữ liệu số.
- Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý kết cấu lắp ghép...
- Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động: có khả năng liên kết các bản vẽ 2D với mô hình 3D và ngược lại.
- Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện các chức năng phân tích kỹ thuật: tính biến dạng khuôn, mô phỏng dòng chảy vật liệu, áp suất, nhiệt độ, độ co rút vật liệu....
- Nội suy hình học, biên dịch các kiểu đường chạy dao chính xác cho công nghệ gia công điều khiển số.
- Giao tiếp dữ liệu theo các định dạng đồ hoạ chuẩn.
- Xuất dữ liệu đồ hoạ 3D để giao tiếp với các thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể.
Những ứng dụng của CAD trong ngành chế tạo máy:
- Tạo mẫu nhanh thông qua giao tiếp dữ liệu với thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể (đo quét toạ độ).
- Giảm đáng kể thời gian mô phỏng hình học bằng cách tạo mô hình hình học theo cấu trúc mặt cong từ dữ liệu số.
- Chức năng mô phỏng hình học mạnh, có khả năng mô tả những hình dáng phức tạp nhất.
- Khả năng mô hình hoá cao cho các phương pháp phân tích, cho phép lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu.
* Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM.
Sự phát triển của phương pháp mô hình hoá hình học cùng với thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, kỹ thuật điều khiển số đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ thiết kế và gia công tạo hình.
- Bản vẽ kỹ thuật được tạo từ hệ thống vẽ và tạo bản vẽ với sự trợ giúp của máy vi tính.
- Tạo mẫu thủ công được thay thế bằng mô hình hoá hình học trực tiếp từ giá trị lấy mẫu 3D.
- Mẫu chép hình được thay thế bằng mô hình toán học - mô hình hình học lưu trữ trong bộ nhớ máy vi tính và ánh xạ trên màn hình dưới dạng mô hình,khunglưới.
- Gia công chép hình được thay thế bằng gia công điều khiển số (CAM) trên máy CNC.
1.2. Giới thiệu về phần mềm Creo
Phần mềm Creo là phần mềm của hãng Parametric Technology, Corp. Nó không chỉ là một phần CAD thông thường mà là một phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE, nó thiết kế theo tham số và mô hình hóa 3D trực tiếp; mang lại cho chúng ta các khả năng như :
- Mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn.
- Tạo các module bằng các khái niệm và phần tử thiết kế.
- Thiết kế thông số.
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất.
- Có khả năng mô phỏng động học, động lực học kết cấu cơ khí.
Creo là phiên bản đổi mới hơn, có nhiều tính năng ưu việt hơn so với phiên bản Pro/E trước đó của hãng PTC.
Creo được tạo ra để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong các phần mềm CAD hiện tại: khả năng sử dụng, khả năng tương tác, quản lý và công nghệ lắp ráp.
Creo cung cấp khả năng mở rộng khả năng tương thích, tích hợp thiết kế các ứng dụng được xây dựng trên một kiến trúc độc đáo sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phổ rộng cho nhóm thiết kế, nghiên cứu sản phẩm. Bằng cách tham gia đầy đủ hơn trong quá trình thiết kế trong suốt vòng đời sản phẩm, công ty có thể tăng năng suất và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh hơn.
Creo bao gồm:
- Creo Parametric.Nó mạnh mẽ, thừa hưởng những khả năng xây dựng mô hình từ Creo/Element (Pro/ENGINEER) và được tích hợp các module mở rộng CAD/CAM/CAE
Hình 1.4. Tính năng của Creo Parametric
- Creo Direct.Thiết kế thao tác trực tiếp trên mô hình với tính linh hoạt cao và là một trong những phương pháp dựng hình mới
Hình 1.5. Tính năng của Creo Direct
- Creo Simulate. Ứng dụng mô phỏng cho phân tích phần tử hữu hạn và phân tích phân bố nhiệt.
Hình 1.6. Tính năng của Creo Simulate
- Creo Illustrate. Minh họa cho hình ảnh 3D kỹ thuật, cung cấp khả năng giao tiếp dịch vụ phức tạp và các bộ phận thông tin, đào tạo, hướng dẫn công việc, để cải thiện khả năng sử dụng sản phẩm và hiệu suất đồ họa 3D.
Hình 1.7. Tính năng của Creo Illustrate
- Creo Schematics. Tạo các sơ đồ điện cũng như đường ống
Hình 1.8. Tính năng của Creo Schematics
- Creo View MCAD.Để xem, kiểm tra các chi tiết mà không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào thêm.
Hình 1.9. Tính năng của Creo Wiew MCAD
- Creo Sketch. Một trong những ứng dụng "FreeHand" dành cho các nhà thiết kế mỹ thuật.
Hình 1.10. Tính năng của Creo Sketch
- Creo Layout. Xây dựng bản vẽ 2D từ 3D.
Hình 1.11. Tính năng của Creo Layout
1.3. Giới thiệu về phần mềm MasterCam
Mastercam là phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và trên thế giới, đồng thời cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. MasterCam có khả năng thiết kế và lập chương trình điều khiển các trung tâm gia công CNC 5 trục, 4 trục, 3 trục, có thể lập trình để gia công tia lửa điện cắt dây, tiện, phay, khoan,... MasterCam được đánh giá là một trong những phần mềm bán chạy nhất thế giới trong vài năm gần đây.
Các chức năng của phần mềm MasterCam:
Mastercam Solids
Được tích hợp đầy đủ các công cụ xây dựng mô hình sản phẩm dạng khối hoặc dạng bề mặt. Giao tiếp tốt dữ liệu thiết kế như nhập, xuất dữ liệu hình học với nhiều phần mềm CAD/CAM khác.
LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Trong công cuộc đổi mới đi lên của đất nước, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu tất yếu nói chung, trong đó cơ khí hoá trong các lĩnh vực sản xuất đang là một yêu cầu cấp thiết nói riêng. Là sinh viên của ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy em luôn có xu hướng nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận với các thiết bị và quy trình sản xuất cơ khí mới bằng thí nghiệm và thực tiễn từ các đơn vị trường học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật ngày nay, các máy công cụ điều khiển số (NC và CNC) tự động và bán tự động hiện đang được sử dụng phổ biến tại hầu hết các nước. Trong những năm gần đây các máy CNC được nhập vào Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều. Việc tìm hiểu khai thác khả năng công nghệ gia công trên máy CNC cũng như trên trung tâm gia công nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao đang là nhiệm vụ cấp bách.
Thiết kế và chế tạo khuôn dập đang là ngành đã và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Công nghệ chế tạo khuôn dập đã chế tạo ra các thiết bị phục vụ cho đời sống hằng ngày của con người.
Trước đây việc chế tạo khuôn mẫu gặp rất nhiều khó khăn do sử dụng công nghệ truyền thống không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật của các bề mặt phức tạp, bề mặt phân khuôn.
Ngày nay với sự phát triển của các phần mềm CAD/CAM - CNC, công nghệ làm khuôn đã có những thay đổi rõ rệt. Độ chính xác của khuôn ngày được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hiện nay có rất nhiều phần mềm có modul thiết kế, gia công khuôn như Catia, solid Edge, Cadmeister, Delcam, Pro/engineer, Mastercam, Camtool…
Từ các cơ sở thực tế trên, đồng thời mong muốn được vận dụng, củng cố và phát huy kiến thức đã được học, em đã chọn đề tài: “ Ứng dụng công nghệ CAD/CAM - CNC vào lập trình gia công khuôn dập chắn bùn bánh sau xe máy 82 “
Đề tài của em có ứng dụng các phần mềm CAD/CAM như: AutoCad, Creo/Pro-Engineer, MasterCam X5, SolidWorks 2012, và đặc biệt sử dụng phần mềm mô phỏng quá trình dập DEFROM V10.0 làm đồ án tốt nghiệp.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CAD/CAM - CNC
1.1. Tổng quan về công nghệ CAD/CAM - CNC
1.1.1.Giới thiệu chung về CAD/CAM - CNC
CAD:Computer Aided Design = Thiết kế nhờ máy tính
CAM: Computer Aided Manufact uring = Sản xuất nhờ máy tính
CNC : Computer Numerical Control = Điều khiển số nhờ máy tính
Xu thế phát triển chung của các ngành công nghiệp trên thế giới là chế tạo ra các sản phẩm thoả mãn yêu cầu của khách hàng, thị trường và cung cấp hàng ngày với chất lượng cao đảm bảo tốt các dịch vụ sửa chữa, bảo hành. Đồng thời các nhà sản xuất phải tìm cách giảm giá thành chế tạo, tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Do đó kỹ thuật CAD/CAM - CNC trở thành trọng tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Việc thiết kế và chế tạo có sự trợ giúp của máy vi tính (CAD/CAM) thường được đi đôi với nhau. Vì hai lĩnh vực ứng dụng tin học trong ngành cơ khí chế tạo này có nhiều điểm giống nhau, chúng đều có mục đích tạo ra các chi tiết cơ khí và sử dụng dữ liệu tin học chung: đó là các nguồn đồ thị hiển thị và dữ liệu quản lý.
Thực tế, CAD và CAM tương ứng với các hoạt động của hai quá trình hỗ trợ cho phép xây dựng một ý tưởng và triển khai chế tạo để được một vật thể thật. Hai quá trình này thể hiện rõ trong công việc nghiên cứu và triển khai chế tạo. Chúng được thực hiện liên tiếp nhau và được phân biệt bởi kết quả của nó.
* Kết quả của CAD là một bản vẽ xác định, một sự biểu diễn nhiều hình chiếu khác nhau của một chi tiết với các đặc trưng hình học. Các phần mềm CAD là các công cụ tin học đặc thù cho việc nghiên cứu và được chia thành hai loại: Các phần mềm thiết kế và các phần mềm vẽ.
* Kết quả của CAM là cụ thể, nó tạo ra chương trình gia công cho chi tiết . Trong CAM không truyền đạt một sự biểu diễn của thực thể mà thực hiện một cách cụ thể công việc thiết kế.
Ngoài công nghệ CAD/CAM, trong chế tạokhông chỉ hạn chế các phần mềm đồ hoạ hiển thị và quản lý mà còn sử dụng việc lập trình và điều khiển các máy công cụ điều khiển số CNC.
* Điều khiển số bằng máy tính (Computer Numerical Control - CNC).
CNC là hệ thống NC sử dụng máy tính thiết lập trực tiếp trên hệ điều khiển máy và được điều khiển bởi các chỉ thị lưu trữ trên bộ nhớ máy tính để thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng điều khiển số.
Các hệ điều khiển CNC có khả năng thực hiện các chức năng điều khiển bởi phần mềm, do đó làm đơn giản mạch điều khiển CNC, giảm giá thành, tăng độ tin cậy đồng thời có khả năng điều khiển linh hoạt và thông minh, có khả năng hiệu chỉnh nhanh chóng và tiện ích, có khả năng lưu trữ dữ liệu gia công ngay trên máy.
1.1.2. Đối tượng phục vụ của CAD/CAM - CNC
Xu thế phát triển chung của các ngành công nghiệp chế tạo theo công nghệ tiên tiến là liên kết các thành phần của quy trình sản xuất trong một hệ thống tích hợp điều khiển bởi máy tính điện tử (Computer Integrated Manufacturing - CIM).
Các thành phần của hệ thống CIM được quản lí và điều hành dựa trên cơ sở dữ liệu trung tâm với các thành phần quan trọng là các dữ liệu từ quá trình CAD.
Kết quả của quá trình CAD không chỉ là cơ sở dữ liệu để thực hiện phân tích kỹ thuật, lập quy trình chế tạo, gia công điều khiển số mà chính là dữ liệu điều khiển thiết bị sản xuất điều khiển số như các máy công cụ, người máy, tay máy công nghiệp và các thiết bị phụ trợ khác.
Công việc chuẩn bị sản xuất có vai trò quan trọng trong việc hoàn thành bất kỳ một sản phẩm cơ khí nào. Công việc này bao gồm:
- Chuẩn bị thiết kế (thiết kế kết cấu sản phẩm, các bản vẽ lắp chung của sản phẩm, các cụm máy,...)
- Chuẩn bị công nghệ (đảm bảo tính năng công nghệ của kết cấu, thiết lập quy trình công nghệ).
- Thiết kế và chế tạo các trang bị công nghệ và dụng cụ phụ...
- Kế hoạch hóa quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm trong thời gian yêu cầu.
Hiện nay, qua phân tích tình hình thiết kế ta thấy rằng 90% thời lượng thiết kế là để tra cứu số liệu cần thiết mà chỉ có 10% dành cho lao động sáng tạo và quyết định phương án, do vậy các công việc trên có thể thực hiện bằng máy tính điện tử để vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo độ chính xác và chất lượng.
CAD/CAM - CNC là lĩnh vực nghiên cứu nhằm tạo ra các hệ thống tự động thiết kế và chế tạo trong đó máy tính điện tử được sử dụng để thực hiện một số chức năng nhất định.
CAD/CAM - CNC tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa hai dạng hoạt động: Thiết kế và chế tạo. Kết quả của quá trình CAD chính là dữ liệu điều khiển thiết bị sản xuất điều khiển số như các loại máy công cụ, người máy, tay máy công nghiệp và các thiết bị phụ trợ khác
1.1.3. Vai trò của CAD/CAM - CNC trong sản xuất
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa CAD/CAM - CNC
Hình 1.2. Quá trình sản xuất truyền thống
Hình 1.3. Quá trình sản xuất có CAD/CAM
CAD/CAM - CNC chi phối hầu hết các dạng hoạt động và chức năng của sản xuất. Ở các nhà máy hiện đại, trong công đoạn thiết kế và chế tạo, kỹ thuật tính toán ngày càng phát huy tác dụng và là nhu cầu không thể thiếu được.
*Chức năng của CAD.
Khác biệt cơ bản với qui trình thiết kế theo công nghệ truyền thống, CAD cho phép quản lý đối tượng thiết kế dưới dạng mô hình hình học số trong cơ sở dữ liệu trung tâm, do vậy CAD có khả năng hỗ trợ các chức năng kỹ thuật ngay từ giai đoạn phát triển sản phẩm cho đến giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, tức là hỗ trợ điều khiển các thiết bị sản xuất bằng điều khiển số.
Hệ thống CAD được đánh giá có đủ khả năng để thực hiện chức năng yêu cầu hay không, phụ thuộc chủ yếu vào chức năng xử lý của các phần mềm thiết kế. Ngày nay những bộ phần mềm CAD/CAM chuyên nghiệp phục vụ thiết kế và gia công khuôn mẫu có khả năng thực hiện được các chức năng cơ bản sau:
- Thiết kế mô phỏng hình học 3 chiều (3D) những hình dạng phức tạp.
- Giao tiếp với các thiết bị đo, quét toạ độ 3D thực hiện nhanh chóng các chức năng mô phỏng hình học từ dữ liệu số.
- Phân tích và liên kết dữ liệu: tạo mặt phân khuôn, tách khuôn, quản lý kết cấu lắp ghép...
- Tạo bản vẽ và ghi kích thước tự động: có khả năng liên kết các bản vẽ 2D với mô hình 3D và ngược lại.
- Liên kết với các chương trình tính toán thực hiện các chức năng phân tích kỹ thuật: tính biến dạng khuôn, mô phỏng dòng chảy vật liệu, áp suất, nhiệt độ, độ co rút vật liệu....
- Nội suy hình học, biên dịch các kiểu đường chạy dao chính xác cho công nghệ gia công điều khiển số.
- Giao tiếp dữ liệu theo các định dạng đồ hoạ chuẩn.
- Xuất dữ liệu đồ hoạ 3D để giao tiếp với các thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể.
Những ứng dụng của CAD trong ngành chế tạo máy:
- Tạo mẫu nhanh thông qua giao tiếp dữ liệu với thiết bị tạo mẫu nhanh theo công nghệ tạo hình lập thể (đo quét toạ độ).
- Giảm đáng kể thời gian mô phỏng hình học bằng cách tạo mô hình hình học theo cấu trúc mặt cong từ dữ liệu số.
- Chức năng mô phỏng hình học mạnh, có khả năng mô tả những hình dáng phức tạp nhất.
- Khả năng mô hình hoá cao cho các phương pháp phân tích, cho phép lựa chọn giải pháp kỹ thuật tối ưu.
* Thiết kế và gia công tạo hình theo công nghệ CAD/CAM.
Sự phát triển của phương pháp mô hình hoá hình học cùng với thành tựu của công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, kỹ thuật điều khiển số đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ thiết kế và gia công tạo hình.
- Bản vẽ kỹ thuật được tạo từ hệ thống vẽ và tạo bản vẽ với sự trợ giúp của máy vi tính.
- Tạo mẫu thủ công được thay thế bằng mô hình hoá hình học trực tiếp từ giá trị lấy mẫu 3D.
- Mẫu chép hình được thay thế bằng mô hình toán học - mô hình hình học lưu trữ trong bộ nhớ máy vi tính và ánh xạ trên màn hình dưới dạng mô hình,khunglưới.
- Gia công chép hình được thay thế bằng gia công điều khiển số (CAM) trên máy CNC.
1.2. Giới thiệu về phần mềm Creo
Phần mềm Creo là phần mềm của hãng Parametric Technology, Corp. Nó không chỉ là một phần CAD thông thường mà là một phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE, nó thiết kế theo tham số và mô hình hóa 3D trực tiếp; mang lại cho chúng ta các khả năng như :
- Mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn.
- Tạo các module bằng các khái niệm và phần tử thiết kế.
- Thiết kế thông số.
- Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất.
- Có khả năng mô phỏng động học, động lực học kết cấu cơ khí.
Creo là phiên bản đổi mới hơn, có nhiều tính năng ưu việt hơn so với phiên bản Pro/E trước đó của hãng PTC.
Creo được tạo ra để giải quyết các vấn đề còn hạn chế trong các phần mềm CAD hiện tại: khả năng sử dụng, khả năng tương tác, quản lý và công nghệ lắp ráp.
Creo cung cấp khả năng mở rộng khả năng tương thích, tích hợp thiết kế các ứng dụng được xây dựng trên một kiến trúc độc đáo sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phổ rộng cho nhóm thiết kế, nghiên cứu sản phẩm. Bằng cách tham gia đầy đủ hơn trong quá trình thiết kế trong suốt vòng đời sản phẩm, công ty có thể tăng năng suất và nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh hơn.
Creo bao gồm:
- Creo Parametric.Nó mạnh mẽ, thừa hưởng những khả năng xây dựng mô hình từ Creo/Element (Pro/ENGINEER) và được tích hợp các module mở rộng CAD/CAM/CAE
Hình 1.4. Tính năng của Creo Parametric
- Creo Direct.Thiết kế thao tác trực tiếp trên mô hình với tính linh hoạt cao và là một trong những phương pháp dựng hình mới
Hình 1.5. Tính năng của Creo Direct
- Creo Simulate. Ứng dụng mô phỏng cho phân tích phần tử hữu hạn và phân tích phân bố nhiệt.
Hình 1.6. Tính năng của Creo Simulate
- Creo Illustrate. Minh họa cho hình ảnh 3D kỹ thuật, cung cấp khả năng giao tiếp dịch vụ phức tạp và các bộ phận thông tin, đào tạo, hướng dẫn công việc, để cải thiện khả năng sử dụng sản phẩm và hiệu suất đồ họa 3D.
Hình 1.7. Tính năng của Creo Illustrate
- Creo Schematics. Tạo các sơ đồ điện cũng như đường ống
Hình 1.8. Tính năng của Creo Schematics
- Creo View MCAD.Để xem, kiểm tra các chi tiết mà không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào thêm.
Hình 1.9. Tính năng của Creo Wiew MCAD
- Creo Sketch. Một trong những ứng dụng "FreeHand" dành cho các nhà thiết kế mỹ thuật.
Hình 1.10. Tính năng của Creo Sketch
- Creo Layout. Xây dựng bản vẽ 2D từ 3D.
Hình 1.11. Tính năng của Creo Layout
1.3. Giới thiệu về phần mềm MasterCam
Mastercam là phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và trên thế giới, đồng thời cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. MasterCam có khả năng thiết kế và lập chương trình điều khiển các trung tâm gia công CNC 5 trục, 4 trục, 3 trục, có thể lập trình để gia công tia lửa điện cắt dây, tiện, phay, khoan,... MasterCam được đánh giá là một trong những phần mềm bán chạy nhất thế giới trong vài năm gần đây.
Các chức năng của phần mềm MasterCam:
Mastercam Solids
Được tích hợp đầy đủ các công cụ xây dựng mô hình sản phẩm dạng khối hoặc dạng bề mặt. Giao tiếp tốt dữ liệu thiết kế như nhập, xuất dữ liệu hình học với nhiều phần mềm CAD/CAM khác.
Hình 1.12. Tính năng của MasterCam Solids
Mastercam Art
Dễ dàng thiết kế các dạng khối, bề mặt 3D trong lĩnh vực mỹ thuật từ ảnh dạng phẳng, bản vẽ và ảnh chụp
Hình 1.13. Tính năng của MasterCam Art
MastercamMill
Tính toán quỹ đạo chạy dao từ các sản phẩm thiết kế và tạo chương trình điều khiển các trung tâm phay CNC 5 trục, 4 trục, 3 trục được hỗ trợ rất mạnh trong phiên bản Mastercam X5
Hình 1.14. Tính năng của MasterCam Mill
Mastercam Lathe
Tính toán quỹ đạo chạy dao từ các sản phẩm thiết kế và tạo chương trình điều khiển máy tiện CNC 2 trục, 3 trục, 4 trục, và các máy tiện phức tạp khác.
Hình 1.15. Tính năng của MasterCam Lathe
MastercamRouter
Tính toán quỹ đạo chạy dao từ các sản phẩm thiết kế và tạo chương trình điều khiển máy Robot để thực hiện cắt phôi dạng tấm.
Hình 1.16. Tính năng của MasterCam Router
Mastercam Wire
Nhanh chóng và dễ dàng thiết kế và lập trình điều khiển máy cắt dây EDM.
Hình 1.17. Tính năng của Mastercam Wire
1.4. Phân tích, lựa chọn phần mềm.
- Phần mềm Creo 1.0 là một phần mềm rất mạnh được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo máy hiện nay, có thể gọi là một phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE. Nó là vũ khí đắc lực phục vụ chúng ta trong việc thiết kế chi tiết, lắp ráp, thiết kế khuôn mẫu.
Trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, hiện nay việc thiết kế chế tạo khuôn mẫu còn gặp rất nhiều khó khăn bởi công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế và gia công khuôn mẫu còn nhiều hạn chế, chính vì vậy làm chất lượng và tính thẩm mĩ của sản phẩm tạo ra không cao. Nhằm tháo gỡ một số khó khăn trong vấn đề thiết kế khuôn mẫu, hiện nay trên thế giới người ta đã triển khai ứng dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế chi tiết mẫu và tự động tạo lòng khuôn trên cơ sở chi tiết mẫu. Trên cơ sở đó, khi ứng dụng các phần mềm chúng ta còn có thể mô phỏng quá trình tách khuôn tạo sản phẩm trên máy vi tính. Khi thực hiện mô phỏng chúng ta có thể kiểm tra sản phẩm và phần mềm còn cho phép hiệu chỉnh lại biên dạng khuôn mẫu một cách dễ dàng.
Việc ứng dụng phần mềm Creo 1.0 để thiết kế khuôn mẫu và mô phỏng các quá trình lắp khuôn và tách khuôn tạo sản phẩm đã được ứng dụng nhiều ở các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Pháp, Canada... Khi sử dụng phần mềm Creo chúng ta có thể dễ dàng tạo chi tiết mẫu ở dạng 3D trên module Design. Sau khi thiết kế xong chi tiết mẫu, phần mềm Creo 1.0 cho phép chúng ta tính toán độ co ngót của vật liệu, tự động thiết kế hình dạng lòng khuôn cho chi tiết mẫu và mô phỏng quá trình tách khuôn với chức năng Mold Cavity.
Với những phân tích trên, em đã lựa chọn sử dụng phần mềm Creo 1.0 để thiết kế khuôn mẫu cho chi tiết trong đồ án.
- Phần mềm Mastercam là phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và trên thế giới, đồng thời cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Mastercam có khả năng thiết kế và lập chương trình điều khiển các trung tâm gia công CNC 5 trục, 4 trục, 3 trục, có thể lập trình để gia công tia lửa điện cắt dây, tiện, phay, khoan ...
Mastercam được đánh giá là một trong những phần bán chạy nhất thế giới trong vài năm gần đây.
Trong những phân tích gần đây nhất của tập đoàn CAM Software kết hợp với tổ chức CIMdata Inc cho thấy ứng dụng phần mềm Mastercam trên thế giới được sử dụng rộng rãi nhất. Cho đến thời điểm năm 2009, với gần 136.000 công ty công nghiệp lớn trên thế giới đăng ký cài đặt, số lượng đăng ký cài đặt Mastercam gấp hai lần các số lượng đăng ký cài đặt của các đối thủ cạnh tranh gần nhất.
Mastercam X5 có một giao diện mới nhưng lại tạo cảm giác thân thiện cho người sử dụng. Các thanh công cụ được thiết kế có thể tùy chọn cho từng công việc cụ thể của lập trình viên khi sử dụng.
Với những ưu điểm của phần mềm Mastercam X5, em đã lựa chọn ứng dụng vào đồ án để lập trình gia công chi tiết chày dập chắn bùn xe máy.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ KHUÔN DẬP VÀ CÔNG NGHỆ DẬP TẠO HÌNH TẤM
2.1. Tổng quan về thiết kế khuôn dập
2.1.1. Những yêu cầu cơ bản của thiết kế khuôn dập
Khuôn dập được chế tạo và đưa vào sử dụng trước hết phải đảm bảo tạo ra các chi tiết đáp ứng yêu cầu kĩ thuật, an toàn lao động, có khả năng sửa chữa. Khuôn dập cũng phải đáp ứng hàng loạt các yêu cầu đặc biệt do các điều kiện kỹ thuật định trước.
Kết cấu của khuôn dập cần đảm bảo:
- Độ chính xác và chất lượng của sản phẩm phải đúng bản vẽ và các yêu cầu khác.
- Các chi tiết của khuôn phải có độ bền cao dễ dàng thay thế khi mòn, hỏng.
- Quá trình vận hành an toàn, thuận tiện kể cả việc gá đặt và tháo lắp.
- Hiệu quả kinh tế cao.
- Phế liệu khi dập ít.
- Sử dụng triệt để những chi tiết kết cấu khuôn đã được tiêu chuẩn hóa.
Trong các kết cấu khuôn dập có chi tiết làm bằng các hợp kim cứng hoặc có
các đầu lắp hợp kim cứng, cần phải sử dụng các cụm dẫn hướng bi, con lăn để đảm bảo độ tin cậy làm việc của khuôn dập
Trong các kết cấu khuôn dập có trọng lượng hơn 1000 kg cần phải dự tính khả năng thay các bộ phận làm việc có độ mòn cao mà không cần gỡ bỏ ra khỏi khuôn dập. Các chi tiết làm việc của khuôn hình dáng phức tạp được phép chế tạo nhiều thành phần.
Trên các bề mặt không gia công của phôi các chi tiết khuôn dập cho phép có các vết rỗ và các khuyết tật khác không ảnh hưởng đến các hoạt động của khuôn. Không cho phép có các vết nứt.
2.1.2. Các bộ phận chủ yếu của khuôn dập
Hình 2.1. Kết cấu các bộ phận khuôn
- Các chi tiết thuộc nhóm công nghệ
Các chi tiết thuộc nhóm công nghệ là những chi tiết trực tiếp tác dụng vào phôi liệu để tạo ra sản phẩm, chúng bao gồm;
1/ Chày khuôn
Chày là chi tiết thuộc nhóm công nghệ trực tiếp tác dụng vào phôi liệu để tạo sản phẩm. Chày dập có nhiều kiểu khác nhau được phân thành 6 loại theo 3 phương pháp.
- Phân loại theo hình dạng gồm : chày tròn và chày định hình.
- Phân loại theo kết cấu gồm : chày nguyên và chày lắp ghép.
- Phân loại theo phương pháp lắp ghép gồm : chày tháo lắp nhanh và chày
không tháo lắp nhanh.
2/ Cối khuôn
Cối khuôn cũng là chi tiết thuộc nhóm công nghệ.
Cối khuôn được phân ra làm 6 loại theo 3 cách sau:
- Theo kết cấu ta có : cối nguyên, cối ghép.
- Theo hình dạng có : cối tròn và cối định hình.
- Theo phương pháp tháo lắp có : cối tháo lắp nhanh và cối tháo lắp không
Hình 2.2. Kết cấu cối khuôn
3/ Bộ phận dẫn phôi liệu
........................................
Hình 4.2. Hình ảnh chi tiết sau khi gia công
KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
Đồ án tốt nghiệp là một đồ án quan trọng của sinh viên trước khi ra trường, giúp cho chúng em có thể tổng hợp lại kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành trong những năm học tập tại trường.
Vừa qua em được bộ môn Cơ khí chế tạo máy trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định giao đề tài: “Ứng dụng công nghệ CAD/CAM-CNC vào lập trình gia công khuôn dập chắn bùn sau xe máy 82 “. Sau một thời gian thực hiện, em đã nghiên cứu các tài liệu liên quan, tham khảo ý kiến của các thầy cô, các thế hệ đi trước, và đặc biệt là với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn: thầy Th.S - Trần Xuân Thảnh đến nay em đã hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định.
Trong thời gian thực hiện, chúng em cũng đã gặt hái được nhiều thành quả và hiểu biết thêm nhiều về lĩnh vực khuôn dập. Xét tình hình thực tế và nhu cầu của thị trường chúng em thấy lĩnh vực khuôn dập đang phát triển và có ứng dụng rất lớn ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Lĩnh vực khuôn dập đang ngày càng cho ra những sản phẩm có độ phức tạp và độ chính xác tương đối cao.
Song song với đó là tầm quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm CAD/CAM từ khâu thiết kế chi tiết cho đến thiết kế tổng thể bộ khuôn từ đó tạo dữ liệu NC để gia công trên các máy CNC. Đối với nội dung của đề tài chúng em đã khai thác triệt để các thế mạnh của các phần mềm CAD/CAM như: AutoCad; Creo/Pro-Engineer; MasterCam X5; DEFORM V10.0,...
Tìm hiểu, nghiên cứu những tiến bộ kỹ thuật mới trên thế giới về kỹ thuật thiết kế và kỹ thuật gia công chi tiết đó là các phần mềm tích hợp CAD/CAM và gia công trên các thiết bị điều khiển số (CNC).
Kết thúc bản đồ án này emcó kiếnnghị như sau:
Trongquátrìnhthựchiện đồánchúngem nhận thấyrằnglĩnhvựcthiết kế,vàchế tạo khuônmẫucóứngdụngcôngnghệCAD/CAM làrấtrộnglớnvàmớimẻ. Việctìm hiểu trongmột thờigianngắnchắc chắn sẽcòn nhiều hạn chếvàthiếusót.Cácphầnmềm được sử dụngtrongđề tàinày hiện nayđãkháphổbiến trênthế giớituynhiêntạiViệt namthì vẫn còn mới.
Chúngem nhậnthấy rằng các phần mềm cơ khí có ứng dụng rất lớn trong nhiều lĩnh vực của đơì sống, nhất là lĩnh vực kỹ thuật, tuy nhiên trong phạm vi đề tài này nhóm chúng em mới chỉ tiếp cận và khai thác được một vài phần ứng dụng. Các moldul thiết kế đa dạng và chuyên sâu cho phép xây dựng các mô hình 3D phức tạp một cách sinh động và trực quan. Các moldul phân tích với cơ sở là phương pháp phần tử hữu hạn.....Nếu được tìm hiểu và khai thác chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợiích....
DEFORM làmộtphầnmềmmạnhhỗtrợphântíchchuyênsâuvớinhiềuchứcnăngmà trong đồ án không trình bày hếtđược.
Sửdụngnhữngphầnmềmthiếtkế,phântích,môphỏngnhưthếnàylàchìakhóa quantrọng đểxâydựngcácgiảiphápthiết kế,chếtạocácsản phảmcơkhícóchất lượng cao. Đây là hướng phát triển thêmcho đềtàithiết kế và chế tạo khuôn.