TÊN ĐỀ TÀI: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY QUẤN CHỈ DÂY NHÔM
-
TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY QUẤN CHỈ DÂY NHÔM
A- PHẦN BẢN VẼ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY QUẤN CHỈ DÂY NHÔM
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý máy
- Bản vẽ lắp kết cấu toàn máy
- Bản vẽ lắp cụm cơ cấy chính của máy
- Bản vẽ các chi tiết gia công
B- PHẦN THUYẾT MINH THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY QUẤN CHỈ DÂY NHÔM
- Tổng quan
- Xây dựng nguyên lý hoạt động của máy
- Tính toán các thông số động học máy
- Thiết kế kết cấu máy
- Kết luận – tài liệu tham khảo
C- PHẦN MÔ HÌNH THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY QUẤN CHỈ DÂY NHÔM:
Hoàn thành máy theo yêu cầu: theo các chỉ tiêu số liệu đã cho ở trên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.. 1
LỜI MỞ ĐẦU.. 2
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.. 3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 4
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM.. 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.. 5
Mục lục. 6
Chương I : Giới thiệu. 11
1.1 Tính cấp thiết của đề tài :11
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiền đề tài :11
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :12
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:12
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:12
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:12
1.5 Phương pháp nghiên cứu:12
1.5.1 Cơ sở pháp luận:13
1.5.2 Các phương pháp nghiên cứu cựu thể:13
1.6 Yêu cầu cơ bản đối với máy:13
1.7 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp:14
Chương II: Tổng Quan. 15
2.1 Giới thiệu. 15
2.1.1 Phân loại15
2.1.2 Tình hình trồng cây kiểng ở TPHCM:16
2.2 Đặc điểm sinh học của cây Bonsai17
2.2.1 Rễ. 17
2.2.2 Thân cây. 19
Hình 2.3 : Cấu tạo thân cây. 19
- Nhiệm vụ sinh lý của thân. 20
2.3 Kỹ thuật uốn cành cây:24
2.3.1 Uốn những cành cây to hoặc dễ gãy. 25
2.3.2 Nguyên tắc cơ bản để làm yếu cành cây trước khi uốn 28
2.3.4 Kỹ thuật khắc hình chữ V. 29
2.3.5 Tạo rãnh. 31
2.3.6 Khoét lỗ. 31
2.3.7 Xẻ cành. 32
2.4 Bốn Dáng cây cơ bảng trong nghệ thuật cây:34
Hình 2.19 : 4 dáng cây cơ bản. 35
2.5 Cách tưới nước cho cây bonsai37
2.6 Các tồn tại của máy:39
2.7 Mục tiêu nghiên cứu :40
- 8 Giới hạn đề tài:40
- 9 Phương pháp nghiên cứu:40
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY QUẤN CHỈ DÂY NHÔM.. 41
- LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC:41
- Nguyên lý chung:41
- Phương án thực hiện:41
II: CHỌN ĐỘNG CƠ:42
III. PHÂN PHỐI TỈ SỐ TRUYỀN:42
IV: THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN ĐAI THANG (Từ động cơ lên trục chính):44
- Chọn loại đai:44
- Định đường kính bánh đai nhỏ:44
- Tính đường kính D2 của bánh lớn:44
- Chọn sơ bộ khoảng cách trục A:45
- Tính chiều dài đai L theo khoảng cách trục A sơ bộ:45
- Xác định chính xác khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu chuẩn:45
- Tính góc ôm α1:46
- Xác định số đai Z cần thiết.46
- Định các kích thước của bánh đai (t, S, e, h0 tra bảng 10-3 T257, sách TKCTM):46
- Tính lực căng ban đầu S0 và lực tác dụng lên trục R:47
- Tính toán thiết kế trục: (trục II, trục chính)47
- Chọn loại đai:49
- Định đường kính bánh đai dẫn:49
- Tính đường kính D2 của bánh lớn:49
- Chọn sơ bộ khoảng cách trục A:49
- Tính chiều dài đai L theo khoảng cách trục A sơ bộ:50
- Xác định chính xác khoảng cách trục A theo chiều dài đai đã lấy theo tiêu chuẩn:50
- Tính góc ôm α1:50
- Xác định số đai Z cần thiết50
- Định các kích thước của bánh đai (t, S, e, h0 tra bảng 10-3 T257, sách TKCTM):51
- Tính lực căng ban đầu S0 và lực tác dụng lên trục R:51
VI. THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG NÓN RĂNG THẲNG.. 52
- Chọn vật liệu:52
- Ứng suất uốn cho phép:.52
- Chọn sơ bộ tải:53
- Chọn sơ bộ hệ số chiều dài bánh răng nón:53
Tính chiều dài nón L:53
- Tính chính xác tải trọng K:53
- Tính ms, số răng Z1 và Z2:54
- Kiểm nghiệm sức bền của răng khi chịu quá tải trong thời gian ngắn:56
- Các thông số hình học của bộ truyền:57
- Tính lực tác dụng:57
- Tính toán thiết kế trục: (trục II, trục chính)58
VII. THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG TRỤ RĂNG THẲNG.. 60
- Chọn vật liệu::60
- Ứng suất uốn cho phép:.60
- Chọn sơ bộ hệ số tải trọng:61
- Chọn sơ bộ hệ số chiều rộng bánh răng trụ:61
- Tính khoảng cách trục A:61
- Tính vận tốc vòng và cấp chính xác chế tạo bánh răng:61
- Định chính xác hệ số tải trọng K:62
- Xác định mô đun, số răng và chiều rộng bánh răng:62
- Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng:63
- Các thông số hình học của bộ truyền:63
- Tính lực tác dụng lên trục:64
- Tính toán thiết kế trục: (trục II, trục chính)64
Ta chọn gối đỡ có d = 25mm.VIII. THIẾT KẾ BỘ TRUYỀN XÍCH.. 66
- Chọn loại xích ống con lăn vì rẽ hơn xích răng.67
- Chọn số răng đĩa dẫn.67
- Chọn bước xích t:67
- Định khoảng cách trục A và số mắt xích X:68
- Tính đường kính đường kính vòng chia của đĩa xích:68
- Tính lực tác dụng lên trục:69
- Tính toán thiết kế trục: (trục II, trục chính)69
CHƯƠNG IV: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM.. 71
Hình 4.1 : Trục cuốn sản phẩm và đĩa xích lớn. 71
Hình 4.2 : Bánh răng côn lớn. 71
Hình 4.3 : Puly quấn chỉ72
Hình 4.4 : Con lăn. 72
Hình 4.5 : Bộ phận quấn chỉ73
Hình 4.7 : Puly lớn động cơ và trục chính. 74
Hình 4.8 : Bánh răng côn nhỏ. 74
Hình 4.9 : Gối đỡ. 75
Hình 4.10 : Bánh răng thẳng lớn. 75
Hình 4.11 : Trục phụ 1. 76
Hình 4.12 : Khung máy. 76
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 78
Chương I : Giới thiệu1.1 Tính cấp thiết của đề tài :
- Cây cảnh bonsai là 1 trong những loại cây đang được người chơi cây cảnh người Việt Nam yêu thích . Thế nên vấn đề làm sao để có được những cây đẹp đang là đề tài nóng hổi cho những người chơi cây. Để có được những dáng cây đẹp và độc đáo lạ lẫm họ thường sử dụng những vật liệu mềm có thể uốn được để uốn nắn cành cây thành những hình dáng mong muốn của người chơi cây ví dụ điển hình như dây nhôm quấn chỉ.
- Thế nhưng dây nhôm quấn chỉ chủ yếu là thủ công hoặc bán tự động phụ thuộc vào tay nghề người thợ, sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí, năng suất giảm, giá thành sản phẩm tăng và không đảm bảo an toàn lao động
- Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc. Con người thiết kế chế tạo ra máy móc, máy mọc phụ vụ lại con người để mang đến sự tiện ích nhất định, làm thoã mãn nhu cầu con người. Việc tự động hoá một khâu nào đó trong hoạt động cũng cho phép giảm giá thành và nâng cao năng suất. Trong mọi thời đại , các quá trình sản xuất luôn được điều khiển theo các qui luật kinh tế. Có thể nói chi phí và hiệu quả sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu cầu phát triển tự động hoá. Chính vì vậy, đưa tự động hoá vào các công việc trong xã hội là một vấn đề đáng được quan tâm. Đó là một trong những động lực thúc đẩy con người không ngừng vận động, sáng tạo và tạo ra sản phẩm thay thế hoạt động lao động tay chân của con người.
- Căn cứ vào nhu cầu thiết thực đó , nhóm em quyết định thực hiện đề tài : “ Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm máy quấn chỉ dây nhôm”. Với đề tài này chúng em hy vọng sẽ góp phần vào việc giảm tải sức lao động, thời gian, đảm bảo an toàn lao động và đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn và hiệu quả hơn.
1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiền đề tài :
- Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự hoà nhập của nền kinh tế khu vực và quốc tế, nền nông nghiệp nặng chiếm 1 vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Tự động hoá quá trình sản xuất ngày càng được sử dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó cùng với những ứng dụng tin học đã tạo cho quá trình sản xuất phát triển hoàn thiện bằng những máy móc hiện đại có năng suất cao, chất lượng tốt và đạt độ chính xác cao. Vì thế các thiết bị máy móc ngày càng được phổ biến và đa dạng hơn theo yêu cầu của một cách nhanh gọn, vận hành đơn giản, giảm bớt sức lao động cho con người, giá cả hợp lý. Vì thế việc thiết kế máy quấn chỉ dây nhôm có thể phục vụ cho các hộ gia đình , cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết.
- Đề tài được thực hiện đầy đủ các bước theo một trình tự của quy trình thiết kế chế tạo một sản phẩm mới.
- Đồng thời đề tài cũng đáp ứng được một số nhu cầu của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất của thị trường và các doanh nghiệp để tạo ra dây nhôm quấn chỉ
- Hạn chế được số lượng lao động , tăng năng suất đảm bảo an toàn vệ sinh
- Góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế nước nhà
So sánh với những nghiên cứu trước thì máy có nhưng ưu điểm nổi bật :
- Năng suất cao
- Giảm bớt số lượng lao động
- Đảm bảo an toàn
- Nhanh gọn, vận hành đơn giản
ðGía thành hạ, giúp tăng lợi nhuận
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :
- Tìm hiểu chức năng , nguyên lý , cơ cấu quấn chỉ dây nhôm và máy quấn chỉ dây nhôm
- Thiết kế mô hình 3D bằng phần mềm creo 3.0
- Tính toán và hoàn chỉnh thiết kế máy quấn chỉ dây nhôm
- Gia công và lắp ráp mô hình máy quấn chỉ dây nhôm
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Cây cảnh bon sai
- Nguyên lý quấn chỉ dây nhôm
- Máy quấn chỉ dây nhôm
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu, thiết kế, tính toàn và chế tạo thử nghiệm máy quấn chỉ dây nhôm trong phạm vi hộ gia đình.
- Sử dụng phần mềm creo 3.0 trong thiết kế và mô phỏng chuyển động.
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
1.5.1 Cơ sở pháp luận:
- Dựa vào nhu cầu sử dụng dây nhôm quấn chỉ để uốn cây
- Dựa vào nhu cầu sử dụng máy quấn chỉ dây nhôm thay vì làm thủ công
- Dựa vào khả năng công nghệ có thể chế tạo được máy
1.5.2 Các phương pháp nghiên cứu cựu thể:
Để thực đề tài này , chúng em sự dụng một số phương pháp sau
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Kham khảo các tài liệu văn bản: sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, các bài viết từ những nguồn tin cậy trên internet, các công trình nghiên cứu…nhằm xác định được phương án điều khiển, gia công tối ưu cho máy
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm lực cần thiết quấn chỉ dây nhôm. Lấy đó làm cơ sở chính trong việc tính toán, thiết kế và chế tạo chi tiết của máy
- Phương pháp phân tích: Sau khi đã tham khảo, nghiên cứu tài liệu và có được số liệu cần thiết thì việc phân tích các số liệu cũng như tài liệu liên quan là điều cần thiết
- Phương pháp mô hình hoá: Là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. Việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thuyết và sửa chữa những chỗ sai mà phương pháp lý thuyết không thể thấy được.
1.6 Yêu cầu cơ bản đối với máy:
- Khả năng thực hiện quá trình công nghệ tiên tiến.
- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao
- Gía thành hạ, máy có kết cấu đơn giản, vật liệu chế tạo rẻ tiền, dễ kiếm, chi tiết tiêu chuẩn hoá.
- Sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng, thuận lợi
- Làm việc ổn định tin cậy, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, ít bụi, ít tiếng ồn.
- Tuổi thọ làm việc cao
- Vốn đầu tư và chế tạo không lớn
- Vận hành đơn giản
- Ít tiêu hao năng lượng
1.7 Kết cấu của đồ án tốt nghiệp:
- Chương 1 : Giới thiệu
- Chương 2: Tổng quan
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết
- Chương 4: Tính toán và thiết kế máy quấn chỉ dây nhôm
- Chương 5: Chế tạo mô hình
- Chương 6: Kết luận
Chương II: Tổng Quan
2.1 Giới thiệu
Nghệ thuật Bonsai có nguồn gốc từ núi cao Trung Quốc được phổ biến sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Từ các cây hoang dã giống cây cổ thụ, có sức sống mãnh liệt trong mọi điều kiện khó khăn người ta đem về trồng trong chậu nhỏ và cắt tỉa làm dáng cho đẹp hơn.
Bonsai có vị trí đặc biệt trong cộng đồng cư dân sống tại Trung Quốc và những người Hoa sống ở Đài Loan, Thái Lan và singapore. Những nghệ nhân bậc thầy về bonsai của Trung Quốc ngày nay vẫn tạo ra sự khác biệt giữa bồn tài và bồn cảnh. Nghệ thuật bồn cảnh xuất hiện từ thời kỳ đầu của nhà Hán, khoảng năm 206 trước công nguyên đến năm 220.
Nghệ thuật trồng bonsai của Nhật Bản từ xưa vốn đã nổi tiếng toàn thế giới vì sự cầu kỳ, tinh tế. Ngày nay, nhờ việc ứng dụng công nghệ mới, chúng ta không những vẫn có thể chăm sóc, cắt tỉa cây như truyền thống mà còn chiêm ngưỡng cây bonsai lơ lửng trong trạng thái không trọng lực gây ấn tượng mạnh đối với mọi người.
Mới đây những nhà phát minh của Nhật Bản đã có một quyết định táo bạo và độc đáo khi kết hợp công nghệ cao với nghệ thuật để tạo ra cây cảnh (bonsai) bay đầu tiên trên thế giới. Bầu cây được đặt trên một chậu cảnh có từ tính đặc biệt giúp nó cân bằng trong không khí và thậm chí có thể xoay vòng tại chỗ.
2.1.1 Phân loại
- Trên thế giới, người ta chia bonsai thành bốn nhóm:
+ Cây dưới 15 cm là loại bonsai rất nhỏ.
+ Cây cao từ 16 đến 30 cm là loại bonsai nhỏ.
+ Cây cao từ 31 đến 60 cm là loại bonsai trung bình.
+ Cây cao trên 60 cm là loại bonsai lớn.
- Loại dưới 15 cm là "mini bonsai", thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60 cm là cây trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.
2.1.2 Tình hình trồng cây kiểng ở TPHCM:
TT
Quận,huyện
Số CS Đtra
DTSX
(ha)Ghi chú
1
Quận 2
13
2,2
Theo thực tế điều tra
2
Quận 7
2
0,55
3
Quận 8
4
0,105
Kinh doanh
4
Quận 9
7
0,97
96 cơ sở SXKD Mai vàng và Mai ghép
5
Quận 12
29
3,23
Nhiều cây bonsai có xuất xứ từ rừng
6
Bình Tân
4
0,235
Kiểng , Bonsai
7
Bình Chánh
16
2,565
Sản xuất kiểng nguyên liệu, hoa nền
8
Củ Chi
5
163,1
Sản xuất , kinh doanh và xuất khẩu kiểng
9
Hóc Môn
11
3,325
Kiểng cổ có xuất xứ từ rừng và Bonsai
10
Gò Vấp
27
3,016
Kiểng Bonsai nổi tiếng
11
Thủ Đức
10
1,596
Kiểng và kiểng cổ, Bonsai, Mai vàng
12
Tân Bình
7
0,2
Kinh doanh, Kiểng, Bonsai và Mai vàng
13
Tân Phú
1
0,0085
Kinh doanh, Kiểng,Bonsai và Mai vàng
Tổng Cộng:
136
181,02
Bảng 2.1: Tình hình trồng cây kiểng ở nước ta
Về tình hình sản xuất và tiêu thụ cây bonsai từ năm 2006 – 2010 :
Cây/Năm
Năm
2006Năm
2007Năm
2008Năm
2009Năm
2010Tỷ lệ tăng năm 2010 so với năm 2006
Bonsai (ha)
260
280
300
400
415
59,6
Bảng 2.2 : tình hình sản xuất và tiêu thụ cây bonsai từ năm 2006 – 2010
Qua 2 bảng ở trên cho thấy cây Bonsai ở nước ta được trồng nhiều nhất ở 2 địa bàn Hóc Môn và Gò Vấp trong đó Gò Vấp nổi bật với diện tích trồng cây lên tới 3,016 ha. Tỷ lệ sản xuất và tiêu thụ cây Bonsai cũng ngày càng đang tăng nhanh từ năm 2006 đến năm 2010 là 59,6 %. Qua đó cũng cho thấy được cây Bonsai đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi những người chơi cây kiểng.
2.2 Đặc điểm sinh học của cây Bonsai
2.2.1 Rễ
- Cách thức hoạt động rễ cây bonsai:
Việc tưới nước, bón phân, và cắt, tỉa cây theo những chỉ dẫn sau đây khá dễ dàng, nhưng việc hiểu biết về cách thực hiện chức năng của cây sẽ làm cho sự thích thú đối với bonsai của bạn tăng lên rất nhiều và sẽ giúp cho bạn tự tin hơn khi tự chăm sóc những cây bonsai của mình. Vì không nhìn được rễ cây, nên chúng ta thường bỏ qua một điều quan trọng, đó là sự khỏe mạnh của hệ thống rễ cây. Dáng vẻ bệnh hoạn của một bonsai báo cho biết có một dạng rối loạn xảy ra ở rễ. Rễ cây có ba chức năng :
+ Thứ nhất, chúng là điểm tựa giúp cây đứng vững. Trong thiên nhiên, chúng thực hiện chức năng này bằng cách phân bổ chằng chịt đồng đều để hình thành một bề mặt ổn định dưới đáy thân cây.
+ Thứ hai, chúng hấp thu nước và các dưỡng chất hòa tan từ đất.
+ Thứ ba, chúng tồn trữ các loại đường khi nghỉ đông để cung cấp năng lượng cho đợt đâm chồi đầu tiên trong mùa xuân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những chức năng này chi tiết hơn.
Hình 2.1: Rễ cây bonsai
- Rễ bonsai hấp thu nước và dưỡng chất
Rễ giúp thân cây bonsai đứng vững có vẻ như chức năng này không liên quan gì đến bonsai, nhưng thật ra, rễ cây vẫn phải có vai trò giữ vững một cây bonsai trong chậu của nó. Bạn sẽ thấy ở phần trồng lại cây rằng lúc đầu có thể dùng dây kim loại để giữ cho cây đứng vững, nhưng cách làm này làm mất thẩm mỹ và vì thế chỉ nên sử dụng tạm thời.
Nếu rễ không khỏe hoặc bị thối rữa, chúng sẽ không phát triển rộng ra đầy chậu và thân cây sẽ bị lắc lư trong gió hoặc khi được chăm bón. Điều này lại càng làm hại cho cây thêm nữa và vòng luẩn quẩn lại tiếp tục. Để giữ cho cây đứng vững trong chậu, rễ phải được phân bố đều chung quanh thân cây và phải mọc ngang thay vì mọc hướng xuống dưới. Rễ mọc về một phía sẽ làm cho cây đứng không vững và có khuynh hướng làm cho các cành mọc hướng về một bên. Rễ mọc dốc xuống phía dưới khi dàn trải ra phía ngoài sẽ làm cho cây phải tựa nhiều hơn vào các rễ nhỏ để đứng vững.
Các rễ phát triển khỏe mạnh sẽ đầy đặn và có màu trắng ở đầu mút. Đây là phần hoạt động tích cực nhất của hệ thống rễ. Các đầu mút của rễ được các chỏm cứng bảo vệ khi chúng đâm xuyên qua đất, những chỏm cứng này liên tục bị mòn và được thay thế. Kế đó, phần màu trắng của rể được bao phủ bởi các rễ lông nhỏ mà mỗi lông được hình thành từ một tế bào và hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Dẫu nước có thể đưọc hấp thu bới các phần già hơn của rễ, nhưng nước và nhất là dưỡng chất lại dễ hấp thu qua những lông nhỏ này hơn vì chúng có nhiều bề mặt hấp thu để hút các dưỡng chất cho cây. Sự hiện diện của hơi ẩm và oxy trong đất kích thích việc tạo ra các rễ lông.
Hình 2.2 :Rễ cây bonsai phát triển khoẻ mạnh
Cây hấp thu nước qua hiện tượng thẩm thấu. Các mang bao quanh các tế bào rễ thuộc loai bán thấm, nghĩa là chúng có hàng triệu lỗ nhỏ đên mức chỉ cho phép một phân tử nước đi qua. Khi nồng độ của các muối dinh dưỡng bên trong rễ cao hơn môi trường kề cận bên ngoài, các phân tử nước sẽ đi qua các lỗ nhỏ này để làm loãng bớt nồng độ của dung dịch muối.
Không ai có thể biết chắc tại sao cây lại có thể đánh giá chính xác nhu cầu về dưỡng chất của chính nó như thế, dẫu rằng quy trình tế vi đáng lưu tâm này xảy ra hàng trăm triệu lần mỗi ngày.
2.2.2 Thân cây
- Cấu trúc thân cây bonsai
Hình 2.3 : Cấu tạo thân cây
+ Vùng vỏ: là những tế bào phloem bị chết đi. Vỏ cây bảo vệ những tế bào mềm mại bên trong khỏi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, khỏi côn trùng, muông thú v.v
+ Phloem: là lớp vận chuyển nhựa luyện từ lá đi xuống nuôi những phần khác của cây. Tốc độ vận chuyển nhựa luyện rất là chậm.
+ Tầng sinh mô: là một lớp tế bào mỏng manh, nhưng tốc độ phát triển của cây nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Nhiệm vụ của tầng này là sinh ra cả tế bào xylem và phloem. Đồng thời việc chiết ghép cành có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào tầng này.
+ Xylem: là lớp vận chuyển nhựa nguyên rễ cây hút được lên nuôi lá. Đó là nhóm những bó mạch gồm những ống nhỏ , giữ nhiệm vụ chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên tới từng lá . Lá sẽ sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời để chuyển nhựa nguyện thành nhựa luyện.Nhựa luyện là thứ dùng để nuôi sống cây. Khi cần dự trữ (để dành tới mùa tăng trưởng sau ) các tế bào của mô li be sẽ chuyển nhựa luyện thành tinh bột.
+ Lõi gỗ: các tế bào lớp xylem sẽ dần bị thay thế bởi các tế bào trẻ hơn, và dần bị biến thành tế bào chết cứng ngắc chỉ có tác dụng làm cho thân cây được cứng cáp.
Những tia ngang ở giữa thân cây là những kho dự trữ tinh bột. Cách dự trữ tinh bột này nhanh chóng trong cả khâu cất trữ và lấy ra.
- Nhiệm vụ sinh lý của thân
Thân cây là xa lộ vận chuyển dinh dưỡng giữa lá và rễ cây, đồng thời là nơi tích trữ dinh dưỡng dư thừa. Về mặt tải nhựa, hầu hết mọi loại cây đều giống nhau: Vận chuyển nhựa nguyên từ rễ lên lá và vận chuyển nhựa luyện từ lá xuống rễ.
Nhựa nguyên: Là nước có hòa tan một vài loại muối khoáng mà rễ cây lấy được. Ở đây nước chỉ đóng vai trò vận chuyển và hòa tan muối khoáng, đồng thời giúp cho lá và cành không bị héo rũ. Chỉ có thế thôi chứ nước không phải là thức ăn của cây nhé bạn. Khi nào mà nhựa nguyên được các “nhà máy” lá cây dùng năng lượng mặt trời chế biến thành nhựa luyện thì cây mới sử dụng được.
Nhựa luyện: đây mới thực sự là món giúp các tế bào của cây sinh sống . Khi nhựa luyện , hay chất đường , trở nên dư dả , cây sẽ tích trữ chất đường này bằng cách ép vài chục vài trăm phân tử đường lại thành một phân tử chắc nịch gọi là “tinh bột “. Nhờ chắc nịch , tinh bột chiếm rất ít chỗ và có thể được tích trữ lại trong rễ hoặc thân.
- Dưới đây là những quy tắc về thân cây bonsai mà bạn cần nắm được.
+Thân cây bonsai nên có chiều cao gấp khoảng 6 lần so với đường kính của rễ cây.+Thân cây bonsai cho dù tạo dáng gì thì cũng nên để hơi nghiêng về phía trước 1 chút và hướng về bên phải người xem.
+Thân cây cần được giữ cho có dáng thon từ dưới lên trên để tạo ra cảm giác cây đang mọc vươn lên trên, mang ý nghĩa hướng đến những điều tốt đẹp, thanh cao.
Hình 2.4 :Thân cây bonsai và những quy tắc cơ bản (hình 1)
+Khi ghép chồi lên trên thân cây, chúng ta nên lưu ý số lượng ghép vừa phải để tạo được sự hài hòa trong dáng cây.
+Khi uốn thân cây nên uốn về phía hướng người xem sẽ nhìn vào.
+Với những thân cây bonsai có dáng thẳng bình thường thì không nên có quá nhiều các điểm uốn chữ “S” vì sẽ làm cho dáng cây trở nên rất nặng nề và mất đi vẻ tự nhiên vốn có của cây.
Hình 2.5 :Thân cây bonsai và những quy tắc cơ bản (hình 2)
+ Với những thân cây phát triển theo hướng mọc nhọn hướng lên cao thì nên bố trí những điểm uốn được uốn gần nhau (cần hết sức để ý đến vị trí của cành cây).
+Với những thân cây thẳng thì khi uốn nên bố trí sao cho nó mọc cao hơn phần gốc cây.
+Với 2 thân cây đôi thì chúng ta nên tiến hành tách ra ở chỗ gốc cây để đảm bảo các cây không phát triển vượt quá nhau.
Trên đây là một số chia sẻ về những quy tắc cơ bản đối với thân cây bonsai. Rất mong chúng có ích cho bạn và những cây bonsai yêu quý của bạn.
2.2.3 Nhánh cây :
- Tạo nhánh, uốn cành là những công việc cần và phải làm mà những người chơi chuyên bonsai cần phải nắm. Giá trị của cây bonsai là ở hình dáng, thế đứng của nó, tùy vào từng loại cây bonsai sẽ có thời điểm uốn cành, tạo nhánh khác nhau. Nhưng là loại cây nào thì bạn cũng cần nắm được những quy tắc cơ bản về cách tạo nhánh bonsai sau:
+ Phải tạo nhánh bonsai sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhanh cây mọc đâm ngang thân cây. Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần làm ảnh hưởng tính thẫm mỹ của cây.
Hình 2.6 : Nhánh bonsai không được mọc ngang
+ Nhánh đầu tiên nên được nằm ở khoảng 1/3 chiều cao từ thân cây tính từ gốc. Đối với những nhánh ghép thì nên để chúng nằm ở trong vị trí 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.
+ Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ bên ngoài của những điểm uốn, lưu ý không làm nhánh bị phình ra. Một điều quan trọng khác là đường kính của nhánh và thân phải cân đối với nhau.
+ Về cấu tạo của nhánh: nếu nhánh thứ nhất mọc bên trái thì nhánh thứ 2 phải nằm bên phải và ngược lại ( khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau). Lưu ý nên để các nhánh mọc xen kẽ chứ không nên để chúng mọc song song với nhau. Bạn nên giảm kích thước và đường kính của nhánh khi càng lên cao để cây được cân xứng và đẹp hơn.
Hình 2.7 : Nhánh đầu tiên nằm ở khoảng 1/3 chiều cao từ thân
+ Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa nhánh và cây. Bạn nên để nhánh thứ 2 hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem. Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ 3 nên được cách với nhánh ở phía sau 120 độ để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.
+ Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, chứ không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay nhánh thì xoắn còn nhánh thì thẳng đuộc, như vậy sẽ làm mất đi giá trị thẫm mỹ của cây.
+ Nên tạo hình các nhánh cây thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, ở giữa tượng trưng cho người, góc phía dưới tượng trưng cho mặt đất. Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái phải và phải tuân theo những quy tắc chính trong cách sắp nhánh cây. Bên cạnh, bạn không nên để nhánh cây khác mọc chỉa lên hay xuống vì sẽ tạo ra một lớp đệm lá.
+ Để tạo ảo giác cho cây bonsai già, bạn để những nhánh phía dưới cây rũ xuống, những thân cây tươi trẻ có nhiều nhánh thì mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn bạn nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên ngay khi chúng còn là nhánh con.
+ Bạn nên tạo dáng cho nhánh cây đổ xuống tuân theo quy tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng. Đối với những cây đôi, thì không nên để những nhánh cây xen vào giữa cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Và, khi đó những nhánh cây nằm phía ngoài sẽ tạo nên một hình tam giác lá.
Hình 2.8: Nên tạo hình các nhánh cây thành một hình tam giác lệch với ngọn cây
- Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ một số quy tắc cần nắm để tạo nhánh cho bonsai, hy vọng đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chăm sóc, tạo dáng cho cây bonsai mình đẹp, và có giá trị hơn nhé.
2.3 Kỹ thuật uốn cành cây:
- Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy.
- Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa), hiện nay vẫn còn được áp dụng. Nhưng hiện nay người ta thích dùng dây kẽm hơn. Hầu hết người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn.
- Trước khi uốn, ta tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.
- Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
- Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.
- Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây.
- Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng
2.3.1 Uốn những cành cây to hoặc dễ gãy
- Việc uốn cành, tạo dáng cho cây bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành. Vì một lý do khách quan hay chủ quan nào mà bạn buộc phải uốn nắn những cành cây dễ gãy hoặc quá to thì đó là một việc làm khó. Đôi khi chỉ vì sơ ý, bạn có thể làm hỏng cả cây bonsai. Dưới đây là một vài gợi ý và phương pháp giúp cho bạn tham khảo khi gặp các trường hợp khó khăn như vậy.
- Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu bạn cố sức uốn theo cách của mình thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì bạn nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà “sôi hỏng bỏng không”.
- ...
- ...............................
-
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận :
Sau thời gian tìm hiệu, nghiên cứu , tính toán, thiết kế và chế tạo thử nghiệm hoàn thiện đến nay đồ án tốt nghiệp của chúng em đã được hoàn thành đúng thời hạn với các kết quả của đề tài như sau:
- Hoàn thành việc tìm hiểu về cây bonsai và nhu cầu sử dụng dây nhôm quấn chỉ để uốn cây
- Tìm hiểu cách quấn chỉ dây nhôm
- Hoàn thành thử nghiệm thử lực và số vòng quay quấn chỉ quanh dây nhôm
- Máy đã được chế tạo hoàn chỉnh
- Hoàn thành nhiệm vụ tính toán và thiết kế kết cấu.
Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm đề tài còn gặp mốt số vấn đề khó khăn và nhược điểm sau
- Đề tài còn khó khăn trong việc tính toán đồng bộ giữa quấn chỉ và cuốn sản phẩm
- Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót trong quá trình gia công và tính toán, cũng như chi phí có hạn, nên máy làm ra mang tính chất mô hình.
- Kiểm tra và cho máy chạy thử trong vòng 15 phút thấy máy hoạt động ổn định, êm , do thời gian gấp rút việc thử nghiệm máy cũng không nhiều , chưa khắc phục một số hạn chế.
Kiến nghị:
- Với đề tài “ Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thử nghiệm máy quấn chỉ dây nhôm” chúng em tin rằng đề tài có thể phát triển và đưa vào sản xuất 1 cách rộng rãi.
- Với thời gian có hạn chúng em chưa khắc phục được những hạn chế của máy, nên chúng em đề nghị khoá sau nếu có ai theo đề tài của chúng em sẽ bổ sung và hoàn thiện thêm , khắc phục những hạ chế đó.