Thiết kế 3D máy tách từ tính phân loại rác để xử lý số lượng lớn (cung cấp file step)
Nhược điểm của máy phân loại thông thường à chưa phân loại được rác thủy tinh, sắt, thép hay inox. Với các loại rác như vậy, sẽ làm hư kết cấu bên trong máy.
Ý tưởng của nhóm định phát triển thêm, để máy phân loại được sắt vụn
Thông tin tham khảo thêm:
Dịch vụ thu mua phế liệu có từ rất lâu đời
Sắt là một đại diện ví dụ cho tính chất thù hình của dạng kim loại, được sử dụng nhiều nhất và chiếm khoảng 95% trong tổng khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới. Không chỉ có giá thành thấp mà sắt còn sở hữu nhiều đặc tính tốt chịu lực, độ dẻo, độ cứng , chính vì thế nó là sản phẩm không thể thay thế được, đặc biệt trong các ứng dụng như sản xuất thân tàu thủy lớn, sản xuất ô tô, các bộ khung cho các công trình xây dựng….
Phế liệu tên gọi chung cho những vật liệu được thu hồi sau khi đã trải qua sử dụng, chúng được phân loại và lựa chọn từ những sản phẩm đã bị loại bỏ sau khi sản xuất hoặc tiêu dùng để làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Trên thế giới, phế liệu nói chung và phế liệu sắt nói riêng đã được sử dụng để tái chế lại rất nhiều, trước khi tái chế, người ta thường phân phế liệu sắt thành các loại khác nhau.
Dịch vụ thu mua phế liệu sắt thật ra là một dịch vụ đã có từ rất lâu đời, vô cùng gần gũi trong cuộc sống của con người. Đó là công việc thu nhặt những phế liệu sắt đã bị bỏ đi sau một thời gian sử dụng, dịch vụ này mang lại rất nhiều lợi ích trong cuộc sống. Người bán sẽ không phải vứt đồ đi, không mất tiền thuê người thu dọn nhà xưởng, có thêm kinh phí... mà người mua lại có sản phẩm để thu mua và tái chế lại.
Đối với những cơ sở chuyên cung dịch vụ thu mua phế liệu sắt thì các sản phẩm thu được sẽ được sử dụng cho các ngành công nghiệp tái chế và xuất khẩu phế liệu. Dịch vụ thu mua phế liệu sắt ra đời không chỉ giúp tránh gây lãng phí nguồn vật liệu mà còn làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và vật liệu không xử lý hết được, đặc biệt là tại các tỉnh thành phố lớn.
Lợi ích của việc thu mua phế liệu sắt
Đa số các phế liệu sắt sau khi được thu mua đều được sử dụng để tái chế lại sử dụng trong các ngành công nghiệp. Sắt vốn là kim loại được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống, do vậy lượng sắt phế thải cũng được xếp vào mức khổng lồ. Việc thu mua và tái chế lại phế liệu sắt là vô cùng cần thiết, mang lại lại nhiều lợi ích thiết thực như:
- Giúp giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường, giảm lượng khí thải nhà kính
- Giúp tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm khoảng 75% năng lượng)
- Giúp tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động
- Giúp kiếm thêm thu nhập từ việc bán phế liệu
- Giúp giải phóng không gian
Phân loại các loại sắt phế liệu
Phế liệu sắt là sản phẩm có chứa một lượng sắt lớn bị bỏ đi do không sử dụng được nữa hoặc bị lỗi trong quá trình gia công, chế tạo. Các sản phẩm phế liệu sắt sau khi được thu mua và tập trung về cơ sở sẽ được phân loại theo từng nhóm khác nhau dựa vào các đặc tính của sắt để giúp dễ dàng nhận biết sắt phế liệu thuộc loại nào, giá bán ra sao.
Thông thường, phế liệu sắt sẽ được phân chia thành 3 nhóm cụ thể sau:
- Phế liệu sắt loại 1: Là những phế liệu sắt có hình dáng khung chữ U, I hoặc H, có thể là các tấm xà kim loại, khung các khối nhà...dùng trong xây dựng và sắt phi. Phế liệu sắt loại 1 là những loại có độ tinh khiết cao nên sẽ có giá thành cao hơn so với những phế liệu khác.
- Phế liệu sắt loại 2: Dạng này bao gồm những phế liệu sắt bị bỏ đi trong các công trình xây dựng nhà ở...thường là những dạng sắt mẩu ngắn bị lẫn với tạp chất là bùn đất hoặc một số kim loại khác (tùy vào mục đích sử dụng), giá thu mua phế liệu sắt loại 2 thấp hơn loại 1.
- Phế liệu sắt loại 3 và bazo sắt: Là những phế liệu sắt bị đào thải trong quá trình bào, tiện, phay các sản phẩm sắt, đây cũng là loại phế liệu sắt chứa nhiều tạp chất nhất trong các loại phế liệu sắt và điều này cũng làm cho giá thành thu mua thấp hơn hẳn so loại 1 và loại 2.
Phân loại rác tại nguồn
1.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia đình. Cách nhận biết như sau:
- Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết...), vỏ trái cây,....
- Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,...), các loại nhựa.... Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ
Vì sao phải phân loại rác tại nguồn
- Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
- Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
2. Phương pháp thu gom rác
- Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung thành phân compost).
- Thu gom rác khó phân hủy
+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,....
3. Việc tổ chức phân loại tại nguồn
Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại ngay từ nơi phát sinh tại các hộ gia đình, tổ chức, cơ quan, trường học, khu vực công cộng và cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ được chia thành các nhóm cụ thể như sau:
3.1. Nhóm Chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng (thùng lưu giữ chất thải có màu xanh) gồm có:
- Giấy loại và các sản phẩm từ giấy: Giấy báo, giấy viết, giấy in, giấy vàng mã, giấy bao gói, tờ rơi quảng cáo; hộp carton; bìa carton, bao bì carton...
- Sắt, thép và các sản phẩm từ kim loại: Đồ điện gia dụng (tivi, máy giặt, tủ lạnh, dàn máy stereo, lò sưởi, lò vi sóng, loa, đài, âm ly, điều hòa, quạt điện,…); Đồ dùng nhà bếp (xoong, nồi, niêu, ấm nước, bếp gas…); lon rỗng (bia, rượu, nước giải khát, thực phẩm đóng hộp, hộp đựng sữa…); phương tiện đi lại (xe đạp, xe máy…); Sắt, thép vụn…
- Nhựa và các sản phẩm từ nhựa: Chai đựng (dầu gội đầu, sữa tắm, sữa dưỡng da, nước ngọt, nước khoáng, nước súc miệng, nước đóng chai …); hộp đựng (bột giặt, mỹ phẩm, nước xả vải...).
3.2. Nhóm Chất thải rắn chôn lấp (thùng lưu giữ chất thải có màu xanh), gồm có:
- Nông, lâm sản thực phẩm: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhà bếp (thức ăn thừa; vỏ trái cây, bã trà, vỏ trứng; rau, củ, quả, xác động vật, thực vật thải bỏ...).
- Giấy vụn: Giấy vụn, giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy lau, ba via giấy, đầu mẩu thuốc lá, giấy bọc kẹo bánh…
- Bông, vải sợi: Tã giấy, băng vệ sinh, quần áo, vải vụn thải bỏ, tất chân, găng tay…
- Túi bóng, nilon: Túi nilon, dây nhựa, vải mưa, áo mưa; băng dính, băng keo; nilon bảo quản thức ăn…; xốp, hộp xốp…
- Cao su và các sản phẩm từ cao su: Giầy thể thao, giầy ống cao, ủng, dép, tông, đồ chơi trẻ em bằng cao su, vỏ bọc (dây điện, dây cáp…); săm, lốp ô tô, xe đạp, xe máy…
- Thuỷ tinh, gốm, sành, sứ: Đồ gốm các loại; chai, lọ, bình, bát, đĩa, đũa, thìa, chén, cốc, ly…; lọ, hộp đựng mỹ phẩm; kính, gương vỡ…
- Tro, xỉ: Tro bếp, tro từ quá trình đốt chất thải rắn, xỉ than,…
3.3. Nhóm Chất thải nguy hại (thùng lưu giữ chất thải có màu đỏ, áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ):
Bao gồm: Pin, bình ắc quy, hoá chất, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu, dính hóa chất…và các loại chất thải thuộc danh mục được quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMTngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
4- Cách thức phân loại
Mỗi hộ gia đình, tổ chức, cơ quan, trường học tự trang bị 2 loại thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo từng loại có màu sắc khác nhau đặt tại vị trí thích hợp. Thùng lưu giữ chất thải này phải có nắp đậy, được lót các túi nilon đúng màu quy định (xanh, vàng, đỏ) tương ứng với màu sắc của thùng. Các màu sắc tương ứng với các loại chất thải được quy định.
Tuỳ thuộc vào đối tượng, quy mô phát thải của các loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ mà lựa chọn dung lượng thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt cho phù hợp, cụ thể như sau:
4.1. Đối với các hộ gia đình
Bố trí 02 thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 02 màu (xanh và vàng) tương ứng với 02 nhóm chất thải đã quy định, có dung tích từ 20-30 lít/thùng.
4.2. Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ (nhà hàng, khách sạn)
Mỗi cơ sở kinh doanh dịch vụ bố trí 02 thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 02 màu (xanh và vàng) tương ứng với 02 nhóm chất thải đã quy định, có dung tích từ 45-50 lít/thùng.
4.3. Đối với các cơ quan, đơn vị, trường học
Mỗi đơn vị bố trí 02 thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 02 màu có dung tích từ 45-50 lít/thùng:
Đối với các đối tượng ở đã nêu ở trên:
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn sẽ được đơn vị thu gom (xóm, thôn, khu phố) vận chuyển hàng ngày đến điểm tập kết chất thải đã quy định và được đơn vị có chức năng vận chuyển đến nơi xử lý, tiêu huỷ của địa phương.
- Thùng màu xanh lưu giữ các chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng được lưu giữ tại kho của các đơn vị và vận chuyển hàng ngày cho các đơn vị có chức năng vận chuyển đến cơ sở tái chế.
- Thùng màu vàng lưu giữ chất thải rắn có chôn lấp và vận chuyển hàng ngày ra điểm tập kết theo quy định của địa phương.
4.4. Đối với khu vực công cộng (chợ, bến xe, bến tàu, công viên...)
- Mỗi khu vực bố trí từ 4-6 thùng lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 2 màu (xanh và vàng) tương ứng với 02 nhóm chất thải đã quy định, có dung tích 200lít/thùng (50% màu xanh và 50% màu vàng).
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại các khu vực sẽ được ban quản lý (chợ, bến xe, bến tàu, công viên…) có trách nhiệm phân loại các thành phần chất thải theo hướng sử dụng:
+ Thùng màu vàng chứa chất thải rắn sinh hoạt có nguồn gốc hữu cơ vận chuyển hàng ngày ra điểm tập kết theo quy định của địa phương.
+ Thùng màu xanh lưu giữ các chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng được lưu giữ tại kho của các đơn vị và chuyển cho các đơn vị có chức năng vận chuyển đến cơ sở tái chế.
3.5. Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Bố trí 03 loại thiết bị lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt gồm 03 màu khác nhau (xanh, vàng, đỏ) tương ứng với 03 nhóm chất thải đã quy định có dung tích từ 100 - 200 lít/thùng.
- Xây dựng khu vực tập kết chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh, có tường bao, mái che, giải pháp phòng chống cháy nổ và đảm bảo lượng chất thải rắn sinh hoạt được chuyển đi hàng ngày