MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ, động học MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ, kết cấu MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ
CHƯƠNG VI
HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT
Để giảm sự ma sát, tăng độ bền của các bề mặt công tác bảo đảm nhiệt làm việc bình thường cho phép, bảo vệ được lâu dài độ chính xác ban đầu của máy. Ta cần tính toán hệ thống bôi trơn của máy gồm: Bôi trơn sống trượt, ổ bi, ổ trượt, các truyền động khớp nối,...
Hệ thống bôi trơn cần bảo đảm dẫn lương dầu cần thiết tới các bề mặt công tác, phải có các bộ phận cung cấp dầu, làm sạch và bộ phận kiểm tra dầu.
6.1. Hộp trục chính:
Dùng bơm Pittông lắp ở phía sau hộp gồm có 2 đường ống dẫn dầu chứa ở đáy hộp vào bơm và dầu từ bơn đi ra ống dẫn 2 và qua bộ phận phân phối dầu đi qua các ngã kẽ bôi trơn cho ổ lăn, trục chính và các chi tiết truyền động khác trong hộp trục chính.
6.2. Hộp chạy dao và hộp xe dao:
Bôi trơn cho HCĐ và HXD, ta đổ dầu vào khi máy đang làm việc các bánh răng tung dầu ra mọi hướng bôi trơn các ổ lăn, ổ trượt và các chi tiết khác. Ngoài ra trên các vách hộp có các màn chứa dầu, dầu chạy qua bạc dẫn dầu vào ống dẫn để bôi trơn cho các ổ trục chạy bằng bạc dẫn dầu mà dầu không thể vung vào được.
Đối với các bộ phận khác như: Bàn giao, ụ động và băng máy bôi trơn định kỳ. Mỗi ca làm việc (8 giờ) phải cho dầu vào.
Riêng sóng trượt băng máy, đầu ca và hết ca làm việc phải làm sạch và nhỏ dầu vào đó một lớp dầu nóng để bảo vệ băng máy.
Dùng dầu công nghiệp 20 hoăc 30 có độ nhớt 2,6 –4,6 EO50 để bôi trơn cho máy
- Xác định lưu lượng của bơm:
Ta dùng phương pháp tính toán dựa trên cơ sở phương trình cân bằng nhiệt xuất phát từ giả thiết, tất cả nhiệt lượng do các bề mặt tạo nên bằng nhiệt lượng thóat ra theo dầu bôi trơn.
Nhiệt lượng tỏa ra ở các cặp ma sát W1
W1= 860N(1-h) [Kcal/h] (1)
Ở đây: N:là công suất ở các cặp ma sát (kW)
h: là hiệu suất tất cả các cặp ma sát được bôi trơn.
Nhiệt lượng thu vào của chất lỏng bôi trơn W2
W2 = 60.Q.C.g.Dt [Kcal/h] (2)
Với Q : là lượng chất lỏng bôi trơn chạy qua (lít/ phút)
C : là nhiệt dung riêng của dầu (» 0,4 Kcal/kg.oC)
Dt : là nhiệt độ nung nóng của dầu chảy qua bề mặt làm việc.
g : Khối lượng riêng của dầu ([kg/dm3] = 0,9).
Cân bằng 2 phương W1 và W2 ta được công suất gần đúng Q = K.N.(1-g)
Ở đây: K – là hệ số phụ thuộc hấp thụ nhiệt độ của dầu (K =1¸3), chọn K = 2.
N.(1-g) – Công suất mất mát do ma sát.
Suy ra: Q = 22(1-0,75) = 1(lít/phút).
Thể tích thùng dầu chứa dầu: V = (5¸6).Q = 5.1 = 5 (lít)
- Chế độ thay dầu:
Với máy mới 10 ngày sau khi đưa vào sử dụng thì thay dầu lần đầu tiên. Sau đó cứ 1 tháng thay 1 lần. Cứ 6 tháng một lần rửa sạch hộp bằng cách tháo hết dầu củ ra, sau đó đổ xăng vào rửa sạch và để cho khô mới đổ dầu mới vào.
Thiếu dầu bôi trơn các chi tiết có thể bị rỉ, bị mòn nhanh, tuổi thọ cùng độ chính xác của máy cũng bị giảm sút. Mặt khác, nếu dùng dầu kém phẩm chất không đảm bảo yêu cầu hóa lý cũng có hại đến chất lượng của máy. Vì vậy cần nghiêm túc thực hiện những qui định đối với dầu bôi trơn và chế độ thay dầu.
- Hệ thống làm mát:
Dùng chất lỏng trơn nguội lạnh tưới vào vùng cắt làm tăng độ bền của dụng cụ cắt, chất lượng bề mặt gia công tôt hơn, làm tăng năng suất và sử dụng chế độ cắt cao hơn.
Chọn dung dịch làm mát là emulxi. Emulxi là loại dầu khoáng chất hỗn hợp Emulxon, nước, xút và một vài Axitsunfuaric...
Hệ thống bao gồm: Bơm, thùng lọc, các bộ phận lọc , ống dẫn, các thiết bị khác(ống nối và ....) và cơ cấu dẫn hướng nước tưới nguội lạnh.... Các hệ thống này chọn theo tiêu chuẩn.
- Xác định lưu lượng của bơm hệ thống làm mát:
Dùng bơm ly tâm với động cơ điện cung cấp lưu lượng,
Xác định lưu lượng của bơm:
Nước làm mát còn có nhiệm vụ tách phoi,làm nguội chi tiết. Do đó ta xác định theo công thức kinh nghiệm:
Q = Q1+K.N
Với: N – Công suất cắt, N = 0,9 (kW)
Q1 – Lượng chất lỏng cần thiết để tách phoi.
Q1 = (10¸30) lít/phút, chọn Q1 = 15 (lít/phút).
K – Hệ số tính đến dẫn nhiệt, K = 2¸6, chọn K = 4
Vậy: Q = 15 + 5.0,9 = 19,5 lít/ phút.
- Các bộ phận của hệ thống làm mát:
Chọn động cơ bơm nước kiểu HA-22
Công suất N = 0,125kW, n = 2800(vg/ph), lưu lượng 30 lít/phút
Các bộ phận lọc: Là dùng lưới lọc hoặc màng mỏng có lổ lọc.
Ống dẫn và các chi tiết khác, chọn theo tiêu chuẩn nghành cấp nước.
Cơ cấu dẫn hướng cho nước làm nguội, bộ phận này được nhập liền với thân và bệ máy.
Thùng lọc dùng để lắng cặn và làm bằng tôn.
CHƯƠNG III
TÍNH TOÁN SỨC BỀN CHI TIẾT MÁY
-
Xác định chế độ tải cho máy, xác định công suất để chọn động cơ. Lập bảng tính cho toàn máy.
- Chọn chế độ tải:
Chọn chế độ tải theo chế độ thử máy.
Chế độ thử máy.
Thử có tải: Ly hợp an toàn, các cánh tay gạt với chi tiết f80(mm).
Chiều dài chi tiết: 500(mm).
Vật liệu chi tiết là thép 45
Độ cứng HRB = 165.
Dao P18.
Các thông số cắt n = 190 (vòng/phút); s = 0,11(mm/vòng); t = 4(mm).
- Xác định công để chọn công suất động cơ:
- Xác định lực cắt Pc:
- Lực tác dụng lên dao và phôi chủ yếu là lực cắt và lực chạy dao.
- Phân tích lực tác dụng lên cơ cấu chấp hành ( phôi và dao).
- Dựa vào sơ đồ ta nhận thấy lực tác dụng lên phôi và dao trong quá trình cắt gọt.
c = x + y + z
Pc =
Với: Px - lực chạy dao theo hướng trục chi tiết.
Py - lực chạy dao theo hướng kính chi tiết.
Pz -lực chạy dao theo hướng tiếp tuyến chi tiết.
- Ta lần lượt tính: Px, Py, Pz như sau:
Px = C.t .S
Py = C.t .S (Bảng II-3,[1])
Pz = C.t .S
C, x, y: là hằng số.
+ Lực hướng trục: P = C.t .S
Với C= 650; x=1,2; y= 0,65 (Bảng II-3, [1]) Vậy: Px = 668.4 .0,11 = 840 (N)
+ Lực hướng kính: P = C.t .S
Với: C = 1248; x = 0,9; y = 0,75 (Bảng II-3, [1])
Vậy: Py = 1248.40,9.0,11 = 830 (N)
+ Lực tiếp tuyến: P = C.t .S
Với: C = 2000; x = 1; y = 0,75 (Bảng II-3, [1])
Vậy: Pz = 2000.4.0,11 = 1528 (N).
......................................
ương IV
Hệ thống điện
5.1 Giới thiệu chung:
Máy được thiết kế làm việc với sự cung cấp từ nguồn xoay chiều 3 pha 380Vol- 50Hz.
Điện áp cung cấp cho mạch động lực 380Vol.
Điện áp cung cấp cho mạch chiếu sáng cục bộ 36Vol.
Điện áp cung cấp cho đèn tín hiệu 24Vol hoặc 6 Vol.
Trang bị điện của máy gồm có:
- Một động cơ điện không đồng bộ xoay chiều ba pha kiểu DK41-4, 1,7(kW) ,1420(vòng/phút), 220v/380v, 50Hz, lắp ở bệ phía trái.
- Một động cơ điện không đồng bộ 3 pha xoay chiều kiểu PA-22; 0,125(kW),2800(vòng/phút), 220v/380v, 50Hz, lắp ở dưới bệ phía giữa.
- Bảng điện và hãm nước, hãm đèn, hãm chính, lắp ở dưới bệ phía phải.
Hộp nút bấm điều khiển lắp ở bên phải hộp xe dao.
5.2 Hướng dẫn điều khiển máy:
Nguồn điện đưa vào hệ thống là nguồn điện ba pha xoay chiều 220v/380v. Tuỳ nguồn điện cung cấp của địa phương nếu là 220v thì động cơ đấu tam giác, nếu la 380v thì động cơ đấu sao.
- Động cơ chính làm việc.
- Cho động cơ chạy phải, ấn nút CP mạch điện 2P1-D-1-2-3 tiếp điểm 2K-6-2P3.Mạch điện khép kín, khởi động từ 1K có tác dụng đóng các tiếp diểm thường mở cửa ra. Nối điện từ ngoài vào làm động cơ quay theo chiều phải.
- Cho động cơ chạy trái, ấn nút CT mạch điện 2P1-D-1-4-5 tiếp diểm 1K-6-2P3. Mạch điện khép kín khởi động từ 2K có tác dụng và cũng nối điện từ nguồn vào làm động cơ quay theo chiều trái.
- Muốn dừng động cơ ấn nút D, mạch điện bị cắt khởi động từ mất tác dụng ,động cơ ngừng quay .
2. Động cơ bơm nước làm việc.
· Khi muốn cho động cơ bơm nước làm việc bật hãm H.2 sang vị trí I bơm nước sẽ quay thuận chiều.
· Nếu động cơ quay mà không lên nước, cần phải xem lại chiều quay của động cơ, nếu trái chiều phải đảo lại pha của động cơ .
3. Sau ca làm việc.
· Hãm H.1 ở vị trí ‘0’ hãm H.2 cũng phải đưa về vị trí ‘0’ .
4. An toàn và bảo quản thiết bị điện.
· Bảo vệ tiếp đất và ngắn mạch cho các động cơ bằng các cầu chì C-C .
· Bảo vệ quá tải cho động cơ chính bằng role nhiệt RL-C .
· Khi đặt máy cần phải lắp dây đất vào thân máy ở chỗ có biển hướng dẫn để tránh nguy hiểm cho công nhân khi có hiện tượng rò điện vỏ máy
· Các khí cụ trong máy phải được bảo quản tốt cần phải thực hiện đầy đủ theo chu kỳ bảo quản sửa chữa .Thời gian lâu dài cho mỡ vào động cơ căn cứ vào hoàn cảnh làm việc của động cơ nơi qui định .Nhưng 6 tháng phải thực hiện 1 lần .Tất cả các khí cụ điện và những chỗ tiếp xúc trên các khí cụ điện phải tốt ,sạch ,không han rỉ .
· Mỗi tháng nên kiểm tra 1 lần, lau sạch và siết chặt các đầu tiếp điểm, các đầu tiếp xúc có thể dùng giấy nhám mịn đánh nhẹ các tiếp diểm bị đen hoặc có các chấm than.
Bảng kê thiết bị điên
Kí hiệu sơ đồ |
Tên |
Qui cách |
Sốlượng |
Ghi chú |
H1 |
Hãm chính |
BP3-25 |
1 |
|
H2 |
Hãm nước |
BP3-10 |
1 |
|
H3 |
Hãm Đèn |
BP3-10 |
1 |
|
ĐC |
Động cơ chính |
ĐK41-4 |
1 |
|
|
|
1,7kW,1420v/p |
|
|
ĐN |
Động cơ nước |
PA-22 |
|
|
|
|
0,125kW,2800 |
|
|
CC |
Cầu chì sứ |
RL1-10 |
3 |
|
RL_C |
Rơle nhiệt |
JRO 5A-10A |
1 |
|
P |
LA10-3H-TH |
Hộp nút bấm |
|
|
CP |
LA10-3H-TH |
Ba nút |
1bỏ |
|
CT |
LA10-3H-TH |
|
|
|
Đ |
E27 |
Đui đèn vặn |
1 |
|
|
MO: 14 |
Bóng đèn vặn |
1 |
|
|
Đ1 |
Cây đèn |
1 |
|
1K,2K |
Khởi động từ chạy |
K2WD |
1 |
|
|
phải và trái. |
K2WD |
|
|
BT |
Biến thế đèn |
BTAT 50 |
1 |
|
MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ, động học MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ, kết cấu MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG CỠ NHỎ