LUẬN VĂN Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM

LUẬN VĂN Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM
MÃ TÀI LIỆU 300600100205
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 794 MB Bao gồm tất cả: file thuyết minh, file 2D CAD (bản vẽ lắp hoàn chỉnh máy bứng cây, bản vẽ cụm gàu bứng ,bản vẽ cụm trượt khung , sơ đồ mạch thuỷ lưc máy bứng cây ,bản vẽ sơ đồ động và nguyên lý...)... và nhiều tài liệu liên quan kèm theo LUẬN VĂN Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM
GIÁ 2,995,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
LUẬN VĂN Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

LUẬN VĂN Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM

 

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn cầu hiện nay đặc biệt ở Việt Nam thì việc cơ giới hóa đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp giảm sức lao động con người, giảm thời gian làm việc, tăng độ đồng đều về sản phẩm. Tuy nhiên về mảng cây xanh đô thị hiện nay ở nước ta chưa được chú trọng lắm, còn sử  dụng lao động chân tay là chủ yếu.

Để đáp ứng yêu cầu đó, vai trò của các kĩ sư ngành cơ khí rất là quan trọng, đảm nhiệm vai trò thiết kế chế tạo ra những cô máy để phục vụ cho mảng cây xanh.

Với mục đích góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào sự phát triển của đất nước, sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Thiên Phúc em đã chọn đề tài “Thiết kế máy bứng cây ø1000” làm đè tài luận văn của mình.

 

DANH MỤC HÌNH ẢNH LUẬN VĂN Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM 

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Hình 1.1 Máy bứng cây Big-John 90D

Hình 1.2 Máy bứng cây Arbor co 2100 super spade

Hình 1.3 Big mega machine super tree spade

Hình 1.4 Nguyên lí bứng cây 1

Hình 1.5 Nguyên lí bứng cây 2

Hình 1.6 Nguyên lí bứng cây 3

Hình 1.7 Máy bứng cây 3 gàu

Hình 1.8 Máy bứng cây 4 gàu

Hình 1.9 Máy bứng cây 6 gàu

Hình 1.10 Máy bứng cây 8 gàu

Hình 1.11 Gàu bứng đường sinh thẳng

Hình1.12 Gàu bứng đường sinh cong

Hình 1.13 Truyền động xy lanh thủy lực và truyền động vít me

Hình 1.14 Vị trí gắn trên xe

CHƯƠNG 2 SƠ ĐỒ ĐỘNG

Hình 2.1 Sơ đồ động

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG QUAN TRỌNG

Hình 3.1 Mô hình 3D gàu bứng

Hình 3.2 Các kích thước để tính lực đào

Hình 3.3 Thể tích bầu đất

Hình 3.4 Diện tích tiếp xúc bầu đất với gàu xúc

Hình 3.5 Kết quả phân tích chuyển vị của gàu

Hình 3.6 Kết quả phân tích ứng suất của gàu

Hình 3.7 Lực cản của đất khi cắt

Hình 3.8 Sơ đồ tính lực cản của đất

Hình 3.9 Sơ đồ tính lực ma sát trên khung trượt

Hình 3.10 Sơ đồ tính lực xy lanh đẩy gàu

Hình 3.11 Tiết diện mặt cắt ngang khung trượt gàu

Hình 3.12 Sơ đồ lực tác dụng lên khung trượt

Hình 3.13 Khối lượng gàu bứng

Hình 3.14 Đường trung hòa của tiết diện

Hình 3.15 Sơ đồ tính lực ma sát

Hình 3.16 Khối lượng cụm gàu ngoài

Hình 3.17 Moment quán tính cụm gàu ngoài

Hình 3.18 Sơ đồ tính lực mở hông

Hình 3.19 Sơ đồ tính lực cần thiết của xy lanh tạo lực bứng

Hình 3.20 Sơ đồ tính lực cần thiết của xy lanh nâng hạ hệ thống

Hình 3.21 Sơ đồ tính lực cần thiết của xy lanh đỡ xe khi bứng

Hình 3.22 Sơ đồ lực tác động lên khung trượt

Hình 3.23 Mặt cắt tiết diện khung trượt chính

Hình 3.24 Sơ đồ lực tác dụng lên chốt xoay

CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC CHO MÁY

Hình 4.1 Sơ đồ mạch thủy lực

Hình 4.2 Kích thước xe tải

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU LUẬN VĂN Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM 

Bảng 4.1 Thông số xy lanh tầng

Bảng 4.2 Thông số bơm thủy lực

Bảng 4.3 Kí hiệu của bơm thủy lực

Bảng 4.4 Thông số xe tải

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.. i

LỜI NÓI ĐẦU.. ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH.. iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU.. v

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.. 1

1.1     Sự cần thiết của máy bứng cây đối với sự phát triển của các đô thị.1

1.2     Tình hình phát triển và sử dụng máy bứng cây. 2

1.3     Mục tiêu đề tài:3

1.4     Các nguyên lý bứng cây:3

1.4.1     Nguyên lý 1:3

1.4.2     Nguyên lý 2:4

1.4.3     Nguyên lý 3:5

1.5     Phân tích nguyên lý, cấu tạo và ưu nhược điểm của các máy đã có trên thế giới thiết kế theo nguyên lý 3.5

1.5.1     Về số lượng gàu xúc:5

1.5.2     Về hình dạng gàu xúc: có 2 dạng chính. 8

1.5.3     Về hệ truyền động của máy. 9

1.5.4     Về cơ cấu truyển động. 9

1.5.5     Về vị trí lắp trên xe: có 2 vị trí lắp đó là trước và sau xe.10

1.6     Kết luận. 12

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ ĐỘNG.. 13

2.1 Sơ đồ động 1:13

2.2 Nguyên lý hoạt động:14

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG QUAN TRỌNG.. 15

3.1 Thiết kế gàu bứng. 15

3.1.1 Mô hình 3D gàu bứng:15

3.1.2 Kiểm nghiệm bền gàu bằng phần mềm.. 16

3.1.3 Tính lực cản của đất và lực cần thiết để đẩy gàu. 19

3.2 Thiết kế các khung trượt thẳng. 23

3.3 Tính lực tác dụng cần thiết của xy lanh mở hông :27

3.4 Tính lực cần thiết của xy lanh tạo lực bứng. 32

3.5 Tính lực tác dụng cần thiết của xy lanh nâng hạ hệ thống :34

3.6 Tính lực cần thiết của xy lanh chân đỡ xe khi bứng. 35

3.7 Kiểm nghiệm bền. 37

3.7.1 Kiểm nghiệm cho thanh trượt chính. 37

3.7.2 Kiểm nghiệm bền cho chốt xoay khung trượt chính :39

CHƯƠNG 4 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC CHO MÁY.. 43

4.1 Thiết kế mạch thủy lực cho máy. 43

4.2 Chọn xy lanh thủy lực cho các bộ phận công tác :44

4.2.1 Chọn xy lanh đẩy gàu. 44

4.2.2 Tính xy lanh tạo lực bứng. 46

4.2.3 Tính xy lanh nâng hạ hệ thống. 46

4.2.4 Tính xy lanh chân chống phụ. 47

4.2.5 Tính xy lanh mở hông. 48

4.2.6 Kiểm tra bền cho các chốt xy lanh thủy lực. 48

4.3 Chọn bơm thủy lực cho hệ thống :49

4.4 Chọn động cơ cho bơm thủy lực:51

4.5 Chọn dầu thủy lực. 53

CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG.. 54

5.1 Vận hành :54

5.2     Bảo trì bảo dưỡng. 54

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN.. 55

6.1 Những kết quả đạt được. 55

6.2 Những kết quả chưa đạt được và hướng phát triển. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO:56

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 

1.1Sự cần thiết của máy bứng cây đối với sự phát triển của các đô thị.

 Cây xanh có vai trò quan trọng đối với đời sống con người thế nhưng theo Cục Hạ tầng kỹ thuật, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức từ 2 đến 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10 m2 và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 đến 25 m2, nghĩa là cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 đến 1/10 của thế giới. Vậy nên việc trồng cây xanh có giá trị vô cùng quan trọng mang lại giá trị đô thị lâu dài. Quy hoạch đô thị cần phải đặt yếu tố “xanh” lên hàng đầu. Vấn đề ở đây là làm sao để trồng lượng lớn cây xanh một cách nhanh chóng mà cây vẫn phát triển tốt.

Các cây trồng tại công trình đô thị có 2 loại.

  • Một là những cây được trồng trong bầu từ nhỏ có đường kính gốc từ 2-4 cm cao khoảng 2-3m. Ưu điểm của loại cây này là sức sống mạnh do bộ rễ bị phát triển giới hạn trong bầu đất ít bị ảnh hưởng khi di chuyển, chi phí trồng thấp, nhược điểm là trồng xong một thời gian dài mới có thể cho bóng mát.
  • Hai là những cây được trồng tự nhiên dưới đất sau đó bứng đem về dưỡng, đối với loại cây này thì đường kính thân thường lớn hơn 6cm, cao từ 3-4m trở lên. Ưu điểm của loại cây này là kích thước cây lớn trồng thời gian ngắn sẽ cho bóng mát, nhược điểm là cây dễ bị chết do vỡ bầu trong lúc di chuyển, bị hao hụt do dưỡng không tốt.

Việc bó bầu cây thông thường sẽ tốn nhiều thời gian và nhân công từ việc đào gốc cây, bó bầu cây đến khi vận chuyển và trồng lại.

Ngoài trồng mới cây tạo không gian xanh thì việc đốn hạ, phá bỏ những cây trồng sai vị trí cũng gây lãng phí. Chúng ta cần tận dụng, đào di dời những cây bị trồng sai đến nơi khác. Việc này không những tiết kiệm chi phí mà còn tiết kiệm thời gian trồng lớn.

Để thực hiện công việc trên nhanh chóng và đỡ tốn sức lao động thì chúng ta cần có một công cụ hỗ trợ hiệu quả hơn, từ đó chiếc máy bứng cây ra đời. Nhờ sự hỗ trợ của máy bứng cây thì việc quy hoạch đô thị cũng như công tác trồng và di chuyển cây xanh được thuận tiện hơn. Thế nhưng ở nước ta hiện nay, việc di dời cây xanh chủ yếu được thực hiện thủ công, sử dụng lao động chân tay là chủ yếu. Máy bứng cây chưa được sử dụng rộng rãi vì nó còn khá là mới mẽ và chi phí để sở hữu máy cũng khá là đắt vì phải nhập từ nước ngoài.

1.2Tình hình phát triển và sử dụng máy bứng cây

 Trên thế giới việc xây dựng mảng xanh đô thị và đã dần được cơ giới hóa bằng việc áp dụng máy bứng cây. Nhiều công ty lớn đã nghiên cứu và đưa ra thị trường những lại máy với hình dạng và kích thước đa dạng.

  • Công ty Big-John với mẫu máy bứng cây 90D với 4 lưỡi đào, đào bằng thủy lực

Hình 1.1 Máy bứng cây Big-John 90D

  • Arbor Co 2100 Super Spade, cơ cấu đào trục vít me và đai ốc

Hình 1.2 Máy bứng cây Arbor co 2100 super spade

  • Big mega machine super tree spade của công ty Dart & Son heavy industries

Hình 1.3 Big mega machine super tree spade

1.3Mục tiêu đề tài:

Với những lợi ích mà máy bứng cây đem lại thì chiếc máy này nên được dùng phổ biến ở nước ta. Từ đó ý tưởng về một máy bứng cây được hình thành với mong muốn nó sẽ được ứng dụng rộng rãi vào thực tế phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Các yêu cầu kỹ thuật:

  • Máy bứng và di dời được cây cao đến 4m độ rộng tán lá đến 3m và đường kính thân cây dưới 15cm và có bộ rễ cọc.
  • Vận hành nhờ cơ cấu thủy lực, lưỡi đào tịnh tiến theo đường sinh hướng kính.
  • Điều khiển dễ dàng.
  • Di chuyển và trồng lại cây nhanh chóng.
  • Kích thước nhỏ gọn thích hợp di chuyển trong đô thị.
  • Cấu tạo không quá phức tạp dễ dàng chế tạo, bảo trì.
  • Giá cả hợp lí.

1.4Các nguyên lý bứng cây:

1.4.1Nguyên lý 1:

Hai gàu xúc có dạng hình nón cụt chuyển động tịnh tiến hướng tâm đâm 2 gàu nhỏ bên dưới sâu vào đất. Hai gàu nhỏ này thực hiện chuyển động quay bóp phần rễ lại sau đó nâng cả bầu rễ lên.

Hình 1.4 Nguyên lí bứng cây 1

Ưu điểm của nguyên lý này là có phần nón cụt phía trên giúp bảo vệ cây nhưng do có chuyển động bóp bầu rễ nên rễ dễ bị tổn thương, kết cấu phức tạp, khó chế tạo và khó đảm bảo độ bền khi hoạt động.

1.4.2Nguyên lý 2:

gàu múc có cấu tạo giống như gàu của máy xúc đất nhưng có thêm hệ thống răng đẩy để cắt phần rễ bên dưới.

Hình 1.5 Nguyên lí bứng cây 2

Ưu điển của nguyên lý này là kết cấu hệ thống nâng đơn giản nhưng khi nâng cây dễ bị đổ về phía trước nếu không được đỡ, không đảm bảo kích thước bầu rễ phía trước. Khó chế tạo bộ phận răng đẩy bên dưới và độ tin cậy thấp

1.4.3 Nguyên lý 3:

 Các gàu xúc có hình dạng giống cái muỗng sẽ đâm sâu xuống đất theo một giá dẫn hướng để cắt lấy phần thể tích đất chứa rễ sau đó các gàu được nâng lên và đưa toàn bộ cây và bầu rễ đến nơi khác.

Hình 1.6 Nguyên lí bứng cây 3

Ưu điểm của nguyên lý này là thể tích lấy đi của phần bầu rễ lớn, nguyên vẹn để giúp cây phát triển tốt sau khi di dời. Phần dẫn hướng của gàu đặt cách xa mặt đất nên dễ chế tạo và vận hành tuy nhiên lực đào phải lớn nên cần sử dụng cơ cấu thủy lực. Nguyên lý này rất phù hợp để ứng dụng vào thực tế và em sẽ chọn nguyên lý 3 để thực hiện trong luận văn này

1.5   Phân tích nguyên lý, cấu tạo và ưu nhược điểm của các máy đã có trên thế giới thiết kế theo nguyên lý 3.

1.5.1 Về số lượng gàu xúc:

  1. Loại máy có 3 gàu xúc:

Hình 1.7 Máy bứng cây 3 gàu

Cấu tạo loại máy này gồm 3 gàu xúc đặt cách nhau góc 1200  tạo thành hình phễu. Thường thấy ở những máy đào có kích thước nhỏ. Máy có kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ điều khiển, thích hợp sử dụng trong vườn ươm cây nhỏ. Tuy nhiên do bề mặt mỗi lưỡi đào có góc lớn nên lực đào sẽ lớn nên không thích hợp chế tạo sử dụng cho cây có bầu rễ to.

  1. Loại 4 gàu xúc:

Hình 1.8 Máy bứng cây 4 gàu

Các gàu xúc đặt cách nhau góc 900 tạo thành hình chiếc phễu.Do loại này có thêm 1 gàu xúc nữa nên lực đào sẽ chia nhỏ hơn nên có thể tăng thể tích bầu rễ. 4 gàu xúc phân bố lực đều, số lượng chi tiết vừa phải, kết cấu không quá phức tạp, dễ vận hành thường được sử dụng cho cây có bầu rễ tương đối lớn.

  1. Loại 6 gàu xúc:

Hình 1.9 Máy bứng cây 6 gàu

Loại này bố trí gàu cách nhau góc 600, bề mặt mỗi gàu không lớn lắm nên lực đào nhỏ, thích hợp chế tạo những máy đào có kích thước bầu rễ lớn. Tuy nhiên vì có 6 lưỡi đào nên nhiều chi tiết, cồng kềnh, bảo trì bảo dưỡng phức tạp

  1. Loại 8 gàu xúc:

Hình 1.10 Máy bứng cây 8 gàu

Loại máy có 8 gàu xúc được dùng cho những trường hợp đặc biệt như di chuyển những cây cổ thụ kích thước lớn hoặc đào ở những nền đất cứng. Gàu xúc bố trí đều cách nhau 450. Vì kích thước lớn nên tính chuyên dụng cao, ít được sử dụng rộng rãi. Việc chế tạo, bảo trì bão dưỡng khó khăn, cần nhiều thời gian, khó điều khiển.

 

1.5.2 Về hình dạng gàu xúc: có 2 dạng chính

  1. Gàu có đường sinh thẳng:

Ưu điểm của loại này là dễ chế tạo, lực ghim xuống đất nhỏ, độ bền lưỡi cao, thể tích bầu rễ tương đối, tuy nhiên do đường sinh thẳng nên phần trên sẽ vương ra làm máy cồng kềnh

Hình 1.11 Gàu bứng đường sinh thẳng

  1. Gàu có đường sinh cong:

Ưu điểm của loại này là thể tích bầu rễ lớn, đường sinh cong nên phần trên không phình to làm máy nhỏ gọn nhưng kết cấu cần chắc chắn và lực ghim phải đủ mạnh.

Hình1.12 Gàu bứng đường sinh cong

1.5.3Về hệ truyền động của máy

Để tạo được lực lớn và kết cấu nhỏ gọn thì các loại máy bứng và di dời cây xanh sử dụng hệ thống thủy lực. Hệ thống này có các ưu điểm như truyền được công suất cao và áp lực lớn, kết cấu gọn nhẹ, vị trí các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc nhau, hoạt động êm, có thể khởi động với tải nặng. Bên cạnh  ưu điểm thì hệ thống thủy lực cũng có những hạn chế: mắc tiền, khó khăn trong bảo trì, chống ăn mòn, gây ô nhiễm môi trường.

1.5.4Về cơ cấu truyển động

Về cơ bản vẫn dùng cơ cấu thủy lực dẫn động nhưng để gàu có chuyển động tịnh tiến thì thông qua 2 cơ cấu:

Hình 1.13 Truyền động xy lanh thủy lực và truyền động vít me

  1. Sử dụng xy lanh thủy lực đẩy trực tiếp.

Ưu điểm: lực đẩy mạnh, nhỏ gọn, lắp đặt dễ dàng, dùng chung cơ cấu thủy lực với hệ truyền động của máy.

Nhược điểm: Hành trình gàu xúc càng dài thì xylanh càng lớn tốn chi phí.

  1. Sử dụng motor thủy lực để dẫn động trục vít me quay

Ưu điểm: truyền động chính xác, hiệu suất cao

Nhược điểm: lắp đặt khó khăn, nhanh bị mòn, chi phí cao

1.5.5  Về vị trí lắp trên xe: có 2 vị trí lắp đó là trước và sau xe.

Hình 1.14 Vị trí gắn trên xe

  1. Khi lắp trước xe:

Ưu điểm: chỉ cần 1 người vừa điều khiển xe vừa bứng cây, linh động khi sử dụng trong phạm vi hẹp, gắn được trên các loại máy công trình.

Nhược điểm: cản tầm nhìn khi di chuyển xe, hoạt động ở những khu vực chuyên dụng.

  1. Khi lắp sau xe:

Ưu điểm: không cản tầm nhìn, thuận tiện khi di chuyển trên đường, có thể lắp trên hầu hết các loại xe tải thông thường.

Nhược điểm: cần 2 người điều khiển vị trí lái xe và bứng cây.

...

Bảng 4.3 Kí hiệu của bơm thủy lực

Bơm có lưu lượng riêng là 36.9 cc/rev

Có thể hoạt động ở vòng quay tối đa là 1800 rpm

Áp suất dầu tối đa bơm cung cấp là 16 MPa = 160 bar

4.4 Chọn động cơ cho bơm thủy lực:

Công suât cần cung cấp cho bơm :

Trong đó η=0.8 là hệ số thể tích

Động cơ truyền động cho bơm chính là động cơ xe tải mà hệ thống gắn vào vậy ta tiến hành chọn xe tải gắn máy. Từ những gì đã tính toán ta có những yêu cầu để chọn xe tải như sau:

  • Công suất động cơ xe tối thiểu 16.3 KW
  • Số vòng quay động cơ tối thiểu 1800 rpm
  • Khối kượng tối thiểu mà xe có thể vận chuyển là 2000 Kg
  • Chiểu dài sắt xi thùng xe tối thiểu 2.5 m
  • Chiều cao sắt xi khoảng 0.6 m
  • Chiều rộng sắt xi khoảng 0.7 m

Vậy chọn xe tải với Hino 300 614 SWB với các thông số sau : 

  • Công suất xe 100 KW/2500 rpm
  • Tải trọng chuyên chở : 3390 Kg
  • Vòng tua cực đại 3000rpm

 

Hình 4.2 Kích thước xe tải

Bảng 4.4 Thông số xe tải

4.5 Chọn dầu thủy lực Thiết kế máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM 

Những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dầu làm việc là độ nhớ, khả năng chịu nhiệt, độ ổn định tính chất hóa học và tính chất vật lý, tính chống gỉ, khả năng bôi trơn, nhiệt độ bắt lửa, nhiệt độ đông đặc.

Dầu làm việc phải đảm bảo các khả năng sau :

  • Có khả năng bôi trơn tốt trong điều kiện làm việc của máy
  • Có tính trơ đối với các bề mặt kim loại, hạn chế sự xâm nhập của khí
  • Phải có độ nhớt thích hợp với điều kiện chắn khít và khe hở của các chi tiết di trượt, nhằm đảm bảo độ rò dầu và tổn thất do ma sát là bé nhất.
  • Nhiệt độ môi trường làm việc từ 15-400C

Từ các điều kiện trên ta chọn dầu công nghiệp VC32  với các đặc tính sau :

  • Độ nhớt động học ở 400C 31 cSt
  • Nhiệt độ chớp cháy > 2200C
  • Nhiệt độ đông đặc -120C
  • Khối lượng riêng ở 150C 0.86 Kg/l

 

CHƯƠNG 5: VẬN HÀNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG

5.1 Vận hành máy bứng cây đường kính 1 mét ĐH Bách Khoa HCM :

Khi vận hành máy cần thực hiện các bước sau :

  • Cho xe vào trước vị trí bứng
  • Khởi động hệ thống thủy lực bằng cách kết nối bơm thủy lực với động cơ xe tải điều chỉnh vòng tua máy 1500 rpm, van an toàn 160 bar, van tiết lưu phù hợp với từng xy lanh.
  • Cho xy lanh nâng hệ thống nâng lên thẳng với mặt đất
  • Lần lượt cho rút từng gàu bứng lên hết hành trình
  • Hạ cụm gàu xuống gần sát mặt đất, mở 2 hông ra
  • Lùi xe vào vị trí bứng
  • Hạ chân chống phụ
  • Hạ cụm gàu sát mặt đất đóng 2 hông lại chú ý vị trí của chốt gài
  • Lần lượt cho từng gàu ghim xuống đất, không nên cho gàu đi hết hành trình trong 1 mà phải cho đi lần lượt và từ từ để không gây biến dạng khung cũng như hỏng cây.
  • Sau khi bứng xong thì cho hệ thống về trạng thái vận chuyển, tựa trên giá đỡ và gài chốt trên giá đỡ
  • Thu chân chống phụ.

5.2Bảo trì bảo dưỡng

Trước và sau mỗi ngày làm việc phải kiểm tra :

  • Liên kết giữa các xy lanh thủy lực.
  • Các mối hàn.
  • Độ mòn của gàu bứng
  • Mức dầu thủy lực
  • Vệ sinh đất bùn dính trên hệ thống

Dầu thủy lực cần được thay thế định kì sau tầm khoảng 5000 giờ hoạt động.

Kiểm tra độ mòn và bôi trơn các ống bạc, đệm lót mỗi 3 tháng.

Nếu hoạt động trong môi trường đất cứng, nhiều sỏi đá thì thay thế lưỡi gàu khi đã quá mòn hoặc biến dạng nhiều.

 

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

6.1 Những kết quả đạt được

Sau thời gian thực hiện luận văn đã giúp em vận dụng được những kiến thức đã học cũng như phối hợp với thực tế để hoàn thành bài luận văn. Sản phẩm cuối cùng là bản thiết kế máy bứng cây ø1000 mm với những ưu điểm

  • Thiết kế đơn giản dễ chế tạo lắp ráp, bảo dưỡng, thay thế.
  • Có thể gắn tích hợp trên nhiều loại xe tải khác nhau
  • Truyền động thủy lực mạnh mẽ, êm ái, độ tin cậy cao

6.2 Những kết quả chưa đạt được và hướng phát triển

Bên cạnh những kết quả đạt được thì mô hình thiết kế còn có những điểm chưa được tốt.

  • Hệ thống gàu bứng chưa được tự động hóa
  • Còn phụ thuộc vào con người, và cần ít nhất 2 nhân công để vận hành máy

Để khắc phục vấn đề đó thì em có một vài giải pháp sau đây :

  • Trang bị hệ thống camera lùi để tài xế có thể lùi xe đúng vị trí cây bứng mà không cần phụ lái.
  • Trang bị những cảm biến cũng như bộ vi xử lí để quá trình bứng có thể thực hiện tự động.


  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn