TÊN ĐỀ TÀI: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY QUẤN CHỈ BÁN TỰ ĐỘNG
-
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Tên đề tài : “Máy quấn chỉ bán tự động”
I. Nội dung.
Dựa trên các kiến thức đã học ở trường, cùng với sự phân công của bộ môn chúng em có cơ hội tìm hiểu về đề tài” Thiết kế máy quấn chỉ bán tự động ”. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực thi, đề tài được chúng em tóm tắt như sau:
“Based on the knowledge learned at school , together with the assignment of the subject we have the opportunity to learn about the topic " Design is only semi-automatic wrapping machine " . The process of learning , research and enforcement , topics we summarize as follows :
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường về thiết bị máy quấn chỉ bán tự động.
“Research the market demand for devices sold only auto wrap.”
- Tìm hiểu trong và ngoài nước đã có có sáng chế nào như vậy hay chưa trong cùng giá thành của sản phẩm.
“Learn at home and abroad have had such inventions or less in the same price of the produc”
- Tìm ra nguyên lý hoạt động tối ưu cho máy.
“ Find out principles for optimal plant operation” .
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, kiến thức chuyên ngành có liên quan.
“Learn the theoretical basis , definitions , specialized knowledge related”.
- Tính toán và thiết kế các bộ phận của máy.
“Calculation and design of machine parts”.
- Chế tạo mô hình và kiểm nghiệm kết quả.
“Production of models and test results”.
II. Kết quả đạt được.
- Tiếp thu, tổng hợp được một khối lượng lớn các kiến thức thực tiễn cũng như lý thuyết.
“To collect , synthesize large amounts of practical knowledge and theory”.
- Tính toán, thiết kế được máy quấn chỉ bán tự động cho chỉ.
“Calculation , design is only semi-automatic wrapping machine for only”.
- Chế tạo thành công mô hình máy.
“The creation of computer models”.
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm ra thị trường.
“Research and development of products to the market”.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
- Tính cấp thiết của đề tài.
- Chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI thế kỷ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Các thành tựu của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào mọi mặt của cuộc sống. Điều này cũng được phản ánh một cách rõ ràng trong lĩnh vực lao động sản xuất. Ngày trước khi khoa học kỹ thuật vẫn còn lạc hậu thì lao động chân tay của con người chiếm một vị trí chủ đạo. Qua thời gian khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng thì điều đó không còn thiết thực nữa. Lao động chân tay dần dần được thay thế bằng máy móc. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ giải phóng sức lao động mà còn nâng cáo năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm làm ra. Đặc biệt là trong các ngành công nghiệp nặng nhọc và độc hại.
- Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì việc tự động hoá quá trình sản xuất trở thành một yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chất lượng sản phẩm và giá thành là hai yếu tố cơ bản nhất. Mà hai yếu tố này lại được quyết định trực tiếp bởi yếu tố công nghệ và khả năng tự động hoá của doanh nghiệp. Một khi sản phẩm được sản xuất một cách tự động hoá thì tính ổn định và chất lượng cũng như năng suất của sản phẩm sẽ tăng từ đó sẽ giảm được giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Ngày nay, ở bất cứ nơi đâu không chỉ trong các nhà máy xí nghiệp mà trong cả đời sống sinh hoạt chúng ta có thể thấy sự hiện hữu của máy móc khắp nơi. Tuy nhiên nhu cầu của con người là vô hạn và nó phát sinh trong những hoàn cảnh nhất định. Do đó máy móc chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của con người trong một giai đoạn nhất định nào đó. Nhưng không vì vậy mà con người bớt đi sự tìm tòi sáng tạo. Mà ngược lại việc này còn được hưởng ứng một cách rộng rãi không phân biệt giai cấp. Có thể là trí thức, học sinh- sinh viên và thậm chí là người lao động.
- Do đặc trưng của ngành nghề học tập cũng như yêu cầu của xã hội thì đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành chế tạo máy có quan hệ mật thiết với những điều nêu trên. Với đề tài “Thiết kế máy quấn chỉ bán tự động” chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp được một phần nào sự phát triển chung của quá trình lao động sản xuất.
- Hiện trên thị trường đã có nhiều loại máy này nhưng hoạt động theo nguyên lý khác, cơ cấu khác, vì vậy việc bắt tay vào nghiên cứu nó xem như là một cơ hội cũng như thách thức cho bản thân, đồng thời chúng tôi hy vọng sẽ tạo ta một tiền đề cho các nghiên cứu sau này. Thật vậy, tại các xưởng may mặc, các công ty chuyên sản xuất chỉ lớn trong cả nước, các nhà dân đã và đang thực hiện thao tác quấn chỉ bằng máy ( nhưng giá thành rất đắt đỏ ). Vì vậy yêu cầu cấp thiết hiện nay là có một loại máy có thể làm được công việc trên, với năng suất cao, chúng tôi tin rằng đó sẽ là một sáng kiến rất cần thiết cho ngành may mặc cũng như ngành dệt.
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Như đã nói ở trên thì công trình nghiên cứu này thật sự mang tính cấp thiết cao, nếu thành công như mong đợi thì đó không những giải quyết được công việc tay chân hay giảm tối thiểu chi phí của người dân, mà còn mang lại một một vốn hiểu biết rộng cho người nghiên cứu.
- Tạo điều kiện, tiền đề cho người nghiên cứu có thể phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình và ứng dụng chúng vào thực tiễn.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Củng cố kiến thức đã học, thu thập các kiến thức thực tiễn trong quá trình làm.
- Tìm ra được nguyên lý quấn cho chỉ.
- Tính toán được các thông số, yêu cầu kỹ thuật của máy quấn chỉ.
- Chế tạo được mô hình để kiểm nghiệm nguyên lý quấn chỉ của máy.
- Có được định hướng phát triển đưa sản phẩm ra thực tiễn sản xuất
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a) Đối tượng.
- Máy quấn chỉ và nguyên lý quấn chỉ máy.
- Các cuộn chỉ ban đầu.
b) Phạm vi.
- Do thời gian nghiên cứu ít, kiến thức của chúng em có hạn, nên đề tài xin phép được giới hạn trong Tìm hiểu thiết kế máy quấn chỉ bán tự động cho chỉ may mặc,chỉ để dệt ( hoặc các loạichỉ có kết cấu tương tự).
- Phương pháp nghiên cứu.
a) Cơ sở phương pháp luận.
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Theo định nghĩa này cần phải có những nguyên tắc cụ thể và dựa theo đó các vấn đề được giải quyết.
Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguyên lý quấn, từ đó đưa ra các phương pháp, nguyên lý quấn để giải quyết được các vấn đề.
b) Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
- Phương pháp khảo sát thực tế: tìm hiểu thực tế về công việc quấn chỉ thủ công và nhu cầu về một loại máy quấn chỉ. Tìm hiểu thị trường loại máy này đã có mặt trên thị trường hay không. Và năng suất một người công nhân quấn chỉ thủ công cho chỉ là bao nhiêu?
- Phương pháp thu thập dữ liệu: lấy số liệu về năng suất làm việc của công nhân khi quấn chỉ cho các công ty tư nhân qua việc khảo sát thực tế. Bấm thời gian để lấy số liệu về các công đoạn của việc.
- Phương pháp phân tích đánh giá: dựa vào dữ liệu đã thu thập được, tham khảo ý kiến của công nhân, và các chuyên gia để phân tích và đánh giá nhu cầu trong việc chế tạo một loại máy có khả năng thay thế được sức lao động của người công nhân nhưng vẫn đảm bảo năng suất cần thiết.Phân tích tìm ra các giải pháp công nghệ trong chế tạo, từ đó đưa ra quy trình để hoàn thiện đồ án một cách hiệu quả nhất.
- Phương pháp tổng hợp: sau khi đã có đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết và những gì được chứng kiến trong thực tế kết hợp với kiến thức chuyên ngành của chúng em, chúng em đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan để từ đó đề xuất quy trình hợp lí để quấn cho chỉ, và chế tạo thành công mô hình với nguyên lý quấn chỉ.
- Phương pháp mô hình hóa: là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thiết, và sữa chữa những chỗ sai mà phương pháp lý thuyết không thể thấy được.
- Kết cấu của đồ án tốt nghiệp.
ĐATN bao gồm 7 chương:
- Chương 1: giới thiệu về đề tài và một số phương pháp, cách thức thực hiện đề tài.
- Chương 2: trình bày tổng quan nghiên cứu của đề tài, bao gồm giới thiệu về máy kết cấu của máy, các nghiên cứu liên quan.
- Chương 3: trình bày về cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài
- Chương 4: đưa ra phương hướng và các giải pháp để giải quyết vấn đề, bao gồm các nguyên lý quấn và quy trình thực hiện quấn.
- Chương 5: Tính toán chi tiết công suất động cơ, các bộ phận của máy, điều kiện bền …
- Chương 6: Trình bày về việc chế tạo mô hình và kiểm nghiệm tính toán, điều chỉnh thông số cho phù hợp.
- Chương 7: Tính giá thành.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
- Các định nghĩa.
a) Máy bán tự động : Máy bán tự động là máy tự động hoàn toàn từ khâu cấp phôi, thao tác trên sản phẩm, sau đó lấy sản phẩm ra nhờ con người. Chính vì thế con người ít phải tốn công sức trong quá trình hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy, với kết cấu đa dạng, nhiều chủng loại, hợp giá tiền của người mua.
b) Vai trò và ý nghĩa của bán tự động hóa quá trình sản xuất:
- Bán tự động hóa quá trình sản xuất cho phép giảm giá thành và nâng cao năng suất lao động. Trong mọi thời đại, các quá trình sản xuất luôn được điều khiển theo các quy luật kinh tế. Có thể nói chi phí và hiệu quả sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu cầu phát triển tự động hóa.
- Bán tự động hóa quá trình sản xuất cho phép cải thiện điều kiện sản xuất. Các quá trình sản xuất sử dụng quá nhiều lao động sống thường không đảm bảo tính ổn định về giờ giấc, chất lượng gia công và năng xuất lao động, gây khó khăn trong việc điều hành và quản lý giờ giấc. Các quá trình sản xuất tự động cho phép loại bỏ các nhược điểm trên.
- Bán tự động hóa quá trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ sản xuất hiện đại, chỉ sau quá trình tự động hoá.
- Bán tự động hóa quá trình sản xuất cho phép chuyên môn hóa và hoán đổi sản xuất . Chỉ một số ít các sản phẩm phức tạp là được chế tạo từ một nhà sản xuất.
- Bán tự động hóa quá trình sản xuất cho phép thực hiện cạnh tranh và đáp ứng điều kiện sản xuất.
- Giới thiệu về máy quấn chỉ bán tự động.
a) Sơ đồ phân tích chức năng của máy quấn chỉ bán tự động.
Vật liệu: chỉ, cuộn chỉ. Vật liệu: Chỉ từ trục tổng sang
qua các trục con.
Năng lượng: Điện 12V. Năng lượng: cơ năng.
Điều khiển: Bán tự động. Thông tin năng suất của máy.
b) Sơ đồ chức năng con.
Cấp trục chỉ, cấp chỉ (phôi) .
Chỉ di chuyển, chỉ phân chia.
Chỉ trục tổng sang trục con.
Ngắt chỉ bằng tay.
Tháo cuộn chỉ.
Tiếp tục quy trình.
d) Hoàn thiện chức năng con.
- Cấp chỉ từ trục tổng: Hai trục sẽ chạy song song, quay như nhau.
- Chỉ phân phối đều như nhau để truyền sang trục con được như nhau.
- Quấn chỉ,xem cần gạt có hoạt động không, nếu có thì tiếp tục và ngược lại.
- Chỉ quấn vào trục con sẽ như thế nào. Có cần điều chỉnh gì nữa không.
- Chỉ đầy có tự động ngắt không.
- Cách tháo chỉ như thế nào cho nhanh nhất.
-
- Đặc điểm của máy.
- Là loại máy chưa xuất hiện trên thị trường.
- Kết cấu tương đối gọn nhẹ 500x450x800 mm, trọng lượng dưới < 50 kg.
- Được diều khiển bằng mạch điện.
- Đây là máy bán tự động.
- Năng suất 960 trục/1 ca 8 giờ.
- Có thể điều chỉnh được các loại chỉ, kích thước cuộn chỉ(chiều dài, độ dày của chỉ).
- Thích hợp cho những người già, đặc biệt là những người tàn tật khả năng di chuyển bị hạn chế.
- Các lỗi cần khác phục của máy.
- Thứ nhất: Cấp phôi.
+ Cấp phôi cố gắng chuyến sang tự động,để tăng năng suất.
+ Đa dạng về loại phôi.
ðHướng giải quyết đề ra: sử dụng khí nén kết hợp với CNC tạo ra cánh tay điều khiển theo hướng tự động hoàn toàn, nhưng với cách giải quyết này thì nói rất tốn chi phí cho với nhu cầu của máy.
ðCác hình vẽ sau mà nhóm em sẽ cố gắng học áp dụng cho thiết kế cho những lần sau:
Sử dụng cánh tay robot trong linh vực hàn, thong qua công nghệ lập trình CNC.
- Thứ hai: Chỉ chạy đồng đều trên cuộn chỉ.
+ Trong quá trình chỉ chạy, do lỗi trong quá trình chế tạo cánh tay đòn gắn liền với con trượt,khiến chỉ quấn bị lỗi ở giữa.
ðHướng giải quyết: Sử dụng đồng bộ 1 loại động cơ nhưng chi phí do phải qua rất nhiều bộ truyền khác nhau mới đến trục chỉ được sẽ rất cao nhưng bù lại thì vẻ thẩm mĩ sẽ tốt hơn.
Dùng chiếc diamo của xe đạp, một đầu tiếp xúc với trục chỉ quay, phần còn gắn vào điện thoại.Khi chỉ đầy điện thoại sẽ kêu lên giống như dạng báo thức thường ngày.
- Thứ ba: Thiết kế nhiều đầu ra để tăng năng suất cho máy.
+ Vấn đề đặt ra ở đây là làm cách nào để đồng bộ hóa dung 1 loại động cơ đi từ đầu để quá trình hoạt động máy được gọi là đồng bộ.
Hướng giải quyết: Sử dụng đồng bộ 1 loại động cơ nhưng chi phí do phải qua rất nhiều bộ truyền khác nhau mới đến trục chỉ được sẽ rất cao nhưng bù lại thì vẻ thẩm mĩ sẽ tốt hơn.
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Lý thuyết chuyên ngành.
- Vận dụng kiến thức chuyên ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy để tính toán thiết kế máy. Bao gồm các loại sách như: Thiết kế máy, Tính toán hệ dẫn động cơ khí, Dung sai kỹ thuật đo, Công Nghệ chế tạo máy… (đã được trình bày ở phần tài liệu tham khảo).
- Chủ yếu sử dụng các công thức về tính toán hộp giảm tốc, tính toán chọn động cơ, tính toán bền cho chi tiết máy:
Pct = [1] ;
ut = [2] ;
V= [3] ;
B= 1,1.( + 0.05) [4] ;
F = P.A [5];
Xác định tỷ số truyền ut của hệ dẫn động:
ut =
Phân phối tỷ số truyền của hệ dẫn động ut, cho các bộ truyền:
= =
Các công thức về ổ lăn.
Bảng tra chọn ổ lăn,và các bảng tra khác của các trường như :
- Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.
- Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.
- CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng.
- Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
- V.v..
- Ngoài ra còn sử dụng các công thức thuộc dung sai để tính dung sai cho bản vẽ, các công thức sức bền để tính bền cho các chi tiết máy.
- Lý thuyết bên ngoài thực tiễn.
- Vận dụng cơ sở lý thuyết về kinh tế, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về máy quấn chỉ.
- Tính toán giá thành sản xuất và hoạch định được chi phí chế tạo.
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
- Đưa ý tưởng từ những chức năng.
a) Cơ cấu giữ trục chỉ.
ðGiữ chỉ bằng trục ren có lò xo để giữa cuộn chỉ lại.
+ Ưu điểm: Cuộn chỉ sẽ không lắc.
+ Quay đồng tâm với trục.
+ Nhược điểm: Gia công lỗ trên trục khó khăn.
ðGiữ trục chỉ bằng phương án dung côn.
+ Ưu điểm: Dễ chế tạo.
+ Tháo lắp nhanh.
+ Kích thước phù hợp với máy.
+ Nhược điểm: Độ chính xác giữ ổ lăn và mặt trong là khó cao.
b) Cơ cấu quấn chỉ.
ðQuấn chỉ theo nguyên lý hoạt động của cam.
+ Ưu điểm: Chỉ quấn vào trục sẽ đều.
+ Nhược điểm: Chế tạo cam sẽ rất khó khăn.
+ Lắp trục cam sẽ rất phức tạp.
ðQuấn chỉ theo phương án tay quay con trượt.
+ Ưu điểm: Vật liệu dễ kiếm, trên thị trường đã chế tạo sẵn.
+ Gía thành rẻ.
+ Hoạt động ổn định.
Kết luận: Ta có các phương án sau:
- Cam-tháo nhanh bằng côn:
- Cam-cơ cấu giữ trục chỉ bằng lò xo.
- Con trượt-tháo nhanh bằng côn.
- Con trượt-giữ chỉ.
Từ những phương án đề ra, nhận thấy phương án thứ 3 là hợp lí. Nó khắc phục các mặt hạn chế của các phương pháp còn lại.
Chọn phương án 3 với cơ cấu xác định như sau :
- Động cơ 1 gắn liền với trục chỉ thông qua bộ truyền đai răng. Làm trục gắn bộ phận côn tháo nhanh trên đó quay.
- Động cơ 2 gắn liền qua con trượt thông qua cánh tay đòn.Con trượt chuyển động tịnh tiến qua lại. 1 vòng quay của động cơ thì con trượt sẽ dịch chuyển 1 hành trình đi về.
- Sử dụng 2 động cơ với số vòng quay khác nhau.
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
Thông qua quá trình làm đồ án. Chúng em đã đạt được những kết quả sau:
- Hoàn thành thuyết minh tính toán và chế tạo được mô hình kiểm nghiệm một bộ phận của máy.
- Trích luỹ được nhưng kinh nghiệm quý báo trong quá trình làm.
- Khả năng tính toán và hoạch định được kinh phí làm đồ án.
- Vì đây là loại máy chưa có trên thị trường Việt Nam nên có thể đây là tiền đề cho chúng em phát triển sản phẩm sau này.
Kiến nghị:
- Quá trình làm đồ án chúng em thật sự gặp rất nhiều khó khăn trong việc chế tạo cũng như địa điểm để làm đồ án. Vì thế chúng em kính mong Khoa mình sẽ có nhiều hơn nữa sự giúp đỡ cho sinh viên làm đồ án. Đặc biệt là tạo điều kiện máy móc, cơ sở vật chất cho quá trình làm đồ án.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ phân tích máy quấn chỉ bán tự động……………………………………....10
Sơ đồ chức năng con.................................................................................................... 11
Mối quan hệ giữ các chức năng con.......................................................................... 11
Hình ảnh cánh tay robot............................................................................................. 12
Hình ảnh cánh tay diamo............................................................................................ 13
Hình vẽ cơ cấu giữ trục chỉ......................................................................................... 17
Hình vẽ cơ cấu tháo lắp nhanh.................................................................................. 18
Hình vẽ cơ cấu quấn chỉ bằng cam............................................................................ 18
Hình vẽ cơ cấu tay quay con trượt............................................................................ 19
Sơ đồ động ................................................................................................................... 21
Hình ảnh moto.............................................................................................................. 24
Hình ảnh moto.............................................................................................................. 26
Hình ảnh đai................................................................................................................. 29
Hình ảnh ổ lăn.............................................................................................................. 32
Hình ảnh thép vuông................................................................................................... 33
Hình ảnh thép V........................................................................................................... 34
Hình ảnh vòm............................................................................................................... 35
Khung máy.................................................................................................................... 37
Hình ảnh tay quay con trượt ...................................................................................... 38
Hình ảnh máy............................................................................................................... 39
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT. 2
LỜI CẢM ƠN.. 3
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN.. 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.. 7
- Tính cấp thiết của đề tài.7
- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.8
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.8
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.8
- Phương pháp nghiên cứu.9
- Kết cấu của đồ án tốt nghiệp.10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.11
- Các định nghĩa.11
- Giới thiệu về máy quấn chỉ bán tự động.11
- Đặc điểm của máy.13
- Các lỗi cần khác phục của máy.13
CHƯƠNG III: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 15
- Lý thuyết chuyên ngành.15
- Lý thuyết bên ngoài thực tiễn.16
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP. 17
- Đưa ý tưởng từ những chức năng.17
CHƯƠNG V: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN MÁY.. 21
- Sơ đồ động của máy:21
- Tính toán và chọn động cơ.21
- Sơ đồ động.25
- Phân phối tỉ số truyền.26
- Bộ truyền đai.27
- Chọn ổ lăn.29
CHƯƠNG VI : TRÌNH BÀY VỀ VIỆC CHẾ TẠO MÔ HÌNH CÀ.. 29
KIỂM NGHIỆM TÍNH TOÁN,ĐIỀU CHỈNH THÔNG SỐ CHO PHÙ HỢP.30
- Thiết kế khung máy và sườn máy.30
- Khung đỡ chính các chi tiết quan trọng.31
- Để giảm rung động cho động cơ, khi thiết kế đã chi tiết sau để giảm rung động. ... 32
- Để giữ các chân cân bằng nhau sử dụng nút nhựa cứng:34
- Để ngăn bụi và nguy hiểm trong quá trình làm viêc,máy được trang bị them cái thùng úp phía trên để hạn chế.35
- Con trượt35
- Sau khi hoàn thành mô hình sản phẩm của nhóm :36
CHƯƠNG VII: TÍNH GIÁ THÀNH.. 37
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ39
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 40
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.. 41