THIẾT KẾ KHUÔN DẬP NGUỘI KIM LOẠI TẤM BẾP GAS MINI , thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, thiết kế, các chi tiết trong khuôn, kết cấu, động học khuôn.
CHƯƠNG I
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta dể dàng bắt gặp thấy rất nhiều vật dụng xung quanh mình được chế tạo bởi quá trình dập nguội. Ví dụ như: thìa nĩa ăn cơm, môi múc canh, fin café, bếp ga các loại, nắp capo xe hơi, thùng xe rùa…
Với một vài sản phẩm kể trên thì chúng ta có thể thấy được rằng số lượng sản phẩm để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng là rất lớn. Do đó sự ra đời của ngành công nghiệp khuôn mẫu để sản xuất ra sản phẩm là điều tất yếu. Khi chúng ta có một nghành công nghiệp khuôn mẫu phát triển vững mạnh, sẻ làm đa dạng hóa mẩu mã sản phẩm trên thị trường. Điều này giúp hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh trong doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng tiếp cận nhiều loại sản phẩm hơn.
Bếp ga mini là một sản phẩm đặc trưng cho nghành dập nguội kim loại tấm. Toàn bộ vỏ bên ngoài của bếp đều là sản phẩm của quá trình dập.Trong sản phẩm đã thể hiện được các quá trình đặc trưng của nghành dập tấm như: Cắt đột, dập vuốt, bẻ cạnh, gấp mép.
Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian hạn chế nên chúng em chỉ thiết kế khuôn dập cho bộ phận nắp của bếp. Trong chi tiết này gồm có các quá trình như: Cắt đột, dập vuốt.
1.2. Mục đích đề tài:
Thiết kế ra bộ khuôn hoàn chỉnh cho sản phẩm nắp bếp ga.
Xây dựng mô hình khuôn 3D bằng phần mềm Pro-E.
Quá trình dập nắp bếp ga mini gồm hai quá trình diễn ra cùng lúc là: Cắt đột và dập vuốt. Do đó, thông qua bộ khuôn này sẻ giúp người thực hiện củng như người đọc hiểu được kết cấu khuôn dập nắp bếp ga, cũng như sự phối hợp giữa hai quá trình cắt đột và dập vuốt trong cùng một lần dập để hình thành chi tiết.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Khuôn cắt đột và dập vuốt nắp bếp ga mini.
1.4. Phạm vi đề tài.
Đây là sản phẩm mang tính chất cải tiến tính thẩm mỹ hình dáng của bếp ga mini đang được bày bán trên thị trường. Do vậy, ngoài chức năng là đồ án môn học, giúp sinh viên tìm hiểu quá trình thiết kế chế tạo khuôn dập tấm, thì nó còn có khả năng kinh tế (sử dụng được) nếu được sản xuất chế tạo.
1.5. Thời gian nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu đề tài được xem là một quy trình công nghệ. Vì đòi hỏi phải tiến hành theo các khâu kế tiếp nhau bao gồm: chọn đề tài, biên soạn đề cương, thu thập tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài luận.
Bài luận thiết kế khuôn được thiết kế trong 8 tuần:
Tuần 1: Chọn đề tài, chính xác hóa đề tài, soạn đề cương, thu thập tài liệu liên quan.
Tuần 2: Thiết kế sản phẩm.
Tuần 3 - 4: Thiết kế khuôn.
Tuần 5: Chế tạo mô hình khuôn trên Pro-E.
Tuần 6: Biên soạn nội dung phần lý thuyết.
Tuần 7 - 8: Hoàn thiện mô hình, hoàn chỉnh phần lý thuyết và in nộp bài luận.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Để chế tạo hoàn chỉnh một bộ khuôn dập hoàn chỉnh bảo đảm được các yếu tố công nghệ thì đòi hỏi nhiều kiến thức liên quan như: Vật liệu học, Sức bền vật liệu, Phần mềm thiết kế (Pro-Enginer, AutoCAD…), Dung sai kỷ thuật đo, Thiết kế khuôn dập nguội, kinh nghiệm thực tế...
Vậy nên người thiết kế cần tổng hợp vận dụng những kiến thức kể trên để có được một bộ khuôn tối ưu.
1.7. Câu hỏi nghiên cứu.
- Cắt đột, dập vuốt là gì?
- Thành phần cơ bản của khuôn.
- Vật liệu làm khuôn.
- Chế độ nhiệt luyện khuôn.
- Cấp chính xác cần đạt được trong mỗi quá trình gia công cơ khuôn.
- Phương pháp định vị phôi.
- Lực dập cần thiết.
1.8. Sản phẩm nghiên cứu.(Tập bản vẽ chi tiết)
......................................................
2.2. Khuôn dập nắp bếp ga.
Trong bộ khuôn dập nắp bếp ga này sẻ sử dụng hai hình thức dập là: dập cắt và dập vuốt.
Dựa theo yêu cầu của quá trình dập như: phôi dập, lực dập, chế độ mài mòn… mà vật liệu được chọn để làm khuôn là thép CR12 và thép S45C.
Quy trình chế tạo khuôn
Lắp ráp nguội |
Dập thử sản phẩm |
Hoàn chỉnh khuôn |
Đưa vào sản xuất |
Nhận đơn hàng |
Layout, báo giá
|
Thiết kế khuôn |
Gia công |
Quá trình gia công khuôn trải qua các bước sau:
- Phôi thép CR12 và S45C ở dạng tấm được dùng để chế tạo khuôn. Các tấm thép này sẻ được phay 4 mặt bên. Sau đó sẻ bào + mài ở hai mặt còn lại để có phôi theo kích thước yêu cầu.
- Sau khi phôi đã đạt kích thước yêu cầu, ta sẻ tiến hành chế tạo các bộ phận có trong khuôn.
Các lổ trên tấm đế dưới, tấm giữ dưới, tấm ép dưới, tấm ép trên, tấm giữ trên, tấm đế trên, biên dạng của tấm chày dưới, biên dạng của tấm chày trên đước gia công trên máy cắt dây đồng.
...........................................................................................
MỤC LỤC
CHƯƠNG I 6
1.1. Lý do chọn đề tài: 6
1.2. Mục đích đề tài: 7
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 7
1.4. Phạm vi đề tài. 7
1.5. Thời gian nghiên cứu. 7
1.6. Phương pháp nghiên cứu. 8
1.7. Câu hỏi nghiên cứu. 8
1.8. Sản phẩm nghiên cứu.(Tập bản vẽ chi tiết). 8
CHƯƠNG II 9
2.1. Giới thiệu công nghệ dập nguội kim loại tấm. 9
2.2. Khuôn dập nắp bếp ga. 12
2.3. Máy dập. 15
CHƯƠNG III 17
3.1. Giới thiệu sản phẩm:. 17
3.2. Đặc tính sản phẩm. 18
3.3. Điều kiện sản xuất. 19
3.4. Quy trình sản xuất nắp bếp ga mini. 19
CHƯƠNG IV.. 28
4.1. Thứ tự và các giai đoạn thiết kế. 28
4.2. Tính công nghệ của các kết cấu các bộ phận và chi tiết của khuôn dập. 28
4.3.Tính toán các thành phần chính của khuôn. 31
4.4. Vật liệu chế tạo khuôn dập: 41
4.5. Các chi tiết khác. 49
4.6. Tuổi thọ của khuôn. 50
4.7. Chiều cao kín của khuôn và máy dập. 51
CHƯƠNG V.. 52
5.1. Giá thành phôi. 52
5.2. Chi phí trả lương. 54
5.3. Giá thành điện năng. 55
5.4 Chi phí nhiệt luyện. 55
5.5. Giá thành chế tạo. 56
5.6. Giá xuất xưởng. 56
5.7. Giá thành sản phẩm. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 57