LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MÁY ÉP NƯỚC DỨA KIỂU TRỤC VÍT ĐH Bách Khoa

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MÁY ÉP NƯỚC DỨA KIỂU TRỤC VÍT ĐH Bách Khoa
MÃ TÀI LIỆU 300600100185
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 890 MB Bao gồm tất cả: file thuyết minh pdf, file 2D CAD ( bản vẽ hình chiếu lắp hoàn chỉnh hệ thống, bản vẽ máy ép trục vít, kết cấu máy ép trục vít, kết cấu máy nghiền tách vỏ dứa, bản vẽ chi tiết vít tải, bản vẽ sơ đồ điện...)... và nhiều tài liệu liên quan kèm theo LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MÁY ÉP NƯỚC DỨA KIỂU TRỤC VÍT ĐH Bách Khoa
GIÁ 1,985,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 29/03/2024
9 10 5 18590 17500
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP MÁY ÉP NƯỚC DỨA KIỂU TRỤC VÍT ĐH Bách Khoa Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN MÁY ÉP NƯỚC DỨA KIỂU TRỤC VÍT


 MỤC LỤC 

LUẬN VĂN MÁY ÉP NƯỚC DỨA KIỂU TRỤC VÍT

Lời mở đầu

Tóm tắt luận văn

Mục lục

Danh sách hình vẽ

Danh sách bảng biểu

CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................................................8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................9

1.1. Giới thiệu về trái dứa .....................................................................................9

1.1 Nguồn gốc.....................................................................................................9

Phân loại .................................................................................................10

Đặc tính sinh học ....................................................................................10

Thành phần hóa học và dinh dưỡng.........................................................11

Tình hình sản xuất dây chuyền sản xuất nước dứa trong nước và thể giới.13

1.2. Các loại máy có trên thị trường................................................................14

Các loại máy gia đình .............................................................................14

Máy ép dứa công nghiệp .........................................................................16

CHƯƠNG 2: YÊU CẦU KỸ THUẬT ............................................................ 18

2.1. Nhóm khách hàng: .......................................................................................18

2.2. Doanh nghiệp lớn.........................................................................................18

2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.............................................................................19

2.4. Công ty chế tạo máy ....................................................................................20

2.5. Cơ quan kiểm định chất lượng của sản phẩm. ..............................................22

2.6. Người công nhân vận hành, bảo dưỡng máy. ...............................................23

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC........................................................ 24

3.1. Hệ thống rửa ................................................................................................24

Sử dụng băng tải để rửa : ........................................................................24

3.2. Hệ thống làm sạch và cắt mắt.......................................................................25

Nguyên lý hoạt động: ..............................................................................25

3.3. Thiết bị gọt vỏ .............................................................................................26

3.4. Bộ phận vắt, ép ............................................................................................27

Sơ đồ khối Cụm ép nước dứa. .................................................................27

Dẫn liệu bằng băng tải cao su..................................................................30

3.4.4 Dẫn liệu bằng vít tải ................................................................................34

3.5. Lựa chọn phương án ép................................................................................36

Ép bằng tấm phẳng với khuôn (kiểu piston xylanh).................................36

Guồng xắn ..............................................................................................36

Lựa chọn phương án dẫn động.............................................................................39

3.6. Ngôi nhà chất lượng.....................................................................................42

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CÁC MÁY .......................................................... 43

4.1. Tính toán máy rửa........................................................................................43

Chọn động cơ cho tay quay .....................................................................43

Chọn Vật Liệu Và Xác Định Sơ Bộ Đường Kính Trục:..........................44

Tính toán lưu lượng nước cấp cho bể rửa ................................................45

Tính toán băng tải ...................................................................................46

4.2. Tính toán máy làm sạch và cắt mắt dứa........................................................50

Chọn động cơ..........................................................................................50

Chọn trục làm việc của hệ thống rửa .......................................................51

4.3. Thiết kế hệ thống ép.....................................................................................53

4.4. Bộ phận ép. ..................................................................................................55

4.5. Thiết kế bộ phận điều chỉnh khe hở thoát bã.................................................77

4.6. Tính và chọn ổ cho trục vít ........................................................

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Quả dứa

Hình 1.2 Máy ép ly tâm

Hình 1.3 Máy ép trái cây tốc độ thấp Hình 1.4 Máy ép trái cây tốc độ cực thấp Hình 1.5 Máy ép dứa công nghiệp
Hình 2.1 Máy ép nước dứa công nghiệp nhỏ

Hình 3.1 Băng tải vận chuyến

Hình 3.2 Sơ đồ máy rửa

Hình 3.3 Trục làm sạch dứa

Hình 3.4 Sơ đồ khổi cụm ép nước dứa Hình 3.5 Các loại máy vận chuyến liên tục Hình 3.6 Băng tải cao su
Hình 3.7 Cấu tạo buồng tải

Hình 3.8 Các dạng khác của buồng tải

Hình 3.9 Vít tải

Hình 3.10 Ép kiếu pittong xylanh

Hình 3.11 Buồng xoắn Hình 3.12 Trục vít trụ Hình 3.13 Trục vít côn
Hình 4. 1 Một số hộp giảm tốc của hãng SIEMENS Hình 4. 2 Kiểu hộp giảm tốc được chọn

Hình 4.3 Thông số kích thước của hộp giảm tốc và động cơ

Hình 4.4 ổ đỡ NSK

Hình 4.5 sơ đồ nguyên lý máy rửa

Hình 4.6 Trục làm việc của máy làm sạc

Hình 4.7 ổ đỡ NSK

Hình 4.8 .Nguyên lý bộ phận é

Hình 4.9. Tải trọng tác dụng lên vít ép

Hình 4.10 sơ đồ tải trọng vít tải

Hình 4.11 Biểu đồ lực dọc và momen xoắn

Hình 4.12. Lò xo

Hình 4.13 Sơ đồ nguyên lý vit tải

Hình 4.15 Vít tải nghiêng Hình 4.16 Vít tải đứng Hình 4.17 Vít tải ngang
Hình 4.18 Các loại cánh xoắn thường gặp

Hình 4.19 Một số loại vít tải đặc biệt

Hình 4.20 Mặt cắt ngang của máng

Hình 4.21 Các phương pháp liên kết giữa máng và nắp máng

Hình 4.22 Mắt cắt và thông số vít tải

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thành phần hóa học trong một trái dứa chín

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của một số giống dứa chủ yếu Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng trong 100gram quả dứa Bảng 4.1 Phân phối tỷ số truyền động cơ cho tay quay
Bảng 4.2 Thông số kỹ thuật của bộ hộp giảm tốc và động cơ

Bảng 4.3 Phân phối tỷ số truyền cho động cơ băng tải

Bảng 4.4 Thông số kỹ thuật của bộ hộp giảm tốc và động cơ cho động cơ băng tải

Bảng 5.5 Phân phối tỷ số truyền cho động cơ máy làm sạch

Bảng 4.6 Thông số kỹ thuật của bộ hộp giảm tốc và động cơ máy làm sạch

Bảng 4.7 Thông số vật liệu bảng vẽ

Bảng 4.8 Thông số kỹ thuật bộ truyền bánh răng

Bảng 4.9 Hệ số ảnh hưởng do độ dốc đặt máy

Bảng 4.10 Các hệ số tính toán cho vật liệu vận chuyển trong vít tải

Bảng 4.11 Tốc độ quay của vít xoắn phụ thuộc vào đường kính vít

YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Nhóm khách hàng:

• Doanh nghiệp lớn.

• Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

• Công ty chế tạo máy.

• Cơ quan kiểm định chất lượng của sản phẩm.

• Người công nhân vận hành máy

 bản vẽ tổng hợp máy ép nước dứa

2.2. Doanh nghiệp lớn.

• Xác định các yêu cầu kỹ thuật.

• Hệ thống sản xuất khép kín hoàn toàn.

• Hệ thống sản xuất với sản lượng cao: 1500-2000 kg/h

• Hệ thống đạt được sản phẩm chất lượng như yêu cầu.

• Xác định các ràng buộc.

• Người vận hành máy phải qua đào tạo để đảm bảo được việc vận hành máy móc đúng và kịp thời xử lý hệ thống khi hệ thống gặp sự cố nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
• Hệ thống phải đạt năng suất đề ra: số lượng sản phẩm tạo ra sẽ được đếm theo hệ thống đếm để đảm bảo năng suất. Nếu số lượng không đạt yêu cầu thì máy gặp sự cố và phải bảo hành.
• Hệ thống sản xuất đạt chất lượng cao:

o Nước ép phải đạt tiêu chuẩn.

o Hệ thống rửa, làm sạch, ép, văt hoạt động đúng thiết kế

• Hệ thống điều khiển phải chính xác hoàn toàn.

• Xác định các yêu cầu để thiết kế máy.

o Hệ thống rửa băng tải : Khi nguyên liệu di chuyển đến phần nghiêng của băng, các vòi phun nước với áp suất cao đến 2-3 at sẽ rửa sạch cặn bẩn.
o Hệ thống làm sạch và cắt mắt: đảm bảo làm sách hết bùn đất, cắt mắt..

o Hệ thống nghiền: Các bộ phận của máy được chế tạo bằng thép không gỉ, mỗi giờ xử lý được 1500~ 2000kg nguyên liệu, không có vị chát của vỏ quả. Vỏ và hạt phân tách hoàn toàn, bảo đảm chất lượng thịt quả..
o Hệ thống ép: Hiệu suất quá trình ép phụ thuộc vào quá trình nghiền xé trước đó. Do đó phải chú ý đến những thông số hoạt động của máy nghiền để quá trình ép được hiệu quả
o Hệ thống điều khiển: điều khiển qua bảng điều khiển được thiết kế riêng và có người chuyên vận hành máy. Hệ thống sẽ ngưng hoạt động khi có vấn đề trên các hệ thống con trong toàn bộ hệ thống khép kín.

2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

• Xác định các yêu cầu kỹ thuật.

o Hệ thống sản xuất với sản lượng từ 1000-1200 kg/h

o Hệ thống đạt sản lượng như yêu cầu.

o Sản phẩm đạt chất lượng như yêu cầu.

o Hệ thống bán tự động.

• Xác định các ràng buộc.

o Người vận hành máy phải được đào tạo để đảm bảo an toàn lao động và vận hành máy an toàn và đúng cách.
o Hệ thống phải đạt năng suất đề ra: số lượng sản phẩm tạo ra sẽ được đếm theo hệ thống đếm để đảm bảo năng suất. Nếu số lượng không đạt yêu cầu thì máy gặp sự cố và phải bảo hành.
• Hệ thống sản xuất đạt chất lượng cao:

o Nước ép dứa phải đạt chuẩn. o Thời gian vận hành đảm bảo o Đóng gói đạt yêu cầu
• Hệ thống điều khiển phải chính xác hoàn toàn.

• Xác định các yêu cầu để thiết kế máy: ở đây ta hướng tới hệ thống bán tự động

o Hệ thống nghiền: đảm bảo các quả dứa sau khi nghiền nhỏ vỏ và thịt phân tách hoàn toàn, đảm báo chất lượng thịt

o Hệ thống ép : phụ thuộc vào hệ thống nghiền, nên chú ý đến các thông số nghiền, sau khi ép nước ép phải đạt chất lượng nước

Hình 2.1 : Máy ép nước dứa công nghiệp nhỏ

2.4. Công ty chế tạo máy

Xác định các yêu cầu kỹ thuật.

a. Các chi tiết máy phải đạt chất lượng như yêu cầu.

b. Các mối lắp ghép trong lắp ghép máy phải đạt yêu cầu. c. Khi vận hành máy máy chạy êm.
d. Tuổi thọ máy cao.

e. Sử dụng nhiều chi tiết đạt theo chuẩn. f. Vật liệu sản xuất.

Xác định các ràng buộc.

• Sử dụng các chi tiết tiêu chuẩn trong chế tạo như: bộ truyền đai, bộ truyền xích, ổ lăn, hộp giảm tốc, băng tải… Việc sử dụng nhiều chi tiết đạt chuẩn sẽ làm dễ dàng trong việc thay thế, bảo hành. Và tạo điều kiện sản xuất nhanh làm tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất. Vì nhiều chi tiết rất khó sản xuất và phải các công ty chuyên sản xuất mới có thể sản xuất được ví du: sản xuất ổ bi, sản xuất động cơ, hộp giảm tốc,…

o Các chi tiết của dây chuyền ép nước dứa phải đạt các yếu tố theo bản vẽ chi tiết của nhà thiết kế như:
 Kích thước.

 Độ nhám.

 Độ bóng bề mặt.

 Dung sai.

 Độ tương quan hình học giữa các bề mặt với nhau.

o Các mối lắp ghép phải theo cách hoạt động của các chi tiết mà ta có thể lắp theo các kiểu:
 Lắp lỏng.

 Lắp chặt.

 Lắp trung gian.

o Vật liệu:

o Dễ tìm.

o Rẻ tiền.

o Nguồn cung cấp dồi dào.

o An toàn điện:

 Hệ thống thiết kế bảo vệ điện bằng dây nối đất.

 Hệ thống thiết kế bảo vệ điện bằng dây trung tính.

 Hệ thống có sử dụng cầu dao chống giật,..

. Cơ quan kiểm định chất lượng của sản phẩm.

o Sản phẩm khi sản xuất ra phải đạt yêu cầu của bộ y tế về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng. Nếu không đạt lập tức cưỡng ép ngưng sản xuất và xử lý theo pháp luật
o Các chi tiết máy tiếp xúc với quả dứa tan phải làm bằng một loại vật liệu để tránh cà phê hòa tan bị dính, đùn, vón cục lại làm vật liệu giảm chất lượng. Ví dụ ta có thể dùng thép không ghỉ, inox để bảo quản các vật liệu có chất gây hiện tượng ô-xy hóa,…

o Kết cấu máy:

 Dễ tháo rời các chi tiết máy với nhau để vệ sinh.

 Đảm bảo kết cấu máy ko hở để vật liệu không bị bám vào các khe hở của máy.
• Sản phẩm phải có tem kiểm định chất lượng của cơ quan nhà nước ban hành đối với các sản phẩm đạt chuẩn của nhà nước về chất lượng.
• Các máy phải có giấy chứng nhận hoạt động tốt và được kiểm tra theo chu kỳ để đảm bảo an toàn cho công nhân và chất lượng cho người dùng.
• An toàn lao động:

o Mua bảo hiểm cho công nhân: để phòng ngừa khi xảy ra tai nạn giảm thiểu thiệt hại tối đa cho người công nhân.
o Trang bị đồ bảo hộ cho công nhân: trang bị quần, áo, nón bảo hiểm chuyện dụng cho công nhân sản xuất.
o Chuẩn bị các thiết bị sơ cứu cho công nhân khi sự cố xảy ra.

o Tập huấn cho công nhân trước khi để cho công nhân tiến hành vận hành máy móc. Tập huấn các kỹ năng cho công nhân các kỹ năng cần thiết khi gặp các vấn đề trong quá trình làm việc.
 Kỹ năng sơ cứu khi bị thương do gặp sự cố khi vận hành máy:

điện giật, bị các đồ vật nặng rơi vào bộ phận cơ thể,…

 Kỹ năng dừng máy khẩn cấp khi máy gặp sự cố để tránh hư hại cho máy móc.


2.6. Người công nhân vận hành, bảo dưỡng máy.

• Đối với người công nhân bảo dưỡng máy:

o Các bộ phận dễ sữa chữa.

 Kết cấu máy đơn giản.

 Kết cấu máy chuẩn theo các tiêu chuẩn nhất định.

o Các bộ phận dễ tháo lắp.

 Các bu lông, vít theo chuẩn để dễ dàng trong tháo lắp.

 Các bộ phận tránh mở nên thiết kế theo cụm và ghép với nhau theo một dạng ghép đặc biệt. Nên các dạng này khi bảo hành cần đưa tới công ty chuyên sản xuất để bảo dưỡng.
o Phụ tùng dễ thay thế:

 Liên quan đên việc chọn các chi tiết máy theo chuẩn để dễ dàng trong việc thay thế.
 Nếu các phụ tùng không đạt chuẩn thì đó là các chi tiết đơn giản công nhân có thể chế tạo và thay thế bằng các dụng cụ ở trong xưởng gia công.
• Người công nhân phải được đào tạo trước khi vận hành máy để đảm bảo vận hành đúng cách.
• Hệ thống điều khiển máy đơn gian dễ vận hành. Dễ xử lý khi máy gặp vấn đề về kỹ thuật ( thường nên thiết kế nút tắt khẩn cấp khi máy có vấn đề công nhân chỉ cần bấm vào nút tắt khẩn cấp để máy ngừng hoạt động). Bảng nhập thông số phải đơn giản đảm bảo công nhân dễ dàng nắm bắt được cách nhập các thông
số đầu v

 

3.1. Hệ thống rửa

CHƯƠNG 3: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC

Sử dụng băng tải để rửa :

Hệ thống bao gồm một bồn rửa và một cánh quạt, một băng tải đế rửa trái dứa. Sau khi dứa được lựa chọn thì sẽ cho vào bồn rửa, cảnh quạt sẽ đấy dứa lên băng tải đế qua hệ thống làm sạch.

a. Ưu điểm :

• Vận hành liên tục , vớt rác liên tục , vớt được nhiều chủng loại rác và kích thước khác nhau .
• Có khoảng cách vận chuyển lớn .

• Băng tải có cơ cấu đơn giản và bền .

• Có khả năng vận chuyển dứa với khoảng cách lớn .

• Làm việc êm , tiêu hao công suất không lớn .

• Dễ vận hành cho công nhân, lao động phố thông

b. Nhược điểm


• Để tăng được tuổi thọ sử dụng của băng tải, khi sử dụng bạn nên chạy với tốc độ trung bình – không cao
• Độ nghiêng băng tải nhỏ hơn 24 độ

• Không vận chuyển theo hướng đường cong cần bố trí thêm động cơ và khung băng để đổi hướng

. Vận hành máy

Vận hành

Quá trình vận hành máy theo thứ tự như sau:

cơ.

- Kiểm tra an toàn trước khi khởi động động cơ.
- Đóng điện cầu dao điện, cung cấp điện từ nguồn điện tới động cơ.
- Khởi động động cơ điện thông qua các công tắc, nút nhấn.
- Đợi một thời gian ngắn để động cơ hoàn tất quá trình khởi động của động

- Tiến hành cho liệu ( cơm dừa ) vào phễu cấp liệu để bắt đầu quá trình sản
- Trong quá trình vận hành, nếu xảy ra sự cố, dừng khẩn cấp hệ thống động cơ

thông qua nút nhấn dừng khẩn cấp để tiến hành kiểm tra, khắc phục hoặc sửa chữa.

- Để dừng động cơ sau thời gian sản xuất, sử dụng nút nhấn rồi mới được ngắt cầu dao điện.
- Đặc thù của máy là máy thực phẩm, nên yêu cầu người vận hành máy phải đảm bảo vệ sinh, do đó yêu cầu người vận hành phải có trang phục hợp vệ sinh, sử dụng khẩu trang, găng tay… trong suốt quá trình sản xuất.
- Trong quá trình cấp liệu, không sử dụng các dụng cụ cứng như thanh sắt, que gỗ hay tay chọc trực tiếp vào máng cấp liệu hay vít tải gây
nguy hiểm cho người vận hành.

Những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình vận hành máy và hướng giải quyết đề xuất.

Đóng điện động cơ không quay, không có tiếng kêu.

• Nguyên nhân
- Không có nguồn vào động cơ.
- Dây quấn 3 pha hở mạch.


• Kiểm tra nguồn ở cầu dao điện, aptomat
• Kiểm tra cầu chì, cáp dẫn điện vào động cơ.
• Kiểm tra đấu dây ở hộp nối.

Đóng điện, động cơ không quay, quay có tiếng rú hoặc động cơ quay nhưng không đạt tốc độ định mức.

• Nguyên nhân
- Nguồn điện đưa vào động cơ mất một pha, một trong các pha của cuộn dây stato bị hở mạch, nổ một cầu chìm một tiếp điểm của cầu dao không tiếp xúc hoặc tiếp xúc không tốt.
- Động cơ bị kẹt giữa stato và roto hoặc bị kẹt trong máy ép, máy cấp liệu…
- ổ bi bị mòn nên khi có điện, roto bị hút vào stato.
- Đấu dây giữa ba pha sai
- Mạch roto bị đứt hoặc tiếp xúc không tốt
• Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra nguồn, cầu chì, các tiếp xúc của cầu dao…
- Kiểm tra lại cách đấu dây, tiến hành thử lại cực tính các pha nếu cần thiết.
- Kiểm tra sự kín mạch của roto, biến trở khởi động
- Kiểm tra khe hở giữa roto và stato, gối trục và máy do động cơ kéo. Đóng điện vào động cơ, các thiết bị bảo vệ tác động ngay.


• Nguyên nhân
- Ngắn mạch cuộn dây stato hoặc ở cáp dẫn điện tới động cơ
- Đấu dây sai cực tính
- Đấu dây không thích hợp với điện áp nguồn.
- Chọn thiết bị bảo vệ không thích hợp hoặc chỉnh định cường độ và thời gian tác động của bảo vệ không phù hợp với cường độ và thời gian khởi động của động cơ.
• Biện pháp khắc phục
- Đo điện trở của từng pha, đo cách điện của các pha stato và của cáp để phát hiện pha bị ngắn mạch.
- Kiểm tra lại cách đấu dây.
- Kiểm tra các thiết bị điều khiển, bảo vệ.

Động cơ chạy không tải được, khi mang tải động cơ không khởi động được.


• Nguyên nhân
- Tải quá lớn so với công suất động cơ
- Điện áp nguồn suy giảm nhiều
- Đấu dây sai.


- Dây đai quá căng.
• Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra lại tải, có thể có hiện tượng kẹt trong quá trình ép, cấp liệu.
- Kiểm tra điện áp nguồn.
- Kiểm tra đấu dây.
- Điều chỉnh lại lực căng của dây đai
- Thay động cơ mới nếu các kiểm tra trên không phát hiện được lỗi

Động cơ vận hành, nhiệt độ stato cao quá quy định.

• Nguyên nhân
- Quá tải thườngxuyên
- Điện áp nguồn quá lớn hoặc quá thấp
- Ngắn mạch một số vòng dây của dây quấn stato
- Dây dai quá căng.
- Khe hở giữa roto và stato lớn
- Có sự cọ xát giữa roto và stato.
- Thiếu sự thông gió, làm mát động cơ.
- Nhiệt độ môi trường quá cao.
- Tắc nghẽn vật liệu trong quá trình cấp liệu, ép.
• Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra lại dòng điện từng pha, giảm tải của động cơ điện
- Kiêm tra điện áp nguồn.
- Điều chỉnh lại dây đai.
- Kiểm tra lại hệ thống làm mát của động cơ, làm mát cưỡng bức bằng quạt bên ngoài.
- Kiểm tra lại dòng vật liệu trong quá trình cấp liệu, ép. Thông nếu có hiện tượng tắc nghẽn vật liệu.

Độ rung của động cơ quá trị số quy định


• Nguyên nhân
- Căn tâm giữa roto và stato không tốt
- Căn tâm giữa động cơ và máy không tốt
- Bệ máy không phẳng, lắp ráp không chắc chắn.
- Ổ bi bị mòn hoặc vỡ nhiều.
• Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra, căn chỉnh lại tâm roto và stato.
- Kiểm tra, căn chỉnh lại tâm động cơ và máy
- Kiểm tra, chỉnh sửa bệ máy hoặc chêm, lót bệ máy. Siết chặt các bulon bệ máy cho chắc.

- Kiểm tra, thay thế ổ bi.

5.2. Bảo trì máy

Động cơ điện

Trong suốt quá trình vận hành máy, người vận hành có nhiệm vụ:

- Theo dõi thường xuyên tiếng máy chạy.
- Kiểm tra nhiệt độ động cơ, bao gồm nhiệt độ cuộn dây, lõi thép, gối trục...
- Kiểm tra công suất tiêu thụ bằng amper kế.
- Kiểm tra độ rung của động cơ.
- Kiểm tra các điểm tiếp xúc của cầu dao, cầu chì và điện trở khi khởi động.
- Thường xuyên làm công tác vệ sinh, lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ điện.
- Thực hiện đúng các quy trình tiểu, trung, đại tu

động cơ. Trong đó:

Tiểu tu động cơ điện: Là quá trình được thực hiện thường sau 3 tháng làm việc, trong điều kiện môi trường nhiều bụi, hóa chất ăn mòn. Bao gồm những công việc sau:

- Vệ sinh lau chùi

 ................

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là từng ngày. Tự động hóa trong sản xuất ngày càng mở rộng và phát triển. Các máy sản xuất thực phẩm truyền thống ngày càng trở nên lạc hậu và không đáp ứng được nhu cầu sản xuất mà nền công nghiệp đang phát triển cần. Việc chế tạo ra các hệ thống chuyên dụng ngoài việc phục vụ cho sản xuất hàng loạt mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển sản xuất, thực hiện đường lối và chủ trương công nghiệp hóa và hiện đại hóa Đất nước của Đảng và Nhà Nước.
Được sự đồng ý của Khoa Cơ Khí và thầy hướng dẫn,chúng em thực hiện đề tài luận văn “thiết kế hệ thống ép nước dứa”. Sản phẩm của luận văn là nước ép dứa chất lượng cao, sạch sẽ,giữa được hương vị và các vitamin trong nước ép
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 6 chương với nội dung được tóm tắt như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan, phân loại,xác định các chất trong quả dứa
Tìm hiểu các về trái dứa, phân loại dứa về kích thước, vùng miền và chúng loại, thành phần hóa học của quả dứa đến sức khỏe của con người. Các chúng
máy gia đình và công nghiệp có trên thị trường.
CHƯƠNG 2: Yêu cầu kỷ thuật
Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, các công ty nhỏ, vừa, các công ty chế tạo máy, các cơ quan kiểm định chất lượng về an toàn thực phấm và an toàn trong công nghiệp, các công nhân vận hành và bảo dưỡng máy móc
CHƯƠNG 3: Vẽ nguyên lý từng máy trong dây chuyền
So sánh các phương án truyền động khác nhau và lựa chọn. Thiết kế hệ thống truyền động dựa trên phương án đã chọn. Tính toán kiểm nghiệm bằng phần mềm tin học và các phương pháp tính toán đã học.
CHƯƠNG 4: Tính toán các chi tiết tiêu chuấn trong máy Thiết kế khung máy và các chi tiết khác cần gia công CHƯƠNG 5: Qui trình công nghệ, vận hành, bảo dưỡng máy
CHỌN ĐỀ TÀI
Dứa là một đặc sản nhiệt đới, tuy đứng hàng thứ 10 về sản lượng trong các cây ăn quả nhưng về chất lượng, hương vị, lại đứng hàng đầu, được mệnh danh là “vua hoa quả”. Hiện nay trên thị trường, các loại trái cây nhiệt đới được trồng cho năng suất lớn và đem lại thu nhập cho quốc gia thông qua xuất khẩu như chuối, cam, bưởi, vải, đu đủ….
Trong đó, dứa là loại trái cây được trồng khá dễ dàng và là một trong những sản phẩm được xuất khẩu khá nhiều, đặc biệt được ưa chuộng ở các nước công nghiệp phát triển. Dứa là cây rất dễ trồng, có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả các vùng đất đồi dốc, sỏi đá lẫn các vùng đất thấp, nhiễm phèn, có độ pH = 3 - 3.5 có nhiều độc chất mà nhiều cây khác không sống được. Vì vậy, có thể phát triển và mở rộng diện tích trồng dứa rất dễ dàng trên các vùng đất chua xấu, nhất là các loại đất phèn, hoang hóa.
Dứa cũng được sử dụng làm nguồn nguyên liệu để chế biến nhiều loại thực phẩm quen thuộc với người tiêu dùng như: dứa đóng hộp, nước dứa ép, dứa ngâm đường, dứa sấy, mứt dứa, dứa lạnh đông,.v.v..
Thực phẩm từ dứa không chỉ là nguồn bổ sung các vitamin và một số chất khoáng đa lượng (như K, Ca…), vi lượng (như Fe, Cu, Zn…) cần thiết mà còn là thức uống giúp thanh nhiệt, giải khát tốt. Đồng thời nghiên cứu về công nghiệp sản xuất nước giải khát đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng như các loại sản phẩm chế biến khác, nó góp phần điều hoà thực phẩm giữa các vùng, tăng nguồn hàng xuất khẩu trong nước.
Các loại máy ép nước dứa hiện trên thi trường phần lớn là các loại máy ép cá nhân, phục vụ cho các hộ gia đình là chính. Nhằm sản xuất một số lượng lớn sản phấm nước ép từ trái dứa, chúng em đã chọn “dây chuyền sản xuất nước dứa” để phục vụ trong công nghiệp sản xuất nước ép hiện nay.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 

LUẬN VĂN MÁY ÉP NƯỚC DỨA KIỂU TRỤC VÍT


1.1. Giới thiệu về trái dứa
1.1 Nguồn gốc
Hình 1.1 Quả dứa
Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia Brazil, Paraduay ở Trung và Nam Mỹ. Khi Christopher Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về triều cống nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương. Tiếng Anh của dứa lá Pinapple. Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thấy trái dứa nom giống như cái chóp quả thông, bèn đặt tên là “Pina”. Người Anh thêm chữ “Apple” .Tiếng Việt còn gọi dứa là trái thơm, có lẽ vì hương thơm dìu dịu thoát ra từ trái dứa vừa chín tới.
Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước. Năm 2007, sản lượng dứa của tỉnh Tiền Giang đạt 161.300 tấn. Tiếp theo là Kiên Giang (85.000 tấn), Ninh Bình (47.400 tấn), Nghệ An (30.600 tấn), Long An (27.000 tấn), Hà Nam(23.400 tấn), Thanh Hoá (20.500 tấn). Tổng sản lượng cả nước năm 2007 đạt 529.100 tấn. Nhiều địa phương xây dựng thương hiệu đặc sản quả dứa như dứa Đồng Giao (Tam Điệp - Ninh Bình), hoặc ở Kiên Giang, Tiền Giang đều có những nhà máy chuyên sản xuất, chế biến các thực phẩm từ quả dứa.
Phân loại



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn