THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG TẠI NGÃ TƯ

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG TẠI NGÃ TƯ
MÃ TÀI LIỆU 300900400010
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 50 MB Bao gồm tất cả file file DOC (DOCX), thuyết minh....
GIÁ 100,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 20/04/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐÈN GIAO THÔNG TẠI NGÃ TƯ Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

Đề tài:     ĐIỀU KHIỂN ĐÈN GIAO THÔNG Ở NGÃ TƯ.

Chương I:       YÊU CẦU CÔNG NGHỆ

I.TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI:

Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế, việc đô thị hoá cũng đang gia tăng nhanh chóng. Dẫn đến lượng phương tiện lưu thông trong các đô thị cũng tăng theo.

Do đó vấn đề đảm bảo giao thông trong các đô thị , đặc biệt tại các nút giao thông diễn ra thông suốt là rất quan trọng.

Để việc đi lại tại các nút giao thông được thông suốt và thuận lợi thì chúng ta có thể nhờ đến sự giúp đỡ của lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác.

Tuy nhiên, với các đô thị lớn có số nút giao thông nhiều thì khó có có đủ lực lượng để đảm nhiệm công việc này. Mặt khác việc nhờ đến sự giúp đỡ của Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác cũng khó khăn và tốn kém.

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật con người đã biết ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong đời sống.

Đèn giao thông là một trong những thành tựu đó. Đèn giao thông là một hệ thống đèn tín hiệu hướng dẫn các phương tiện và con người tham gia giao thông tại các nút.

Đèn giao thông ra đời từ rất lâu và đã chứng tỏ cho con người thấy rằng việc sử dụng đèn giao thông là không thể thiếu trong thời đại ngày nay.

Việc điều khiển đèn giao thông có rất nhiều cách, có thể dùng vi điều khiển, dùng PLC. Sử dụng PLC trong điều khiển đèn giao thông có ưu điểm:

+ Làm việc chắc chắn, liên tục và có tuổi thọ cao.

+ Có thể làm việc trong nhiều điều kiện khác nhau.

+ Huấn luyện người sử dụng đơn giản.


II.GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ CỦA ĐỀ TÀI:

Trong phạm vi đề tài này, em thiết kế chương trình điều khiển đèn giao thông ở ngã tư.

+ Hệ thống đèn điều khiển các phương tiện lưu thông trên đường.

Trong đó:

- Hệ thống điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trên đường gồm 12 đèn,  ký hiệu (XAC,XBC,VAC,VBCACBC).

- Các hệ thống đèn làm việc ở ba chế độ:

+ Chế độ làm việc bình thường

+ Chế độ đèn vàng nhấp nháy

+ Chế độ điều khiển bằng tay.

.............................................................................

CHƯƠNG II :     GIỚI THIỆU VỀ PLC S7_200.

I.CẤU HÌNH PHẦN CỨNG:

PLC, viết tắt của Programmable Logic Control, là thiết bị điều khiển logic lập trình được, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

S7-200 là thiết bị của hãng Simens, cấu trúc theo kiểu modul và có các modul mở rộng.

Thành phần cơ bản của S7-200 là khối vi xử lý CPU212 và CPU214.

1.Cấu trúc của CPU212 gồm:

+ 512 từ đơn (word) để lưu chương trình thuộc miền bộ nhớ đọc/ghi được và không bị mất dữ liệu nhờ có giao diện với EEPROM. Vùng nhớ này gọi là vùng nhớ non-volatile.

+ 512 từ đơn để lưu dữ liệu, trong đó có 100 từ nhớ đọc/ghi thuộc miền non-volatile.

+ 8 cổng vào logic và 6 cổng ra logic, và có thể ghép nối thêm 2 modul để mở rộng số cổng vào ra.

+ Tổng số cổng vào ra cực đại là 64 cổng vào và 64 cổng ra.

+ 64 bộ tạo thời gian trễ, trong đó có 2 Timer có độ phân giải 1 ms, 6 Timer có độ phân giải 10 ms và 54 Timer có độ phân giải là 100 ms.

+ 64 bộ đếm (Counter) chia làm 2 loại, một loại chỉ đếm tiến (CTU) và một loại vừa đếm tiến vừa đếm lùi (CTUD)

+ 368 bit nhớ đặc biệt dùng làm các bit trạng thái hoặc các bit đặt chế độ làm việc.

+ Có các chế độ ngắt: ngắt truyền thông, ngắt theo sườn  xung, ngắt theo thời gian và ngắt báo hiệu của bộ đếm tốc độ cao (2kHz).

Dữ liệu không bị mất trong khoảng thời gian 50 giờ kể từ khi PLC bị mất điện.


2.Cấu trúc của CPU214 gồm:

 + 2018 từ đơn (word) để lưu chương trình thuộc miền bộ nhớ đọc/ghi được và không bị

mất dữ liệu nhờ có giao diện với EEPROM. Vùng nhớ này gọi là vùng nhớ non-volatile.

 + 2018 từ đơn để lưu dữ liệu, trong đó có 512 từ nhớ đầu đọc/ghi thuộc miền non-volatile.

 + 14 cổng vào logic và 10 cổng ra logic, và có thể ghép nối thêm 7 modul để mở rộng số cổng vào ra.

 + Tổng số cổng vào ra cực đại là 64 cổng vào và 64 cổng ra.

 + 128 bộ tạo thời gian trễ, trong đó có 4 Timer có độ phân giải 1 ms,16 Timer có độ phân giải 10 ms và 108 Timer có độ phân giải là 100 ms.

 + 128 bộ đếm (Counter) chia làm 2 loại, một loại chỉ đếm tiến (CTU) và một loại vừa đếm tiến vừa đếm lùi (CTUD)

 + 688 bit nhớ đặc biệt dùng làm các bit trạng thái hoặc các bit đặt chế độ làm việc.

 + Có các chế độ ngắt: ngắt truyền thông, ngắt theo sườn  xung, ngắt theo thời gian và ngắt báo hiệu của bộ đếm tốc độ cao (2kHz) và (7kHz).

 + 2 bộ phát xung cho dãy xung kiểu PTO hoặc kiểu PWM.

 + 2 bộ điều chỉnh tương tự.

Dữ liệu không bị mất trong khoảng thời gian 190 giờ kể từ khi PLC bị mất điện.

3.Mô tả các đèn báo trên S7-200:

- Đèn đỏ SF: đèn sáng khi PLC đang làm việc báo hiệu hệ thống bị hỏng hóc.

- Đèn xanh RUN: đèn xanh sáng chỉ định PLC đang ở chế độ làm việc.

- Đèn vàng STOP: đèn sáng thông báo PLC đang ở trạng thái dừng. Dừng tất cả chương trình đang thực hiện.

- Đèn xanh Ix.x: đèn sá ng báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị của cổng.

- Đèn xanh Qx.x: đèn sáng báo hiệu trạng thái của tín hiệu theo giá trị logic của cổng.

4.Cổng truyền thông:

S7-200 sử dụng cổng truyền thông nối tiếp RS185 với 9 phích cắm.

- Chân 1: nối đất.

- Chân 2: nối nguồn 24VDC.

-Chân 3: truyền và nhận dữ liệu.



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn