LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ BĂNG TẢI ỐNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ BĂNG TẢI ỐNG
MÃ TÀI LIỆU 300600100094
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 190 MB Bao gồm tất cả file thiết kế, thuyết minh ( pdf) , file 2D, ,...., , bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, bản vẽ chi tiết của cụm ,tập bản vẽ các cụm trong máy, Thiết kế kết cấu máy, mạch điện, hình chiếu 3d............. và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ BĂNG TẢI ỐNG
GIÁ 895,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 20/04/2024
9 10 5 18590 17500
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ BĂNG TẢI ỐNG Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ BĂNG TẢI ỐNG

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay với nhu cầu tăng cao về việc vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi
khai thác về nơi sản xuất hay nơi tiêu thụ. Đối với những vật liệu có ảnh
hưởng đến môi trường như xi măng, than đá, các loại bột, cát, vật liệu
lỏng…thì việc dùng băng tải ống để vận chuyển là sự lựa chọn tốt nhất.
Trên thế giới có rất nhiều nước đã dùng băng tải ống trong quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu. Có rất nhiều hãng đã chế tạo thành công băng tải
ống như KOCH, CKIT, HSIN YUNG CHIEN, PHOENIX, CEMA…việc phát
triển băng tải ống đã và đang không ngừng phát triển trên thế giới.
Ở Việt Nam việc vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi khai thác đến nơi tiêu
thụ hoặc sản xuất thường gặp phải địa hình phức tạp hoặc khu dân cư nên
những vật liệu ảnh hưởng đến môi trường sẽ rất khó khăn trên việc chuyên
chở. Việc dùng băng tải ống để vận chuyển là rất cần thiết.
Ở nước ta hiện nay băng tải ống chưa được dùng trong thực tế. Vì vậy việc
tìm hiểu và ứng dụng băng tải ống trong vận chuyển là nhu cầu cần thiết.
Trong suốt quá trình làm luận văn em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình
của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Lê Khánh Điền đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em trong suốt quá trình
làm luận văn.
Các thầy cô trong bộ môn cơ sở thiết kế máy.
Trong quá trình làm luận văn với sự thiếu sót về kinh nghiệm và kiến thức
còn hạn hẹp nên không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ dẫn thêm của thầy cô.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Xuân Hoài

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mục lục
Chương 1 Tổng quan về băng tải ống 1
1.1 Đặc điểm chung của băng tải ống 1
1.2 Ưu và nhược điểm của băng tải ống 2
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống 4
2.1 Giới thiệu 4
2.2 Khả năng của băng tải ống 5
2.3 Bảng lựa chọn con lăn 6
2.4 Khoảng cách chuyển tiếp 7
2.5 Lực ma sát trên con lăn – hệ số KX 8
2.6 Số hạng Aip ở nhánh có tải 8
2.7 Sơ đồ bố trí các con lăn 9
2.8 Tổn thất do ma sát ở đoạn cong 10
2.9 Tổn thất do tạo thành hình dạng ống 11
2.10 Sự tổn thất do uốn cong 13
2.11 Công suất/ so sánh công thức tính toán lực căng
12
Chương 3 Các phương án thiết kế 14
3.1 Phương án bố trí các con lăn 14
3.2 Phương án các loại băng tải 15
3.3 Phương án kết cấu tang 18
3.4 phương án đặt động cơ 20
Chương 4 Tính toán hệ thống truyền động 22
4.1 Tính toán chọn động cơ 22
4.2 Tính các thông số tang 29
4.3 Phân phối tỉ số truyền 29
4.4 Xác định công suất, moment và số vòng quay trên trục 29
4.5 Tính bộ truyền đai 30
4.6 Tính hộp giảm tốc 32
Chương 5 Tính trục tang và trục con lăn 65
5.1 Tính trục tang 65
5.2 Tính đường kính trục con lăn 66
5.3 Tính chọn ổ lăn ở trục con lăn 68
5.4 Tính bulong giá đỡ con lăn lắp lên khung 69
Chương 6 Tính thép ở các khung 70
6.1 Tính thép khung nâng 70
6.2 Tính thép ở giá đỡ khung 73
6.3 Tính bulong ở mối ghép giữa 74
khung đỡ con lăn và khung nâng
Chương 7 Sơ đồ mạch điện của băng tải ống 79
7.1 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của mạch điện 79
Chương 8 Sự phát triển mới băng tải ống 81
8.1 Trình bày hệ thống mới 81
8.2 So sánh hệ thống mới phát triển và hệ thống thường 82
8.3 Kiểm tra phương tiện 83
Chương 9 Khảo sát sự dao động của hệ thống 84
Chương 10 Điều chỉnh và công tác bảo trì băng tải ống 93
Tài liệu tham khảo 96
Phụ lục 97
Chương 1 Tổng quan về băng tải ống
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BĂNG TẢI ỐNG
Ngày nay sự đa dạng khác nhau về qui trình khai thác mỏ, quặng, vận tải và
dở tải đưa hàng, vật liệu vào kho, khu sản xuất liên tục. Do đó đòi hỏi tăng
thêm những nhu cầu về công nghệ chuyên chở. Sự cố gắng thiết kế hệ
thống vận chuyển liên tục đã làm cho sự chuyên chở kinh tế hơn so với hệ
thống chuyên chở cũ. Mở ra những lĩnh vực, những yêu cầu cao hơn và một
sự chuyên môn hóa mạnh mẽ tới công nghệ chuyên chở.
Việc chuyên chở vật liệu bằng băng tải ống trở nên một lĩnh vực cao và
mạnh.
Băng tải ống nói chung còn rất mới ở Việt Nam. Trên thế giới đã có rất
nhiều hãng chế tạo băng tải ống như KOCH, CKIT, HSIN YUNG CHIEN,
PHOENIX, CEMA…. Hệ thống băng tải ống hiện nay cũng được sử dụng
nhiều ở các nước châu Á.
1.1 Đặc điểm chung của băng tải ống
Băng tải ống khác với băng tải thường, đối với băng tải thường các con lăn
được bố trí ở góc nhất định để băng tải có thể chuyển động trên những con
lăn ở các góc nhất định đó tạo thành máng vận chuyển. Trong băng tải ống
băng tải bao kín vật liệu vận chuyển. Như vậy mặt cắt ngang của băng tải
ống có thể là hình tròn hay là oval. Để đạt được mặt cắt ngang là hình tròn
hay oval các con lăn phải được lắp ráp sắp xếp theo hình lục giác.
Hình 1.1: Mô hình so sánh giữa băng tải ống và băng tải thường
Đa số băng tải ống sử dụng băng phẳng. Thông thường ban đầu băng tạo
thành hình máng sau đó sẽ tạo thành ống nhờ hệ thống bố trí các con lăn.
Hình dáng ống được giữ theo một khoảng cách nhất định sau đó hình dáng
ống sẽ tự động mở ra tạo thành dạng băng phẳng như ban đầu. Hành trình
quay về giống như hành trình đi của băng tải.
Chương 1 Tổng quan về băng tải ống
2
Hình 1.2. Cơ cấu chung của băng tải ống
1.2 Ưu và nhược điểm của băng tải ống
Những lợi thế của băng tải ống so với băng tải bình thường
h Được sử dụng để vận chuyển những vật liệu khó vận chuyển (nhiều
bụi, bùn, hay làm ô nhiểm môi trường).
h Bảo vệ sự ảnh hưởng của thời tiết đến vật liệu vận chuyển.
h Không làm thất thoát vật liệu chuyên chở.
h Linh hoạt chuyên chở ở những lộ trình khó vận chuyển hay những địa
hình khó phức tạp như địa hình núi non …
h Có thể vận chuyển ở những dốc đứng.
h Có thể vận chuyển ở những đoạn cong có bán kính 45m phụ thuộc
vào đường kính ống và vật liệu làm băng tải.
h Vững vàng trong quá trình hoạt động.
h Không có vấn đề gì khi vận hành ở mùa đông.
Những bất lợi của băng tải ống so với băng tải thường
h Tiêu thụ năng lượng cao hơn do phải kéo các con lăn tạo thành ống.
h Có chiều rộng lớn hơn 1,6 lần so với chiều rộng bình thường cho cùng
một khối lượng vận chuyển, có cùng tốc độ với băng tải bình thường
với góc nghiêng 300.
h Có sự chống lại sự quá tải.
h Khó sửa chữa và khó khăn trong việc tháo băng.
h Phương tiện yêu cầu sự kiểm tra bảo trì thường xuyên hơn.
h Khi vận chuyển những vật liệu có hơi nóng vật liệu sẽ khó bốc hơi do
nằm trong ống kín.
Sự liệt kê những bất lợi và thuận lợi của băng tải ống và băng tải thường
cho thấy băng tải ống thuận lợi hơn trong sự vận chuyển. Băng tải ống rất
đặc biệt cho sự chuyên chở những vật liệu khó và sự bảo vệ vật liệu này
trong quá trình chuyên chở từ A đến B. Một lợi ích hơn nữa là băng tải ống
Chương 1 Tổng quan về băng tải ống
3
dễ dàng vận chuyển ở những lộ trình những điều kiện địa hình khó khăn.
Băng tải ống có thể vận chuyển ở những đoạn dốc và những đoạn cong có
bán kính khác nhau.
Conventional Conveyor Pipe Conveyor
leg 1
length lift Capacity length lift Capacity
250 m 4.5 m 1500 t.p.h. 487 m 15.0 m 1500 t.p.h.
Cost Comparison as @ August 1999
Transfer Convr No 1 Head Station
Transfer Building & Transfer Chute
Convr No 2 Tail Station No Transfer Station Required
leg 2 250 m 15.0 m 1500 t.p.h. Second leg not required
Mechanicals
&
Structures R 4.022 million R 3.20 million
Engineering
&
Mangement R 1.453 million R 1.411 million
Total Capital
Expenditure R5.475 million R 4.611 million
O & M Cost/ton
based on
2,5 million tons/annum R 0.71 R 0.55
Bảng1.1 Số liệu so sánh giữa băng tải ống và băng tải truyền thống theo
[14]
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
4
Chương 2
LÝ THUYẾT BĂNG TẢI ỐNG
2.1 Giới thiệu
Hơn 100 năm nay băng tải máng (băng tải truyền thống) được sử dụng để
chuyên chở những nguyên vật liệu. Thành công của việc sử dụng băng tải
truyền thống là giá thành tương đối thấp, độ cao của sự tin cậy và tính sẵn
sàng và việc tổ chức và bảo trì với giá thấp. Nhưng vấn đề quan trọng của
băng tải truyền thống là không thể vận chuyển những nguyên vật liệu dẻo
dính, bụi hoặc có nhu cầu cung cấp cho một hệ thống kín hoàn toàn để bảo
vệ không chịu ảnh hưởng của môi trường hoặc sự chảy ngược lại của vật
liệu từ nhánh không tải.
Ống hay băng tải ống giải quyết được vấn đề này bởi việc chuyên chở sản
phẩm trong một mặt cắt ngang có hình dạng là hình tròn được hình thành bởi
sự gối lên nhau của viền băng tải và sử dụng những con lăn được sắp xếp
trong hình lục giác để hình thành hình dạng có hình ống.
Hình 2.1 Mặt cắt ngang của ống /băng tải ống
Vành đai băng sẽ bảo vệ sản phẩm chuyên chở, bảo vệ sản phẩm không bị
ảnh hưởng của các yếu tố và môi trường đến sản phẩm. Ở nhánh không tải
cũng được hình thành với mặt cắt ngang là hình tròn, cùng với việc mang tải
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
5
của băng hướng vào trong sẽ ngăn chặn vật liệu bám vào vành đai và rơi
lên các con lăn.
Vùng duy nhất có thể mở của băng là ở khu vực đầu và cuối. Băng tải ống
cần cho nhu cầu khi vận chuyển thay đổi phương hướng trực tiếp. Băng tải
ống có thể vận chuyển ở những đoạn cong ngang với bán kính có thể nhỏ
hơn băng tải truyền thống khi băng được điều khiển bởi các cạnh của các
con lăn. Việc này loại trừ khả năng ảnh hưởng của môi trường và phí tổn
của việc lau chùi băng, puly, sự phân phối và giá của bảo trì liên quan đến
sự chuyên chở.
Với những lý do trên băng tải ống là sự lựa chọn ưu tiên cho sự vận chuyển
những vật liệu có nhiều bụi, là tro là đá vôi, than đá ẩm ướt, cát, hoặc dầu
mỏ…
2.2. Khả năng của băng tải
Bảng sau thể hiện công suất và tốc độ của băng tải ống có thể đạt được
tùy theo đường kính ống.
Pipe
dia.
Material
crosssection
[1]
Recommended
maximum
belt speed
Capacity
Max.
lump
size
[2]
Standard
troughed
conveyor
equivalent
[3]
[in] [ft²] [ft/m] [ft³/h] [t/h@100#/ft³] [in] [in]
6 0.147 400 3,528 176 2.00 18
8 0.262 430 6,780 338 2.75 24
10 0.409 460 11,288 564 3.50 24
12 0.589 500 17,670 884 4.00 30
14 0.802 570 27,428 1,371 4.75 36
16 1.047 660 41,461 2,073 5.50 42
20 1.636 740 72,638 3,632 6.50 48
24 2.356 820 115,815 5,796 8.00 60
28 3.207 900 173,178 8,659 10.00 66
34 4.729 980 278,065 13,903 12.00 84
Bảng 2.1 Thông số về băng tải ống theo [13]
[1] Dựa trên mặt cắt với 75% tải trọng
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
6
[2] Dựa trên kích cỡ của vật liệu vận chuyển = 1/3 đường kính ống
[3] Dựa trên góc của con lăn là 350 và 220 góc nghiêng của vật liệu
2.3. Bảng lựa chọn các con lăn
Bảng sau cung cấp về chiều dài con lăn phụ thuộc vào đường kính ống và
mật độ của vật liệu và cung cấp đường kính trục và kích cỡ ổ bi dùng trong
thiết kế các con lăn.
Pipe
dia.
Idler
spacing
Idler roll
diameter
Idler
bearing
diameter
[in] <50
pcf
>50
pcf [in] [in]
6 4' -
0"
4' -
0"
2½" ¾"
8
5' -
0"
4' -
0" 2½" ¾"
10 6' -
0"
4' -
6" 3½" ¾"
12 6' -
6"
5' -
0"
3½" ¾"
14
7' -
6"
5' -
6" 3½" ¾"
16 8' -
3"
6' -
0" 4½" ¾"
20 10' -
6"
7' -
3"
4½" ¾"
24
12' -
0"
8' -
3" 5½" 1"
28
13' -
9"
9' -
0" 6½" 1"
34
16' -
6"
11' -
6" 7½" 1¼"
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn chiều dài con lăn theo [13]
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
7
Bảng 2.3 cung cấp tỉ lệ chiều dài con lăn tiêu chuẩn với chiều dài con lăn
được sử dụng theo chiều ngang và chiều đứng và sự phụ thuộc bán kính
cong vào đường kính ống đối với băng tải loại cao su hay là băng tải loại lỏi
thép
% of Standard
Idler Spacing
Curve Radius
Fabric Steel Cord
100 600 x D 1000 x D
90 500 x D 900 x D
80 499 x D 800 x D
70 300 x D 700 x D
65 250 x D 650 x D
60 200 x D 600 x D
Bảng 2.3 Bán kính cong của băng tải ống theo [13]
D: đường kính ống ft
2.4. Khoảng cách chuyển tiếp
Bảng 2.4 cung cấp khoảng cách chuyển tiếp nhỏ nhất đến tạo thành hình
dạng ống.
Pipe
Diameter
[in]
Transition Length
[ft]
Fabric Belt Steel Cord Belt
6 13 25
8 17 34
10 21 42
12 25 50
14 29 58
16 34 67
20 42 80
24 50 100
28 59 117
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
8
34 71 142
Bảng 2.4 Băng tải ống – khoảng cách chuyển tiếp theo [13]
2.5. Lực ma sát trên con lăn – hệ số KX
Theo [13] Kx = 0.00068 (Wb + Wm) + Ai/Si
Wb :Trọng lượng băng trên 1 bước (lb/ft)
Wm : Trọng lượng của vật liệu trên 1 bước (lb/ft)
0,0068 hệ số ma sát của trục và ổ bi trong con lăn
Si : Chiều dài con lăn (ft)
Ai : Ma sát giữa tấm chắn và mỡ ở ổ bi
Đối với băng tải ống hệ số hạng KX là giá trị riêng biệt giữa đoạn băng có
tải và đoạn băng không tải. Bởi vì giá trị ở đoạn băng KX ở đoạn băng
không tải có thể lớn hơn so với băng tiêu chuẩn.
Hệ số Ai của băng tải ống được trình bày. Đầu tiên chúng ta giảm bớt hệ số
Ai bởi 6/7 khi bỏ đi bớt một con lăn ở nhánh không tải giá trị này có thể sửa
đổi bởi một hệ số của 2 trước khi băng tải tiêu chuẩn có 3 con lăn, 6 con lăn
đối với băng tải ống. Hệ số Ai có thể điều chỉnh bởi tỉ lệ đường kính trục
con lăn của băng tải ống.
2.6. Số hạng Aip ở nhánh có tải
Theo [13]
Ai pipe = AICEMA .6/7. 2 (giá trị cơ bản)
AICEMA=1,5 với 6 con lăn hay ¾” đường kính ổ bi (3 con lăn)
Băng tải ống giá trị Ai có thể được điều chỉnh khác nhau dựa trên đường
kính trục và đường kính ổ bi. Đường kính trục lớn hơn 6 inch sẽ giảm Ai, khi
đường kính trục nhỏ hơn 6 inch sẽ tăng giá trị Ai, ổ bi của trục có thể bị ảnh
hưởng bởi số hạng Ai bạc lớn hơn 0,75 inch chúng ta sẽ tăng thêm giá trị Ai
và bạc nhỏ hơn 0,75 inch thì hạ giá trị Ai và có thể tính toán như sau theo
[13]:
Ống Ai (Aip) = 2.6 x
6 x
Đường kính ổ bi.
Đường
kính trục
0.75
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
9
Hệ số đó được giới thiệu bởi Ai ở đoạn băng không tải thì dựa trên việc
chọn và lắp ráp giữa trục, con lăn. Nó thường xuyên được khử giữa trục con
lăn và khung chứa con lăn.
Pipe
Diameter
Trough Belt
TAip
Return Belt (RAip)
Case 1 Case 2 Case 3 Case 4
6 6.2 6.2 4.1 3.4 2.8
8 6.2 6.2 4.1 3.4 2.8
10 4.5 4.5 3.0 2.5 2.0
12 4.5 4.5 3.0 2.5 2.0
14 4.5 4.5 3.0 2.5 2.0
16 3.5 3.5 2.3 1.9 1.6
20 3.5 3.5 2.3 1.9 1.6
24 3.8 3.8 2.5 2.1 1.7
28 3.2 3.2 2.1 1.8 1.4
34 3.5 3.5 2.3 1.9 1.6
Bảng 2.5 Băng tải ống – giá trị Ai theo [13]
Chú ý: Trường hợp 1 có thể sử dụng trong mặt cắt ngang cho đoạn cong
băng tải và trường hợp 1 đến 4 sử dụng trong mặt cắt ở đoạn thẳng dựa trên
việc tập hợp thiết kế.
2.7. Sơ đồ bố trí con lăn
Trường hợp 1: Ở đoạn mặt cắt cong của băng tải có 6 con lăn trên khung
Trường hợp 2 : Sự trở lại của các con lăn và không gian giống như băng tải
truyền thống.
Trường hợp 3: Sử dụng toàn bộ khung bởi hai khung với hai con lăn tạo
thành chữ V.
Trường hợp 4 : Sử dụng toàn bộ khung với hai khung với một con lăn.
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
10
Hình 2.2 Sơ đồ bố trí con lăn theo [13]
Lực ma sát trên con lăn của băng tải ống lớn hơn lực ma sát trên con lăn của
băng tải truyền thống theo [13].
Te = L Kt Kx
Khi Kx = 0.00068 (Wb + Wm) + Ai/Si
Đối với nhánh có tải Kxt = 0.00068 (Wb + Wm) + TAip/ Si
Đối với nhánh không tải Kxr = 0.00068Wb + RAip/Si
2.8. Tổn thất do ma sát ở đoạn cong
Sự khác nhau giữa băng tải ống và băng tải thường là sự chứa đựng một vài
đường cong theo phương thẳng đứng và phương nằm ngang. Sự thuận lợi của
băng tải ống là khả năng lựa chọn đường đi kinh tế nhất.
Một lần băng tải trải qua sự thay đổi trực tiếp hình dáng băng thành các
dạng đường cong. Khi đó đầu và cuối của con lăn sẽ giữ băng theo bán kính
cong mong muốn. Sự tác động vào nơi thêm tải trọng trên con lăn, lực đó
được biểu diễn bằng hình sau.
Hình 2.3 Lực trên đoạn cong theo [13]
Có thể xem như tải trọng tác động thêm vào các con lăn là hàm số của lực
căng băng, góc nghiêng và phụ thuộc vào bán kính, chiều dài của đoạn cong
không có sự ảnh hưởng hoàn toàn của tải trọng thêm vào. Bởi vậy đoạn
cong là vị trí quan trọng.
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
11
Nói chung đoạn cong gần vị trí đầu băng sẽ có lực căng băng lớn hơn các
đoạn khác. Bởi vậy kết quả tải trọng lên con lăn sẽ lớn hơn. Nó có thể phức
tạp tùy theo loại đường cong và hình dáng hình học của băng tải sẽ ảnh
hưởng đến tải trọng con lăn. Đường cong lồi là trường hợp xấu nhất trước
khi băng bị kéo trực tiếp bởi lực trọng trường của băng và tải trọng. Lực tác
dụng đoạn cong ngang sẽ thường là góc vuông đối với đường cong đối với
đường cong lõm lực sẽ là 1800 .
Phức tạp hơn, lực căng vào và lực căng ra của đoạn cong thay đổi bởi lực ma
sát và sự nâng lên của đoạn cong.
Giá trị thực của lực căng sẽ tăng thêm tải trọng tác dụng lên con lăn nhân
với hệ số ma sát của Kx hoặc bằng 0,00068 theo [13]. Chúng ta cần thêm
vào lực căng băng bởi hệ số mất mát Ky giá trị trong bảng là 0,016.
Break
Angle
Belt Tension Ct
1,000 2,000 5,000 8,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000
50 14 22 29 36 44
100 15 23 29 44 58 73 87
150 22 35 44 65 87 109 131
200 12 29 46 58 87 116 145 174
250 14 36 58 72 108 144 181 217
300 9 17 43 69 86 130 173 216 259
350 10 20 50 80 100 150 201 251 301
400 11 23 57 91 114 171 228 285 342
450 13 26 64 102 128 191 255 319 383
500 14 28 70 113 141 211 282 352 423
600 17 34 83 133 167 250 334 417 500
700 19 38 96 153 191 287 383 478 574
800 21 43 107 172 214 322 429 536 643
900 24 47 118 189 236 354 472 590 708
Bảng 2.6 Thêm lực căng băng do tổn thất ma sát qua đoạn cong theo [13]
Chú ý : Giá trị trong bản có thể tăng thêm khi nhiệt độ dưới 320 F bởi hệ số
Kt
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
12
2.9. Tổn thất do tạo thành hình dạng ống
Có thể thêm vào năng lượng tổn thất kết hợp với sự thay đổi của băng từ
băng phẳng sang hình dạng tròn. Các giá trị tổn thất do hình dạng ống phụ
thuộc đường kính ống. Các giá trị được diễn tả ở bảng sau:
Pipe
diameter [in]
Additional Te
Cf [lb]
6 50
8 60
10 70
12 80
14 90
16 100
20 120
24 130
28 150
4 180
Bảng 2.7 Lực căng thêm vào ở đoạn cong theo [13]
Chú ý: Thêm vào ở mổi đoạn băng phẳng chuyển tiếp sang đoạn tròn
2.10. Sự tổn thất do uốn cong
CEMA(Conveyor Equipment Manufacturers Association) đã định nghĩa số
hạng KY là sự chống lại của vật liệu và băng bị uốn cong lên sự lăn tròn của
các con lăn. Giá trị này là hàm số của vật liệu và trọng lượng băng trên 1
bươc, lực căng băng và chiều dài con lăn. CEMA đã định nghĩa phạm vi của
KY từ 0,016 đến 0,035 và sử dụng 0,015 cho đoạn băng không tải. Giá trị KY
được giới thiệu trong CEMA là dựa trên giá trị lớn nhất của chiều dài con
lăn 5ft và có thể tăng thêm chiều dài con lăn. Kết quả này từ sự tăng lên độ
võng của băng(% chùng băng là hàm số của chiều dài con lăn và vì thế sự
tổn thất do uốn cong sẽ lớn hơn)
Chương 2 Lý thuyết băng tải ống
13
2.11 Công suất/ so sánh công thức tính toán 1ực căng
Conventional
Conveyors
Pipe Conveyors Remarks
L Kt Kx L Kt Kxt [2] Trough belt idler losses
[1] L Kt Kxr [2] Return belt idler losses
L Kt Ky Wb L Kt Ky Wb Belt flexure losses
L Ky Wm L Ky Wm Material flexure losses
0.015 L Wb 0.015 L Wb Return belt flexure losses
H Wm H Wm Material lift or drop
NA CfN [3] Circular forming friction
NA Ct1 + Ct2 + Ct3 + ...Ctn Curve tension
Accessories Accessories [4]
Bảng 2.8 So sánh công thức tính lực căng theo [13]
[1] Bao gồm con lăn ở nhánh có tải.
[2] Giá trị chiều dài L trong băng tải chia ra thành hai giá trị LC (chiều dài
đoạn cong) và LS (chiều dài đoạn thẳng) ở nhánh có tải và nhánh không tải.
[3] N: Số mặt cắt tròn.
[4] Thêm vào tổn thất do: Puly, bộ phận lau chùi băng và gia tốc.

ĐIỀU CHỈNH VÀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ
BĂNG TẢI ỐNG
Băng tải ống bao gồm nhiều thành phần và thiết kế có điểm đặc biệt cần
phải tổ chức và có công tác bảo trì toàn bộ hệ thống. Những chi tiết của
băng tải ống cần được bảo trì riêng rẻ.
Ghi chú: Thật là quan trọng băng tải ống được kiểm tra, theo dõi trước và
trong thời gian thao tác. Nên kiểm tra, xem xét hai lần trên một ngày trong
khi hoạt động và phải kiểm tra tỉ mỉ từng chi tiết giữa hai lần dỡ tải.
Băng tải cần phải thẳng hàng không nên để lệch so với vị trí các con lăn vì
lúc khởi động băng tải sẽ bị cuốn làm lệch hai mối của băng tải làm cho
băng không bo thành ống được và băng sẽ mau chóng bị hỏng. Sự chỉnh
băng thẳng để ngăn ngừa vật liệu không bị rơi ra ngoài dọc theo chiều dài
ống dẫn đến vật liệu sẽ không được che phủ đúng vị trí.
Hình10.1 Mặt cắt ngang hình dạng ống vị trí gối lên nhau
Sự thẳng của băng cần được kiểm tra lúc không tải, lúc một phần tải và lúc
đầy tải. Kiểm tra sự thẳng hàng ở đầu, cuối băng sau đó kiểm tra ở đoạn
vào ống xem băng có tạo thành ống đúng vị trí và có bị lệch không. Băng
tải chỉ được hoạt động khi tất cả mọi công việc kiểm tra đã hoàn thành.
Băng tải hoạt động ban đầu không có tải và được kiểm tra theo dõi bởi
những nhân viên dọc theo chiều dài của băng tải. Công việc kiểm tra sự
Chương 10 Điều chỉnh và công tác bảo trì băng tải ống
94
thẳng hàng của băng ở đầu và cuối băng, theo dõi sự gối lên nhau của hai
mép băng di chuyển theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ
trong kết cấu không nằm trong 200 cần đánh dấu ở điểm cao nhất để việc
kiểm tra được dễ dàng.
Phải đảm bảo khi băng tải hoạt động không phải điều chỉnh các con lăn. Khi
kiểm tra băng tải cần kiểm tra ở puly đầu, puly cuối của băng tải và mặt cắt
có tải…và dọc theo các khung nâng băng. Puly đầu và cuối dẫn hướng băng
theo một đường thẳng.
Hình10.2 Băng tải ống – sự sắp xếp các con lăn
Sự điều chỉnh băng của băng tải ống được điều chỉnh bởi các giá đỡ các con
lăn trên nhánh có tải và nhánh không tải. Băng tiếp xúc ở phần bề mặt các
con lăn. Cụm các con lăn tạo thành ống gồm sáu con lăn, các giá đỡ con lăn
có rãnh để điều chỉnh sự tiếp xúc giữa các con lăn và băng. Khi băng tải đi
qua đường cong ngang cần điều chỉnh các con lăn nằm phía trong của bán
kính cong.
Để điều chỉnh băng, đầu tiên phải thiết lập băng quay theo chiều kim đồng
hồ hay ngược chiều kim đồng hồ để xếp chồng lên nhau ở phía đầu của
nhánh có tải hay phía dưới của nhánh không tải của một tập hợp các con
lăn. Hai là phải thiết lập các con lăn nào đó phải điều chỉnh các con lăn trên
khung. Sự lệch của các con lăn phải được tìm thấy khi băng tải bắt đầu sắp
thẳng hàng và lúc đó các con lăn sẽ được điều chỉnh.
Chương 10 Điều chỉnh và công tác bảo trì băng tải ống
95
Những bulong trên giá nâng các con lăn phải được đánh dấu để có thể điều
chỉnh sự dịch ra hay vào của giá hay giá co thể quay được để điều khiển sự
tiếp xúc giữa con lăn và băng.
Sự hạ xuống của băng, giá chứa các con lăn phải được chuyển biến theo
một hướng đúng. Hình 10.3 chỉ báo sự ảnh hưởng của sự quay đến giá và
con lăn. Sự ảnh hưởng của việc điều chỉnh trên để băng thẳng hàng giống
như sự điều chỉnh của băng tải truyền thống.
Hình10.3 Điều chỉnh giá và con lăn
Cần phải cẩn thận để tránh sự điều chỉnh quá mức giá của nâng con lăn. Sự
điều chỉnh phải được thực hiện thành nhiều lần mỗi lần một ít
Khi các con lăn được điều chỉnh cần phải được đánh dấu trên khung để có
thêm kinh nghiệm điều chỉnh.
Khi băng bắt đầu chạy khi tải nhỏ hay đầy tải thì giá nâng các con lăn phải
được siết chặt để băng chạy như đã điều chỉnh.
Nếu đã được thiết lập việc điều chỉnh hàng loạt các con lăn thì việc thẳng
hàng của băng sẽ không có ý nghĩa. Việc điều chỉnh phải được điều chỉnh
theo từng cụm các con lăn mỗi cụm sẽ được điều chỉnh một ít để thỏa mãn
yêu cầu. Công việc điều chỉnh phải được điều chỉnh theo một hệ thống
logic.
Băng tải phải thường xuyên được lau chùi sạch nhất là trong trường hợp tải
cát, cát sẽ bám trên băng có thể gây ra hiện tượng trượt băng trên tang.
Các khung giàn nâng cần được sơn để tránh hiện tượng rỉ sét nếu bị rỉ sét
công tác bảo trì sửa chữa gặp nhiều khó khăn.
Các con lăn phải được bôi dầu mỡ để tránh trường hợp con lăn bị kẹt do hạt
cát bám vào trục con lăn.
Các bulong phải thường xuyên kiểm tra và được siết chặt để đảm bảo an
toàn khi hệ thống hoạt động.
Chương 10 Điều chỉnh và công tác bảo trì băng tải ống
96
Thiết bị điện cần phải bảo quản cẩn thận, nhất là băng tải phải làm việc ở
ngoài môi trường.

 



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn