Đồ án tốt nghiệp MÁY ÉP ĐÙN MẶT LỐP Ô TÔ
1. Tên đề tài: THIẾT KẾ MÁY ÉP ĐÙN MẶT LỐP Ô TÔ ED200
2. Các số liệu ban đầu :
Máy làm việc với năng suất: Q = 1800 (kg/h)
Số vòng quay trục vít đùn : n = 26 ( V/ph
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán :
- Giới thiệu và phân tích đặc điểm kỹ thuật của cùng loại sản phẩm yêu cầu.
- Các vấn đề về cao su và cơ sỡ lý thuyết luyện, ép cao su.
- Phân tích các phương án thiết kế và chọn phương án thiết kế.
- Thiết kế động học máy.
- Tính toán sức bền và kết cấu máy.
- Thiết kế hệ thống điều khiển
- Điều chỉnh máy .
- Bôi trơn và sữa chữa.
- Kết luận chung.
4. Các bản vẽ:
- Các bản vẽ sơ đồ ( 2 - 3) Ao
- Các bản vẽ kết cấu ( 4 -5) Ao
Trang
Lời Nói Đầu....................................................................................................................... 4
PHẦN 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................... 5
CHƯƠNG I : GiỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG......................... 5
1.1. Giới thiệu một số loại lốp cao su........................................................................ 5
1.1.1. Lốp xe tải, xe khách............................................................................................. 5
1.1.2. Lốp xe tải nhỏ-Du lịch -Taxi............................................................................... 7
1.1.3. Lốp xe công nghiệp, công trình.......................................................................... 9
1.2. Nhu cầu sử dụng................................................................................................. 10
1.3. Yêu cầu của mặt lốp........................................................................................... 10
1.4. Giới thiệu cao su................................................................................................... 9
1.4.1. Cao su thiên nhiên................................................................................................ 9
1.4.2. Cao su tông hợp.................................................................................................. 11
1.4.3. Cao su tái sinh.........................................................................................................
CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LUYỆN, ÉP CAO SU............................ 16
2.1.1 Sơ luyện................................................................................................................. 16
2.1.1.1 Lý thuyết về sơ luyện....................................................................................... 16
2.1.2. Hỗn luyện............................................................................................................. 17
CHƯƠNG III :QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO LỐP ÔTÔ..................... 21
3.1. Kết cấu của lốp ô tô................................................................................................ 21
3.2.Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất lốp ôtô......................................................... 22
3.3. Máy ép đùn mặt lốp ôtô......................................................................................... 25
3.3.1. Sơ đồ động máy ép đùn mặt lốp........................................................................ 25
3.3.2.Quy trình công nghệ chế tạo mặt lốp................................................................. 27
CHƯƠNG IV : PHƯƠNG PHÁP TẠO MẶT LỐP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÚNG.. 26
4.1. Phương pháp tạo mặt lốp....................................................................................... 26
4.2. Lý thuyết về ép đùn................................................................................................ 26
4.2.1. Tách pha lỏng ...................................................................................................... 26
4.2.2. Ep định hình......................................................................................................... 26
PHẦN II : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY ÉP ĐÙN EĐ200.................................. 24
CHƯƠNG I :PHÂN TÍCH CÁC PHUƠNG PHÁP ÉP ĐÙN VÀ CHỌN PHƯƠNG
ÁN THIẾT KẾ MÁY............................................ 26
1.1. Yêu cầu chế tạo mặt lốp.................................................................................... 26
1.2. Các phương án thiết kế...................................................................................... 28
1.2.1. Phương pháp ép bằng hai trục cán................................................................... 29
1.2.2. Phuơng pháp ép bằng máy ép loại cần đảy..................................................... 29
1.2.3. Ep bằng trục vít đùn........................................................................................... 30
1.2.4. Phương pháp ép bằng máy ép cán.................................................................... 30
1.2.5. Phương pháp ép bằng bánh răng côn............................................................... 31
1.2.6. Máy ép dùng cơ cấu con trượt.......................................................................... 32
1.2.7. Phương pháp ép bằng thủy lực......................................................................... 33
1.3. Phân tích chọn phương án................................................................................. 34
1.4. Máy ép đùn mặt lốp ô tô........................................................................................ 34
1.4.1. Sơ đồ động............................................................................................................ 34
1.4.2. Các số liệu ban đầu............................................................................................. 35
CHƯƠNG II : TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC MÁY ÉP ĐÙN ED200............. 37
2.1. Xác định các kích thước yêu cầu.......................................................................... 37
2.1.1. Xác định đường kính làm việc của buồng xoắn.............................................. 45
2.1.2. Xác định chiều dài làm việc của truc vịt đùn.................................................. 40
2.1.3. Chọn vật liệu và xác định chiều dày thành xi lanh(buồng ép)..................... 41
2.1.3.1. Tính tra bền cho bộ ép..................................................................................... 43
2.1.3.2. Tính toán sức bền của trục vít đùn................................................................ 48
2.1.3.3 Tính toán cân bằng nhiệt cho khoang ép...................................................... 54
CHƯƠNG III : THIẾT KẾ KẾT CẤU MÁY ÉP ĐÙN ED200............................. 56
3.1.Đặt vấn đề................................................................................................................. 56
3.2 Chọn sơ đồ động hộp giảm tốc............................................................................... 56
3.2.1. Chọn động cơ điện và phân phối tỷ số truyền................................................. 57
3.3.Thiết kế các bộ truyền trong hộp giảm tốc........................................................... 60
3.3.1. Thiết kế bộ truyền đai......................................................................................... 60
3.3.2. Thiết kế bộ truyền bánh răng cấp nhanh.......................................................... 67
3.3.3. Thiết kế bộ truyền bánh răng cấp chậm........................................................... 74
3.3.4. Thiết kế trục và then, ô bi................................................................................... 79
3.3.4.1. Thiết kế trục...................................................................................................... 80
3.3.4.2. Tính then........................................................................................................... 91
3.3.4.3. Chọn ổ............................................................................................................... 94
3.3.4.4. Chon một số chi tiết lắp trên vỏ hộp............................................................. 95
CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN........................................ 96
4.1. Sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển........................................................... 96
4.1.1. Sơ đồ mạch động lực........................................................................................... 96
4.1.2 Sơ đồ mạch điều khiển........................................................................................ 96
4.2. Nguyên tắc điều khiển........................................................................................... 97
CHƯƠNG V: VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MÁY.............................................. 98
5.1. Vận hành máy.......................................................................................................... 98
5.2. Bảo quản và bảo dưỡng máy................................................................................. 99
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................
..........
xanh Đx1 và ĐX2 (đèn chạy máy ép đùn và đèn chạy băng tải) sáng báo hiệu động cơ 1 và 2 đang hoạt động , đồng thời làm mở các tiếp điểm thường kín K1 và K2 làm Đd1 và Đd2 tắt.
Khi động cơ của máy ép đùn hoạy động thì ta cho nguyên liệu là cao su đã qua nhiệt luyện vào máy (Máy hoạt động được nhờ vào động cơ có công suất P=75 KW). Trong quá trình đùn máy sẽ cho ra sản phẩm là cao su , khi sản phẩm ra khỏi máy có nhiệt độ 6080C. Vì vậy sản phẩm sẽ được làm nguội trên băng tải nhờ một vòi phun nước gắn trên băng tải , băng tải sẽ được kéo đi nhờ động cơ công suất 5KW. Để chuyển qua giai đoạn khác , quá trình đùn cao su kết thúc.
Để dừng 1 trong 2 động cơ 1 hoặc 2 ta ấn nút D1 hoặc D2 thì tiếp điểm thường hở K1 và K2 mất điện làm đèn xanh Đx1 hoặc ĐX2 tắt đồng thời làm đóng các tiếp điểm thường đóng K1 và K2 làm đèn Đd1 hoặc Đd2 sáng làm cho động cơ 1 hoặc động cơ 2 ngừng hoạt động .
Khi xãy ra sự cố để dừng khẩn cấp máy ép đùn ta ấn nút stop thì đồng thời tiếp điểm thường mở của đèn stop đóng lại đèn hiện stop sáng lên , báo hiệu hệ thống đang ở chế độ dừng hoạt động .
CHƯƠNG V
VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỞNG MÁY .
Thao tác vận hành bảo dưỡng máy là vấn đề quan trọng của người công nhân khi thực hiện những thao tác của mình trong quá trình làm việc và nó sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm , tuổi thọ của máy .
5.1 Vận hành máy :
Trước khi vận hành máy người công nhân cần kiểm tra tất cả những gì liên quan nhằm tạo an toàn và chất lượng , tuổi thọ máy - Cụ thể là :
+ Xem trên ván lá của phểu cấp liệu có vận lạ gì không , nếu có phải lấy ra trước khi mỡ ván lá .
+ Thông qua mắt chỉ dầu đèn ló xem xét dầu bôi trơn , qua nắp cữa thăm xem sự ăn khớp các bánh răng và cần thiết thì thay đổi dầu bôi trơn nhờ nút tháo dầu (trong hộp giảm tốc) .
+ Mở thử các van nước làm nguội , gia nhiệt .
+ Chuẩn bị hệ thống băng tải , máy cán luyện để cung cấp cao su đủ độ dẻo cho máy ép đùn .
* Thứ tự thực hiện khi vận hành máy .
- Lắp thước mặt lốp có kích thước theo yêu cầu .
- Đóng cầu dao cho hệ thống điện an toàn .
- Bật công tắc động cơ chính .
- Tiến hành nạp liệu vào phểu nạp liệu .
- Bật công tắc động cơ băng tải .
- Mỡ van nước làm nguội cho máy .
- Mỡ van nước làm nguội trên băng tải .
- Bật công tắc mở hệ thống quạt gió thổi khô trên băng tải .
- Ân định chiều dài trên máy cắt bán tự động để cắt mặt lốp thành những đoạn dài cần thiết .
- Tiến hành nạp liệu và cho máy làm việc .
5.2 Bảo quản và bảo dưởng máy :
Tiến hành vệ sinh sạch sẽ phểu nạp liệu , ván lá , thước mặt lốp mở ra , lấy những phần cao su bị chẹt vào trong các khe hở ngay sau khi dừng máy để nó không bị dính cứng vào sẽ khó lấy ra , nghe máy xem có tiếng động lạ không .
Bôi trơn định kỳ cho bộ truyền xích , thường xuyên kiểm tra và bôi trơn đủ cho hộp giảm tốc , các gối đỡ trục , khớp nối , đặc biệt là gối đỡ trục ép .
Làm sạch dầu nhớt rò rỉ ra xung quanh máy .
Lập kế hoạch sữa chữa , thay thế các bộ phận cần thiết định kỳ .
LỜI NÓI ĐẦU
Để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa , đất nước hiện đại hóa đất nước , đưa ngành công nghiệp nước ta sánh cùng với ngành công nghiệp của các nưóc trong khu vực cũng như trên thế giới , các doanh nghiệp không ngừng đẩy mạnh quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình . Do vậy dây chuyền thiết bị tại các công ty , xí nghiệp phải được cải tiến , ngành cơ khí nói chung và bộ phận cơ khí tại các công ty xí nghiệp nói riêng phải được hoàn thiện , góp phần rất lớn vào công tác chế tạo , phục hồi , cải tiến thiết bị để phù hợp với thực tế sản xuất và phát triển trong tương lai .
Cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đưa đất nước phát triển nhanh chóng , trong đó một phần phải kể đến ngành sản xuất cao su . Hiện nay nhu cầu về vận chuyển , vận tải , đi lại nóichung mà đặc biệt là giao thông đường bộ đã góp phần quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế , xã hội . Nước ta với dân số hơn 75 triệu dân , do vậy nhu cầu đi lại hiện nay và trong tương lai , việc sử dụng xe đạp , xe máy , ô tô làm phương tiện đi lại chuyển tải là một thực tế đáng quan tâm . Để đáp ứng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng và nền kinh tế ngành sản xuất xe đạp , xe máy , thiết bị cơ khí cho ra đời sản phẩm cao su không những về số lượng mà còn cả về chất lượng . Trong việc nâng cao số lượng và chất lượng của xe đạp , xe máy , ôt tô phải kể đến thiết bị xăm lốp . Với yêu cầu thực tế đó , để sản xuất ra sản phẩm nhất thiết phải có các thiết bị săm lốp máy móc chuyên dùng đảm bảo yêu cầu sản xuất , đảm bảo yêu cầu công nghệ , đó chính là nhiệm vụ vủa ngành cơ khí .
Góp phần vào nhiệm vụ đó , được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Bùi Trương Vỹ các anh chị cán bộ kỹ thuật làm việc tại công ty cao su Đà Nẵng tôi đã nhận nhiệm vụ thiết kế “MÁY ÉP ĐÙN MẶT LỐP Ô TÔ EĐ200”.
Ngoài ra máy ép đùn còn dùng để sản xuất một số bán thành phẩm khác như : Mặt lốp xe máy , ống săm xe đạp .
Qua thời gian ba tháng để thực hiện đồ án với các yêu cầu đặt ra . Nay tôi đã hoàn thành đồ án . Tuy nhiên do khả năng có hạn , đồ án không thể tránh khỏi thiếu sót nên mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn .
Cuối cùng tôi xin gởi đến thầy cô và các bạn lời cảm ơn chân thành !.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG
1.1.Giới thiệu một số sản phẩm lốp cao su
Sản phẩm cao su là loại sản phẩm được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống cũng như các vật dụng, các trang thiết bị, vỏ bọc các loại máy móc ... nói chung sanr phẩm từ cao su là sản phẩm đa dạng và phong phú về sso lượng và chủng loại, chúng có được rất nhiều tính ưu việt như khả năng giản nở tốt, tính đàn hồi cao, có thể chế tạo được các sản phẩm phức tạp. Trong nền công nghiệp, sản phẩm lốp ô tô đóng vai trò quan trong đến sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại.
Công ty cổ phần coa su Đà Nẵng được vết tắt là DRC là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng cao su với chất lương và mẫu mã đạt tiêu chuẩn JIS của nhật bản, trong đó sản phẩm chính là:
- Săm lốp ô tô.
- Săm lốp xe đạp.
- Săm lốp xe công nghiệp. (ORT)
- Săm lốp xe nông nghiệp.
- Cao su kỹ thuật, ống hút, đệm cầu ...
DRC là nhà sản xuất lốp ô tô lớn nhất tại Việt Nam. Sản phẩm lốp ô tô nhãn hiệu DRC được sản xuất trên thiết bị tự động ngoại nhập với công nghệ tiên tiến. DRC có chất lượng cao, lâu mòn, chịu tải nặng, quy cách đa dạng thích hợp với nhiều loại đường.
Lốp ô tô có thể đắp được nhiều lần. Sản phẩm DRC được tổ hức QUACERT công nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001; 2000. Sản phẩm DRC đạt tiêu chuẩn giải thưởng chất lượng Việt Nam và nhiều giải thưởng tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế. Sản phẩm DRC đã được xuất khẩu đi hơn 20 quốc gia trên thế giới. Trong đó sản phẩm lốp ô tô là sản phẩm chính của công ty, với chung loại và kích thước đa dạng, sản phảm chính được cung cấp cho thị trường nôi địa với giá cả phải chăng. Đây là sản phẩm có giá trị phù hợp với mức thu nhập chung tương đối cho người sử dụng.
Dưới đây là những sản phẩm lốp ô tô của công ty DRC cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với đầy đủ quy cách, kiểu gai, lốp bố quy chuẩn, đường kính ngoài, nội áp lớn nhất, tải trọng lớn nhất và kiểu vành theo tiêu chuẩn chất lượng JIS của Nhật Bản.
1.1.1.Lốp xe tải, xe khách :
Hình 1.1- Một số lốp xe tai nhẹ
Quy cách |
Kiểu gai |
Lớp bố quy chuẩn |
Đường kính ngoài(mm) |
Nội áp lớn nhất (Kg/cm2) |
Tải trọng lớn nhất (Kg) |
Kiểu vành |
7.00-20 |
TB54B |
16 |
930 |
7,50 |
1970 |
6 |
8.25-20 |
TB51B |
16 |
970 |
7,50 |
2310 |
6,5 |
9.00-20 |
TB60B |
16 |
1020 |
6,75 |
2415 |
7 |
9.00-20 |
TB52B |
16 |
1016 |
6,75 |
2400 |
7 |
10.00-20 |
TB60B |
18 |
1068 |
8,00 |
2998 |
7.5 |
10.00-20 |
TB52B |
18 |
1065 |
8,00 |
2998 |
7.5 |
10.00-20 |
TB34B |
18 |
1065 |
8,00 |
2998 |
7.5 |
10.00-20 |
TB35B |
18 |
1065 |
8,00 |
2998 |
7.5 |
10.00-20 |
TB59B |
18 |
1093 |
8,00 |
3266 |
8 |
11.00-20 |
TB60B |
18 |
1093 |
8,00 |
3266 |
8 |
11.00-20 |
TB52B |
18 |
1090 |
7,25 |
3050 |
8 |
10.00-20 |
TB51D |
18 |
1160 |
7,50 |
2630 |
7.5 |
10.00-20 |
TB54D |
18 |
1062 |
7,50 |
2630 |
7.5 |
10.00-20 |
TB53D |
18 |
1062 |
6,75 |
2630 |
7.5 |
11.00-20 |
TB53D |
20 |
1100 |
8,25 |
3300 |
8 |
11.00-20 |
TB53D |
18 |
1090 |
7,75 |
3100 |
8 |
11.00-20 |
TB51D |
18 |
1090 |
7,75 |
3050 |
8 |
11.00-20 |
TB53D |
18 |
1090 |
7,75 |
3100 |
8 |
12.00-20 |
TB54D |
18 |
1140 |
7,50 |
3300 |
8.5 |
12.00-20 |
TB51A |
18 |
1140 |
7,50 |
3300 |
8.5 |
12.00-20 |
TB52A |
18 |
1150 |
7,00 |
3250 |
8.5 |
12.00-20 |
TB52A |
18 |
1130 |
7,00 |
3200 |
8.5 |
12.00-20 |
TB52A |
8 |
1130 |
3,50 |
2000 |
8.5 |
12.00-18 |
TB52A |
8 |
1100 |
3,50 |
1850 |
8.5 |
12.00-18 |
TB52A |
18 |
1100 |
7,00 |
3250 |
8.5 |
14.00-20 |
TB52L |
20 |
1230 |
6,75 |
4475 |
10 |
12.00-24 |
TB53D |
18 |
1240 |
7,00 |
3660 |
8,5 |
1.1.2.Lốp xe tải nhỏ-Du lịch -Taxi
Hình 1.2- Một số lốp tải nhẹ
Quy cách |
Kiểu gai |
Lớp bố quy chuẩn |
Đường kính ngoài(mm) |
Nội áp lớn nhất (Kg/cm2) |
Tải trọng lớn nhất (Kg) |
Kiểu vành |
5.00-10 |
LT53B |
12 |
517 |
5,75 |
490 |
3,5 |
5.00-12 |
LT53B |
12 |
568 |
5,75 |
555 |
3,5 |
5.50-13 |
LT53B |
12 |
615 |
5,75 |
780 |
4 |
5.50-14 |
LT54B |
10 |
645 |
4,25 |
645 |
4 |
6.00-14 |
LT53B |
14 |
678 |
4,25 |
750 |
4,5 |
6.50-14 |
LT54B |
12 |
702 |
4,25 |
840 |
4,5 |
6.50-15 |
LT53B |
12 |
725 |
5,75 |
1090 |
4,5 |
7.00-15 |
LT54B |
12 |
747 |
5,75 |
1180 |
5,5 |
6.50-16 |
LT54B |
14 |
750 |
6,25 |
1090 |
4,5 |
7.00-16 |
LT54B |
14 |
776 |
7,5 |
1225 |
5,5 |
7.50-16 |
LT54B |
16 |
800 |
7,75 |
1580 |
6,0 |
8.25-16 |
LT51B |
18 |
840 |
8,00 |
1964 |
6,5 |
8.25-16 |
LT52B |
18 |
840 |
8,00 |
1964 |
6,5 |
8.25-16 |
LT54B |
18 |
840 |
8,00 |
1964 |
6,5 |
7.50-18 |
LT54B |
14 |
878 |
7,25 |
1750 |
6,0 |
5.00-12 |
LT53D |
12 |
517 |
5,75 |
490 |
3,5 |
5.00-12 |
LT53D |
14 |
568 |
5,75 |
555 |
3,5 |
5.50-12 |
LT57B |
12 |
615 |
5,75 |
780 |
4,0 |
5.50-13 |
LT53D |
10 |
645 |
4,25 |
645 |
4,0 |
6.00-13 |
LT53D |
14 |
678 |
4,25 |
750 |
4,5 |
6.50-15 |
LT53D |
12 |
702 |
4,25 |
840 |
4,5 |
6.50-15 |
LT53D |
12 |
725 |
5,75 |
1090 |
4,5 |
7.00-15 |
LT53D |
12 |
747 |
5,75 |
1180 |
4,5 |
6.50-15 |
LT54B |
8 |
785 |
4,50 |
1090 |
6,0 |
7.00-16 |
LT53D |
14 |
750 |
6,25 |
1225 |
4,5 |
7.50-16 |
LT53D |
14 |
780 |
7,50 |
1580 |
5,5 |
8.25-16 |
LT53DM |
16 |
800 |
7,00 |
1964 |
5,5 |
8.25-16 |
LT54BM |
14 |
776 |
7,70 |
1964 |
5,5 |
8.25-16 |
LT53D |
16 |
805 |
7,75 |
1964 |
6,0 |
7.50-16 |
LT53D |
18 |
855 |
8,00 |
1750 |
6,5 |
1.1.3.Lốp xe công nghiệp, công trình
Hnh 1.3- Một số xe nông nghiệp và công nghiệp
Quy cách |
Kiểu gai |
Lớp bố quy chuẩn |
Đường kính ngoài(mm) |
Nội áp lớn nhất (Kg/cm2) |
Tải trọng lớn nhất (Kg) |
Kiểu vành |
6.00-9 |
ID55L |
10 |
535 |
8,50 |
1410 |
4 |
7.00-12 |
ID55L |
12 |
650 |
8,50 |
3050 |
5 |
7.50-15 |
OTR54L |
6 |
784 |
8,00 |
1815 |
6 |
9.00-20 |
OTR54L |
16 |
1016 |
5,25 |
3630 |
7 |
9.00-20 |
OTR56L |
16 |
1040 |
6,75 |
2400 |
7 |
11.00-20 |
OTR52L |
18 |
1090 |
5,50 |
3050 |
8 |
11.00-20 |
OTR54L |
18 |
1085 |
3,50 |
5050 |
8 |
14.00-24 |
OTR52L |
16 |
1392 |
8,00 |
3700 |
10 |
14.00-24 |
OTR54L |
24 |
1412 |
2,40 |
5820 |
10 |
17.50-25 |
OTR53L |
16 |
1405 |
6,25 |
3075 |
14 |
1800-25 |
OTR53L |
32 |
1693 |
5,75 |
4095 |
13 |
20.50-25 |
OTR53L |
16 |
1561 |
2,60 |
4095 |
17 |
21.00-33 |
OTR57L |
32 |
1950 |
5,60 |
11800 |
15 |
5.00-12 |
AG54S |
4 |
550 |
2,50 |
225 |
4 |
6.00-12 |
AG51S |
10 |
600 |
2,00 |
270 |
5 |
6.00-12 |
AG52S |
10 |
600 |
2,00 |
270 |
5 |
6.00-12 |
AG53S |
10 |
635 |
2,00 |
270 |
5 |
6.50-13 |
AG53S |
10 |
612 |
2,00 |
280 |
5 |
6.00-14 |
AG53S |
10 |
645 |
2,00 |
305 |
5 |
8.30-22 |
AG53S |
12 |
940 |
2,40 |
760 |
1,07 |
Tất cả các loại lốp trên đã được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn công nghiệp của Nhật Bản JIS D4230/D4231. đây là sản phẩm luôn bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Với các loại sản phẩm ứng với kích thơcs và các số liệu cho trên người tiêu dùng có thể tìm cho mình những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cảu mình.
1.2.Nhu cầu sử dụng
Theo thống kê về thị trường ở công ty cao su Đà Nẵng và luận chứng YOKOHAMA cho biết :
Số xe ôtô ở Việt Nam đăng ký ở cục đường bộ vào đầu năm 2007 là 559733 chiếc.
Theo thống kê của nhà máy cao su DRC thì năm 2007 ở Việt Nam có khoảng 47000 chiếc.
Theo luận chứng của YOKOHAMA thì số xe ôtô trong năm 2007 là 59100 chiếc. và cứ trung bình trong 1 năm thì mỗi xe thay 2,25 lốp.
Theo dự đoán về nhu cầu thị trường Việt Nam: Lượng xe con và xe tải nặng tăng trưởng bình quân từ 10 ¸ 20%. Ở đây giả sử ta chọn lượng xe tăng trưởng là 17%.
Với nhu cầu như vậy ta thấy đến năm 2010 thì số lượng xe dự kiến sẽ là:
559733 +3..4700 = 579703 (chiếc).
Và dự kiến số lượng lốp cần là:
579703 x 2,25 = 1304331 (lốp).
Với nhu cầu số lượng lốp như vậy đòi hỏi nhà máy xí nghiệp phải mở rộng sản xuất và cải tiến thiết bị, để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.
Để hiểu rỏ thêm về nhu cầu lốp ta lập bảng như sau :
Bảng 1.1.
Số xe đăng ký cục đường bộ năm 2007 |
Số xe theo luận chứng Yokohama |
Loại xe |
Số liệu ước tính của nhà máy DRC |
|||||
Số lượng xe năm 2007 (chiếc) |
Số lốp thay thế |
Số lốp cần trong năm 2008 (cái) |
Số lốp cần trong năm 2009 (cái) |
|||||
Ôtôcon |
430819 |
Ôto con |
170000 |
|
17000 |
38250 |
411268 |
1005033 |
Xe tải |
75957 |
Tải nhẹ |
130000 |
|
15000 |
33750 |
88869 |
38738 |
Xe khách |
75957 |
Tải nặng bus |
250000 |
|
15000 |
33750 |
88869 |
38738 |
Tổng |
559733 |
Tổng |
550000 |
|
47000 |
105750 |
94474 |
105209 |
1.3 Yêu cầu của mặt lốp:
Mặt lốp ép đùn ra phải đạt các yêu cầu sau:
vĐạt các thông số về kích thước theo kế hoạch chất lượng.
vMặt cắt không bị xốp, không bị bọng khí.
vMặt chạy không bị lệch.
vHai biên mặt lốp có vết rách không quá 20mm và không quá 04 vị trí.
vKhông có bọng khí giữa các phần giữa các phần của mặt lốp.
vKhông xốp quá tiêu chuẩn quy định.
vMặt lốp không lẫn các tạp chất khác.
vMặt lốp không bị tư lưu, sần sùi.
vMực kẻ trên mặt lốp (nếu có) không bị đứt đoạn, không bị lem.
1.4. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU :
1.4.1. Cao su thiên nhiên :
1.4.1.1. Khái niệm về cao su thiên nhiên :
+ Cao su thiên nhiên là một chất có tính đàn hồi và có tính bền , thu được từ mủ (latex) của nhiều loại cây cao su đặc biệt là loại cây Hevea brasiliensis(sáchkhoa học kỹ thuật công nghệ cao su thiên nhiên-Nguyễn Hữu Trí)
+ Cao su thiên nhiên là cây cao su sống ở vùng nhiệt đới , mũ cao su là đốI tượng chính để con người quan tâm đến chúng.
+ Mũ cao su là chất phân tán của cao su trong nước , thành phần của nó thay đổi tùy thuộc vào tuổi cây , mùa , đất đai và thành phần nước , thực vật , loại khác nhau thì thành phần mũ cao su tạo ra cũng khác nhau (trang 64)
1.4.1.2. Thành phần cấu tạo hóa học của cao su thiên nhiên :
+ Thành phần hóa học của cao su thiên nhiên gồm nhiều nhóm chất hóa học khác nhau :
- Thành phần chủ yếu là cacbua hiđrô (C5H8)n và các chất Axêton : nước ; độ ẩm ; các chất chứa Nitơ và thành phần chủ yếu của nó là Prôtêin và các khoáng chất .
- Hàm lượng của các chất này có thể dao động tương đối lớn và phụ thuộc vào các yếu tố : phương pháp sản xuất ; tuổi của cây cao su ; cấu tạo thổ nhưỡng ; khí hậu nơi cây sinh trưởng , phát triễn và mùa khai thác mũ cao su .
Cao su thiên nhiên là một Polime thuộc loại Poliizopen có cấu chúc mạnh thẳng không gian điều hoà dạng Cis ( 98 : 100% ) và dạng Trans ( 2 : 10 ) với mỗi mắt xích của polime là một phần tử izopren :
- [CH2 - C = CH - CH2] -
CH3
+ Số lượng phđn tử trung bnh của cao su thiín nhiínlă 2*108 hạt/cm3) với mức độ dao động phần tử rất nhỏ ( 10: 10) . Ngoăi ra , mạch cacbua hidr c cấu tạo mắt xch Izopen cn c câc tạp chất phi cao su khâc như các hợp chất cách ly bằng Axeton , các chất chứa Nitơ , các chất tan trong nước chất khoáng và độ ẩm.
+ Thành phần hóa học các chất được tách ly bằng Axêtôn bao gồm 15% axít béo giữ vai trò làm trơ xúc tiến cho quá trình lưu hóa cao su . Axit béo trong cao su tồn tại nhiều dạng khác nhau :3% là este của các Axit béo , 7% là các glocozit . Phần còn lại là các Axit Amin và các hợp chất Photpho hữu cơ 0,88¸0,16% ; các hợp chất hữu cơ kỳ tính C17H92O3 và C20H30O , những hợp chất này có khả năng chống lại phản ứng oxi hóa mạch Cacbua hyđrô và giữ vai trò phòng chống lảo hóa thiên nhiên cho cao su .
1.4.1.3. Tính chất vật lý của cao su thiên nhiên :
+ Cao su thiên nhiên ở nhiệt độ thấp có dạng tinh thể , vận tốc kết tinh lớn nhất được xác định ở - 250C.
+ Cao su thiên nhiên kết tinh có biểu hiện rõ ràng : độ cứng tăng ; bề mặt vật liệu mờ ; có thể nóng chảy ở 400C . Quá trình nóng chảy các cấu trúc tinh thể của cao su thiên nhiên xảy ra cùng với sự hấp thụ nhiệt 17 ở nhiệt độ 20 ¸300C cao su sống dạng crip kết tinh ở dạng giản dài 70% ; hỗn hợp cao su đã lưu hóa kết tinh lại ở đại lượng biến dạng giản dài 200% .
+ Các tính chất vật lý đặc trưng của cao su thiên nhiên :
Khối lượng diêng : 913 Kg/m
Nhiệt dẫn diêng : 0.14 W/mK
Nhiệt daung diêng : 1,88 KJ/KgK
Hệ số giản nỡ thể tích : 656.10dm/C
Nhiệt độ hoà thuỷ tinh : 70C
Nữa chu kỳ kết tinh ở -25C : 2,4- 4 giờ
Thẩm thấu điện môi ở tần số dao động 100 Hz/s 2,4- 2,7 giờ
Crip trắng : 5.10
Crip hong khói : 3.10
+ Tính cách âm của cao su mềm trên cơ sỡ của cao su thiên nhiên được đánh giá bằng vận tốc truyền âm , troang đó ở nhiệt độ -25C vận tốc truyền âm của cao su thiên nhiên là 37(giây) ; Vận tốc truyền âm sẽ giảm khi tang thành phần hỗn hợp trong cao su.
+ Cao su thiên nhiên tan trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng và mạnh vòng , không tan trong rượi , xêtôn..
+ Cao su thiên nhiên có khả nănng lưu hoá với lưu huỳnh (S)và các chất súc tác thông dung .
+ Cao su thiên nhiên có khả năng phối hợp tốt với các chất phụ gia , chất độn trên máy luyện kín và luyện hở . Dể dàng cán tráng hay ép đùn , sức ép tốt .
1.4.1.4. Tính chất công nghệ của cao su thiên nhiên :
+ Trong quá trình bảo quản cao su thiên nhiên thường chuyển sau trạng thái tinh thể ; ở nhiệt độ môi trường 25¸300C hàm lượng pha tinh thể trong cao su thiên nhiên là 40% Trạng thái tinh thể trong cao su phụ thuộc vào loại chất lượng : Đối với cao su thiên nhiên thông dụng độ nhớt ở 1440C là 95 muni , cao su loại SMR - 50 có độ nhớt là 75 muni . Để đảm bảo các tính chất công nghệ của cao su trong các công đoạn sản xuất , nó được xử lý bằng công đoạn sơ luyện đến độ dẻo P = 0,7¸0,8 .
+ Độ dẻo của cao su thiên nhiên có thể xác định trên máy đo độ dẻo TM-2 của Liên Xô (củ) ; hoặc xác định qua độ nhớt Muni() trên máy đo độ dẻo Uolle . Độ dẻo Uolle(P0) quan hệ với độ nhớt Muni theo phương trình sau :
h = 5,06 + 2,25P0 - 0,001P02 .
+ Để đánh giá mức độ ổn định các tính chất công nghệ của cao su thiên nhiên trên quốc tế còn sử dụng hệ số ổn định độ dẻo Pri ; Pri được đánh giá bằng tỷ số (tính %) giữa độ dẻo mẩu cao su được xác định sau 30 phút đốt nóng ở nhiệt độ 1400C so với độ dẻo ban đầu . Hệ số ổn định độ dẻo Pri cho các loại cao su khác nhau thì khác nhau .
Cao su hong khói mắt sàng loại 1 : PRi = 80%¸90% ;
Cao su hong khói loại SMR - 5 : PRi ³ 60% ;
Cao su hong khói loại SMR - 5 : PRi ³ 30% ;
Hệ số ổn định PRi càng cao thì vận tốc hóa dẻo cao su càng nhỏ . Điều đó có nghĩa là cao su có hệ số PRi càng cao thì khả năng chống lảo hóa càng cao .
+ Để thuận tiện cho quá trình vận chuyển và sử dung , mủ cao su thường được cô đặc lại . Có nhiều phương pháp cô đặc như ly tâm , tự nhiên , tách lớp điện ly .. Bằng các phương pháp cô đặc khác nhau thì nhận đươc cao su có tính chất và thành phần khác nhau .
- Cao su thiên nhiên có ưu , nhược điểm sau :
+ Ưu điểm : Có sức kết dính tốt , tính đàn hồi tốt , lực kéo đứt và xé rách cao , sinh nhiệt thấp tốc độ lưu hoá nhanh , giá thành rẻ .
+ Nhược điểm : Của cao su nhiên nhiên là có tính chất tác dung của 00, dầu , axít , kiềm yếu , chống lão hoá nhiệt yếu .
1.4.2. Cao su tổng hợp :
1.4.2.1. Khái niệm về cao su tổng hợp :
+ Là những hợp chất cao phân tử , có trọng lượng phân tử lớn do kết hợp nhiều phần tử lại với nhau bằng liên kết hóa học .
+ Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất ra cao su tổng hợp là : dầu mỏ , khí thiên nhiên , than , nguyên liệu gổ ,....
+ Căn cứ theo tính năng và công dụng có thể phân cao su tổng hợp ra các loại :
Tổng hợp cao su Buna .
Tổng hợp cao su Clorôper.
Tổng hợp cao su Butadien - Styren .
+ Cao su tổng hợp có công dụng là : có thể dùng thay thế cao su thiên nhiên , chế tạo săm lốp Ôtô và phần lớn cao su khác nhau : cao su Butadien ; Styren (CKC) ; Pliizopren .
+ Cao su tổng hợp công nghiệp đặt biệt (như : chịu dầu , chịu lạnh , nóng , oxi hóa , ozon ....) như cao su Thiocol ;
1.4.2.2. Các loại cao su tổng hợp :
- Butadien - Styren :
+ Ký hiệu : Liên Xô : CKC
Mỹ , Ý , Nhật : SBR
CHLB Đức : Bunas
Là loại cao su được trùng hợp từ Butadien [CH2 = CH - CH = CH2] với Syren CH2 = CH - C6H5
+ Công thức cấu tạo : C6H5
- [CH2 - CH = CH - CH2 - CH2 - CH -]n
Tỷ lệ butadien và Styren trong cao su CKC thường là : 70:30 ; 50:50 ; 90:10 ; khi tỷ lệ giữa Butadien và Styren tăng ta thu được các loại cao su CKC khác nhau có công dụng khác nhau .
+ Tính chất và ứng dụng :
Trọng lượng riêng phụ thuộc vào Styren :
CKC10 0,919[g/cm3] .
CKC30 0,949[g/cm3] .
CKC50 0,979[g/cm3] .
Tỷ trọng biến đổi thì tính chất cũng biến đổi theo .
+ Tính năng chịu lảo hóa oxi , chịu nhiệt độ , chịu dầu và chịu mài mòn , (có độ than đen đều tốt hơn cao su thiên nhiên) nhưng đàn hồi , cưỡng lực , chịu uốn khúc , xé rách đều kém hơn cao su thiên nhiên .
+ Biến dạng nhiều lần sẽ sản sinh nhiệt lượng lớn , nhược điểm này làm cho lốp Ôtô chế tạo bằng cao su CKC kém chất lượng hơn chế tạo bằng cao su thiên nhiên .
+ Độ dẻo nhỏ , sơ luyện bằng sơ học tăng độ dẻo khó khăn hơn , khi gia công độ co cao su lớn .
+ Cao su CKC có ít nối đôi hơn cao su thiên nhiên khi pha chế dùng ít lưu huỳnh (S) , dùng nhiều chất xúc tác hơn lưu hóa ;
- Butadien - Nitrie :
+ Ký hiệu : CKH (LiênXô )
NBR ( Mỹ , Ý , Nhật )
+ CKC là sản phẩm được trùng hợp từ Butadien và Acrylonitril
(CH2 = CH - CN) . Qúa trình trùng hợp trong dung dịch được như tương tùy thuộc vào hàm lượng CN mà thu được các loại CKH có tính chất khác nhau và ký hiệu khác nhau .
Tỷ trọng thay thế theo hàm lượng CN :
CKH 18 0,943 g/cm3
CKH 26 0,962 g/cm3
CKH 40 0,986 g/cm3
- Tính đặc trưng của CKH là chịu dầu tốt .
- Cao su CKH là cao su dó cực (bán dẫn) , cách điện kém hơn các loại cao su khác nên không dùng làm vật liệu cách điện , có thể dùng làm vật liệu dẫn điện trong 1 số trường hợp như Rulo dùng cho ngàng dệt để dẫn tỉnh điện .
- CKH chịu nhiệt độ , chịu lảo hóa, chịu mài mòn đều tốt hơn cao su thiên nhiên , khả năng chị lạng kém .
- Cưỡng lực xé rách thấp nhưng nếu dùng than đen và nhựa sẽ tăng cường lực tốt : chọn chất lưu huỳnh hóa thích hợp sẽ đạt được cường lực cao .
- Nếu dùng phối hợp với cao su thiên nhiên thì có thể nâng cao được tính đàn hồi , tính chịu lạnh .
* Cao su Butadien-Nitit (NBR ) có tính chịu dầu tốt khi tang hàm lượng nitrit thì tính năng chịu dầu tăng lên và NBR càng chịu nhiệt tốt , ngườ ta thường dùng trong các phụ tùng máy làm việc trong môi trường dầu mỡ , nhiệt cao . Nhược điểm của NBR là tính đàn hồi kém .
- Cao su Butadien :
+ Ký hiệu : BR
+ Cao su Butadien có khả năng chống mài mòn tốt nên thường dùng trong mặt lốp ôtô , xe máy hoặc các sản phẩm làm việc trong môi trường ma sát lớn như băng tải, băng chuyền.. có tính chống mỏi tốt , nhưng nó có nhược điểm là tính cắt xé thấp .
1.4.3. Cao su tái sinh :
1.4.3.1. Khái niệm cao su tái sinh :
+ Cao su tái sinh là cao su đươc tái chế từ các sản phẩm cao su củ (cao su đã lưu hóa) , hư hõng và những phế liệu của các nơi gia công vật liệu cao su .
1.4.3.2. Ý nghĩa và tác dụng của cao su tái sinh :
+ Cao su tái sinh được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm cao su .
+ Dùng cao su tái sinh tiết kiệm được cao su sống và một số hóa chất khác , giảm giá thành sản phẩm .
+ Làm nhanh một số quá trình gia công và tăng một số tính chất của sản phẩm .
+ Làm nhanh một quá trình trộn và phân tán đều cao su sống và các hóa chất của sản phẩm .
+ Giảm lượng sinh nhiệt độ của hỗn hợp cao su khi gia công trên các thiết bị công nghệ .
+ Giảm độ co của cao su khi cán tráng , ép xuất làm cho công việc cán tráng , ép xuất nhanh và dể hơn .
+ Các hổn hợp có cao su tái sinh dể tạo hình và làm nhanh quá trình lưu hóa .
+ Tăng một số tính chất của cao su như tăng độ cứng , bền với nhiệt độ .
+ Tăng khả năng chống lảo hóa thiên nhiên (A/sáng , oxi ,nhiệt độ ) .
+ Tăng nhiệt độ , khả năng chịu dầu và nơi nóng .
1.4.3.3. Ưu , nhược điểm của cao su tái sinh :
- Nhìn chung cao su thiên nhiên có những ưu điểm sau :
- Cải thiện độ dẻo , giảm thời gian cho chất độn vào mẻ liệu .
- Tăng tốc độ ép đùn giảm độ nỡ của cáou tại miệng đùn .
- Cải thiện ngoại quan của sản phẩm ép đùn , giảm độ co rút .
- Tăng tính dính .
- Nhược điểm của cao su tái sinh là giảm các tính năng cơ lý :
+ Làm giảm độ đàn hồi , độ bền , độ xé rách của cao su lưu hóa , giảm khả năng làm việc trong điều kiện biến dạng liên tục. Bởi thế cao su tái sinh chỉ thay thế một phần nhỏ cao su sống .
1.4.3.4. Quy trình công nghiệp chế tạo vật liệu cao su .
+ Trong kỹ thuật sản xuất cao su tái sinh , quá trình lưu hóa đóng vai trò chính .
+ Đun nóng bột cao su nghiền nhỏ , đủ với các chất làm mềm trong thời gian vài giờ với t0 = 160¸1900C .
+ Trong quá trình thoát lưu , một số phần cấu trúc mang mạng lưới không gian của cao su lưu hóa bị phá vỡ , sự phá vỡ mạng không gian có thể xảy ra ở các mạch ngang giữa các nguyên tử lưu huỳnh S với nhau và giữa các nguyên tử C và C trong mạch chính .
Vậy cấu trúc không gian giảm xuống làm cho cao su tan một phần trong các dung môi hữu cơ làm cho cao su trở nên mềm dẻo hơn .
CHƯƠNG II
CƠ SỠ LÝ THUYẾT VỀ LUYỆN , ÉP CAO SU
2.1. Sơ luyện :
2.1.1 Khái niệm :
+ Sơ luyện là quá trình làm giảm tính đàn hồi và tăng độ dẻo của cao su , khả năng hấc thụ các chất phụ gia tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hỗn luyện , cán tráng , ép xuất và lưu hóa . Đáp ứng yêu cầu khi gia công các bán thành phẩm về cao su đạt chất lượng .
2.1.1.1. Lý thuyết về sơ luyện :
+ Khi sơ luyện đã xảy ra quá trình oxi hóa giữa O2 trong không khí và cao su dẫn đến sự phá vỡ các phân tử cao su làm cho độ dẻo của nó tăng lên .
+ Khi sơ luyện cao su thiên nhiên bằng máy luyện hở , ta thấy hiệu quả tốt ở nhiệt độ cao thấp hơn (50¸600C) còn luyện kín thì nhiệt độ cao hơn (160¸180) .
+ Nếu sơ luyện có cao su sống thì sơ luyện phổ thông .
+ Nếu sơ luyện có thêm chất xúc tiến là sơ luyện chủ liệu .
+ Khi sơ luyện , độ dẻo cao su sẽ khác nhau , ở các đoạn khác nhau :
Đoạn 1 0,23¸0,34 Uolle
Đoạn 2 0,35¸0,44 Uolle
Đoạn 3 0,45¸0,54 Uolle
Đoạn 4 0,59 trở lên
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sơ luyện :
+ Thời gian sơ luyện tăng độ dẻo nhanh ở 15¸20 phút ban đầu . Sau đó chậm dần và hiệu quả sơ luyện kém (tăng độ dẻo không đáng kể) . Nên muốn tăng độ dẻo nhiều thì phải sơ luyện gián đoạn , có bộ phận đảo cao su cũng như cần thao tác của công nhân .
+ Nhiệt độ trục càng thấp thì hiệu quả sơ luyện càng cao .
+ Sơ luyện trên máy luyện hở 2 trục thì tỷ số giữa 2 trục càng lớn thì độ dẻo của cao su càng nhanh tăng giảm thời gian sơ luyện . Thường tỷ số của máy sơ luyện hở là : 1 : 108 ; 1 : 1,17 ;
Nhưng nếu tỷ số quá lớn thì cao su bị đốt nóng nhanh dẫn đến hiệu quả sơ luyện kém , không an toàn cho thiết bị.
+ Cự ly trục 1¸1,5 (mm) .
+ Đường kính trục : trục lớn thì hiệu quả sơ luyện tốt .
+ Trọng lượng mỗi mẽ luyện : phù hợp với quy cách máy thì tốt .
+ Phương pháp thao tác của công nhân phải có kỹ thuật .
+ Chất lượng cao su sống phải đảm bảo.
2.1.2 Hổn luyện :
2.1.2.1. Khái niệm , ý nghĩa hỗn luyện :
+ Hổn luyện là quá trình trộn các chất phối hợp vào cao su sơ luyện , là quá trình phân tán đều các chất phối hợp vào cao su để trở thành một hổn hợp cao su đồng nhất theo đơn pha chế .
+ Hổn luyện là khâu quan trọng trong công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su nói chung và lốp Ôtô nói riêng . Nếu cao su và các chất phối hợp không được trộn đề thì không phát huy được công dụng của chúng , ảnh hưởng đến tính năng sử dụng của sản phẩm .
2.1.2.2. Sự ảnh hưởng đến khả năng phân tán của các chất phối hợp :
+ Cực tính của cao su sống và các chất gần giống nhau (Chất phối hợp) thì dể phân tán , chênh nhau khá lớn thì khó phân tán được .
+ Tính thẩm ướt bề mặt tương đối lớn dể bị bao bọc bởi cao su thì dể phân tán .
+ Hình dạng hạt : hạt có hình cầu hoặc gần như hình cầu thì dể phân tán , hạt có hình kim(MgCO3) thì khó phân tán .
2.1.2.3 Hổn luyện bằng máy luyện hỡ :
|
(1) Động cơ , (2) Hộp giảm tốc
(3) Bộ truyền bánh răng , dẫn chuyển động từ HGT đến trục cán
(4) Trục cán
(5) Bộ bánh răng thay thế - thay thế tôc độ 2 trục cán - khi cần thiết .
* Chuẩn bị :
+ Tuyệt đối chấp hành các qui định về an toàn và vệ sinh công nghiệp . Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ công nghệ .
+ Cao su sống phải đạt chất lượng khi sơ luyện .
+ Hóa chất phải được kiểm nghiệm , sàng , sấy , cân đúng theo đơn , hóa chất . Lượng ít cân vào thùng nhỏ , chất độn , làm mềm cân vào bao lớn , S + siêu túc tiến (nếu có) cân vào gói riêng .
* Thao tác :
+ Cần thao tác đúng nguyên tắc , yêu cầu :
- Nhiệt độ trục trước : 55¸600C
- Nhiệt độ trục sau : 50¸550C
- Cự ly trục :
- Cán dẻo cao su sống 3¸4 (mm) .
- Cho hóa chất vào 8¸10 (mm) .
- Ep thông 2¸2,5 (mm) .
- Xuất tấm 9¸10 (mm) .
- Trọng lượng mẽ cao su phụ thuộc vào đơn pha chế .
- Thời gian thao tác : 15¸50 phút .
+ Trình tự thao tác :
- Cho cao su lên trục cán cán dẻo .
- Cho cao su tái sinh nếu có .
- Cho hóa chất hạt nhỏ .
- Cho chất độn và chất làm mềm lỏng .
- Cho lưu huỳnh và chất siêu xúc tiến .
- Ep thông 2 lần .
- Xuất tấm .
- Làm lạnh trong bể nước có pha CaCO3(hóa chất cách ly) .
- Treo lên giá làm mát .
- Nhập kho .
+ Chú ý .
- Khi cho hóa chất vào phải tắt máy hút bụi , các quạt thổi trực tiếp vào máy .
- Sau khi cho hóa chất , cần quét hết phần bị rơ xuống khay và cho lên máy để đảm bảo tỷ lệ .
- Khi cho S vào thì không cắt su đi nếu S chưa ta trộn đều vào cao su .
2.1.2.4 Hổn luyện bằng máy luyện kín .
(1) Động cơ , (2) Hộp giảm tốc
(3) 2 trục xoắn quay ngược chiều , (4) Xi lanh
+ Do kết cấu trục vít đùn, buồng chứa liệu và hình dạng của máy luyện kín nên nó tự luyện đều các chất hỗn hợp vào cao su mà không cần thao tác bằng tay .
+ Chuẩn bị : Công nhân vận hành máy luyện kín tiến hành chuẩn bị , kiểm tra thiết bị và điều kiện làm viêc , cần đạt yêu cầu trước khi vận hành máy .
KẾT LUẬN
6.1 Kết quả đạt được :
Qua 3 tháng thực hiện nhiệm vụ được giao và cùng vói sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Bùi Trương Vỹ đề tài thiết kế máy ép đùn mặt lốp ôtô của em đã trình bày được những vấn đề sau :
- Trình bày sơ lược về một số vấn đề về cao su và lý thuyết luyện ép cao su.
- Phân tích được nguyên lý làm việc của máy .
- Trình bày được các thông số cơ bản của máy .
- Tính toán được kết cấu sức bền máy và các chi tiết trong máy ép đùn mặt lốp ôtô.
6.2 Khả năng ứng dụng của đề tài :
Máy ép đùn EĐ200 là thiết bị trung gian , là một công đoạn quan trọng của dây truyền sản xuất lốp ôtô , máy dùng cơ cấu vít đùn vừa nhào trộn vừa ép su ra qua thước mặt lốp để tạo mặt lốp ôtô. .
Với phương châm công nghiệp hóa , hiện đại hóa của đất nước nghành cao su Việt Nam đã có những bước tiến phát triển cao , đáp ứng nhu cầu đi lại , vận chuyển cũng như góp phần tạo công ăn việc làm , nâng cao kinh tế cho người dân .
Với dây truyền sản xuất lốp ôtô là một xí nghiệp quan trọng của ngành cao su Việt Nam nói chung và nhà máy cao su Đà Nẵng nó riêng . Nó tạo ra sản phẩm lốp ôtô đủ kích thước yêu cầu .
Đề tài thiết kế máy ép đùn mặt lốp ôtô gồm một bản thuyết minh và 8 bản vẽ A0 đủ trình bày đặc tính , nguyên lý và kết cầu của máy . Nói chung nguyên lý hoạt động và kết cấu của máy đơn giản , đảm bảo an toàn khi làm việc , số người điều khiển vận hành máy ít , năng suất phù hợp với điều kiện sản xuất của nhà máy , chất lượng đảm bảo theo yêu cầu và tiêu chuẩn .
Sau thời gian hơn 3 tháng làm việc nghiêm túc và khẩn trương của bản thân , cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Bùi Trương Vỹ , đến nay đồ án đã được hoàn thành .
Với khả năng và thời gian có hạn , kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế , tài liệu và các phương tiện không được đầy đủ , nên chắc chắn đồ án sẽ còn nhiều hạn chế rất mong sự góp ý và đón nhận đồ án này với sự thông cảm của các thầy cô giáo trong khoa cũng như bạn đọc, để tôi có điều kiện học hỏi, nâng cao kiến thức và phát huy những kiến thức sau này .
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Trương Vỹ đã giúp đỡ , hướng dẫn tận tình cho em , cảm ơn các anh chị ở nhà máy cao su Đà Nẵng , thầy cô giáo trong khoa và bạn bè đã góp ý giúp đỡ cho tôi hoàn thành đồ án này .
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2008 .
Người thực hiện :
Nguyễn Thúc Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- CÔNG NGHỆ CAO SU THIÊN NHIÊN .
Nguyễn Hữu Trí .
2. CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY SẢN XUẤT THỰC PHẨM .
A.IA - XOKOLOV
Người dịch : Nguyễn Trọng Thể
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 1976
3. THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY
Nguyễn Trọng Hiệp , Nguyễn Văn Lẫm
Nhà xuất bản giáo dục - 1998 .
5. SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY T1 T2 T3 .
Nguyễn Đắc Lộc-Lê Văn Tiến .
Ninh Đức Tốn- Trần Xuân Việt .
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội .
6. CHI TIẾT MÁY T1, T2 .
Nguyễn Trọng Hiệp .
Nhà xuất nhà máy bản Đại Học và Giáo Dục chuyên nghiệp - 1992 .
7. SỨC BỀN VẬT LIỆU I , II .
Lê Viết Giảng - Thái Thế Hùng .
Đại học Bách Khoa Đà Nẵng - 1990 .
- THIẾT KẾ MÁY CẮT KIM LOẠI
Nguyễn Ngọc Cẩn.
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật - 2002 .
9. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ DẪN ĐỘNG CƠ KHÍ .
Trịnh chất - Lê Văn Uyển .
Nhà xuất bản giáo dục - 1993.
10. DUNG SAI LẮP GHÉP .
Ninh Đức Tốn
Nhà xuất bản Giáo Dục-Hà Nội-2001.
Nguyễn Đắc Lộc - Tăng Huy .
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật .
14. KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM TRA TRONG CƠ KHÍ .
Nguyễn Tiến Thọ.
Nguyễn Thị Xuân Bảy.
Nguyễn Thị Cẩm Tú.
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật -2001.
15. GIÁO TRÌNH LẮP ĐẶT VÀ SỮA CHỮA MÁY.
Đinh Minh Diệm
Nhà xuất bản giao thông vận tải-2001
16. CÁC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG.