-
TÓM TẮT LUẬN VĂN THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO
- Trong giai đoạn hiện nay, với những bước tiến như vũ bão của nền khoa học kỹ thuật ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nhiệm vụ hiện nay là giải phóng sức lao động của con người, thay thế bằng máy tự động.
- Xuất phát từ các cuộc khảo sát thì ta có thể thấy thị trường tại Việt Nam chiếm phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đề tài: Thiết kế máy dập cổ áo, thực hiện với mục tiêu hướng đến những cơ sở sản xuất nhỏ và vừa. Đáp ứng cho nhu cầu sản xuất hàng hóa tại Việt Nam cũng như xuất khẩu ra thế giới.
- Luận văn gồm 4 Chương:
- Chương I: Tổng quan
- Chương II: Phân tích, chọn phương án
- Chương III: Thiết kế máy
- Chương IV: Kết luận
-
MỤC LỤC THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO
ĐỀ MỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU v
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1
I. Công nghệ tạo hình tấm 1
1. Công nghệ gia công áp lực 1
2. Công nghệ dập tấm 1
II. Thực trạng ngành dập tạo hình ở Việt Nam 2
III. Thiết kế - chế tạo máy dập tự động 4
1. Yêu cầu thực tế 4
2. Yêu cầu kỹ thuật 5
3. Kết luận 5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, CHỌN PHƯƠNG ÁN 8
I. Thiết bị dập tạo hình 8
1. Đặc điểm 8
2. Phân loại 9
3. Các phương án khả thi 9
II. Phân tích đặc điểm từng phương án 9
1. Phương án máy ép trục khuỷu 10
2. Phương án máy ép vít 14
3. Phương án máy ép thủy lực 18
III. Đánh giá, chọn phương án phù hợp 24
1. Đánh giá – so sánh 24
2. Chọn phương án phù hợp 25
IV. Phương án thiết kế 25
V. Kết luận 25
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ MÁY 26
I. Yêu cầu kỹ thuật, phân tích phôi 26
1. PVC 26
2. PET 29
II. Thiết kế hệ thống cơ khí 32
1. Động cơ và hộp giảm tốc 32
2. Tính toán bộ truyền đai 48
3. Tính toán bộ truyền bánh răng 51
4. Tính toán thiết kế trục 59
5. Tính toán chọn ổ lăn 64
II. Thiết kế hệ thống thủy lực 65
1. Phương án bố trí hệ thống thủy lực 65
2. Tính toán công suất bộ phận công tác 66
3. Tính toán chọn các phần tử mạch thủy lực 69
4. Tính toán chọn bơm 72
5. Tính toán chọn động cơ 78
6. Tính toán chọn van phân phối 79
7. Tính toán chọn van an toàn 84
8. Tính toán chọn các phần tử khác 88
9. Tổng hợp các phần tử thủy lực trong mạch 93
III. Thiết kế hệ khuôn dập 97
1. Phân loại 97
2. Kết cấu khuôn 98
3. Thiết kế khuôn 99
IV. Thiết kế hệ điều khiển 100
1. Khái niệm 100
2. Giới thiệu 101
3. Sơ đồ giải thuật 105
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 107
I. Kết quả 107
II. Hướng phát triển 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG BIỂU THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO
Hình 1.1: Các sản phẩm dập tạo hình tấm kim loại – phi kim.. 2
Hình 1.2: Một số hình ảnh máy dập. 3
Hình 1.3: Sản phẩm nịt cổ áo sơ mi4
Hình 1.4: Sản phẩm và ứng dụng thực tế. 4
Hình 1.5: Máy dập tự động kiểu thủy lực. 6
Hình 1.6: Máy dập tự động 7
Hình 2.1: Vị trí của máy dập trong phân xưởng dập tạo hình. 8
Hình 2.2: Phân loại thiết bị dập tạo hình.9
Hình 2.3: Nguyên lý dập trục khuỷu, trường hợp đồng tâm.. 10
Hình 2.4: Phân loại máy ép trục khuỷu.12
Hình 2.5: Sơ đồ động dập trục khuỷu. 13
Hình 2.6: Dạng ren máy ép vít ma sát14
Hình 2.7: Máy ép vít ma sát 1 đĩa, 2 đĩa, 3 đĩa. 16
Hình 2.8: Máy ép vít ma sát đĩa hình côn, dẫn động trực tiếp từ động cơ. 16
Hình 2.9: Máy ép vít điện cung Stato. 17
Hình 2.10: Máy ép ma sát trục vít17
Hình 2.11: Nguyên lý thủy lực. 18
Hình 2.12: Phân loại máy ép thủy lực gia công vật liệu PKL.19
Hình 2.13: Máy ép thủy lực. 20
Hình 2.14: Sơ đồ máy ép dẫn động bằng kiều bơm không bình tích áp.20
Hình 2.15: Sơ đồ máy ép dẫn động bằng kiều bơm có bình tích áp. 21
Hình 2.16: Sơ đồ máy ép dẫn động có bộ tăng áp. 22
Hình 2.17: Sơ đồ động học máy ép thủy lực. 23
Hình 3.1: Mô hình PVC – n(CH2)26
Bảng 3.1: Tính chất vật lí nhựa PVC. 27
Hình 3.2: Các lĩnh vực ứng dụng PVC trên thế giới28
Hình 3.3: Các lĩnh vực ứng dụng PVC tại Việt Nam.. 29
Hình 3.4: Mô hình PET - (C10H8O2)n29
Bảng 3.2: Tính chất vật lí nhựa PET. 30
Hình 3.5: Kích thước sản phẩm độ dày 0.5 mm.. 31
Hình 3.6: Vấn đề tiêu hao vật liệu. 31
Hình 3.7: Nguyên lý truyền động bánh cóc. 33
Hình 3.8: Nguyên lý truyền động cơ cấu malte. 33
Hình 3.9: Nguyên lý truyền động bánh răng khuyết34
Hình 3.10: Nguyên lý truyền động bằng động cơ. 34
Hình 3.11: Sơ đồ động cụm kéo. 37
Hình 3.12: Phân bố ứng suất trên tang do hiện tượng đàn hồi trễ. 39
Hình 3.13: Biểu đồ quan hệ thời gian giữa chu trình dập – cấp phôi41
Hình 3.14: Bảng thông số động cơ AC Servo Sigma – V của NSX Yaskawa. 44
Hình 3.15: Kích thước động cơ. 45
Hình 3.16: Bảng khuyên dùng giữa động cơ và hộp giảm tốc. 46
Hình 3.17: Bảng thông số moment xoắn đầu ra của giảm tốc YU043, i=4. 46
Hình 3.18: Bảng đặc tính của hộp giảm tốc.47
Hình 3.19: Kích thước của hộp giảm tốc loại tiêu chuẩn.48
Hình 3.20: Lực tác dụng bộ truyền.60
Hình 3.21: Kích thước sản phẩm.. 66
Hình 3.22: Mô hình điều kiện ổn định theo công thức Euler67
Bảng 3.3: Bảng chọn Xylanh theo tiêu chuẩn. 68
Hình 3.23: Bảng thông số chung bơm cánh gạt Yuken có lưu lượng cố định.74
Hình 3.24: Thông số bơm PV2R2 – 65.74
Hình 3.25: Gỉai thích kí hiệu bơm.75
Hình 3.26: Biểu đồ quan hệ giữa Q – p – V – n của bơm.75
Hình 3.27: Kích thước loại ghép mặt bích bơm với mặt bích động cơ (F).76
Hình 3.28: Kích thước loại có đế dưới (L).77
Hình 3.29: Hình ảnh bơm cánh gạt đơn và kí hiệu.77
Hình 3.30: Bảng tra catalogue động cơ Siemens.78
Hình 3.31: Kết cấu và kí hiệu của van solenoid 4/3 điều khiển trực tiếp.79
Hình 3.32: Bảng tra van phân phối Yuken. 80
Hình 3.33: Cấu tạo van 4/3. 80
Hình 3.34 : Bảng giài thích ký hiệu van.81
Hình 3.35: Phân loại con trượt.82
Hình 3.36: Bảng đặc tính tổn áp đối với Van DSHG – 03. 82
Hình 3.37: Bảng hiệu chỉnh tổn áp đối với các loại dầu khác.83
Hình 3.38: Thông số kích thước van. 84
Hình 3.39: Van áp suất dòng VT và BG của Yuken. 85
Hình 3.40: Bảng thông số van.86
Hình 3.41: Bảng giải thích kí hiệu van.86
Hình 3.42: Kích thước van. 87
Hình 3.43: Bảng thông số ống thủy lực của ALFAGOMMA dòng 8T8AA.. 88
Bảng 3.4: Bảng tra lựa chọn bộ lọc theo lưu lượng và kích thước. 92
Hình 3.44 : Bộ lọc SFN và kích thước. 92
Bảng 3.5 : Thành phần hóa học Thép SKD 11. 97
Bàng 3.6: Bảng hướng dẫn xử lí nhiệt98
Bàng 3.6: Bảng đặc tính xử lí nhiệt98
Hình 3.45: Kết cấu khuôn cắt .100
Hình 3.46: Kết cấu khuôn trên.100
Hình 3.47: Kết cấu khuôn dưới.100
Bảng 3.7: Họ PLC Misubishi FXN.. 102
Hình 3.48: Sơ đồ đấu nối ngõ vào PLC. 103
Hình 3.49: Sơ đồ đấu nối ngõ ra PLC với relay. 103
Hình 3.50: Sơ đồ đấu nối ngõ ra PLC với transitor104
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO
I. Công nghệ dập tạo hình tấm.
- Công nghệ gia công áp lực:
Công nghệ gia công áp lực đã có từ hàng ngàn năm nay, nó được phát triển không ngừng như các ngành khoa học kĩ thuật khác. Công nghệ phát triển đòi hỏi thiết bị cũng không ngừng được hoàn thiện và cải tiến hơn. Ngày nay, việc gia công chế tạo các chi tiết máy cũng như các sản phẩm cơ khí nói chung bằng phương pháp gia công áp lực chiếm khoảng 60-70% các sản phẩm cơ khí.
Phương pháp gia công áp lực cho năng suất cao mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Số lượng máy dập không ngừng tăng lên và được cải tiến hiện đại hơn để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của công nghệ.
Ở các nước phát triển, các máy ép cơ khí, máy ép thủy lực, máy búa chiếm 1/3 tổng số các máy gia công cơ khí. Một số máy được tự động hóa điều khiển theo chương trình CNC và PLC.
Máy búa lớn nhất hiện nay có bộ phận rơi đến hàng chục tấn. Máy ép thủy lực có lực ép lớn nhất lên đến hàng trăm nghìn kN.
[6, tr 5]
- Công nghệ dập tấm:
Công nghệ dập tấm là một phần của công nghệ gia công áp lực và mang đầy đủ tính chất của gia công bằng áp lực.
Qúa trình dập tấm là một phần của quá trình công nghệ bao gồm nhiều nguyên công công nghệ khác nhau nhằm làm biến dạng kim loại tấm (bang hoặc dải) để nhận được các chi tiết có hình dạng và kích thước thước cần thiết với sự thay đổi không đáng kể chiều dày của vật liệu và không có vật liệu dạng phoi.
Dập tấm thường được thực hiện ở trạng thái nguội (còn được gọi là dập nguội) khi chiều dày của phôi nhỏ (thường S =< 4mm) hoặc có thể dập ở trạng thái nóng khi chiều dày phôi lớn. Khả năng tạo hình: Cắt hình, đột lỗ, dập vuốt, uốn,…
Ưu điểm:
- Đơn giản hóa những công việc phức tạp bằng thiết bị và khuôn.
- Chế tạo những chi tiết phức tạp mà các Phương pháp gia công kim loại khác khó khan
- Độ chính xác sản phẩm tương đối cao, đảm bảo lắp lẫn tốt, không cần gia công cơ.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Qúa trình, thao tác vận hành đơn giản.
- Dạng sản xuất thường là loạt lớn và hàng khối.
- Vật liệu đa dạng: Kim loại, techtolit, hetinac và các loại chất dẻo,… [2, tr 9, 10]
Hình 1.1: Các sản phẩm dập tạo hình tấm kim loại – phi kim
II. Thực trạng ngành dập tạo hình ở Việt Nam:
Ở nước ta hiện nay, tuy sự phát triển các ngành công nghiệp đã có những thành tựu nhất định nhưng nền tảng của công nghiệp – cơ khí chế tạo vẫn chưa thật sự đáp ứng các yêu cầu sản xuất, nhất là ngành cơ khí chế tạo máy. Trước những năm 1990 chủ yếu do sự viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN Đông Âu, nên các thiết bị cũng từ nguồn các nước này là chính. Trong những năm gần đây, việc hội nhập vào môi trường quốc tế đem lại cho Việt Nam những nhà cung cấp máy móc khác, tiêu biểu như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước thuộc khối EU.
Trong sản xuất ở nước ta hiện nay, máy dập được sử dụng khá rộng rãi và chiếm tỷ trọng lớn ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng đa dạng, ví dụ như trong sản xuất oto, máy điện, đồ gia dụng,… Tuy nhiên, hầu hết các máy móc trên thị trường đều được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài, gần như chưa có các sản phẩm máy dập được sản xuất trong nước. Chính vì thế, việc nghiên cứu – thiết kế - chế tạo những sản phẩm cung ứng cho nhu cầu của công nghiệp trở nên cần thiết, cần được quan tâm.
Hình 1.2: Một số hình ảnh máy dập kiểu trục khuỷu.
- Thiết kế - chế tạo máy dập tự động kiểu thủy lực
- Yêu cầu thực tế THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO :
Đối tượng thực tế: cơ sở sản xuất bao bì, sản phẩm dập nhựa.
Yêu cầu:
- Chế tạo 1 máy dập dùng sản xuất sản phẩm nịt cổ áo sơ mi.
Hình 1.3: Sản phẩm nịt cổ áo sơ mi
- Hạn chế tiếng ồn trong sản xuất (cơ sở nội thành).
- Yêu cầu độ chính xác sản phẩm dập.
- Độ tin cậy hệ thống cao.
- Dễ vận hành, kiểm soát sản xuất.
- Dễ bảo trì, sửa chữa, thay thế thiết bị.
Hình 1.4: Sản phẩm và ứng dụng thực tế
- Yêu cầu kỹ thuật:
Thiết kế máy dập tự động kiểu thủy lực:
- Lực dập tối đa: 5 tấn (50 kN).
- Năng suất: 5000 sản phẩm/giờ.
- Tối ưu khả năng sử dụng phôi.
- Nguyên lý đơn giản, hạn chế va đập, …
- Kết cấu đơn giản, dễ bảo trì, sửa chữa …
- Kết luận
Công nghệ dập nói chung và dập tấm nói riêng là ngành sản xuất tiềm năng, có năng suất và giá trị kinh tế cao. Trong khi đó, phương pháp gia công này ở Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt, còn nhiều xí nghiệp sản xuất sản phẩm thủ công, năng suất thấp. Do đó, vấn đề gia tăng thiết bị sản xuất ngành dập (dập khối, dập tấm, chồn, uốn,…) cần được đầu tư phát triển để làm nền tảng cho sự phát triển ngành và của nền công nghiệp, kinh tế.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, việc thiết kế - chế tạo máy dập tự động kiểu thủy lực được em lựa chọn để thực hiện luận văn tốt nghiệp và tạo một hướng nghiên cứu về việc ứng dụng thủy lực vào ngành dập mà cụ thể là áp dụng đầu tiên vào công nghệ dập tấm. Đây không phải là một hướng đi mới trên thế giới (các nước công nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng nhiều và đa dạng thủy lực vào ngành sản xuất này) nhưng ở Việt Nam nó vẫn còn khá mới mẽ, chủ yếu là nhập các thiết bị, máy móc chi phí cao từ nước ngoài để sử dụng. Vấn đề kinh tế chi phí này phần nào tác động làm kiềm hãm sự gia tăng sản xuất ở ngành công nghiệp này.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, nắm bắt công nghệ chế tạo máy công nghiệp sẽ trở thành nền tảng thúc đẩy gia tăng sản xuất, tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam đang vươn lên.
Trong khuôn khổ luận văn này, việc thực hiện thiết kế - chế tạo máy dập tự động kiểu thủy lực trên nền tảng thiết kế, cải tiến mô hình máy dập cơ (sử dụng trục khuỷu). Qua đó, ứng dụng thủy lực thay thế lực dập từ trục khuỷu, cải tiến module cấp phôi cuộn (tối thiểu hao phí nguyên liệu) và tự động hóa bán phần hệ thống.
Thiết kế đã được một Công ty công nghệ chế tạo và đưa vào sản xuất tại một xí nghiệp sản xuất bao bì ở TP. Hồ Chí Minh.
-
Kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý khoa học để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, có vai trò quan trọng đối với bất kỳ nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Luận văn tốt nghiệp giúp sinh viên cơ khí liên kết các mảng kiến thức được chia nhỏ, sử dụng các công cụ và kỹ năng cộng với sự hướng dẫn của những người đi trước và khả năng tìm tòi, học hỏi, giải quyết vấn đề để nghiên cứu, tìm hiểu hay đưa ra quy trình thiết kế, chế tạo dưới góc nhìn vừa tổng quan, thấu đáo vừa chi tiết, tỉ mỉ.
Qua thời gian học tập và thực tập tốt nghiệp, được làm việc, được tham khảo và tìm hiểu cận cảnh một phần của kỹ thuật cơ khí trong và ngoài nước. Em đã nắm được phần nào kiến thức cũng như kinh nghiệm của đường hướng cho một người làm kỹ thuật cơ khí.
Nhiệm vụ của luận văn: Thiết kế máy dập cổ áo.
Máy dập là đề tài đã và đang được nghiên cứu và thực hiện chế tạo rất nhiều bởi tính thiết thực đối với yêu cầu và sự đa dạng trong khả năng sản xuất. Tuy nhiên, với xu hướng kết hợp cơ khí cùng một số ngành kỹ thuật khác và đòi hỏi về giải phóng sức lao động, an toàn, thân thiện và thuận tiện trong tương tác, máy dập ngày nay có xu hướng tự động hóa và được điều khiển cách ly.
Tuy thiếu sót là khó tránh khỏi vì hạn chế trong năng lực của sinh viên. Em mong nhận được mọi sự đóng góp không chỉ trong phạm vi luận văn mà còn về chuyên môn.
Kết cấu khuôn:
Các chi tiết thuộc nhóm công nghệ
a/ Chày: thuộc nhóm công nghệ trực tiếp tác dụng vào phôi liệu để tạo sản phẩm. Có thể phân loại theo:
+ Hình dáng: Chày tròn, chày định hình.
+ Kết cấu: Chày nguyên và chày ghép…
Theo kết cấu sản phẩm, ta có loại Chày nguyên định hình.
b/ Cối khuôn: cũng thuộc nhóm công nghệ. Phân loại theo:
+ Kết cấu: Cối ghép, cối nguyên.
+ Hình dáng: cối tròn, cối định hình…
Theo kết cấu sản phẩm, ta có Cối nguyên định hình.
c/ Bộ phận dẫn phôi liệu.
d/ Bộ phận định vị phôi liệu.
Các chi tiết thuộc nhóm kết cấu
- Các chi tiết thuộc nhóm kết cấu là những chi tiết trung gian để đỡ chày, cối, đỡ bộ phận dẫn phôi, định vị phôi, dẫn hướng chày, cối hoặc nhận truyền động từ máy vào khuôn:
a/ Chuôi khuôn: Là chi tiết trung gian được lắp với đầu máy dập để nhận lực truyền động từ máy và khuôn. Chuôi khuôn có hình dáng trụ tròn hoặc hình vuông.
b/ Áo chày và áo cối: Là hai chi tiết lắp ghép chày và cối với giá khuôn trên và giá khuôn dưới.
c/ Gía khuôn: Là bộ phận để lắp và đỡ toàn bộ chi tiết và các bộ phận của khuôn, gồm: giá khuôn trên và giá khuôn dưới. Gía khuôn trên được lắp với đầu máy dập, giá khuôn dưới được lắp trực tiếp với bàn máy bằng Bulong.
d/ Bộ phần tháo sàn phẩm và phôi liệu: Có tác dụng đẩy sản phẩm và phế liệu ra khỏi chày và côi sau khi dập, bao gồm tấm đẩy phôi hoặc bộ phận đẩy phôi liệu.
e/ Bộ phận dẫn hướng: Có tác dụng dẫn hướng, điều khiển cho chày vào đúng cối. Bao gồm: Trục dẫn, bạc dẫn, tấm dẫn.
f/ Các chi tiết định vị và kẹp chặt: Chốt định vị, Bulong, đai ốc.Thiết kế hệ điều khiển- Khái niệm: PLC
-
- Bộ điều khiển lập trình là một thiết bị mà người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt hay trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích “ngõ vào “ tác động vào PC hoặc qua các hoạt động trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.Một khi sự kiện được kích hoạt, nó ở trạng thái ON hoặc OF.Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do “người sử dụng lập trình ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại thời điểm đã lập trình.
- Cấu trúc của bộ điều khiển lập trình có thể được phân thành các thành phần. Bộ phận mà chương trình được nạp vào lưu trữ và xử lý thường được gọi là Main processing hay còn gọi là CPU.
Vậy, lập trình cho một PLC là đi tìm điều kiện tín hiệu ngõ vào tác động lên đối tượng điều khiển cho tín hiệu ngõ ra tương ứng.
Giới thiệu chung về PLC Misubishi:
- PLC FX là một loại PLC micro của hãng MISUBISHI nhưng có nhiều tính năng mạnh mẽ. Loại PLC này được tích hợp sẵn các I/O trên CPU.
PLC FX ra đời từ năm 1981 cho đến nay đã có rất nhiều chủng loại tùy theo Model như: F , F1, FX1, FX0(S), FX0N, FX1S, FX1N, FX2N…và FX3U. Tùy theo Model mà các loại này có dung lượng bộ nhớ khác nhau.Dung lượng bộ nhớ chương trình có thể từ 2kStep đến 8kStep (hoặc 64kStep khi gắn thêm bộ nhớ ngoài).Tổng số I/O đối với các loại này có thể lên đến 256 I/O, riêng đối với FX3U(C) có thể lên đến 384 I/O. Số Module mở rộng có thể lên đến 8 Module.
Loại PLC FX tích hợp nhiều chức năng trên CPU (Main Unit) như ngõ ra xung hai tọa độ, bộ đếm tốc độ cao (HSC), PID, đồng hồ thời gian thực…
Module mở rộng nhiều chủng loại như Analog, xử lý nhiệt độ, điều khiển vị trí, các Module mạng như Cclink, Profibus….
Ngoài ra còn có các board mở rộng (Extension Board) như Analog, các board dùng cho truyền thông các chuẩn RS232, RS422, RS485, và cả USB.
Để lập trình PLC ta có thể sử dụng các phần mền sau: FXGP_WIN_E, GX_Developer.
Các phương pháp lập trình như:
ü LAD(ladder): là phương pháp lập trình hình thang, thích hợp trong nghành điện công nghiệp
FBD(Flowchart Block Diagram): là phương pháp lập trình theo sơ đồ khối, thích hợp cho ngành điện tử số.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO
Kết quả THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO
Qua thời gian nghiên cứu thiết kế, máy dập tự động kiểu thủy lực đã được chế tạo thành công tại 1 Cty công nghệ ở TP.Hồ Chí Minh. Khi đưa vào sản xuất thực tế, máy đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đặt ra
- Lực dập tối đa: 5 tấn
- Năng suất: đảm bảo 5000 sản phẩm/giờ
- Các yếu tố về độ ổn định, tiếng ồn, … đảm bảo yêu cầu khách hàng
- Máy được tự động hóa, có thể điều chình, sử dụng linh hoạt với các hoạt động sản xuất
Khi chế tạo thực tế, thiết kế đã có một số thay đổi về hình dáng, các thông số chọn lựa thiết bị do phải phù hợp với điều kiện chế tạo ở cty và chi phí chế tạo máy. Tuy nhiên, vẫn giữ được phần lớn thiết kế ban đầu.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại, phát sinh những hạn chế như chiếm nhiều không gian do phải bố trí các thiết bị thủy lực, bộ làm mát, …
Hướng phát triển THIẾT KẾ MÁY DẬP CỔ ÁO
Thiết kế đã đáp ứng cơ bản được các yêu cầu của thực tế sản xuất, tuy nhiên cần phải nghiên cứu phát triển để từng bước hoàn thiện hơn sản phẩm chế tạo.
- Tính toán và phân bố kết cấu hợp lý hơn để thu hẹp không gian chiếm chỗ của máy mà vẫn đảm bảo độ cứng vững, ổn định của toàn hệ thống.
- Tính toán thiết kế bộ tảng nhiệt cho dầu công tác để hệ thống làm việc ổn định, tăng tuổi thọ
- Phát triển module thu hồi sản phẩm sau gia công, tiến đến tự động hóa hoàn toàn máy dập
- Tập trung nghiên cứu công nghệ khuôn gia công PET là vật liệu đang được thị trường hướng đến với những đặc tính phù hợp hơn. Đây là một hướng phát triền có nhiều tiềm năng
- Phát triển mô hình máy dập tự động kiểu thủy lực vào sản xuất các sản phẩm tương tự khác bằng việc thay đổi lực dập, khuôn dập phù hợp.