2048 MB Bao gồm tất cả file CAD,thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ THIẾT KẾ CẢI TIẾN, CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY ÉP TRẤU RA CỦI CÂY (Ø60x300)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM Khoa Cơ khí Máy & |
CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc « |
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên:
Ngành : Kỹ thuật công nghiệp
Khóa :
Tên đề tài: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÔ HÌNH MÁY ÉP TRẤU RA CỦI CÂY
(Æ60x300)
1. Số liệu cho trước:
- Vật liệu đầu vào: vỏ trấu
- Thông số sản phẩm: củi trấu (Æ60x300)
- Năng suất: 200kg/h
2. Nội dung thực hiện:
- Tìm hiểu công nghệ ép đùn.
- Tìm hiểu công nghệ ép trấu thành củi.
- Thiết kế và chế tạo mô hình máy ép trấu thành củi.
3. Các bản vẽ:
- Bản vẽ máy ép trấu thành củi (A0).
- Bản vẽ các chi tiết của máy ép trấu thành củi (A3).
4. Ngày giao nhiệm vụ: 13/10/2011
5. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 11/12/2011
6. Giảng viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Tất Toản
7. Giảng viên phản biện : Th.S Trần Thế San
Bảng kế hoạch thực hiện:
THỜI GIAN (Tuần) |
NỘI DUNG THỰC HIỆN |
Tuần 01 ( 17 - 23/10/2011) |
- Nhận đề tài. - Gặp và trao đổi với GVHD. - Đi tìm hiểu thực tế. - Nghiên cứu đề tài. - Nhận nhiệm vụ. - Soạn đề cương. - Tìm các tài liệu liên quan đến đề tài. |
Tuần 02 (24 - 30/10/2011) |
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn của đề tài. - Tính toán và thiết kế mô hình. |
Tuần 03 (31/10 - 06/11/2011) |
- Tính toán và thiết kế mô hình. |
Tuần 04 (07 - 13/11/2011) |
- Chế tạo mô hình. - Hoàn thiện kết cấu và thông số kỹ thuật.
|
Tuần 05 (14 - 20/11/2011) |
|
Tuần 06 (21 - 27/11/2011) |
|
Tuần 07 (28/11 - 04/12/2011) |
- Hoàn chỉnh mô hình. - Nộp thuyết minh để GVHD và GVPB xét duyệt và góp ý chỉnh sửa. - Hoàn chỉnh thuyết minh. |
Tuần 08 (05/11 - 11/12/2011) |
- In Đồ án nộp GVHD và GVPB. - Chuẩn bị ngày bảo vệ. |
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................. Trang 9
1.1.1. Nhu cầu năng lượng hiện nay......................................................................... Trang 9
1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam................................................ Trang 9
1.2. Mục tiêu đề tài......................................................................................................... Trang 10
1.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ Trang 10
1.4. Thể thức nghiên cứu............................................................................................... Trang 10
1.4.1. Thời gian nghiên cứu..................................................................................... Trang 11
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... Trang 11
CHƯƠNG 2: VỎ TRẤU VÀ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG
2.1. Tình hình tiêu thụ năng lượng của thế giới hiện nay........................................ Trang 12
2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện nay.................................... Trang 12
2.3. Ưu và nhược điểm của vỏ trấu.............................................................................. Trang 13
2.4. Ứng dụng của vỏ trấu trong thực tiễn................................................................. Trang 13
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.0. Ưu điểm của củi trấu so với các loại nhiên liệu khác....................................... Trang 15
3.1. Đặc điểm của vỏ trấu (Rice Husk)........................................................................ Trang 16
3.1.1. Cấu tạo của vỏ trấu........................................................................................ Trang 16
3.1.2. Các đặc tính đặc trưng của vỏ trấu.............................................................. Trang 17
3.1.3. Đặc điểm chung về lý hóa tính của vỏ trấu................................................ Trang 17
3.1.4. Tính chất hóa học của vỏ trấu...................................................................... Trang 19
3.2. Nguyên lý ép củi trấu............................................................................................. Trang 20
3.3. Áp suất ép cần thiết................................................................................................ Trang 20
3.4. Giới thiệu về công nghệ ép đùn............................................................................ Trang 22
3.5. So sánh và chọn phương án giữa máy ép kiểu pittông và kiểu vít.................. Trang 27
3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép.............................................................. Trang 28
3.7. Quy trình công nghệ ép củi trấu........................................................................... Trang 29
CHƯƠNG 4: CÔNG NGHỆ ÉP ĐÙN KIỂU TRỤC VÍT
4.1. Sơ đồ cấu tạo của máy ép đùn kiểu trục vít........................................................ Trang 30
4.2. Các thông số cơ bản của máy ép đùn kiểu trục vít............................................ Trang 31
4.2.1. Hệ số lèn chặt b.............................................................................................. Trang 31
4.2.2. Hệ số rỗng e..................................................................................................... Trang 31
4.2.3. Áp suất ép Pe................................................................................................... Trang 31
4.2.4. Hệ số ma sát f.................................................................................................. Trang 33
4.2.5. Lực chiều trục Ptr............................................................................................ Trang 33
4.2.6. Năng suất lý thuyết Qlt................................................................................... Trang 34
4.2.6. Năng suất thực tế Qtt....................................................................................... Trang 35
4.2.6. Công suất yêu cầu N...................................................................................... Trang 35
4.3. Phạm vi ứng dụng của máy ép đùn kiểu trục vít................................................ Trang 36
4.4. Nguyên lý của quá trình ép đùn kiểu trục vít..................................................... Trang 36
PHẦN III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ
5.1. Tính toán vít ép........................................................................................................ Trang 38
5.1.1. Xác định các thông số của vít ép................................................................. Trang 38
5.1.2. Xác định các tải trọng tác dụng lên vít ép.................................................. Trang 40
5.1.3. Tính toán sức bền trục vít ép........................................................................ Trang 47
5.1.4. Tính toán sức bền vòng xoắn vít ép............................................................. Trang 49
5.2. Tính toán công suất động cơ điện........................................................................ Trang 52
5.2.1. Xác định moment xoắn trên trục động cơ................................................... Trang 52
5.2.2. Xác định công suất động cơ điện................................................................. Trang 52
5.3. Tính toán bộ truyền đai thang.............................................................................. Trang 53
5.3.1. Xác định các thông số bộ truyền đai........................................................... Trang 53
5.3.2. Xác định số dây đai........................................................................................ Trang 55
5.3.3. Các thông số của đai thang........................................................................... Trang 55
5.4. Tính toán ổ lăn........................................................................................................ Trang 56
5.4.1. Chọn loại ổ lăn................................................................................................ Trang 56
5.4.2. Tính toán ổ lăn................................................................................................ Trang 57
5.4.3. Kiểm nghiệm khả năng tải của ổ lăn............................................................ Trang 57
5.5. Tính toán then.......................................................................................................... Trang 60
5.5.1. Tính toán then hoa......................................................................................... Trang 60
5.5.2. Tính toán then bằng....................................................................................... Trang 60
5.6. Tính toán khuôn ép và bulông kẹp....................................................................... Trang 61
5.6.1. Tính toán khuôn ép........................................................................................ Trang 61
5.6.2. Tính toán bulông kẹp..................................................................................... Trang 62
5.7. Tính toán bộ gia nhiệt............................................................................................ Trang 63
5.7.1. Công suất cung cấp cho khuôn ép............................................................... Trang 63
5.7.2. Công suất cung cấp cho vỏ trấu................................................................... Trang 64
5.7.3. Công suất thất thoát....................................................................................... Trang 64
5.7.3. Công suất của bộ gia nhiệt............................................................................ Trang 65
PHẦN IV: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LẮP RÁP VÀ BẢO DƯỠNG,
AN TOÀN VÀ VẬN HÀNH
CHƯƠNG 6: LẮP RÁP VÀ BẢO DƯỠNG
6.1. Quy trình lắp ráp máy ép....................................................................................... Trang 66
6.2. Quy trình bảo dưỡng.............................................................................................. Trang 66
CHƯƠNG 7: AN TOÀN VÀ VẬN HÀNH
7.1. Quy định về an toàn................................................................................................ Trang 68
7.2. Vận hành máy.......................................................................................................... Trang 68
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN
8.1. Kết luận.................................................................................................................... Trang 70
8.2. Một số hình ảnh về sản phẩm................................................................................ Trang 71
CHƯƠNG 9: HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
9.1. Hướng phát triển của đề tài.................................................................................. Trang 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢN VẼ
LỜI NÓI ĐẦU
Để thực hiện đường lối kinh tế do nhà nước đề ra, chúng ta đang ra sức đẩy mạnh sản xuất, phấn dấu xây dựng một nền kinh tế hàng hóa phát triển. Mặt khác với nhịp sống ngày một tăng nhanh do thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp ngày càng được quan tâm. Chính điều này đã hối thúc tính năng động sáng tạo của các nhà kinh doanh. Từ đó đề ra mục tiêu tiếp cận thị trường nhằm tìm hiểu thói quen, tập quán của người tiêu dùng, đưa ra những mặt hàng làm hài lòng mỹ và cảm quan của người tiêu dùng và đặc biệt hơn nữa là không gây ô nhiễm môi trường.
Cùng hòa nhịp với nền kinh tế thị trường bằng nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn ở nước ta, thì ngành chế tạo máy chiếm phần quan trọng không kém, nhằm đáp ứng nhu cầu của chúng ta không những các nhà kinh doanh mà còn có những người nông dân họ đã chế tạo ra những cái máy để tận dụng hết tất cả tiềm năng năng lượng của những phế liệu đã bỏ đi như: vỏ trấu, vỏ café, vỏ đậu… Để tạo ra những nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống.
Do nắm bắt được nguồn năng lượng hiện nay, các nhà dầu tư đã không ngần ngại đưa ra thị trường những cái máy đa chức năng. Trong đó máy ép trấu ra củi là một loại hình mới trên thị trường. Tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã được nhiều người ưa chuộng.
CHƯƠNG 2: VỎ TRẤU
VÀ TIỀM NĂNG NĂNG LƯỢNG
2.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG CỦA THẾ GIỚI HIỆN NAY:
- Hiện nay, nhu cầu năng lượng của thế giới ngày càng tăng cao, trong khi đó các nguồn năng lượng hóa thạch như: dầu mỏ, than đá…lại cạn kiệt nhanh chóng do sự khai thác quá mức của con người.
- Trong năm 2011 cả thế giới tiêu thụ hơn 32 tỷ thùng dầu và trong năm 2012 dự đoán thế giới sẽ tiêu thụ khoảng 89 triệu thùng/ngày.
- Con người đã sớm tìm ra các nguồn năng lượng xanh và vô tận nhằm thay thế nguồn năng lượng hóa thạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… Tuy nhiên, trong khi chờ đợi các nguồn năng lượng đó có thể thay thế được năng lượng hóa thạch thì con người cần tìm kiếm ra nguồn năng lượng khác có thể thay thế năng lượng hóa thạch.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI:
2.2.1. Thế giới:
- Hiện nay, các nước đang phát triển sản xuất số lượng lớn lượng dư nông nghiệp nhưng chúng không được sử dụng có hiệu quả gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường rộng lớn. Phụ phẩm nông nghiệp này phần lớn là: vỏ trấu, vỏ cà phê, xơ dừa, bã mía, vỏ lạc, thân cây bông…
- Ở thành phố Punjab (Ấn Độ) có khoảng 2000 tấn trấu được đốt mỗi ngày và tạo ra 800 tấn tro gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền thành phố Punjab đã ban hành lệnh cấm đốt trấu.
2.2.2. Việt Nam:
- Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lâu đời. Trong đó, cây lúa là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng nhiều ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Theo ước tính năm 2011 nước ta sản xuất được 39,75 triệu tấn lúa. Trong đó, sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 24 triệu tấn (Nguồn: Sở Công Thương Tp.Hồ Chí Minh – 20/11/2011).
- Cứ 1 tấn lúa thì có khoảng 20% là trấu như vậy ước tính hằng năm có khoảng 7,95 triệu tấn trấu được thải ra trên cả nước. Với lượng trấu khổng lồ này, một phần được sử dụng làm chất đốt, một lần làm thức ăn độn thêm cho gia súc, gia cầm và phần lớn vỏ trấu còn lại thì được đem đổ xuống kênh rạch (do không đủ chỗ để chứa).
- Việc đổ trấu ra kênh rạch không những gây ô nhiễm môi trường mà còn gây tắc nghẽn giao thông đường thủy và nhiều vấn đề hệ lụy khác nữa.
2.3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA VỎ TRẤU:
2.3.1. Ưu điểm của vỏ trấu:
- Nhẹ, khô.
- Dễ cháy nên được dùng làm chất đốt.
- Rẻ tiền…
2.3.2. Nhược điểm của vỏ trấu:
- Do vỏ trấu nhẹ nên chiếm thể tích lưu trữ lớn.
- Vỏ trấu làm chất đốt mau tàn.
- Vỏ trấu dư thừa bị đổ xuống kênh rạch còn gây ôn nhiễm môi trường và gây khó khăn cho giao thông…
2.4. ỨNG DỤNG CỦA VỎ TRẤU TRONG THỰC TIỄN:
2.4.1. Sử dụng làm chất đốt:
- Trấu có khả năng cháy và sinh nhiệt tốt do thành phần có 75% là chất xơ.
- Trấu là nguồn nguyên liệu rất dồi dào và lại rẻ tiền.
- Trấu có các ưu điểm nổi bật khi sử dụng làm chất đốt: Vỏ trấu sau khi xay xát luôn ở dạng rất khô, có hình dáng nhỏ và rời, tơi xốp, nhẹ, vận chuyển dễ dàng. Thành phần là chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật sử dụng nên việc bảo quản, tồn trữ rất đơn giản, chi phí đầu tư ít.
2.4.2. Sử dụng để sản xuất điện năng:
- Sử dụng nhiệt lượng của trấu sản xuất điện năng: Với khá năng đốt cháy mạnh và rẻ, có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng không khí bằng trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính toán mỗi kg trấu có thể tạo được 0,125kW giờ điện và 4 kW giờ nhiệt, tùy theo công nghệ (Thăng Long, Báo Công nghiệp Việt Nam - số 35/2006). Ứng dụng này được áp dụng chế tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng sâu vùng xa.
2.4.3. Sử dụng làm vật liệu xây dựng:
- Sử dụng làm vật liệu xây dựng: Võ trấu nghiền mịn và có thể được trộn với các thành phần khác như mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷ tinh. Trọng lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không thấm nước cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát để tái chế lại. Hiện nay đã có công ty sản xuất thương mại loại vật liệu này ứng dụng vào thực tế.
2.4.4. Sử dụng để sản xuất SiO2:
- Sử dụng tro trấu sản xuất ôxyt silic: Tro của trấu sau khi đốt cháy có hơn 80% là silic oxyt. Ôxyt silic là chất được sự dụng khá nhiều trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, thời trang, luyện thủy tinh….Vấn đề tận dụng ôxyt silic trong vỏ trấu hiện đang được rất quan tâm, mục đích là thu được tối đa lượng silic với thời gian ngắn. Hiện nay đã có công trình nghiên cứu về trích ly ôxyt silic bằng NaOH thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.4.5. Các ứng dụng khác của vỏ trấu:
- Một số ứng dụng khác của vỏ trấu: Không dừng ở các ứng dụng trên, vỏ trấu còn có thể dùng làm thiết bị lọc nước, thiết bị cách nhiệt, làm chất độn, giá thể trong công sản xuất meo giống, dùng đánh bóng các vật thể bằng kim loại, tro trấu có thể dùng làm phân bón...
- Trấu có thể được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con người Việt Nam. Trấu có ưu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành nên việc nghiên cứu sử dụng trấu vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí. Thực tế hiện nay một số tỉnh nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long lượng trấu vẫn còn rất dồi dào nên cần lưu ý tăng cường việc nghiên cứu ứng dụng nguồn nguyên liệu này nhằm mở rộng khả năng sử dụng trấu vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa có lợi cho môi trường.
CHƯƠNG 6: LẮP RÁP VÀ BẢO DƯỠNG
6.1. QUY TRÌNH LẮP RÁP MÁY ÉP CỦI:
- Lắp khung sườn lên nền xưởng.
- Lắp cụm chi tiết 1: lắp bánh đai nhỏ vào động cơ.
- Lắp cụm chi tiết 2: ổ lăn thứ nhất vào xylanh chứa trục dẫn ® lắp trục dẫn ® lắp ổ lăn
thứ 2 ® lắp 2 nắp đậy ổ lăn.
- Lắp cụm chi tiết 1 vào khung sườn.
- Lắp cụm chi tiết 2 vào khung sườn ® lắp bánh đai lớn vào trục dẫn động ® lắp dây đai.
- Lắp then nối vào trục dẫn ® lắp trục vít vào then nối ® lắp xylanh vào khung sườn và
xylanh chứa trục dẫn động.
- Lắp khuôn ép vào xylanh.
- Lắp phễu cấp liệu vào xylanh.
- Lắp các điện trở nhiệt vào khuôn ép.
- Lắp ráp bộ phận nâng.
- Lắp ráp hệ thống điện.
- Kiểm tra lần cuối.
6.2. QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY ÉP CỦI:
6.2.1. Bảo dưỡng máy:
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn sau mỗi ca.
- Kiểm tra và bảo dưỡng trục vít sau mỗi ca làm việc.
- Châm dầu thêm vào xylanh chứa trục dẫn hằng tháng.
- Kiểm tra và thay dầu xylanh chứa trục hằng năm.
- Kiểm tra bảo dưỡng, vệ sinh các chi tiết máy 3 tháng 1 lần.
- Kiểm tra hệ thống điện, động cơ điện 6 tháng 1 lần.
6.2.1. Bôi trơn ổ lăn:
- Bôi trơn bộ phận ổ nhằm mục đích giảm mất mát ma sát giữa các chi tiết lăn chống mòn tạo điều kiện thoát nhiệt tốt, bảo vệ bề mặt các chi tiết không bị hoen gỉ, giảm tiếng ồn và bảo vệ ổ không bị bụi bặm.
- Việc chọn hợp lí loại dầu và cách bôi trơn sẽ làm tăng tuổi thọ của bộ phận ổ.
- Chọn phương pháp bôi trơn ổ bằng nhớt bôi trơn.
CHƯƠNG 7: AN TOÀN VÀ VẬN HÀNH
7.1. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN:
7.1.1. An toàn về điện:
- Các tủ điện phải đặt nơi an toàn, cầu dao, ổ cắm phải được bao che cẩn thận.
- Nắm vững qui trình vận hành máy móc nhằm tránh hiện tượng quá tải, chập cháy do điện.
- Khi sửa chửa cần phải ngắt điện, thường xuyên kiểm tra thiết bị điện, dây dẫn, chống
sét, thu lôi…
7.1.2. An toàn về phòng cháy chữa cháy:
- Tại phân xưởng phải được bố trí đầy đủ các phương tiện chữa cháy gồm:
+ Bình CO2: dùng chữa cháy điện, các động cơ điện.
+ Bình bột: dùng chữa cháy xăng dầu, chất rắn.
+ Cát khô: dùng chữa cháy xăng dầu, các cầu dao điện.
+ Các loại xô, xẻng, gàu…để vận chuyển cát, nước.
+ Máy bơm cứu hoả.
- Tất cả các dụng cụ, phương tiện chữa cháy đều được đặt tại nơi thuận lợi.
- Những điều kiện cần lưu ý trong phân xưởng:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh nội qui phòng cháy chữa cháy, tuyệt đối không mang
lửa vào khu vực sản xuất.
+ Thường xuyên kiểm tra các thiết bị áp lực, hệ thống điện.
7.2. VẬN HÀNH MÁY:
- Trang bị đồ bảo hộ lao động đầy đủ và gọn gàng.
- Xem sổ vận hành để biết tình trạng máy.
- Kiểm tra toàn bộ máy.
- Kiểm tra toàn bộ phạm vi hoạt động của máy.
- Kiểm tra dầu mỡ bôi trơn.
- Đóng cầu dao điện.
- Nếu có sự cố phải dừng máy ngay và báo cho người có trách nhiệm xử lí.
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN
8.1. KẾT LUẬN:
- Trên đây nhóm chúng em đã trình bày xong phương pháp, cũng như phương hướng tính toán thiết kế một máy ép củi trấu trục vít với năng suất 200kg/h. Sản phẩm đầu ra là củi cây Æ60x300.
- Qua 8 tuần thực hiện Đồ án Tốt nghiệp với tất cả những cố gắng của mình cùng với sự hướng dẫn chu đáo nhiệt tình của Thầy Nguyễn Tất Toản, cùng toàn thể các thầy cô, bạn bè trong bộ môn nhóm chúng đã hoàn thành đồ án đúng thời hạn. Nhưng có lẽ vẫn không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm chúng em kính mong các thầy cô chỉ bảo để nhóm chúng em hoàn thiện hơn, vững vàng hơn, để có thể tự tin vững bước trong công việc của mình sau này. Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn.
8.1.1. Những mặt đã làm được:
- Hoàn thành Đồ án đúng thời hạn.
- Thiết kế và chế tạo thành công mô hình máy ép trấu ra củi cây.
- Tối ưu hóa thiết kế để tăng năng suất, giảm tính phức tạp của máy góp phần giảm giá thành của máy.
8.1.2. Những mặt chưa làm được:
- Một số chi tiết máy chưa được hoàn thiện như: trục vít (thiết kế còn khó gia công)…
- Bộ phận nâng để bẻ gãy sản phẩm nhằm đạt kích thước dài 300 còn chưa hoàn thiện về mặt kết cấu nên sản phẩm củi không đồng đều cao về chiều dài.
- Giá thành máy còn cao.
8.2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ SẢN PHẨM:
- Mô hình hóa 3D máy ép củi trấu:
H5.8.1. Mô hình hóa 3D máy ép củi trấu.
- Mô hình máy ép củi sau khi chế tạo hoàn chỉnh:
CHƯƠNG 9: HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
9.1. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI:
- Để tăng năng suất của máy cũng như giảm sức lao động của công nhân thì ta có thể phát triển thêm hệ thống cấp liệu tự động. Hệ thống cấp liệu tự động này có thể dùng: vít tải, băng tải…
- Do sản phẩm củi được carbon hóa bằng nhiệt của điện trở nhiệt nên sinh ra khói ảnh hưởng đến môi trường làm việc của công nhân nên ta có thể thiết kế hệ thống hút khói ngay đầu ra của sản phẩm.
- Thay đổi mẫu mã sản phẩm bằng cách thay đổi hình dạng khuôn ép. Ví dụ: khuôn cho ra sản phẩm hình vuông hoặc hình lục giác để giảm diện tích trống trên container xuất khẩu…