ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY TÁCH HẠT BẮP CẢI TIẾN 2017
MỤCLỤC
Chương: Trang
Chương 1: Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp trên thế giới cũng như ở Việt Nam ..................................................................................................... 7
1.1 Giới thiệu về cây bắp ........................................................................................ 7
1.2 Quy trình trồng bắp .......................................................................................... 7
1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp trên TG cũng như ở VN ............................ 14
Chương 2: Quy trình công nghệ sản xuất bắp................................................... 17
2.1 Tách hạt ............................................................................................................ 18
2.2 Phân loại ........................................................................................................... 18
2.3 Phơi khô ............................................................................................................ 18
2.4 Nghiền thô ........................................................................................................ 18
2.5 Đóng bao thành phẩm....................................................................................... 18
Chương 3: Giới thiệu bắp trước và sau khi tách và yêu cầu của máy tách .... 19
3.1 Các tính chất của trái bắp ................................................................................. 19
3.2 Bắp trước và sau khi sạc ................................................................................... 21
3.3 Yêu cầu của máy sạc ........................................................................................ 22
Chương 4: Các pp sạc hiện nay và chọn nguyên lý làm việc cho máy ............ 22
4.1 Thông số một số máy hiện nay......................................................................... 22
4.2 Các phương pháp tách hiện nay ....................................................................... 26
4.3 Chọn nguyên lý làm việc .................................................................................. 30
Chương 5: Phân tích và chọn sơ đồ nguyên lý của máy ................................... 31
5.1 Phân tích máy ................................................................................................... 31
5.2 Sơ đồ nguyên lý máy ........................................................................................ 31
Chương 6: Tính toán và chọn các thông số chủ yếu của máy .......................... 32
6.1 Xác định công suất động cơ ............................................................................. 32
6.2 Tính toán thiết kế bộ truyền đai........................................................................ 33
Chương 7: Tính toán thiết kế trục và then......................................................... 36
7.1 Tính toán thiết kế trục....................................................................................... 36
7.2 Tính chọn then .................................................................................................. 37
7.3 Thiết kế gối đỡ trục .......................................................................................... 38
Chương 8: Tính sức bền cho bộ phận quan trọng của máy ............................. 39
8.1 Tính sức bền cho bộ phận tách hạt ................................................................... 39
Chương 9: Thiết kế chi tiết máy và cụm máy .................................................... 42
9.1 Sơ đồ động của máy ......................................................................................... 42
9.2 Hình chiếu máy................................................................................................. 43
9.3 Cụm khung máy ............................................................................................... 44
9.4 Chi tiết cụm khung máy ................................................................................... 44
9.5 Cụm tách hạt ..................................................................................................... 47
9.6 Chi tiết cụm tách hạt ......................................................................................... 47
9.7 Sơ đồ mạch điện ............................................................................................... 51
Chương 10: Hiệu chỉnh sau khi lắp máy ............................................................ 51
Chương 11: Vấn đề an toàn, h.dẫn sử dụng và bảo quản máy ........................ 52
11.1 Vấn đề an toàn ................................................................................................ 52
11.2 Hướng dẫn sử dụng máy................................................................................. 53
11.3 Bảo quản máy ................................................................................................. 53
11.4 Đánh giá chung về máy .................................................................................. 54
Chương 12: Quy trình công nghệ gia công chi tiết máy ................................... 55
12.1 Quy trình công nghệ: Gia công chi tiết trục chính ......................................... 55
12.2 Quy trình công nghệ: Gia công chi tiết bạc trục............................................. 102
LỜINÓIĐẦU
Nước ta là nước nông nghiệp là chủ yếu, do vậy các sản phẩm từ nông nghiệp rất dồi dào. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển nông thôn hiện nay, vấn đề thời sự nổi bậc là chương trình khuyến nông về chăn nuôi và trồng trọt. Đặc biệt là chương trình khuyến nông nhằm tăng sản lượng cây lương thực nói chung và cây bắp nói riêng được nhà nước hết sức chú trọng.
Bắp là cây lương thực ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ cây bắp tăng lên rất nhanh, hiện nay bắp là cây nông nghiệp cho sản lượng hàng năm lớn hơn bất kỳ cây lương thực nào khác. Với tầm quan trọng của việc sản xuất bắp như vậy nên diện tích trồng bắp ngày càng tăng nên lao động thủ công không thể đáp ứng cho quá trình thu hoạch, tách hạt và phân loại. Trong công tác thu hoạch các loại máy móc tiên tiến đã được đưa vào sử dụng, nhờ đó sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, lượng nhân công lao động giảm, dẫn tới giá thành giảm, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá nước ta trong quá trình hội nhập.
Trên cơ sở nhu cầu máy móc và trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tăng năng suất của cây bắp nên chúng em xin nghiên cứu và làm đề tài: “Thiết kế máy tách hạt bắp” để làm đồ án tốt nghiệp. Qua đây chúng em mong muốn vận dụng những kiến thức mà mình đã được thầy cô trang bị để đi sâu vào nghiên cứu thực tế một vấn đề mà xã hội đang cần đến và qua đây chúng em sẽ được học hỏi, nghiên cứu thêm những vấn đề mà mình còn chưa biết. Tuy nhiên trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên đồ án của chúng em không tránh khỏi những sai xót, em kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án của chúng em ngày càng được hoàn thiện tốt hơn cũng như có ích cho xã hội hơn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
BẮP TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ Ở VIỆT NAM.
1.1. Giới thiệu về cây bắp.
Bắp là cây lương thực ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm làm từ hạt bắp tăng lên rất cao, hiện nay bắp là cây cho sản
lượng hàng năm cao hơn bất kỳ cây lương thực nào.
Hạt bắp còn được dùng để chuyển hóa thành chất dẻo hay vải sợi. Một
lượng bắp nhất định được thủy phân hay xử lý bằng enzym để sản xuất xi rô , cụ thể là xi rô chứa nhiều fructoza, gọi là xi rô ngô, một tác nhân làm ngọt và đôi khi được lên men để sau đó chưng cất trong một vài dạng rượu. Rượu sản xuất từ bắp theo truyền thống là nguồn của wisky bourbo. Etanol từ ngô cũng được dùng ở hàm lượng thấp như là phụ gia xăng làm nguyên liệu cho một số động cơ để gia tăng chỉ số octan, giảm ô nhiễm và giảm cả mức tiêu thụ xăng.
Với tầm quan trọng của việc sản xuất bắp như vậy nên diện tích trồng
bắp tăng lên rất nhiều, hình thành các vùng chuyên canh cây bắp. Để năng suất ngày càng cao giá thành đầu tư giảm các biện pháp canh tác tiên tiến, các loại giống mới cho năng suất cao đã được ứng dụng trong sản xuất.
Trong công tác thu hoạch các loại máy móc tiên tiến đã được đưa vào sử
dụng , nhờ đó sản phẩm làm ra có chất lượng tốt hơn, lượng nhân công lao động giảm, dẫn tới giá thành giảm, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nước ta trong quá trình hội nhập.
1.2. Quy trình trồng bắp.
Chọn giống: Tiêu chuẩn của một giống bắp tốt:
Độ thuần khiết của giống cao.
Cây phát triển tốt, thân to, nhiều kích, thước lá to, hạt đều thẳng hàng…
Sức chống chịu với ngoại cảnh tốt như chịu hạn, chịu úng, có sức bền đề
kháng sâu bệnh có hại , thích nghi với điều kiện thời tiết của địa phương.
Sơ chế thuận lợi đạt chất lượng cao, thành phần đạt chất lượng tốt.
Hiện nay trên thực tế có 3 loại bắp biến đổi gen cho năng suất cao như: giống NK66 BT (mang sự kiện chuyển gen Bt11), NK66 GT (mang sự kiện chuyển gen GA21) và NK66 Bt/GT (mang sự kiện chuyển gen Bt11 và GA21)
Hình 1.1: Bắp biến đổi gen.
Giống ngô biến đổi gen NK66 GA21 thể hiện mức chống chịu rất cao với thuốc trừ cỏ. Sử dụng giống ngô này kết hợp với phun thuốc Glyphosate 1 có thể quản lý cỏ dại tốt trong suốt vụ sản xuất và mang lại hiệu quả rõ rệt.
Hơn nữa, hầu hết các giống ngô biến đổi gen đều cho năng suất vượt trội so với giống nền, chẳng hạn NK66 Bt có năng suất trung bình 9,24 tấn/ha, tăng 1,18 tấn/ha so với giống nền đương so với giống nền; NK66 BT/GTcho năng suất trung bình 9,4 tấn/ha, vượt trội so với giống nền 7,76 tấn/ha.
Hình 1.2: Giống bắp cho năng suất cao NK66
Công nghệ làm đất:
Cày đất lên phơi ải để làm sạch cỏ, tăng lượng oxi trong đất, tăng lượng vi
sinh vật có lợi, làm thoát và phân hủy các chất gây hại cho cây trồng và
làm cho đất tươi xốp hơn.
Sau khi phơi ải khoảng một tuần thì tiến hành phay tơi đất ra, phay càng
sâu, càng tơi thì càng tốt. phay sâu khoảng 20cm. Khi đất được làm kĩ thì
cây bắp sau này sẻ sinh trưởng tốt.
Làm đất trước khi gieo và gieo:
Tiến hành rạch hàng cho cây, hàng cách hàng 80cm, sâu 15cm sau khi rạch xong tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân NPK.
Thực hiện công việc gieo hạt vào các hàng đã rạch, hạt cách hạt 20cm, sau khi gieo tiến hành phủ một lớp đất mỏng lên trên.
Hình 1.3: Quy trình làm đất.
Chăm sóc sau khi gieo:
Sau khi gieo 20 – 25 ngày tiến hành bỏ phân, làm cỏ, vun gốc cho bắp.
Khoảng 50 - 60 ngày sau khi gieo thì tiến hành bón phân đợt hai, vun gốc,
làm cỏ lần hai.
Nếu cây bắp bị bệnh hoặc sâu hại thì ta tiến hành phun thuốc trị.
Cần giữ độ ẩm trong đất vừa đủ cho cây bắp phát triển tốt, thừa hay thiếu
tùy thuộc vào khí hậu và đất đai của địa phương mà ta tiến hành chăm sóc
cho phù hợp.
Hình 1.4: Chăm sóc bắp còn non.
Thu hoạch bắp:
Bắp sau khi đã già đạt đủ đọ cứng của hạt thì sẽ được bẻ về, công việc này
ở nước ta chủ yếu thực hiện thủ công.
Hình 1.6: Thu hoạch bắp bằng máy chuyên dụng.
Tách hạt bắp:
Trái bắp sau khi được hái về sẻ được tiến hành bóc vỏ rồi tách hạt. Sau đó hạt bắp sẽ được đem phơi khô, người ta cũng có thể phơi khô rồi mới bóc vỏ, tách hạt.
Tách hạt thủ công: có hai cách.
Dùng dùi ui tách một số hàng không kề nhau trên quả bắp sau đó dùng
tay xoay, chà quanh trái bắp để tách hết các hạt ra.
Dùng chày, cây đập lên đóng bắp đã được phơi khô cho cứng hạt. Các hạt bắp sẽ tự động được tách ra khỏi cùi. Phương pháp này tuy nhanh
hơn phương pháp trên song hạt không được tách hết, phải tốn công tách lại bằng tay.
=> Cả hai phương pháp này đều cho năng suất rất thấp, chỉ phù hợp với hộ sản xuất nhỏ và có lao động nhàn rỗi.
Tách hạt bằng máy:
Máy tách hạt từ bắp đã đươc bóc vỏ, loại máy này cho năng suất cao
song phải tốn thêm nhiều thời gian và lượng công nhân bóc vỏ.
Máy tách hạt từ quả bắp còn nguyên vỏ, loại máy này cho năng suất rất cao, giảm được thời gian và lượng công nhân nhiều.
Ngoài ra còn có các loại máy thu hoạch bắp có thể tiến hành đồng thời thu hoạch, bóc vỏ và tách hạt. Loại máy này có rất nhiều ưu điểm song ở nước ta chưa chế tạo được phải nhập từ nước ngoài về nên giá thành vẩn còn rất cao.
Hình 1.7: Hạt bắp sau khi tách.
Bảo quản bắp:
Sau khi thu hoạch về bắp vẫn còn nguyên vỏ ta cần tiến hành sạc bắp. Sau
đó đem ra phơi hoặc sấy khô cho đến khi đạt độ ẩm theo yêu cầu thì tiến
hành đóng bao đem vào kho lưu trữ.
Hình 1.8: Phơi và bảo quản bắp.
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bắp trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Tình hình sản xuất ngô trên Thế giới.
Trên thế giới ngô là một trong những cây ngũ cốc quan trọng, diện tích
đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước; sản lượng thứ hai và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc. Năm 1961, diện tích ngô toàn thế giới đạt
105,5 triệu ha, năng suất 19,4 tạ/ha, sản lượng 205 triệu tấn, đến năm
2009, diện tích trồng ngô thế giới đạt khoảng 159,5 triệu ha, năng suất bình quân 51,3 tạ/ha, sản lượng 817,1 triệu tấn. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng.
Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là
cây màu quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn. Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng suất, sản lượng: năm 2001 tổng diện tích ngô là 730.000 ha, đến năm 2005 đã tăng trên 1 triệu ha;
năm 2010, diện tích ngô cả nước 1126,9 nghìn ha, năng suất 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn. Tuy vậy, cho đến nay sản xuất ngô ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ trên dưới 1 triệu tấn ngô hạt nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.
Những năm qua Nhà nước cũng đã hết sức quan tâm đầu tư cho việc
nghiên cứu phát triển cây ngô: 2 dự án phát triển giống ngô lai đã được đầu tư: Dự án phát triển giống ngô lai giai đoạn 2006-2010 (đã kết thúc) và dự án phát triển sản xuất giống ngô lai giai đoạn 2011-2015 (đang triển khai).
Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ giống đã khuyến khích các
doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, cung cấp giống, giới thiệu các giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về sản xuất ngô đã được chuyển giao đến người nông dân. Tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, với địa hình phức tạp, trên 70% diện tích ngô được trồng trên đất có độ cao, phụ thuộc vào nước trời, ít đầu tư thâm canh nên năng suất ngô vẫn còn thấp so với tiềm năng của giống. Năm 2010, NSTB cả nước đạt 40,9 tạ/ha, sản lượng trên 4,6 triệu tấn so với năng suất ngô có thâm canh là 70 - 80 tạ/ha. Bên cạnh đó các giống ngô có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn hán và mưa lũ vẫn còn thiếu.
Để cây ngô Việt Nam phát triển một cách bền vững, đáp ứng trên 80%
nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất ngô, đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm mở rộng diện tích trồng ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tình hình tiêu thụ ngô trên Thế giới và ở Việt Nam.
Trong những năm vừa qua diện tích và thị trường ngô chưa có biến động
lớn, chỉ có năng suất ngô là tăng tương đối nhanh ở nhiều quốc gia. Năng
suất ngô tăng mạnh sẽ làm cho sản lượng ngô tăng, đặc biệt ở các nước
đang phát triển như Trung Quốc.
Giá ngô trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã có sự biến động đáng
kể, bình quân thời kỳ 1994-1999 là 138-142 USD/tấn; hiện nay là 300-305
USD/tấn. Các nước xuất khẩu ngô chính vẫn là Mỹ, Achentina, Pháp… các nước nhập khẩu ngô chính gồm Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Malaysia, Đài Loan…
Ở Việt Nam, hiện tại giá 1 kg ngô hạt dao động từ 6.000 - 6.500 đồng.
Nhu cầu ngô hạt cần cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong khi diện tích trồng ngô và năng suất ngô Việt Nam đã bị chững lại, với đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi và nhu cầu ngô phục vụ công nghiệp sản xuất Ethanol hiện nay đòi hỏi nguồn nguyên liệu ngô là rất lớn. Vì vậy, sản xuất ngô trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng chắc chắn sẽ được tập trung phát triển mạnh trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BẮP.
Quy trình công nghệ sản xuất hạt ngô khi được hái khỏi cây đến khi thành phẩm, là quy trình tương đối phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn chế biến và
gia công . Trong mỗi công đoạn chế biến thành phần của bắp ngô thì bị phá hủy mất mát các chất có ảnh hưởng tốt đến chất lượng sản phẩm, đồng thời loai bỏ các chất có ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên quá trình sản xuất tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ, hệ thống thiết bị…. của từng nhà máy. Quy trình công nghệ của bắp đươc tóm tắt như sau:
Thu hoạch.
Chuyển
Đưa vào
2.1 Tách hạt.
Mục đích tách hạt: lấy hạt ra khỏi cùi bắp.
Quy định và tiêu chuẩn hạt sau khi tách.
Hạt không còn dính gốc liên kết cùi.
Khi sạc không được làm vỡ hạt.
Hạt chắc không lẫn lên các hạt lép.
Làm sạch các phần tử nhỏ.
2.2 Phân loại.
Mục đích của việc phân loại nhằm để nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.3 Phơi khô.
Phơi khô bắp ngô là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nguyên liệu. Trong quá trình phơi khô cần phải biết xác định bắp ngô khi nào đạt yêu cầu do phòng kỹ thuật đề ra.
2.4 Nghiền thô.
Là khâu chế biến thực phẩm chủ yếu dùng cho chăn nuôi.
2.5 Đóng bao thành phẩm.
Hạt ngô sau khi nghiền xong đươc chuyển qua khâu đóng gói bằng máy tự động hoặc thủ công để đảm bảo tiêu thụ dưới hình thức đóng bao theo tiêu
chuẩn của nghành và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU BẮP TRƯỚC VÀ SAU KHI TÁCH VÀ YÊU CẦU CỦA MÁY TÁCH.
3.1 Các tính chất của trái bắp.
Độ ẩm của bắp.
Độ ẩm của bắp có liên quan mật thiết với độ bền giữa hạt và cùi bắp. Độ
ẩm càng cao thì độ bền giữa hạt và cùi càng lớn. Vì vậy độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tách hạt.
Để tạo thuận lợi cho quá trình sạc bắp bằng thực nghiệm ta thu được kết
quả độ ẩm mà máy có thể sạc đạt yêu cầu < 35%.
Cơ tính của trái bắp.
Liên kết giữa cùi và hạt: 5÷8(N).
Liên kết giữa cùi và hạt lép: 7 (N).
Độ bền của vỏ bắp: 90÷120 (N).
Độ bền của hạt bắp: 900÷1200 (N).
Độ bền của cùi bắp: 30÷40 (N).
Thành phần của cây bắp.
Lá chiếm: 25%.
Thân cây: 35%.
Bắp ngô: 30%.
Rễ: 10%.
Thành phần cấu tạo.
Cấu tạo của bắp ngô giống hình chóp:
Chiều dài của bắp ngô khoảng (160÷200)mm.
Đường kính trung bình (40÷60)mm.
Tuy nhiên độ lớn nhỏ của trái bắp phụ thuộc vào sự phát triển của cây bắp
Thành phần cấu tạo: Lá bọc bên ngoài, râu bắp, hạt, cùi bắp.
Tỷ lệ các thành phần của bắp ngô.
Hạt chiếm khoảng 40÷50%.
Lá chiếm 10%.
Cùi và râu bắp chiếm khoảng 40÷50%.
Tính chất cơ lý hạt ngô.
Những tính chất cơ lý quan trọng nhất được khảo sát lúc làm sạch và phân
loại hạt là hệ thống thổi bay, kích thước hạt, dạng hạt, đặc tính, bề mặt, trọng lượng riêng và tính đàn hồi.
Thành phần hóa học trong từng phần của hạt ngô.
Thành phần % |
Nội nhủ |
Phôi |
Vỏ và aloron |
Prôtit Tinh bột Đường Chất béo Xenluloza Tro |
8,41
72,61
0,64
1,35
0,65
0,68 |
16,34
8,2
10,80
25,03
2,75
7,55 |
8,27
7,4
0,34
11,41
16.85
1,27 |
Hàm lượng dinh dưỡng của ngô.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g:
Đường: 3,2g.
Xơ tiêu hóa: 2,7g.
Chất béo: 1,2g.
Protein: 3,2g.
Vitamin A: 10��g.
Vitamin B1: 0,2mg.
Vitamin B3: 1,7mg.
Vitamin B9: 46��g.
Vitamin C: 7g.
Sắt: 0,5 mg.
Magie: 37mg.
Kali: 270mg.
Hàm lượng nguyên tố vi lượng của ngô theo chất khô (mg/kg).
Cacbon 0,05÷0,07.
Đồng 1÷4.
Mangan 10÷20.
Kẽm 10÷30.
Molipden 0,5÷0,8.
Sắt 100 ÷150.
Một số thông số khác.
Trái bắp có dạng hình chóp trụ
Chiều dài trung bình: 160÷200 mm.
Đường kính trung bình : 40÷60 mm.
Bề dài hạt: 5,5÷12,5 mm.
Bề rộng hạt: 5÷10 mm.
Trọng lượng 1000 hạt: 28,6g.
Một trái bắp chứa: 200÷400 hạt.
3.2 Bắp trước và sau khi sạc.
Trước khi sạc.
Bắp sau khi già và được thu hoạch sẽ đạt độ ẩm, cơ tính như đã trình bày ở
trên.
Bắp có thể sạc được ngay sau khi hái về, trái bắp vẫn còn nguyên vỏ. Và
được tách vỏ ở nguyên công trước.
Sau khi sạc.
Hạt không bị vỡ.
Hạt lép không bị lẫn vào hạt chắc.
Hạt lép không còn dính gốc liên kết với cùi.
Không bị lẫn các phần tử nhỏ do cùi bắp và vỏ bị xé nhỏ.
Hạt được tách ra hết khỏi cùi.
3.3 Yêu cầu của máy sạc.
Khi sạc không được làm vỡ hạt.
Không để sót hạt trên cùi bắp.
An toàn trong sử dụng.
Dễ vận hành và sửa chữa thay thế.
Năng suất cao.
CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP SẠC HIỆN NAY & CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHO MÁY.
4.1 Thông số một số máy sạc hiện nay.
Tên sản phẩm |
Thông số kỹ thuật |
Giá bán
(vnđ) |
Ảnh sản phẩm |
Máy tách bắp Mi ni, kiểu quạt gió |
Model: 2014, Công suất: 200 - 300 kg/h,
Tốc độ (Vòng/phút): 1.000 v/p, Công suất động cơ: 1.5 kw - 2kw, Điện năng: 220V- 50Hz, Kiểu dáng gọn nhẹ, dễ sử dụng, năngsuất cao, sạch mày ngô. Xuất xứ: Việt Nam. |
6.000.000 |
|
Máy tách hạt bắp gia đình |
Model: 2013, Công suất: 150-200 kg/h, Tốc độ (Vòng/phút): 1.000 v/p, Công suất động cơ: 1,1 kw, Điện năng: 220V-50Hz, Kiểu dáng gọn nhẹ, dễ sử dụng. Xuấtxứ: Việt Nam. |
4.500.000 |
|
Máy tách hạt bắp siêu sạch |
Model: 2014, Công suất: 700 kg/h, Tốc độ
(Vòng/phút): 1.200 v/p, Công suất động cơ: 3 kw - 2kw, Điện năng: 220V-50Hz, Kiểu dáng gọn nhẹ, dễ sử dụng, năng suất cao, sạch mày ngô. Xuấtxứ: Việt Nam. |
15.000.000 |
|
Máy tách hạt bắp kiểu tròn |
Model: 2014, Công suất: 500 kg/h, Tốc độ
(Vòng/phút): 1.200 v/p, Công suất động cơ: 2,2 kw - 2kw, Điện năng: 220V-50Hz, Kiểu dáng gọn nhẹ, dễ sử dụng, năng suất cao, sạch mày ngô. Xuấtxứ: Việt Nam. |
9.500.000 |
|
Máy bóc bẹ bắp (ngô) |
Máy tách bẹ ngô, Model 2013. Công suất
tách bẹ: 500 - 700 Kg/h, Tốc độ vòng
quay 1200 vòng/phút, động cơ điện 3 Kw, nguồn điện 220 V - 50 Hz. Khốilượng máy 75 Kg. Máy tách bẹ sạch, không làm vỡ hạt bắp. Xuất xứ: Việt Nam. |
15.000.000 |
|
Máy tách
hạt ngô
10T |
Model: 2014, Công suất: 10.000 Kg / h,
Tốc độ (Vòng/phút): 1.200, Công suất động cơ Dizen: D15, Điện năng:Kiểu dáng mạnh mẽ, dễ sử dụng, năng suất cao, sạch mày ngô và bụi. Xuất xứ: Việt Nam. |
45.000.000 |
|
Máy tách hạt ngô Mini (loại 1 cửa nạp): Chuyên dùng để tách hạt bắp sau
khi thu hoạch. Máy có thể thay thế nhiều nhân công với năng suất tách hạt đạt
200kg trong một giờ. Máy tách hạt ngô mini thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng trọng lượng nhẹ, chân máy có thể tháo rời khi vận chuyển nên rất thuận tiện cho mọi gia đình.
Hình 4.1: Máy tách hạt loại 1 cửa nạp.
Thông số kỹ thuật máy tách hạt ngô ( loại 1 cửa nạp ):
Động cơ. |
Động cơ (W). |
750. |
Nguồn điện (V). |
220. |
|
Tốc độ trục chính
(vòng/phút). |
1450 |
|
Chân máy. |
Có thể tháo rời khi vận chuyển. |
|
Năng suất (Kg/giờ). |
150 – 200. |
|
Cửa nạp liệu. |
1 cửa. |
|
Kích thướcmáy
(dài x rộng x cao). |
600 × 250 × 650 (mm). |
|
Trọng lượng máy (Kg). |
17. |
Máy tách hạt ngô 2 cửa nạp: Loại máy tách hạt ngô mini chuyên dùng để
tách hạt ngô sau khi thu hoạch và đã được bóc vỏ áo bên ngoài.
Hình 4.2: Máy tách hạt loại 2 cửa nạp.
Công dụng máy tách hạt ngô.
Để chủ động tách hạt ngô nhanh chóng bảo toàn được chất lượng sản
phẩm, tránh hiện tượng bốc nóng, men mốc, thối hỏng.
Máy tách hạt ngô có các ưu điểm: Tách sạch hạt ngô khô nhanh, tiêu tốn ít nhiên liệu, dễ sử dụng và có độ an toàn cao.
Máy tách hạt ngô 3A750W2 là sản phẩm phù hợp và cần thiết cho các hộ gia đình sản xuất nông sản với quy mô nhỏ và vừa.
Thông số kỹ thuật máy tách hạt ngô model: 3A750W (loại 2 cửa nạp).
Độngcơ |
Động cơ (W). |
750. |
Nguồn điện (V). |
220. |
|
Tốc độ trục chính
(vòng/phút). |
1450. |
Chân máy |
Có thể tháo rời khi vận chuyển. |
Năng suất (Kg/giờ). |
200 – 300. |
Cửa nạp liệu. |
2 cửa. |
Kích thướcmáy
(dài x rộng x cao) (mm). |
700 × 280 × 600. |
Trọng lượng máy (Kg). |
20. |
4.2 Các phương pháp tách hạt hiện nay.
Ngoài phương pháp tách thủ công đã được trình bày như ở trên, hiện nay ở nước ta chủ yếu dùng ba loại tách hạt bắp chính là:
Máy tách hạt theo nguyên lý trục vít ống vít: Loại máy này dùng trục vít để
phá vỡ liên kết giữa hạt cùi vừa vận chuyển đi ra ngoài ống bao, cùi thì được phóng ra miệng thoát.
Loại máy này có năng suất khá cao, kết cấu đơn giản dễ chế tạo dễ vận hành. Song nó có nhược điểm là bắp cần phải có độ ẩm thấp thì sạc mới cho năng suất khá cao và hạt được tách sạch khỏi cùi.
Máy tách hạt theo nguyên lí phân li dọc trục: Máy làm việc theo nguyên lý tẽ hạt phân ly dọc trục, bắp được đưa từ bàn cấp liệu vào cửa (2), trong
quá trình tẻ hạt, bắp nằm giữa khoảng của vít xoắn và răng trống tẽ. Dưới tác động của trống tẽ, bắp được chuyển động dọc trục theo trục trống đồng thời xoay quanh trục của nó tạo ra lực trượt trên hạt, quá trình tẽ hạt xảy ra giống như tẽ bằng tay. Hạt được tẽ lọt qua máng (5) rơi xuống sàn lỗ tròn (6) và được làm sạch bằng quạt thổi (7) rồi theo cửa (9) ở phần gom hạt rơi vào thùng hứng, lõi được hắt qua cửa ra (8).
Loại máy này mang những ưu điểm của loại máy trên, ngoài ra còn có các ưu
điểmhơnmáytrênlà:
Năng suất cao hơn góp phần thu hoạch đúng thời vụ, giảm chi phí sản suất.
Hạt đươc tách sạch khỏi cùi. Hạt ít bị vỡ khi tách.
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý máy tách hạt theo nguyên lý phân ly dọc trục.
Máy gặt đập liên hợp: Loại máy này thực hiện tất cả các công việc từ thu hoạch quả cho đến tách hạt. Máy có bộ phận cắt cắt ngang thân cây bắp rồi
đưa vào bộ phận bẻ bắp, tại đây quả bắp được tách khỏi thân cây rồi đưa vào bộ phận sạc vừa tách vỏ vừa tách hạt ra khỏi cùi. Loại máy này cho năng suất rất cao, tiết kiệm chi phí thu hoạch, có tất cả ưu điểm của hai loại máy trên song giá thành lại rất đắt, hiện tại trong nước chưa có cơ sở sản xuất do không có bản quyền và chi phí làm cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài. Song đối với loại máy này khi bảo trì, sửa chữa khó khăn, vận chuyển máy từ nơi này tới nơi khác rất khó khăn và chỉ sử dụng theo mùa vụ và khi vận hành máy gây lên tiếng ồn lớn ành hưởng sức khoẻ tới người vận hành. Nên nguyên lý này không thích hợp cho quy trình sản xuất.