LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT ỐNG NHỰA ĐH BÁCH KHOA

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT ỐNG NHỰA ĐH BÁCH KHOA
MÃ TÀI LIỆU 300600100118
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 190 MB Bao gồm tất cả file thiết kế, thuyết minh ( pdf) , file 2D ( pdf) , ,...., , bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, bản vẽ chi tiết của cụm ,tập bản vẽ các cụm trong máy, Thiết kế kết cấu máy, ............. và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT ỐNG NHỰA ĐH BÁCH KHOA
GIÁ 995,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT ỐNG NHỰA ĐH BÁCH KHOA Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT ỐNG NHỰA ĐH BÁCH KHOA 

 

LỜI NÓI ĐẦU 
Công Nghiệp luôn là lá cờ đầu, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp 
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Ngành công nghiệp ở Việt Nam đã, đang và 
sẽ phát triển theo xu hướng của công nghiệp của thế giới. Một trong số các xu hướng đó 
là các vật liêu truyền thống sẽ giảm tỷ trọng, và tăng dần tỷ trọng vật liệu làm từ chất dẻo. 
Với tính chất của chất dẻo là nhẹ, bền, đẹp, dễ gia công , tạo hình, giá rẻ hơn các vật liệu 
khác cùng công dụng nên nó có thể thay thế một số các vật liệu truyền thống như gỗ, kim 
loại, hợp kim.Trên thị trường trong và ngoài nước có sự xuất hiện một số lượng lớn các 
chất dẻo nên hàng loạt các sản phẩm có nguồn gốc chất dẻo được sản xuất và vật liệu chất 
dẻo rất đa dạng và phong phú.Giá trị của các sản phẩm này đã xâm nhập vào mọi lĩnh lực 
của nền kinh tế và trong dân dụng.Trong các sản phẩm từ nhựa, ống làm bằng nhựa chiếm 
một vai trò hết sức quan trọng, ống nhựa được sử dụng ở hầu hết tấc cả các lĩnh vực từ 
công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, đến đời sống gia đình. 
Để thực hiện được những yêu cầu bức thiết đó, trách nhiệm của các kỹ sư Công 
Nghệ Chế Tạo Máy là phải đảm nhiệm trọng trách thiết kế và chế tạo máy cưa ống. 
Với mục đích góp phần sức lực nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển của đất 
nước, sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy 
Nguyễn Văn Thạnh, em đã chọn đề tài máy cắt ống đề làm đề tài luận văn của mình. 
Với sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình, trong quá trình thiết 
kế, tính toán em không thể nào tránh được những sai sót, kính mong các thầy, cô tận tình 
chỉ bảo để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình trước khi bước và thực tế sản xuất 
trong tương lai. 
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Văn Thạnh đã tận tình hướng 
dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Nhân đây em cũng xin chân 
thành cám ơn các thầy cô trong bộ môn Thiết Kế Máy nói riêng, các thầy cô trong Khoa 
Cơ Khí cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại Học Bách Khoa TP HCM bao năm 
qua đã dạy dỗ chúng em trở thành những người có tri thức để có thể đóng góp một phần 
sức lực nhỏ bé của mình cho sự phát triển của đất nước. 

Sinh viên thực hiện 
Trần Gia Thịnh 

Trang ii 

MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 1 
1.1 

Sự cần thiết của đề tài .......................................................................................... 1 

1.2 

Mục đích và ý nghĩa của đề tài ............................................................................ 1 

1.3 

Nhiệm vụ và yêu cầu của đề tài ........................................................................... 1 

1.4 

Giới thiệu về ống nhựa ........................................................................................ 1 

1.4.1 

Giới thiệu...................................................................................................... 1 

1.4.2 

Vật liệu ......................................................................................................... 2 

1.4.3 

Tính chất vật lý ............................................................................................. 3 

1.4.4 

Tính chất hóa học ......................................................................................... 3 

1.4.5 

Ưu nhược điểm - ứng dụng của ống nhựa ..................................................... 4 

1.5 

Giới thiệu qui trình sản xuất ống nhựa ................................................................. 5 

1.5.1 

Trộn hạt nhựa ............................................................................................... 5 

1.5.2 

Cấp nguyên liệu ............................................................................................ 6 

1.5.3 

Đùn tạo hình ống .......................................................................................... 7 

1.5.4 

Hút chân không và làm mát .......................................................................... 8 

1.5.5 

In chữ ........................................................................................................... 9 

1.5.6 

Kéo ống ........................................................................................................ 9 

1.5.7 

Cắt ống ....................................................................................................... 10 

1.5.8 

Nong đầu ống ............................................................................................. 10 

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MÁY ................................................. 13 
2.1 

Yêu cầu của máy: .............................................................................................. 13 

2.2 

Các phương án thiết kế máy: ............................................................................. 13 

2.2.1 

Phương án 1 ................................................................................................ 13 

2.2.2 

Phương án 2 ................................................................................................ 15 

2.2.3 

Phương án 3 ................................................................................................ 16 

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY ................................................................ 18 
3.1 

Tính toán động học của cơ cấu .......................................................................... 18 

3.1.1 

Sơ đồ động học máy cắt .............................................................................. 18 
Trang iii 

3.1.2 

Phân tích động học cơ cấu: ......................................................................... 19 

3.1.3 

Phân tích động lực học ................................................................................ 21 

3.2 

Tính toán thiết kế cụm cắt ống........................................................................... 22 

3.2.1 

Mô tả .......................................................................................................... 22 

3.2.2 

Phân tích lực và tính toán chế độ cắt ........................................................... 22 

3.2.3 

Chọn động cơ: ............................................................................................ 25 

3.2.4 

Thiết kế bộ truyền đai ................................................................................. 26 

3.2.5 

Thiết kế trục dao cắt.................................................................................... 27 

3.2.6 

Tính chọn ổ lăn ........................................................................................... 30 

3.2.7 

Tính chọn xylanh đẩy ................................................................................. 31 

3.3 

Tính toán thiết kế cụm kẹp ống.......................................................................... 33 

3.3.1 

Mô tả .......................................................................................................... 33 

3.3.2 

Tính lực kẹp ................................................................................................ 35 

3.3.3 

Tính chọn xylanh kẹp ................................................................................. 36 

3.3.4 

Tính toán khối V ......................................................................................... 37 

3.3.5 

Các chi tiết trong cụm ................................................................................. 39 

3.3.6 

Kiểm tra bền ống nhựa ................................................................................ 41 

3.3.7 

Sơ đồ mạch khí nén máy cắt ống nhựa ........................................................ 44 

3.3.8 

Thiết kế hệ thống điều khiển ....................................................................... 45 

CHƯƠNG 4. VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG .............................................................. 46 
4.1 

Vận hành và bảo dưỡng máy cưa 2 ống ............................................................. 46 

4.1.1 

Kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng máy .................................................... 46 

4.1.2 

Điều chỉnh lực kẹp trên máy ....................................................................... 46 

4.1.3 

Vận hành máy ............................................................................................. 46 

4.2 

Bảo dưỡng máy ................................................................................................. 46 

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 47 
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 48 

Trang iv 

DANH SÁCH HÌNH VẼ 
Hình 1.4.2 – Phản ứng trùng hợp vinylclorua. 
Hình 1.4.4 – Sản phẩm ống nhựa PVC. 
Hình 1.5.1a – Sơ đồ mô tả quy trình trộn nguyên liệu nhựa. 
Hình 1.5.1b – Kết cấu máy trộn nguyên liệu nhựa. 
Hình 1.5.2 – Sơ đồ hệ thống cấp liệu. 
Hình 1.5.3a – Cấu tạo máy đùn ống nhựa. 
Hình 1.5.3b – Khuôn đùn hai ống nhựa đồng thời. 
Hình 1.5.4 – Các vòi phun sương làm nguội ống. 
Hình 1.5.6 – Xích kéo hai ống đồng thời. 
Hình 1.5.8a – Máy nong 3 ống đồng thời. 
Hình 1.5.8b – Đầu nong ống Φ 168. 
Hình 1.5 – Sơ đồ qui trình sản xuất ống nhựa. 
Hình 2.2.1– Sơ đồ nguyên lí phương án 1. 
Hình 2.2.2 – Sơ đồ nguyên lí phương án 2. 
Hình 2.2.3– Sơ đồ nguyên lí phương án 3. 
Hình 3.1.1– Sơ đồ động học máy cắt ống nhựa. 
Hình 3.1.2a – Sơ đồ nguyên lí cụm kẹp. 
Hình 3.1.2b – Sơ đồ nguyên lí cụm cắt. 
Hình 3.1.3a – Sơ đồ phân tích lực kẹp ống. 
Hình 3.1.3b – Sơ đồ phân tích lực cắt khi tiến dao hướng kính. 
Hình 3.2.1– Sơ đồ nguyên lí cụm cắt ống. 
Hình 3.2.2 – Lưỡi cưa đĩa TCT. 
Hình 3.2.3 - Động cơ HITACHI. 
Hình 3.2.4a – Biểu đồ momen. 
Hình 3.2.4b – Trục dao cắt. 
Trang v 

Hình 3.2.6 – Kích thước xylanh đẩy. 
Hình 3.5.1– Sơ đồ kết cấu cụm kẹp ống. 
Hình 3.3.2 – Sơ đồ lực tác dụng lên ống nhựa. 
Hình 3.3.3 – Kích thước xylanh kẹp. 
Hình 3.3.3 – Lực phân bố khi kẹp bằng khối V. 
Hình 3.3.5a – Đầu nối xylanh kẹp. 
Hình 3.3.5b – Trục dẫn hướng kẹp. 
Hình 3.3.5c – Bạc trượt. 
Hình 3.3.5d – Khối kẹp cao su. 
Hình 3.3.6 – Kết cấu toàn bộ bàn cưa ống. 
Hình 3.3.7 – Sơ đồ khí nén. 

Trang vi 

Trang vii 

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 
1.1 Sự cần thiết của đề tài 
Hiện nay, ống nước chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, ứng dụng của nó 
rất đa dạng, đa nghành nghề, lĩnh vực. Từ đời sống sinh hoạt của người dân như ống dẫn 
nước sử dụng để dẫn nước sinh hoạt, đến công nghiệp , nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư 
nghiệp. 
Ống nước có đường kính nhỏ cỡ 20mm-60mm trở lên ngày nay được sử dụng rất 
rộng rãi như làm đường dẫn cáp ngầm, ống dẫn nước cho các máy bơm công suất nhỏ, 
ống dẫn nước sinh hoạt, tưới tiêu….Nhu cầu sử dụng các loại ống ngày gia tăng không 
ngừng mỗi ngày. 
Trên thị trường sản xuất ống ngày nay, máy cắt ống nằm trong dây chuyền sản xuất 
ống, đây là một trong những máy góp phần tăng năng suất sản xuất. Đó là lý do em chọn 
thiết kế đề tài này. 

1.2 Mục đích và ý nghĩa của đề tài 
Mục đích thiết kế ở đây là thiết kế máy cắt ống nhỏ dưới 60mm, nằm trong dây 
chuyền sản xuất ống, đồng thời nó cũng có thể cắt ống khi đứng độc lập. 
Ý nghĩa của đề tài: tăng năng xuất sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành góp phần nhỏ 
bé vào công cuộc xây dựng đất nước. 

1.3 Nhiệm vụ và yêu cầu của đề tài 


Máy thiết kế cần được tự động hoá hoàn toàn. 
Phải đồng bộ với dây chuyền sản xuất 
Có thể điều khiển bẳng tay nếu hỏng hệ thống tự động 
Có thể cắt ống một cách độc lập 
Chất lượng bề mặt cắt tốt 
Cắt được các ống với nhiều kích thước, vật liệu khác nhau 
Năng suất yêu cầu khoảng 8 ống/phút (chiều dài cắt ống 4m ±5mm) 

1.4 Giới thiệu về ống nhựa 
1.4.1 

Giới thiệu 

Ống nhựa PVC rất hữu dụng trong việc dẫn truyền các chất hóa học ăn mòn nhanh 
và gas bởi vì khả năng chịu đựng sự ăn mòn của loại ống này rất cao. Ống nhựa PVC 
Trang 1 

không độc, và không phản ứng với chất lỏng được dẫn truyền bên trong, không ảnh 
hưởng đến mùi vị và màu sắc. Ngoài ra, bề mặt bên trong của ống rất phẳng giúp loại trừ 
bất kỳ một lực cản nào dù là nhỏ nhất đến chất lỏng đang chảy bên trong ống hoặc những 
sự cố từ những chất cáu bẩn, chất gỉ gây trở ngại cho việc lưu chuyển của chất lỏng. Ống 
nhựa PVC có khả năng chịu lửa nên không bị thiệt hại do cháy. Ống PVC cách điện và 
không bị ăn mòn điện hóa thường xảy ra trong những ống kim loại. Đặc biệt do có độ dẻo 
và có sức căng mạnh, ống nhựa cứng PVC không bị nứt hoặc bể bởi áp lực. Loại ống này 
nhẹ và dễ vận chuyển cũng như sắp xếp. 
Do có nhiều đặc tính khác nhau, hiện nay ống nhựa PVC được sử dụng rất phổ biến 
trong hệ thống thoát nước cũng như trong hệ thống ống của các ngành công nghiệp nói 
chung, các hệ thống cung cấp gas, dầu, hệ thống tưới tiêu, xử lý nước thải, và cáp điện. 
Ống nhựa PVC là một loại vật liệu ống cần thiết, nhẹ bền và rẻ, có phạm vi sử dụng 
rất rộng và qui mô thị trường lớn, không ngừng gia tăng trong tương lai. Sản xuất ống 
nhựa PVC sẽ góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến nhựa cũng như những 
ngành công nghiệp khác. 
1.4.2 

Vật liệu 

Thành phần chủ yếu là polyvinylclorua (viết tắt và thường gọi là PVC) là một loại 
nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylclorua. 

Hình 1.4.2 – Phản ứng trùng hợp vinylclorua. 
Ngoài ra còn có chất ổn định nhiệt, chất bôi trơn và các chất phụ gia… 

Trang 2 

1.4.3 

Tính chất vật lý 
Tính chất 
Khối lượng riêng 
Giới hạn bền kéo đứt 
Giới hạn bền uốn 
Giới hạn bền nén 
Môđun đàn hồi 
Độ dãn dài khi đứt 
Hệ số giãn nở dài 
Độ dẫn nhiệt 
Điện áp đánh thủng 
Hằng số điện môi (60Hz, 30 0C) 
Điện trở suất 

1.4.4 

Giá trị, đơn vị đo 
1,25 - 1,46 g/cm3 
500 - 700 kg/cm2 
800 - 1200 kg/cm2 
800 - 1600 kg/cm2 
4000 - 10.000 kg/cm2 
10 - 25% 
0,00006 - 0,00007 
3,8 - 4.10-4 cal/cm.s.0C 
15-35 kV/cm 
3,54 
10^15 Ohm.cm 

Tính chất hóa học 

Chịu được: các loại dung dịch axit, các loại dung dịch kiềm. 
Không chịu được: các axit đậm đặc có tính oxy hóa, các loại dung môi hợp chất 
thơm. 

Hình 1.4.4 – Sản phẩm ống nhựa PVC. 

Trang 3 

1.4.5 

Ưu nhược điểm - ứng dụng của ống nhựa 

Ưu điểm: 
Việc sử dụng ống trước đây phần lớn đều dùng ống kim loại. Tuy nhiên cùng với 
sự phát triển của công nghiệp nhựa tổng hợp, ống bằng nhựa tổng hợp cũng phát triển. Kỹ 
thuật đúc nhựa phát triển giúp cải tiến rất nhiều trong qui trình sản xuất ống nhựa tổng 
hợp, có thể thay thế cho ống kim loại khá hiệu quả. 
Đặc biệt sản phẩm chính của ống nhựa tổng hợp là ống nhựa cứng PVC, rất hữu 
dụng trong việc dẫn truyền các chất hóa học ăn mòn nhanh và gas bởi vì khả năng chịu 
đựng sự ăn mòn của loại ống nhựa cứng PVC này rất cao. Ống nhựa cứng PVC không 
độc, và không phản ứng với chất lỏng được dẫn truyền bên trong, không ảnh hưởng đến 
mùi vị và màu sắc. Ngoài ra, bề mặt bên trong của ống rất phẳng giúp loại trừ bất kỳ một 
lực cản nào dù là nhỏ nhất đến chất lỏng đang chảy bên trong ống hoặc những sự cố từ 
những chất cáu bẩn, chất gỉ gây trở ngại cho việc lưu chuyển của chất lỏng. Ống nhựa 
PVC có khả năng chịu lửa nên không bị thiệt hại do cháy. Ống PVC cách điện và không 
bị ăn mòn điện hóa thường xảy ra trong những ống kim loại. Đặc biệt do có độ dẻo và có 
sức căng mạnh, ống nhựa cứng PVC không bị nứt hoặc bể bởi áp lực. Loại ống này nhẹ 
dễ vận chuyển cũng như sắp xếp ,và lắp đặt 
Do có nhiều đặc tính khác nhau, hiện nay ống nhựa PVC được sử dụng rất phổ 
biến trong hệ thống thoát nước cũng như trong hệ thống ống của các ngành công nghiệp 
nói chung, các hệ thống cung cấp gas, dầu, hệ thống tưới tiêu, xử lý nước thải, và cáp 
điện. Nhu cầu sử dụng ống PVC ngày càng tăng. 
Nhược điểm: 
- Không được sử dụng ở nhiệt độ lớn hơn 45oC 
- Tránh tác dụng của tia tử ngoại, ánh nắng mặt trời. 
Ứng dụng: 


Ống uPVC được sử dụng trong các lĩnh vực sau : 
Nước uống 
Nước trong quá trình sản xuất công nghiệp 
Quá trình xử lý nước thải công nghiệp 
Gia dụng 
Thoát nước mưa 

- Nước thải 
- Giếng khoan 
Trang 4 



Tưới tiêu công nghiệp 
Nuôi thủy sản 
Điện và viễn thông 
Bè đánh cá,… 

1.5 Giới thiệu qui trình sản xuất ống nhựa 
Máy cắt ống có nhiệm vụ cắt ống nhựa theo kích thước mong muốn sau khi ống 
nhựa được kéo ra từ máy kéo ống ở công đoạn trước, sau khi ống nhựa được cắt sẽ được 
chuyển qua máy nong đầu ống vì vậy máy cắt ống nhựa có vai trò quan trọng trong việc 
tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu kĩ thuật và năng suất chung của toàn bộ qui 
trình 
1.5.1 

Trộn hạt nhựa 
Hạt nhựa 

Phụ gia 

Máy trộn 

Nguyên liệu 
Hình 1.5.1a – Sơ đồ mô tả quy trình trộn nguyên liệu nhựa. 
Trộn hạt nhựa với phụ gia để thành nguyên liêụ sản xuất là một trong những khâu 
quan trọng đầu tiên của quá trình sản xuất ống nhựa và các sản phẩm nhựa của công ty. 
Khâu này góp phần đảm bảo chất lượng ống, tiết kiệm nguyên liệu, giảm giá thành sản 
phẩm… Hạt nhựa và phụ gia được trộn theo các tỷ lệ nhất định phụ thuộc vào kinh 
nghiêm sản xuất, bí quyết của công ty. Việc trộn được thực hiện bởi máy trộn hạt nhựa. 
Hạt nhựa sau khi trộn xong được chứa ở các xi lô chứa hoặc đóng bao. 

Trang 5 

Hình 1.5.1b – Kết cấu máy trộn nguyên liệu nhựa. 

1.5.2 

1 – Cửa xả liệu. 

4 – Động cơ điện. 

2 – Khung đỡ máy trộn. 

5 – Cánh trộn 3 tầng. 

3– Bộ truyền đai. 

6 – Thùng trộn. 

Cấp nguyên liệu 

Nguyên liệu là hạt nhựa sau khi được trộn với phụ gia được đưa tới xilô chứa liệu 
bằng hệ thống hút chân không và được đưa vào phễu cấp liệu đặt trên thân máy đùn nhờ 
vít tải lò xo. 

Trang 6 

Hình 1.5.2 – Sơ đồ hệ thống cấp liệu. 
1 – Máy đùn. 

4 – Xi lô chứa liệu. 

2 – Phễu cấp liệu máy đùn. 

5 – Hệ thống cấp liệu hút chân không. 

3– Hệ thống cấp liệu vít tải lò xo. 
1.5.3 

Đùn tạo hình ống 

Tại phễu cấp liệu nguyên liệu được rải đều xuống cửa hút của máy đùn nhờ trục xít 
xoắn truyền động bởi động cơ điện. Trên xy lanh của trục vít có bộ phận gia nhiệt cho 
nguyên liệu tới nhiệt độ khoảng 1700 - 2000C. Hạt nhựa hoá lỏng được đẩy đi thành dòng 
nhờ trục vít xoắn tới đầu đùn. Tại đây có đĩa phân phối bằng kim loại dạng lưới tổ ong 
hoặc nhiều lỗ tròn để lọc dòng nhựa hoá lỏng nhằm đảm bảo chất lượng của ống. Hỗn hợp 
nhựa hoá lỏng sau khi được lọc được đẩy tiếp tới đầu phun, đầu phun được lắp với khuôn 
tạo hình ống. 

Trang 7 

Hình 1.5.3a – Cấu tạo máy đùn ống nhựa. 

Hình 1.5.3b – Khuôn đùn hai ống nhựa đồng thời. 
1.5.4 

Hút chân không và làm mát 

Ống ra tại đầu khuôn có nhiệt độ cao được đưa tới bể chân không và làm mát. Mục 
đích của việc hút chân không là tạo áp suất chênh lệch giữa áp suất khí quyển với áp suất 
trong bể (nơi ống đi qua) để định hình chính xác kích thước ống theo thiết kế, chống biến 
dạng, đồng thời ống được làm nguội nhờ hệ thống phun sương với nhiệt độ khoảng 150C 
đến 180C. 

Trang 8 

Hình 1.5.4 – Các vòi phun sương làm nguội ống. 
1.5.5 

In chữ 

Sau khi được làm mát ống được ống được in nhãn hiệu sản phẩm và tên công ty, sau 
đó được kéo qua giàn kéo tới máy cưa tự động. Tên sản phẩm và nhãn hiệu công ty được 
in lên ống bằng thiết bị in phun chuyên dụng. Dữ liệu được nhập lên bàn phím. Khi cảm 
biến cảm nhận được ống (chạy dọc theo đầu phun mực và cảm biến) thì đầu phun mực sẽ 
phun chữ được đặt sẵn lên ống. 
1.5.6 

Kéo ống 

Ống được kéo bằng hai dãy xích có lớp đệm cao su tạo ma sát kéo ống đi và không 
làm biến dạng ống. Tốc độ của dàn kéo được điều chỉnh đồng bộ với tốc độ trục vít đùn. 
Việc điều chỉnh tốc độ dàn kéo lớn hơn hay nhỏ hơn tốc độ đùn nhựa sẽ quyết định tới độ 
dày, mỏng của ống. Quy định về cài đặt các thông số tốc độ của dàn kéo ứng với từng cỡ 
ống được nhà thiết kế dây chuyền công nghệ tính toán và xác định sẵn. Người vận hành 
chỉ việc cài đặt, thao tác theo các chỉ dẫn cài đặt thông số có sẵn. 
Trang 9 

Hình 1.5.6 – Xích kéo hai ống đồng thời. 
1.5.7 

Cắt ống 

Dàn kéo còn có chức năng là động lực đẩy bàn cưa trong quá trình cưa cắt sản 
phẩm. Chiều dài ống được cắt theo tiêu chuẩn quy định chung là 4 m (đối với ống PVC). 
Tuy nhiên theo đơn đặt hàng mà chiều dài ống được cắt với các kích thước theo yêu cầu. 
Với ống HDPE thì chiều dài ống được cắt theo đơn đặt hàng. Việc cưa cắt được thực 
hiện nhờ bàn cưa tự động và cảm biến vị trí. Thay đổi chiều dài cắt của ống được thực 
hiên bằng việc thay đổi vị trí của cảm biến vị trí. 
1.5.8 

Nong đầu ống 

Quá trình nong đầu ống được thực hiện bởi máy nong. Ống nhựa PVC sau khi cắt 
được đưa vào băng chuyền của máy. Đầu tiên ống được đưa đến bộ phận gia nhiệt (gia 
nhiệt bằng các dây điện trở). Sau khi được gia nhiệt tới nhiệt độ khoảng 1800C thì băng 
truyền chuyển ống tới đầu nong. Tại đây ống được kẹp chặt và các xy lanh khí nén đẩy 
Trang 10 

đầu nong tịnh tiến suốt chiều sâu cần nong. Cuối công đoạn nong ống được đưa ra ngoài 
và quá trình tương tự với ống tiếp theo. 

Hình 1.5.8a – Máy nong 3 ống đồng thời. 

Hình 1.5.8b – Đầu nong ống Φ 168. 

Trang 11 

Nguyên liệu 
(hạt nhựa) 

Cấp liệu 

Ép đùn 
tạo hình ống 

Hút 
chân 
không 
Làm mát 

Xử lý phế liệu 

In chữ 
Nghiền phế 
liệu 
Kéo ống 

Cắt ống 

Nong ống 

Kiểm tra 
chất lượng ống 

SP không đạt 

Nhập kho 
Tiêu thụ 
Hình 1.5 – Sơ đồ qui trình sản xuất ống nhựa 

Trang 12 

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN SƠ ĐỒ NGUYÊN LÍ MÁY 
2.1 Yêu cầu của máy: 


Thiết kế máy cắt ống nhựa có đường kính ống từ 20mm-60mm 
Chiều dài ống cắt 4m ± 5mm 
Máy có kích thước nhỏ gọn 
Đầu ống đảm bảo độ trơn lán sau khi cắt cần thiết phục vụ nhu cầu sản xuất 
Năng suất cắt 8 ống/phút 

2.2 Các phương án thiết kế máy: 
2.2.1 

Phương án 1 

Hình 2.2.1– Sơ đồ nguyên lí phương án 1 
Nguyên lý hoạt động: 
Máy có thể chia ra thành 5 cụm sau : 
- Cụm kẹp ống 
- Cụm cắt ống 
- Cụm lồng quay 
Trang 13 

- Cụm tịnh tiến 
- Cụm khung đế 
Ống từ hệ thống đùn được đưa vào máy cưa , sau khi cử hành trình ( 14 ) xác đinh 
chiều dài ống đạt yêu cầu, xylanh kep ống (8) kẹp chặt ống với khoảng thời gian tk, đồng 
thời xy lanh 2 (15) bắt đầu hoạt động đẩy cụm tịnh tiến di chuyển với tốc độ cùng tốc độ 
của máy đùn. Sau khoảng thời gian tk , motor quay dao cắt (6) và xylanh đẩy dao cắt (4) 
bắt đầu hoạt động, cắt hết chiều dày của ống tại một điểm với khoảng thời gian tc . Sau 
khoảng thời gian tc , động cơ (10) làm lồng quay quay tròn trong thời gian tp để cắt hết 
chu vi ống. Sau khoảng tp, thì xy lanh kẹp nhả ra, xy lanh 2 thu về kết thúc một chu kỳ 
cắt ống. 
Ưu điểm: 
- Cắt được các ống có đường kính lớn , có thể cắt đến Ø650 mm 
- Chất lượng cắt tốt 
- Có thể thay đổi đường kính ống dễ dàng 
Nhược điểm: 


Thời gian cắt ống lâu 
Năng suất hạn chế 
Chất lượng đường cắt kém khi tăng năng suât 
Kết cấu máy phức tạp, khó chế tạo 
Máy dễ bị rung 
Chi phí sản xuất lớn 




  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn