ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN Thiết kế máy gieo hạt mồng tơi

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN Thiết kế máy gieo hạt mồng tơi
MÃ TÀI LIỆU 300600300191
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, bản vẽ, thuyết minh, bản vẽ nguyên lý....., các bản vẽ sơ đồ, bản vẽ lắp, bản vẽ thiết kế, bản vẽ chi tiết của máy, video máy hoạt động, .............. và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến đồ án Thiết kế máy gieo hạt mồng tơi
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 29/03/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CẢI TIẾN Thiết kế máy gieo hạt mồng tơi Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

NGHIÊN CỨU, Thiết kế máy gieo hạt mồng tơi

  1. Tên đề tài: “Thiết kế máy gieo hạt mồng tơi  
  2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:

Quy mô hộ gia đình, địa bàn Đông Nam Bộ.

Năng suất: 0,3 hecta/giờ

  1. Nội dung thuyết minh, tính toán:

Bản thuyết minh các nội dung tính toán:

  • Xác định yêu cầu kỹ thuật.
  • Xây dựng và chọn ý tưởng.
  • Tính toán chi tiết.
  1. Các bản vẽ:
    • Bản vẽ chi tiết tất cả
    • Bản vẽ nguyên lý
    • Bản vẽ lắp: 1 bản vẽ A0.

      TÓM TẮT ĐỒ ÁN

       

      Đồ án tốt nghiệp với đề tài “thiết kế và thi công mô hình máy gieo mồng tơi. Với đề tài này máy gieo hạt mồng tơi cơ cấu chính là cơ cấu gieo hạt. Cùng với việc cấp hạt máy đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác để hoàn thành việc gieo trồng nhưtạo rãnh gieo, lấp hạt và di chuyển khi hoạt động.

      Việc di chuyển đồng thời phải đảm bảo hạt gieo ra đều và đúng khoảng cách yêu cầu kỹ thuật gieo hạt, chính vì vậy mà khi máy di chuyển phải có mối liên hệ với cơ cấu cấp hạt theo một tỷ số truyền nhất định.

      Máy tạo hốc gieo theo phương pháp tạo rãnh sử dụng cày lật đất hai chiều giúp đảm bảo độ sâu và bề rộng rãnh gieo.

      Bộ phận lấp đất sử dụng hai thanh lắp với nhau theo góc nghiêng để đẩy đất giúp cho đất do cày đưa lên trở lại về rãnh mà không làm cho hạt đã gieo xuống di chuyển hay xê dịch khỏi vị trí ban đầu.

      Máy thực hiện các nhiệm vụ thông qua động cơ điện truyền chuyển động đến hộp giảm tốc làm cho bánh xe trước di chuyển dẫn đến bánh xe sau di chuyển thông qua bộ truyền xích truyền động cho bộ truyền bánh răng côn làm cho đĩa chia quay để thực hiện việc gieo trồng. Để đảm bảo việc gieo trồng đúng kích thước do đó ta sử dụng bộ truyền xích để tạo một tỷ số truyền đến trục cấp hạt dạng trục cuốn.

      Khi máy di chuyển cày được lắp trên máy sẽ được di chuyển theo máy và tạo thành rãnh gieo. Khi đó nhờ truyền chuyển động giữa bánh xe tới trục cuốn mà hạt được gieo xuống rãnh gieo. Sau khi hạt đã được gieo xuống rãnh thì cơ cấu lấp đất sẽ có nhiệm vụ lấp hạt.

      Đồ án đã thực hiện các nhiệm vụ:

      • Xác định nhu cầu khách hàng, yêu cầu kỹ thuật và nhiệm vụ thiết kế.
      • Xây dựng và chọn lọc ý tưởng thiết kế.
      • Tính toán thiết kế các bộ truyền ngoài hộp giảm tốc: bộ truyền đai, bộ truyền xích.
      • Tính toán thiết kế bộ phận gieo hạt, cơ cấu di chuyển, bánh xe.
      • Tính toán thiết kế cày lật đất hai chiều để cày rãnh gieo hạt.
      • Phương pháp khảo nghiệm máy gieo, máy làm đất.

       

      MỤC LỤC

      LỜI CAM KẾT..

      LỜI CAM KẾT..

       

      LỜI CAM KẾT …….………………….............................................…………………

      LỜI NÓI ĐẦU..

      LỜI CẢM ƠN..

      TÓM TẮT ĐỒ ÁN..

      Chương 1: TỔNG QUAN..

      1.2.     Nhu cầu khách hàng:

      1.2.     . Yêu cầu về việc trồng mồng tơi:

      1.3      . Nhiệm vụ thiết kế:

      1.3.1  Yêu cầu kỹ thuật:

      1.3.2  Yêu cầu kinh tế và yêu cầu sử dụng:

      Chương 2: XÂY DỰNG VÀ CHỌN LỌC Ý TƯỞNG THIẾT KẾ..

      2.1      . Sơ đồ phân tích chức năng:

      2.1.1  Sơ đồ hộp đen:

      2.1.2  Sơ đồ chức năng con:

      2.1.3  Mối quan hệ giữa các chức năng con:

      2.2      Hoàn thiện chức năng con:

      2.2.1  Tạo rãnh gieo:

      2.2.2  Gieo hạt:

      2.2.3  Lấp hạt:

      2.2.4  Di chuyển:

      2.3.     Kỹ thuật đưa ra ý tưởng từ những chức năng:

      2.3.1.     Cơ cấu gieo hạt:

      2.3.2.     Cơ cấu tạo hốc đất:

      2.3.3.     Cơ cấu lấp đất:

      2.3.4.     Sơ đồ động học:

      2.3.5.     Sơ đồ bố trí chung của máy:

      2.3.6.     Sơ đồ bố trí chung máy cắt:

      Chương 3: CHỌN ĐỘNG CƠ PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN..

      3.1.     Chọn động cơ:

      3.1.1.     Lực cản tác dụng lên trục bánh xe :

      1. Lực cản tác dụng lên bánh xe.

      3.1.2  Lực cản do cày sinh ra:

      Chương 4: BỘ TRUYỀN ĐAI THANG..

      4.1.     Chọn đai:

      4.2.     Các thông số cơ bản của bộ truyền đai:

      4.3.     Xác định số đai z:

      4.4.     Lực căng ban đầu và lực tác dụng lên trục.

      Chương 5:BỘ TRUYỀN XÍCH..

      5.1.     Chọn loại xích:

      5.2.     Xác định các thông số của xích và bộ truyền:

      5.3.     Tính kiểm nghiệm xích về độ bền:

      5.4.     Đường kính đĩa xích:

      5.5.     Xác định lực tác dụng lên trục:

      Chương 6: CẤU TẠO VỎ HỘP VÀ CÁC CHI TIẾT MÁY KHÁC..

      6.1.     Vỏ hộp:

      6.2.     Bôi trơn hộp giảm tốc.

      Chương 7: THIẾT KẾ BỘ PHẬN GIEO..

      7.1.     Bố trí đĩa cấp hạt trên trục cuốn:

      7.2.     Hạt chảy tự do qua lỗ:

      Chương 8:THIẾT KẾ TRỤC BÁNH XE..

      8.1.     Lập luận:

      8.2.     Lực tác dụng lên trục bánh xe:

      8.3.     Đường kính các đoạn trục:

      8.4..       Tính kiểm nghiệm trục về độ bền mỏi:

      Chương 9: BÁNH XE MÁY NÔNG NGHIỆP.

      9.1.     Sự chuyển động của bánh xe:

      9.2.     Batrạng thái lăn của bánh xe:

      9.2.1.     Sự lăn không lê không trượt:

      9.2.2.     Sự lăn của bánh xe có hiện tượng trượt lê:

      9.2.3.     Sự lăn của bánh xe có hiện tượng trượt lăn:

      9.3.     Lực cản lăn của bánh xe – kích thước bánh xe:

      9.4.     Xác định kích thước bánh xe :

      9.4.1.     Kích thước bánh xe :

      Bảng 9.1 : Thông số bánh xe.

      9.4.2.     Sơ đồ phân bố bánh xe trong máy nông nghiệp :

      Chương 10 : CÀY TẠO RÃNH GIEO HẠT..

      10.1.  Máy làm đất trồng :

      10.2.  Yêu cầu kỹ thuật nông học khi cày đất :

      10.3.  Bộ phận làm việc loại lưỡi :

      10.1.1.   Bộ phận làm việc :

      10.1.2.   Lưỡi vun gốc, xẻ rãnh :

      10.1.1.   Trụ :

      Chương 11 : NHIỆM VỤ - TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM MÁY NÔNG NGHIỆP 

      11.1.  Nhiệm vụ - tổ chức khảo nghiệm :

      11.1.1.   Nhiệm vụ và nội dung khảo nghiệm :

      11.1.2.   Các hình thức khảo nghiệm..

      11.2.  Khảo nghiệm các loại máy :

      11.2.1.   Khảo nghiệm máy làm đất :

      11.2.2.   Khảo n2ghiệm máy gieo và máy trồng :

      KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

      TÀI LIỆU THAM KHẢO..

       

       


       


      Chương 1: TỔNG QUAN

       

      1.2.    Nhu cầu khách hàng:

      Hiện nay, nhu cầu của cuộc sống con người ngày một nâng cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Do đó việc lao động thủ công không đủ đáp ứng thị trường. Hơn nữa việc lao động thủ công không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà người lao động lại phải bỏ ra quá nhiều sức lực vào công việc đó.

      Bên cạnh đó, nước ta là một đất nước nông nghiệp còn rất lạc hậu so với các quốc gia khác trên thế giới do đó mà nông nghiệp cần được cơ giới hóa và tự động hóa. Chính là việc đưa máy vào việc tham gia sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch,… thay sức người bằng sức máy để nâng cao năng suất lao động.

      Ở đất nước ta mồng tơi là một loại cây hoa màu khá phổ biến và được trồng rất nhiều ở nước ta từ bắc tới nam nhưng việc trồng cây chỉ được thực hiện thủ công từ khâu trồng trọt, chăm sóc đến thu hoạch. Do đó hiệu quả mang lại từ cây mồng tơi đối với nền kinh tế không cao.

      Mồng tơi là loại cây khá dễ trồng tuy nhiên để trồng loại cây này thì phải biết một số đặc điểm, điều kiện sinh sống thì mới đạt được hiệu quả cao.

      Đất trồng mồng tơi phải tơi xốp, cao ráo, thoát nước nhanh để hạt mồng tơi dễ đâm vào đất.

      Cây mồng tơi thích ứng với khí hậu bán khô hạn hoặc bán ẩm ướt, với lượng mưa khoảng 500-1200mm/năm. Cây mồng tơi ưa đất nhẹ, tơi xốp, từ cát pha thịt đến thịt pha cát. Giới hạn pH thích hợp là 5,5-6,5.

      1.2.    . Yêu cầu về vic trồng mồng tơi :

      Kỹ thuật làm đất: cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại.

      Cày sâu làm tăng khả năng giữ nước cải thiện điều kiện sống cho hệ vi sinh vật đất làm cho rễ mồng tơi phát triển tốt hơn ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Tuỳ theo từng điều kiện của địa phương, đất đai mỗi vùng mà quyết định mức độ cày sâu khác nhau: thường từ 5-10 cm. 

      Sau làm đất tiến hành lên luống, rộng 100-110 cm; chiều rộng rãnh tưới, tiêu nước 20-25 cm, chiều cao luống 20-25 cm. 

      Trồng theo lỗ: Trồng 2-3 lỗ trên hàng ngang, 1-2 hạt lỗ. Khoảng cách giữa các lỗ 10-20cm, hàng cách hàng 10–20 cm.

      Trồng rạch hàng: Trên hàng kẻ rãnh, trồng theo rãnh 5 cm/hạt, khoảng cách giữa 2 rãnh 10–20 cm.

      Độ sâu lấp hạt: Tuỳ vào điều kiện thời tiết đất đai cụ thể của từng vùng mà bố trí gieo, độ sâu gieo hạt: 3-6 cm.

      1.3. Nhiệm v thiết kế:

      Máy gieo hạt mồng tơi thực hiện nhiệm vụ gieo hạt thay thế cho sức người trong việc cuốc đất, bỏ hạt và lấp hạt trong quá trình gieo dưới sự điều khiển của con người.

      1.3.1       Yêu cầu kỹ thuật:

      -         Đảm bảo việc gieo hạt đều và đúng yêu cầu kỹ thuật cho việc trồng mồng tơi:

      • Độ sâu gieo hạt từ 3 – 6 cm.
      • Đảm bảo khoảng cách giữa các hạt là 15 – 20 cm, hàng cách hàng 15 – 20 cm.
      • Mỗi lỗ chỉ bỏ một hạt giống.
      • Kích thước chiều rộng của máy nhỏ hơn 0.5m
      • Kích thước chiều dài của máy nhỏ hơn 1.2m
      • Kích thước chiều cao của máy nhỏ hơn 0.5m
      • Trọng lượng của máy nhỏ hơn 100kg.

      -         Máy phải đảm bảo việc gieo không làm cho hạt giống bị hư hỏng

      -         Phải an toàn cho người vận hành máy.

      -         Thời hạn sử dụng cho một máy là 10.000 giờ.

      1.3.2       Yêu cầu kinh tế và yêu cầu sử dụng:

      Năng suất của máy là: 0,3 hecta/giờ

      Máy được thiết kế sử dụng cho quy mô hộ gia đình ở vùng Đông Nam Bộ.

      Giá thành cho một chiếc máy khoảng dưới10 triệu đồng.

      Máy được thiết kế dễ sử dụng, vận hành, phù hợp với đối tượng sử dụng là nông dân.

      Trên máy có hướng dẫn sử dụng, vận hành máy.

      Một số quy định khi vận hành máy để đảm bảo an toàn cho cả người và máy.


      Chương 2: XÂY DỰNG VÀ CHỌN LỌC Ý TƯỞNG THIẾT KẾ

       

      2.1. Sơ đồ phân tích chức năng:

      2.1.1      

      GIEO HẠT GIỐNG THÀNH HÀNG

      Sơ đồ hộp đen:

      Vật liệu: hạt giống mồng tơi                                                     Vật liệu: hạt giống ở đúng vị trí.

      Năng lượng: động cơ điện                                                        Năng lượng: cơ.

      Điều khiển: Bán tự động                                                          Thông tin: khoảng cách hạt.

       

       

      2.1.2       Sơ đồ chức năng con:

       

      ...................................

      2.3.           Kỹ thuật đưa ra ý tưởng từ những chức năng:

      2.3.1.     Cơ cấu gieo hạt:

      vBộ phận làm việc chính của máy gieo hạt là  bộ phận gieo. Vì thế ở đây ta chỉ nghiên cứu bộ phận gieo. Bộ phận gieo được chia theo những đặc điểm sau:

      • Theo tính chất dòng hạt do bộ phận gieo chia ra: bộ phận gieo hạt ra thành dòng liên tục (gieo hàng) hay không liên tục (gieo hốc).
      • Theo vị trí bộ phận gieo: bộ phận gieo có thể nằm ở trên miệng thùng, bên cạnh thùng hay ở đáy thùng. Phổ biến là loại ở đáy thùng.

      Ngoài ra còn chia hai nguyên tắc làm việc: loại quay, loại chuyển động qua lại, loại hút, …

      Ở đây ta khảo sát hai loại quay tròn:

      • Loại trục cuốn ở đáy thùng, gieo thành dòng liên tục.
      • Loại đĩa cũng ở đáy thùng, gieo hạt không ra thành dòng liên tục.
      1. Bộ phận gieo loại trục cuốn:

      Loại này có ở máy gieo hàng, gieo loại hạt nhỏ như lúa, kê, cỏ, … Phần làm việc chính là cánh trục. Nó làm việc theo nguyên tắc cưỡng bức, nghĩa là khi nó quay tròn những cánh sẽ gạt hạt ra. Tùy theo hướng quay của trục cuốn mà chia ra loại gieo trên và loại gieo dưới.

      Hình 2.1: Bộ phận gieo trục cuốn

      1. Bộ phận gieo loại băng tải:

      Bộ phận gieo này ta sử dụng băng tải để cấp hạt tự động. Trên phễu cấp phôi có bộ phận đảo hạt để đảm bảo hạt có thể nằm trong lỗ của băng tải để đưa đến lỗ gieo hạt xuống hốc.

    • ..................

Nhận xét:

  • Bộ phận gieo dạng đĩa có ưu điểm dễ chế tạo hơn bộ phận gieo dạng trục cuốn do có thể cấp hạt cho một hàng.
  • Việc cấp hạt sử dụng bộ phận gieo hạt dạng đĩa đều và thuận lợi hơn so với bộ phận gieo dạng trục cuốn.
  • Bộ phận gieo hạt dạng đĩa có thể đảm bảo số lượng hạt cho một lỗ và gieo đều vào các lỗ.
  • Bộ phận gieo hạt kiểu băng tải có thể cấp hạt đều, đảm bảo nhưng việc chế tạo cơ cấu này lại khá phức tạp. Nhưng máy này thiết kế phục vụ cho quy mô hộ gia đình tại vùng Đông Nam Bộ nên không đảm bảo về điều kiện kinh tế do đó không sử dụng bộ phận cấp hạt kiểu băng tải.
  • Qua phân tích và nhận xét trên ta lựa chọn cơ cấu cấp hạt dạng đĩa cho cơ cấu gieo hạt của máy gieo hạt mồng tơi.

2.3.2.     Cơ cấu tạo hốc đất:

vCày đất là công việc đầu tiên của quy trình làm đất trồng trọt.Cày là phương pháp làm đất cơ bản lâu đời, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Hầu như trong tất cả các quy trình sản xuất cây trồng người ta đều sử dụng cày đất. Điều đó có nghĩa là tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng phát triển, cho năng suất cao, cày đất là khâu đầu tiên phải thực hiện trong cả một quy trình làm đất.

vĐối với việc trồng mồng tơi cần phải đào đất thành lỗ hoặc thành rãnh để bỏ hạt khi trồng. Do đó cần có một cày phù hợp cho việc đào đất để tạo rãnh hoặc hốc.

  1. Cày diệp:

Cày diệp là công cụ làm đất được con người sử dụng từ lâu đời. Từ những yêu cầu kỹ thuật nông học cụ thể và những ứng dụng của lý thuyết cơ sở về nêm ba mặt, người ta chế tạo ra cày diệp.

Tuy nhiên, để tăng chất lượng làm việc của nêm ba mặt, người ta lại chế tạo cày diệp trên cơ sở thay đổi các góc độ, thay đổi theo vị trí chuyển động của thỏi đất trên bề mặt nêm ba mặt. Vì thế dạng cày diệp khá đặc biệt và được phân chia ra nhiều phần. Bộ phận làm việc của cày có dạng như một nêm ba chiều tác dụng vào đất để làm  được các nhiệm vụ cơ bản của cày là: cắt đất, nâng đất khỏi vị trí ban đầu và lật sang một bên.

.............................

Đánh giá năng lượng được xác định bằng phương pháp do ứng biến và xác định vận tốc chuyển động, lực cản kéo, công suất truyền qua PTO, bơm thủy lực, công suất tự chạy của máy kéo, năng suất bơm thủy lực, áp suất trong hệ thống thủy lực, tần số quay của các trục, các cụm và các bộ phận làm việc cần thiết.

Đánh giá điều kiện lao động phù hợp với các yêu cầu về khoa học lao động và các chỉ số chất lượng có liên quan đến « người – máy – đối tượng làm việc » của máy khảo nghiệm.

Đánh giá kỹ thuật sử dụng bao gồm trong việc đánh giá bối cảnh chung, khả năng quan sát chung, thiết lập ca kíp làm việc, tính toán chất lượng công việc thực hiện, tính đa dạng.

Đánh giá độ tin cậy được phù hợp với tiêu chuẩn ngành, bao gồm số thời gian máy hỏng, tỷ suất lao động của việc sửa chữa thường xuyên và phục vụ kỹ thuật theo kế hoạch, hệ số mức độ chuẩn bị và sử dụng kỹ thuật …

Có thể tiến hành khảo nghiệm đặc biệt để rút ngắn thời gian khảo nghiệm – chẳng hạn dùng bàn khảo nghiệm có các thiết bị chịu tải đặc biệt.

Khảo nghiệm có thể so sánh, đánh giá, hoặc khảo sát.

11.1.1  Các hình thức khảo nghiệm

Công việc khảo nghiệm bao gồm ba thời kỳ :

  • Khảo nghiệm mẫu máy thí nghiệm.
  • Khảo nghiệm kiểm tra.
  • Khảo sát máy.

Khảo sát mẫu máy thí nghiệm : chiếm khối lượng lớn trong toàn bộ công việc khảo nghiệm vì nó ảnh hưởng lớn đến quyết định có tạo ra mẫu máy và được sử dụng hay không.

Giai đoạn thứ nhất : khảo nghiệm mẫu đầu tiên do nhà máy chế tạo với mục đích : xác định khả năng làm việc, hiệu chỉnh quá trình làm việc, kiểm tra sự đúng đắn của việc chọn vật liệu, quy trình kỹ thuật chế tạo cũng như các yêu cầu kỹ thuật chế tạo cũng như yêu cầu kỹ thuật khác. Kết quả trả lời câu hỏi : Sự tồn tại của máy trong tương lai.

Công việc tiến hành trong các điều kiện khác nhau : khảo nghiệm các chi tiết máy trong phòng thí nghiệm – các bàn khảo nghiệm, khảo nghiệm trong điều kiện gần với sản xuất trên cơ sở thí nghiệm – đồng ruộng của các cơ quan nghiên cứu, thiết kế.

Kết quả được lập thành biên bản để gởi về cơ sở khảo nghiệm quốc gia.

Giai đoạn thứ hai :khảo nghiệm quốc gia chỉ tiến hành với những mẫu máy đã có kết quả tốt giai đoạn thứ nhất. Mục đích của giai đoạn này là so sánh trong điều kiện sản xuất khả năng đáp ứng các yêu cầu của máy.

Khảo nghiệm quốc gia để :

  • Xem xét sự phù hợp các chi tiết kỹ thuật của mẫu máy mới với yêu cầu đặt ra lúc thiết kế.
  • Hiệu quả nông học và kinh tế của mẫu máy mới so với những máy và công cụ đã có đang thực hiện quy trình sản xuất đó.
  • Khả năng sử dụng mẫu máy mới trong hệ thống máy thống nhất hiện có, để thực hiện quy trình cơ giới hóa toàn bộ một ngành hoặc một công việc nông nghiệp.
  • Độ tin cậy và sự tận dụng của mẫu máy mới.
  • Chu kỳ và đặc tính mòn của chi tiết và các cụm máy lúc làm việc có tải trọng trong thời vụ.
  • Sự thích hợp với các yêu cầu vệ sinh an toàn lao động – kết quả sẽ xác định khả năng áp dụng máy mới trong điều kiện đất đai, khí hậu của vùng khảo nghiệm, giải quyết các vấn đề chuẩn bị và sự cần thiết có máy trong sản xuất. Cần thiết phải đưa ra được một trong các lời khuyến cáo sau đây :
    • Khuyến cáo cho sản xuất : thay máy mới cho một máy nào đó, việc sản xuất máy được tính cho một vài năm, số lượng phải đủ yêu cầu đặt hàng của các cơ sở sản xuất.
    • Chế tạo loại máy thí nghiệm 10 – 100 chiếc máy đạt yêu cầu về cấu trúc, nhưng cần được kiểm tra trong các điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau.
    • Chế tạo mẫu tốt hơn (dưới 5 máy) và cần được tu chỉnh và kiểm tra lặp lại một cách chu đáo.
    • Làm mẫu tốt hơn, khi máy cần được tu chỉnh và kiểm tra lập lại, nhưng không cho phép làm mẫu mới.

Công việc khảo nghiệm quốc gia được tiến hành trong các trạm khảo nghiệm máy của nhà nước.

Khảo nghiệm kiểm tra :Công việc được tiến hành trong điều kiện sản xuất tại các trạm khảo nghiệm máy nông nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học. Thời gian được thực hiện liên tục trong vòng ba tháng.

Khảo nghiệm kiểm tra có nhiệm vụ xác định độ tin cậy trong sử dụng của máy ở điều kiện sản xuất, sự tiện lợi khi ghép vào các liên hợp máy và phục vụ kỹ thuật, cũng như chất lượng làm việc, hiệu quả kinh tế chung của nó.

Trong quá trình khảo nghiệm máy cần quan sát liên tục sự làm việc của nó : tính thời gian làm việc, khối lượng công việc thực hiện, độ mòn, gãy, biến dạng các chi tiết và cụm máy. Chất lượng làm việc được xác định theo các chỉ tiêu chính, thí dụ đối với gieo trồng – theo độ mọc mầm, sản lượng cây trồng, đối với thu hoạch – theo quy cách sản phẩm thu hoạch và độ hao phí …

Nếu trong máy sản xuất có sự thay đổi cấu trúc thì trong khảo nghiệm cần chú ý đánh giá hiệu quả do ảnh hưởng của thay đổi cấu trúc đó đến chất lượng và độ tin cậy trong sử dụng đến việc thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật.

Kết quả này sẽ có thể hiện làm cơ sở đề nghị nhà máy cải tiến hoặc thay đổi cấu trúc để nâng cao chất lượng làm việc của máy. Từ đó có thể đề ra một trong những khuyến cao sau :

  • Máy đã chứng tỏ là tốt cần được giữ tiếp tục trong sản suất.
  • Tạm ngừng sản xuất nếu có nhược điểm do chất lượng thấp, độ tin cậy sử dụng kém.
  • Loại bỏ khỏi sản xuất.

Ngoài việc khảo nghiệm từng máy riêng rẽ, có thể khảo nghiệm từng tổ hợp máy để trồng một loại cây nào đó hoặc một vật nuôi nào đó. Thời gian khảo nghiệm bằng một chu kỳ sản xuất.

Khảo sát máy : Nhiệm vụ chính của khảo sát máy là :

  • Khảo sát đặc tính và mức độ tác dụng của bộ phận làm việc của máy đối với sản phẩm (môi trường) lúc thay đổi điều kiện tác động, các thông số của bộ phận làm việc và trạng thái sản phẩm (môi trường).
  • Xác định hiệu quả sử dụng máy riêng rẽ hoặc toàn bộ phụ thuộc vào quá trình kỹ thuật thực hiện.
  • Lúc giải quyết nhiệm vụ thứ nhất, đối tượng khảo nghiệm có thể là những bộ phận làm việc đang trong sản xuất hoặc máy mới.
  • Khảo nghiệm ở bàn thử trong phòng thí nghiệm hoặc phòng thí nghiệm đồng ruộng thường được tiến hành phụ thuộc cách xác định nhiệm vụ và trang bị sử dụng.
  • Thí dụ khảo nghiệm ở bàn thử trong phòng thí nghiệm đó có thể dùng để khảo sát bộ phận làm việc của máy trong rãnh đất.
  • Để tiến hành khảo nghiệm phòng thí nghiệm – đồng ruộng người ta chọn các điều kiện đồng nhất hơn cả đặc trưng cho cả vùng.
  • Lúc giải quyết nhiệm vụ thứ 2 đối tượng phải bao gồm tất cả mẫu máy có triển vọng nhất trong và ngoài nước. Địa điểm khảo nghiệm sẽ được chọn thế nào để máy có điều kiện làm việc tương ứng với loại đất, dạng gia súc, gia cầm và phương pháp thực hiện.
  • Nhiệm vụ hẹp hơn có thể nghiên cứu độ mòn của các chi tiết riêng rẽ, các cụm và cơ cấu máy trong các môi trường và điều kiện làm việc khác nhau.
  • Kết quả khoa học của máy cho phép người ta xác định được đặc tính diễn ra trong quá trình làm việc, phát hiện các định luật có thể và tạo nên các tiền đề hoàn thiện bộ phận làm việc và quy trình kỹ thuật của quá trình máy thực hiện, cũng như tạo nên các bộ phận làm việc và máy mới hoàn thiện hơn.
  • Các số liệu nhận được lúc khảo sát có thể được thông báo hoặc sử dụng lúc xây dựng cơ sở lý thuyết cho một quy trình kỹ thuật mới có triển vọng, mà trước hết là dùng để tạo nên các máy mới, gia công vật liệu…

 

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Kết luận :

Đồ án tốt nghiệp với đề tài « Thiết kế và thi công mô hình máy gieo hạt mồng tơi » đã giúp nhóm sinh viên có được các kỹ năng :

  • Tính toán và thiết kế máy như một người thợ thực thụ.
  • Thu được những kinh nghiệm thực tế trong việc chế tạo cũng như lắp ráp mô hình.
  • Lập được kế hoạch cho việc thực hiện một dự án.
  • Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả để dần làm quen với môi trường làm việc ngoài công ty, xí nghiệp.
  • Đồ án cũng giúp nhóm sinh viên có thêm kiến thức cũng như nắm vững hơn kiến thức và kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật.
  • Hoàn thành được bản thuyết minh của đồ án, tập bản vẽ của máy.
  • Hoàn thành mô hình máy gieo hạt mồng tơi.

Kiến nghị :

Khi phân công thực hiện đồ án tốt nghiệp cần phát huy hơn nữa tính dân chủ trong việc để sinh viên:

  • Lựa chọn đề tài đúng chuyên môn phù hợp với nguyện vọng của sinh viên.
  • Lựa chọn giáo viên hướng dẫn thực hiện đồ án tốt nghiệp.
  • Lựa chọn người cùng thực hiện đồ án tốt nghiệp hay bắt cặp để thực hiện đồ án.

Đối với việc thi công mô hình cần có : Sự hỗ trợ trong việc sử dụng máy của các xưởng trong trường để gia công.

 

 

 



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn