đồ án THIẾT KẾ MÁY CƠ CẤU HỖ TRỢ QUẤN DRAP GIƯỜNG BỆNH
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo máy. Ngành cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành then chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra ở đây phải có trang thiết bị công nghệ và nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về kỹ thuật mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra của bản vẽ, để từ đó đưa ra đường lối công nghệ hợp lý phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực nói riêng và với các nước trên thế giới nói chung. Chính vì lẽ đó mà cơ sở vật chật, hạ tầng cũng ngày càng phát triển theo. Những quốc lộ, đại lộ, đường cao tốc được hình thành và hoàn thiện hơn để phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và đi lại của người dân. Nhưng bên cạnh đó vấn đề tai nạn giao thông tăng cao là điều khó tránh khỏi. Để đảm bảo cho việc chữa trị cũng như chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất thì Cơ Cấu Hỗ Trợ Quấn Drap Giường Bệnh là một sản phẩm có thể giải quyết phần nào vấn đề mà các y bác sĩ, điều dưỡng đang gặp phải. Là loại máy giúp cho việc thay drap một cách nhanh chóng, giảm sức người và quan trọng hơn hết là không ảnh hưởng đến những bệnh nhân đang điều trị mà gặp khó khăn cũng như chưa thể đi lại, giúp cho khả năng phục hồi nhanh chóng. Máy mang lại hiệu quả chữa trị cao.
MỤC LỤC
Lời nói đầu............................................................................. Trang 3
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn......................................... Trang 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
I. Yêu cầu xã hội.................................................................... Trang 8
II. Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)........................................ Trang 9
1.Tầm quan trọng.............................................................. Trang 9
2.Giới thiệu về các loại giường........................................... Trang 9
3.Các phương tiện kèm theo............................................ Trang 11
4.Phân loại giường........................................................... Trang 12
5.Nguyên tắc chuẩn bị giường.......................................... Trang 12
6.Kỹ thuật trải drap giường............................................. Trang 13
III. Yêu cầu của máy............................................................ Trang 21
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY
I. Phân tích chức năng, nhiệm vụ của cơ cấu........................ Trang 22
II. Lựa chọn phương án thiết kế .......................................... Trang 22
1. Phương án 1 ................................................................ Trang 22
2. Phương án 2 ................................................................ Trang 24
3. Lựa chọn phương án thiết kế ...................................... Trang 25
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY
I. Chọn động cơ................................................................... Trang 29
II. Tính toán trục vitme và đai ốc bi..................................... Trang 30
1. Chọn các thông số bộ truyền ...................................... Trang 31
2. Kiểm nghiệm vitme theo độ bền mòn ......................... Trang 32
3. Kiểm nghiệm vitme theo độ bền kéo-nén .................... Trang 33
4. Kiểm tra vitme theo độ ổn định .................................. Trang 33
III. Trình tự tính toán bộ truyền đai..................................... Trang 33
1. Chọn các thông số bộ truyền ...................................... Trang 33
2. Kiểm nghiệm đai theo khả năng kéo ........................... Trang 38
3. Kiểm nghiệm đai theo độ bền mòn.............................. Trang 38
IV. Tính ổ lăn...................................................................... Trang 39
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KẾT CẤU MÁY
I. Cụm tịnh tiến.................................................................... Trang 44
II. Cụm quấn........................................................................ Trang 45
III. Cụm và các chi tiết trong cụm........................................ Trang 46
1. Cụm tịnh tiến .............................................................. Trang 46
2. Cụm quấn ................................................................... Trang 51
IV. Mạch điện...................................................................... Trang 55
CHƯƠNG 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG
I. Tấm nối............................................................................ Trang 57
II. Bạc lắp ổ lăn................................................................... Trang 57
III. Kẹp lắp động cơ............................................................. Trang 57
CHƯƠNG 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY
I. Hướng dẫn sử dụng........................................................... Trang 65
1. Canh chỉnh máy .......................................................... Trang 65
2. Sử dụng máy ............................................................... Trang 65
II. Bảo quản máy................................................................. Trang 65
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN-TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Kết luận............................................................................ Trang 66
II. Một số tài liệu tham khảo................................................ Trang 67
NỘI DUNG THUYẾT MINH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
I. Yêu cầu xã hội:
Các hoạt động y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả gia đình mình. Không một ai lại sống mà luôn luôn khoẻ mạnh cả bởi sự thay đổi thường xuyên của môi trường sống cùng với sự vận động của thế giới tự nhiên. Các hoạt động y tế mà con người sáng tạo ra cũng chính nhằm mục đích điều hoà những tác động không tốt của môi trường sống tới con người. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước về kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện, nhu cầu về mọi mặt cũng ngày càng nâng cao thì vấn đề về chất lượng phục vụ của ngành y tế càng được đòi hỏi cao hơn.
Do đó, các hoạt động y tế là không thể thiếu được trong đời sống con người. Tuy mỗi con người có cuộc sống khác nhau nhưng các hoạt động y tế lại đóng vai trò tác động chung tới từng người nhằm duy trì và phát triển giống nòi. Qua những tác động to lớn của y tế tới đời sống con người như vậy cho nên mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội cần phải chú trọng và lấy mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho con người làm gốc, định hướng cho các chương trình kinh tế – xã hội khác vì một mục tiêu chung là phát triển bền vững. Nhưng hiện nay các trang thiết bị ở nước ta chưa đáp ứng được hết những yêu cầu mà ngành y tế đưa ra. Cụ thể hơn, nếu trước đây khi thay một tấm drap cho người bệnh đặc biệt là người chưa phục hồi hoặc không còn khả năng đi lại thì cần vài người để nhấc bệnh nhân lên thì bây giờ với Cơ Cấu Hỗ Trợ Thay Drap Giường Bệnh thì công việc đó sẽ trở nên dễ dàng hơn, đỡ tốn thời gian cũng như giảm lượng nhân viên.
II. Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính):
1. Tầm quan trọng
Bệnh nhân thường có nhiều thời gian trên giường bệnh. Giường bệnh là nơi nghỉ ngơi, khám bệnh và điều trị, sinh hoạt của bệnh nhân. Một số bệnh nhân không có khả năng ra khỏi giường nên việc nuôi dưỡng, tắm hay đại tiểu tiện có thể gây loét ép. Do đó việc chuẩn bị giường là hết sức quan trọng. Chuẩn bị giường cẩn thận, chu đáo là tạo sự THOẢI MÁI CHO BỆNH NHÂN.
2. Giới thiệu về các loại giường
a. Giường thông thường:
Giường được cấu tạo đơn giản, gọn, dễ di chuyển, dễ tẩy uế. Thường dùng giường khung làm bằng sắt, ống rỗng, phía đầu giường có bậc nâng cao thấp, chân có bánh xe bọc cao su.
Giát giường bằng gỗ, gồm hai phần: 1/3 ở phía đầu giường, 2/3 ở phía cuối giường.
Kích thước của giường:
- Chiều dài: từ 1,8m đến 2m.
- Chiều rộng; từ 0,8m đến 1,0m.
- Chiều cao: 0,6m
b. Giường hiện đại:
Giường làm bằng inox, ống rỗng, chân có bánh xe bọc cao su để tiện di chuyển. Giường có nhiều tính năng, tác dụng, giát giường bằng lò xo, hai bên giường có thành chắn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Giường có nút ấn hoặc tay quay để điều chỉnh mức cao thấp khác nhau và cố định giường. Giường có 4 cọc ở 4 góc giường dùng để treo chai dịch truyền hay mắc màn (khi cần thiết)
3. Các phương tiện kèm theo
Ðệm và vỏ đệm, đệm phải phẳng, nhẵn, nhẹ xốp, vỏ bọc đệm phải làm bằng vải bền, dễ tẩy uế.
Vải trải giường: Kích thước 3,0m x 2,0m
Tấm nylon: 2m x 0,8m
Vải lót: 2m x 0,8m
Chăn, vỏ chăn và khăn khoác.
Gối và vỏ gối.
Màn.
4. Phân loại giường (Có 2 loại)
a. Giường trống: Gồm có:
Giường kín: là giường được chuẩn bị sau khi đã làm vệ sinh khoa phòng. Giường được trải kín (giường đợi bệnh nhân).
Giường mở (giường nội khoa) : là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp về phía cuối giường.
Giường ngoại khoa: là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp theo chiều dọc của giường.
b. Giường có bệnh nhân: (nội khoa hay ngoại khoa)
Bệnh nhân nằm nghỉ hoàn toàn trên giường đã được đắp chăn. Các phần vải còn lại 2 bên được dắt xuống dưới đệm.
5. Nguyên tắc chuẩn bị giường
a. Những quy định chung:
Không được sử dụng mảnh vải bị rách.
Không được sử dụng vải trải giường cho mục đích khác.
Kiểm tra đồ vải trước khi thay (vì bệnh nhân có thể để tiền, vàng, hoặc các đồ có giá trị khác ở trong gối hay dưới vải).
b. Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh:
Không được rũ tung vải trải giường (rũ vải sẽ làm lây lan mầm bệnh cho mọi người trong buồng bệnh và ngay cả cho bản thân mình).
Không được vứt đồ vải bẩn dưới sàn nhà, phải bỏ vào túi đựng vải bẩn.
Túi đựng đồ vải bẩn phải để ở xa buồng bệnh.
c. Nguyên tắc đảm bảo kỹ thuật:
Giường phải trải phẳng, căng và được dắt kỹ dưới đệm.
Không được để bệnh nhân nằm trực tiếp lên vải nylon (vải sơn) - phải có vải lót lên trên.
Giường có đệm thì phải có vải trải, nylon và vải lót.
Trải giường phải trải xong một bên rồi mới được sang bên kia (TRÁNH ÐI LẠI LÀM MẤT THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC).
6. Kỹ thuật trải drap giường
a. Chuẩn bị giường kín (giường đợi bệnh nhân).
Mục đích:
- Ðể giường được sạch sẽ, tiện nghi và sẵn sàng đón bệnh nhân.
- Ðể bệnh phòng được gọn gàng đẹp mắt.
Quy trình kỹ thuật.
- Chuẩn bị dụng cụ:
- Ðiều dưỡng rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ.
- Vải trải giường, gấp theo chiều đọc, mặt trái ra ngoài.
- Vải nylon (vải sơn) gấp theo chiều ngang.
- Vải lót: (phủ trên vải nylon) gấp như vải nylon.
- Chăn và vỏ chăn: Gấp theo chiều dọc.
- Gối và vỏ gối - Màn.
- Kỹ thuật.
- Ðể ghế hoặc xe đẩy cạnh giường, điều chỉnh giường, đệm ngay ngắn, cao thấp vừa phải (nếu giường có bánh xe thì chốt lại).
- Sắp xếp các đồ vải đã chuẩn bị theo thứ tự sử dụng để lên ghế hoặc xe đẩy.
- Vải trải lên 1/4 phía đầu giường, sau đó trải đều lên mặt đệm, đường giữa của vải nằm theo dọc giữa của giường. Giắt chặt vải phía đầu giường và cuối giường.
- Cách gấp góc:
- Gấp vải bọc lấy đầu đệm và cuối đệm.
- Gấp góc vải trải giường ở phía đầu giường như gấp góc bánh chưng.
- Ði về phía cuối giường gấp góc như phía đầu giường.
- Nhét phần vải thừa ở giữa giường xuống đệm (lưu ý kéo căng và nhét sâu).
- Trải vải nylon vào 1/3 giữa giường, trải vải lót lên trên vải nylon, nhét một bên vải xuống dưới.
- Ði vòng về phía cuối giường, sang bên kia giường và tiến hành gấp góc phía đầu giường và cuối giường như phía bên kia.
- Kéo căng vải và nhét sâu phần vải thừa ở giữa giường xuống dưới đệm.
- Cách trải chăn:
- Lồng vỏ chăn (lưu ý các góc của vỏ chăn nằm ngang ở góc chăn)
- Trải đầu chăn bằng đầu đệm phía đầu giường.
- Dắt phần chăn còn lại phía cuối giường xuống dưới đệm.
- Mép chăn ở 2 bên giường buông thõng.
- Lồng vỏ gối và xếp gối lên đầu giường (lưu ý các góc của vỏ nằm ở góc gối)
- Xếp đặt ghế, tủ đầu giường gọn gàng.
b. Chuẩn bị giường mở.
Giường nội khoa: là giường đã chuẩn bị sẵn, chăn được gấp làm 3 nếp về phía cuối giường tạo điều kiện cho bệnh nhân dễ đắp chăn khi cần thiết.
• Chuẩn bị dụng cụ: Giống như trải giường kín.
• Kỹ thuật:
+ Các bước tiến hành giống như trải giường kín.
+ Chăn được gấp làm 3 nếp xuống phía cuối giường.
Giường ngoại khoa:
- Chuẩn bị dụng cụ: Giống như trải giường kín nhưng tấm vải nylon và lót phải to, dài đểphủ kín giường.
Thêm:- Khay quả đậu
- Gạc 4-5 miếng
- Khăn lau miệng.
Thay ra cho bệnh nhân không thể đi lại
Đối với người bệnh không thể đi lại thì chiếc giường y tế là vật bất ly thân, để khôi phục sức khỏe cần sự nổ lực của cả người bệnh và người thân trong việc chăm sóc.
Vệ sinh người bệnh hàng ngày đòi hỏi nhiều công sức. Sử dụng một phương tiện giường y tế giúp bạn thao tác chăm sóc người bệnh đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Cho dù bạn đang chăm sóc người thân yêu của bạn tại nhà hoặc ở trong bệnh viện thì việc chăm sóc đó đã nói lên được giá trị tình yêu thương của bạn giành cho họ ở một mức độ tình cảm đặc biệt. Đó là điều bạn đang chịu trách nhiệm trước người thân mình, phải chăm sóc đúng mực mà chẳng phải ai cũng đạt được như bạn, chăm sóc người bình thường đã khó, chăm sóc người đang bệnh tật càng khó hơn.
Chúng tôi giới thiệu các bước thực hiện đơn giản một công việc là thay tả lót, vệ sinh người bệnh để các bạn biết là sự khó khăn như thế nào để giúp vệ sinh người bệnh nằm bất động một chỗ.
• Thay tả lót cho người bệnh như thế nào?
Bắt đầu bằng cách nâng cao phần đầu giường y tế, đến một vị trí có thể thuận tiện nhất (thường là mép đầu giường thấp ngang hông của bạn). Điều này giúp bạn có thể trở người bệnh qua lại dễ dàng hơn. Nếu bạn thay tã vệ sinh, hãy cởi tã theo ngay lưng của người bệnh xuống trước.
Sau đó bạn lăn người bệnh sang một bên đối diện với bạn. Bạn có thể cần sự giúp đỡ của người thân giữ vị trí người bệnh trong khi bạn làm công tác thay tả lót vệ sinh.
Một số sản phẩm thải ra từ người bệnh có thể bạn nên lau chùi trước khi tiếp tục lật lại bên kia để tiếp tục cởi tã làm việc vệ sinh tiếp.
Sau đó bạn có thể lấy tã lót ra khỏi người bệnh sau khi đã lau chùi phần sản phẩm thải ra sạch sẽ dính trên mông người bệnh.
Sau khi loại bỏ tã lót, làm sạch tiếp khu vực có mang tã của họ với giấy thấm ướt trước khi lau chùi vệ sinh.
Nếu thay drap giường, cần phải cuộn lại từ từ và lấy ra sau khi lăn người bệnh qua phần còn lại. Thay drap nên trải và bo 4 góc vào góc giường.
Giấy tã lót củ nên cuộn gọn lại và mang chúng để bên cạnh một góc nào để mang bỏ và sọt rác.
Lấy một tả mới trải ra và nhẹ nhàng xoay người bệnh nằm nghiêng, bỏ tã lót từ bên người bệnh xoay mặt vào bạn và sau đó lật họ sang bên kia khi bạn đã để xong một phần bên tã lót.
Sau khi đã để tã vào đúng vị trí, bạn cần phải chỉnh sửa một lần nữa, sau đó mới cài các vết dán để cố định bó tã vào vùng thân người bệnh.
Bạn cũng có thể mặc lại quần áo người bệnh hoặc sử dụng một tấm chăn mỏng đắp hờ bảo vệ thân nhiệt của họ.
Sau khi thay tả xong, bạn cũng có thể làm vệ sinh thân thể người bệnh bằng các khăn ẩm lau khô phần thân thể, tay chân người bệnh. Bạn cũng có thể dùng dầu gọi đầu không dùng nước để giúp họ giải tỏa được sự khó chịu khi mồ hôi ra ướt đầu họ.
Sau đó bạn cũng có thể chãi đầu, thay bao gối, mang tất vào tay hoặc chân người bệnh.
Bạn cũng có thể tiếp tục nâng cao đầu người bệnh bằng cách quay tay giường y tế phần đầu hoặc cũng có thể sử dụng một loại giường điện y tế giúp thao tác chăm sóc đơn giản hơn.
Nếu bạn có dùng loại nệm chống loét. Trước khi làm vệ sinh, bạn chỉ cần rút phần ống cao su ra khỏi máy, chờ nệm xẹp xuống sau đó bạn bắt đầu các thao tác giống như hướng dẫn trên.
Sau khi đã làm vệ sinh xong, bạn bắt đầu gắn ống cao su giữa nệm vào thân máy bơm hơi và bật điện để nâng người bệnh chống loét.
• Một lời khuyên cho bạn
Có thể khi bạn làm các thao tác chăm sóc người bệnh, sẽ rất khó khăn cho bạn, nên tranh thủ sự giúp đỡ của một người khác cùng bạn.
Bạn nên có kết hoạch trước sẵn như tã lót, khăn ướt, chậu nước vệ sinh, drap mới để thay, quần áo, chăn,.. cần thiết để làm một thao tác nhanh và gọn nhất.
Giường y tế là một loại phương tiện giúp bạn rất nhiều trong thac tác vệ sinh và dưỡng bệnh hiệu quả. Hãy cố gắng sử dụng nó giúp cho bạn và cũng giúp cho sức khỏe người bệnh mau bình phục.
Không phải tất cả bệnh nhân đều tự ra khỏi giường. Những bệnh nhân nằm liệt giường không thể dậy được, thời gian thay vải trải giường cho bệnh nhân tùy theo quy định của mỗi bệnh viện. Tuy nhiên nếu đồ vải trên giường bị bẩn, ướt thì phải thay ngay.
Mục đích:
Ðể chỗ nằm của bệnh nhân được sạch và tiện nghi.
Ðể ngăn ngừa loét ép.
Một số chỉ dẫn khi thay vải trải giường cho bệnh nhân.
Ðảm bảo an toàn cho bệnh nhân: (đặc biệt là những bệnh nhân khó thở phải duy trì tư thế Fowler, bệnh nhân sau mổ gãy xương đùi, liệt, xuất huyết não, vỡ xương chậu... cần chuyển bệnh nhân sang một bên nhẹ nhàng, thích hợp tùy theo tình trạng bệnh nhân).
Quy trình kỹ thuật:
Có 2 cách:
Chỉ thay những đồ vải bẩn.
Thay hết đồ vải.
a) Chuẩn bị bệnh nhân:Giải thích, hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân trước khi tiến hành.
b) Chuẩn bị dụng cụ:(cho trường hợp thay thế hết đồ vải)
-Vải trải
-Vải nylon
-Vải lót: tùy bệnh nhân nội khoa hay ngoại khoa mà chuẩn bị cho thích hợp.
-Chăn
-Vải khoác
-Gối và vỏ gối
-Túi đựng đồ bẩn.
c) Kỹ thuật tiến hành:
- Ðể đồ vải lên ghế hoặc xe đẩy theo thứ tự sử dụng.
- Ðóng cửa tránh gió lùa (mùa rét chuẩn bị lò sưởi nếu có)
- Kéo nới chăn: Trường hợp bệnh nhân có thể ngồi dậy được, điều dưỡng viên giúp bệnh nhân mặc quần áo và ra khỏi giường (kỹ thuật thay như trải giường mở).
- Bệnh nhân yếu không ra khỏi giường được cần có người phụ giúp bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa về một bên giường - bỏ chăn sang ghế, đắp cho bệnh nhân một vải khoác. Người phụ đứng về phía bệnh nhân, giữ cho bệnh nhân khỏi ngã. (Nếu không có người phụ lấy dụng cụ, thanh gỗ hoặc sắt chắn thành giường để phòng bệnh nhân ngã).
- Tháo vải bẩn ở 1/2 giường, nhét sát dưới lưng bệnh nhân.
- Ðặt vải trải giường, đường giữa của vải nằm dọc theo dọc giữa của giường, kéo thẳng nhét 2 đầu vải bọc lấy đệm, nửa bên kia cuộn lại nhét dưới lưng bệnh nhân.
- Trải vải nylon và vải lót vào giữa giường, cuộn một nửa nhét dưới lưng bệnh nhân (đối với bệnh nhân nội khoa). Trải vải nylon và vải lót khắp mặt đệm (đối với bệnh nhân, ngoại khoa).
- Nhét sâu phần vải còn lại xuống dưới đệm.
- Giúp bệnh nhân nằm về phía giường vừa trải xong.
- Sang bên kia giường tháo phần vải bẩn cho vào túi đựng đồ bẩn.
- Kéo thẳng vải trải bọc hai đầu đệm.
- Gấp góc như trải giường kín.
- Kéo thẳng vải trải, vải nylon và vải lót, nhét sâu dưới đệm.
- Giúp bệnh nhân nằm lại giữa giường (ở tư thế thích hợp), đắp chăn cho bệnh nhân, nhét mép chăn xuống dưới đệm (không nên kéo căng để bệnh nhân có thể trở mình và co duỗi chân khi cần).
- Thay vỏ gối (như trải giường kín).
- Sắp xếp ghế - tủ đầu giường cho ngăn nắp, gọn gàng, mang vải bẩn xuống nhà giặt.
III: Yêu cầu của máy.
- Động cơ chuyển động của máy cần đảm bảo quay đồng tốc.
- Hai trục vitme phải tương đối song song để cơ cấu quấn di chuyển đồng thời.
- Động cơ trục quấn cần quay đều để tránh hiện tượng kẹt drap.
- Dễ điều khiển.
- Đơn giản dễ chế tạo.
- Không gây tiếng ồn.
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY
I. Phân tích chức năng, nhiệm vụ của cơ cấu:
Phân tích nhiệm vụ I:
Cơ cấu quấn:
- Drap được chuyển động quay của trục dọc giường bệnh giúp quấn drap vào.
Phân tích nhiệm vụ II:
Cơ cấu tịnh tiến:
- Thông qua bộ truyền vitme và đai ốc, trục quấn drap được tịnh tiến qua lại theo chiều ngang của giường bệnh.
II. Lựa chọn phương án thiết kế:
1. Phương án 1:
- Sơ đồ nguyên lý:
1.2.3.4: Động cơ AC 5: Khớp nối
6: Ổ bi 7: Trục vít-me
8: Bộ truyền đai 9: Trục quấn
10: Đai ốc
* Nguyên lý hoạt động:
Khởi động máy, sau khi nhấn nút start động cơ (1) và (3) sẽ quay đồng thời thông qua khớp nối làm 2 vitme (7) quay và đai ốc (10) tịnh tiến qua lại. Cùng lúc đó động cơ (2) và (4) cũng được khởi động qua bộ truyền đai truyền chuyển động sang cây quấn (9) thực hiện thao tác quấn drap. Khi đai ốc chạy gần hết chiều dài vitme nhấn nút stop để ngừng các động cơ và kết thúc công việc. Quá trình trải drap mới được thực hiện tương
* Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Chế tạo đơn giản, gọn nhẹ.
+ Cơ cấu không gây ồn.
+ Không làm thay đổi kết cấu giường bệnh.
+ Dễ sử dụng.
+ Không ảnh hưởng đến bệnh nhân.
- Nhược điểm:
+ Hai động cơ phải quay đồng tốc tránh tạo ứng suất xoắn.
+ Chỉ sử dụng cho những loại giường truyền thống và cụ thể cho từng kích thước.
+ Lắp ráp, cân chỉnh tốn thời gian.
2. Phương án 2:
- Sơ đồ nguyên lý:
1.2.3: Động cơ AC 4: Buli
5: Ổ bi 6: Trục vít-me
7: Bộ truyền đai 8: Trục quấn
9: Đai ố
* Nguyên lý hoạt động:
Khởi động máy, sau khi nhấn nút start động cơ (1) quay thông qua bộ truyền đai làm quay đồng thời 2 vitme (7) quay và đai ốc (10) tịnh tiến qua lại. Cùng lúc đó động cơ (2) và (4) cũng được khởi động qua bộ truyền đai truyền chuyển động sang cây quấn (9) để thực hiện thao tác quấn drap. Khi đai ốc chạy gần hết chiều dài vitme nhấn nút stop để ngừng các động cơ và kết thúc công việc. Quá trình trải drap được thực hiện tương tự.
* Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ 2 vitme quay đồng tốc.
+ Hộp điều khiển đơn giản.
- Nhược điểm:
+ Sử dụng động cơ lớn hơn làm rung giường.
+ Sử dụng bộ truyền đai nên dây đai dài độ rơ lớn.
+ Cơ cấu cồng kềnh.
+ Chỉ sử dụng cho những loại giường truyền thống và cụ thể cho từng kích thước.
+ Lắp ráp, cân chỉnh tốn thời gian.
3. Lựa chọn phương án thiết kế:
Như vậy đối với yêu cầu máy cần chế tạo, qua thực tiễn và nghiên cứu các phương án kể trên ta thấy phương án 1 thì máy đơn giản, nhỏ gọn. Còn với phương án 2 thì máy có kết cấu cồng kềnh, dây đai truyền động nguy hiểm. Vì thế, chúng em quyết định chọn phương án 1 có kết cấu đơn giản có năng suất tương đối cao nhưng giá thành thấp phù hợp với phương thức sản xuất vừa và nhỏ ở nước ta. có thể đưa vào sản xuất thực tiễn ở nước ta từ đó có thể cải thiện công việc chữa trị cũng như chăm sóc bệnh nhân.
Kết cấu máy tương đối đơn giản đi sát với chương trình học. Sau đây là sơ đồ nguyên lí máy nhóm chúng em thiết kế:
1.2.3.4: Động cơ AC 5: Khớp nối
6: Ổ bi 7: Trục vít-me
8: Bộ truyền đai 9: Trục quấn 10: Đai ốc
* Nguyên lý hoạt động:
Khởi động máy, sau khi nhấn nút start động cơ (1) và (3) sẽ quay đồng thời thông qua khớp nối làm 2 vitme (7) quay và đai ốc (10) tịnh tiến qua lại. Cùng lúc đó động cơ (2) và (4) cũng được khởi động qua bộ truyền đai truyền chuyển động sang cây quấn (9) để thực hiện thao tác quấn drap. Khi đai ốc chạy gần hết chiều dài vitme nhấn nút stop để ngừng các động cơ và kết thúc công việc. Quá trình trải drap mới được thực hiện tương tự.
* Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Chế tạo đơn giản, gọn nhẹ.
+ Cơ cấu không gây ồn.
+ Không làm thay đổi kết cấu giường bệnh.
+ Dễ sử dụng.
+ Không ảnh hưởng đến bệnh nhân.
- Nhược điểm:
+ Hai động cơ phải quay đồng tốc tránh tạo ứng suất xoắn.
+ Chỉ sử dụng cho những loại giường truyền thống và cụ thể cho từng kích thước.
+ Lắp ráp, cân chỉnh tốn thời gian.
• Máy gồm 2 cụm
Cụm chuyển động tịnh tiến
Cụm quấn
Cụm chuyển động tịnh tiến
A, Nhiệm vụ.
Trục vitme quay để điểu khiển đai ốc tịnh tiến qua lại theo chiều ngang của giường.
B, Cấu tạo
1, Động cơ
Ta sử dụng động cơ có ký hiệu A số vòng quay n = 20(v/p), công suốt N= 6W.
2, Trục vitme
Ta sử dụng trục vitme có bước xoắn, bước ren, dài 900m theo kích thước của giường. Kèm theo là đai ốc bi.
3, Trục trơn
Ta sử dụng trục trơn 2 đầu được tiện ren để lắp vào kẹp và sử dụng con chạy nhiệm vụ dẫn hướng cho đai ốc bi tịnh tiến.
Cụm quấn
A, Nhiệm vụ.
Trục trơn quay để quấn drap theo chiều dài của giường bệnh.
B, Cấu tạo
1, Động cơ
Ta sử dụng động cơ có ký hiệu A số vòng quay n = 20(v/p), công suốt N= 6W.
2, Bộ truyền đai
Ta sử dụng bộ truyền đai răng để truyền chuyển động từ động cơ sang trục quấn.
3, Trục trơn
Ta sử dụng trục trơn 2 đầu được tiện bậc để lắp vào ổ lăn chạy nhiệm vụ quấn drap.
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ ĐỘNG HỌC MÁY
I. Chọn động cơ:
Các thông số cho trước.
-Chiều ngang giường L = 800 mm
-Thời gian chạy hết hành trình t = 8 giây
-Lực tác dụng lên trục vitme P = 60 (N)
-Vận tốc của di chuyển của đai ốc bi :
Trong đó : L: chiều dài nồi hấp
t: thời gian chạy hết hành trình
-Công suất của tải:
Trong đó: Nt: công suất của tải (KW)
P: lực tiếp tuyến trên tải (N)
v: vận tốc tiếp tuyến trên tải (m/s)
-Hiệu suất chung:
Tra bảng 2-1/27/tài liệu thiết kế chi tiết máy
Trong đó: ƞnt: hiệu suất nối trục
ƞlo: hiệu suất một cặp ở lăn
-Công suất cần thiết:
Trong đó: Nct: công suất cần thiết (KW)
=> Chọn động cơ 21K6GN-A
Nđc=6W U=200V I=0,1A ƞ=85%
Xuất xứ: Japan
-Phân phối tỷ số truyền
+Tốc độ quay của trục tải
+Tỷ số truyền:
II. Tính toán trục vitme và đai ốc bi:
-Xác định sơ bộ đường kính trong d1 của vitme
-Lực dọc trục: Fa=10 kN
-Chiều dài ren vitme: l=720 mm
-Bộ truyền được chế tạo bằng thép C45
-Theo điều kiện bền ta có:
Chọn d1=12 mm
Trong đó: F: lực dọc trục (N)
d1: đường kính trong của ren vitme (mm)
Với là giới hạn chảy của vật liệu làm vitme, đối với vật liệu thép C45 =360 MPa
1. Chọn các thông số của bộ truyền:
-Đường kính bi:
Chọn
-Bước ren:
-Bán kính rãnh lăn:
-Khoảng cách từ tâm rãnh đến tâm bi:
Chọn
Trong đó: : góc tiếp xúc (chọn β=45o)
-Đường kính vòng tròn qua các tâm bi:
Chọn
-Đường kính trong của ren đai ốc:
Chọn
-Chiều cao làm việc của ren h1:
Chọn
-Đường kính ngoài (đường kính danh nghĩa) của ren vitme d, của ren đai ốc D:
-Góc nâng vít γ:
-Số bi trên các vòng bi làm việc:
Với vòng ren
.............
Tra bảng (14-3/92/chế độ cắt gia công cơ khí) => K=1
Tra bảng (15-3/92/chế độ cắt gia công cơ khí) => K=1
Tra bảng (16-3/92/chế độ cắt gia công cơ khí) => K=1
V=32.0,87=27,84 m/p
Tra TMT máy 2A135/220/chế độ cắt gia công cơ khí => nt=400 v/p
5. Lực cắt và moment:
Tra bảng 7-3/87/chế độ cắt gia công cơ khí
Cp Zp Yp Ym Zm
68 1 0,7 0,7 2,5
Tra bảng (12-1/21/chế độ cắt gia công cơ khí)
Tra bảng (13-1/21/chế độ cắt gia công cơ khí)
np=0,75
Tra TMT máy 2A135/220/chế độ cắt gia công cơ khí Po < Pmax
Đảm bảo an toàn.
6. Công suất:
Tra bảng (17-3/93/chế độ cắt gia công cơ khí)
Nc=1 < Nđc=2,2 KW
7. Thời gian Tm
Khoan lỗ suốt:
Khoảng chạy quá:
Chiều dài chi tiết gia công:
Vậy chế độ cắt khi khoan là: t=12 mm
s=0,43 mm/v
n=400 v/p
* Khoan lỗ Ø30
1. Chọn mũi khoan xoắn thép gió P18 có đường kính D=30 mm
2. Chiều sâu cắt:
3. Bước tiến:
Tra bảng (8-3/88/chế độ cắt gia công cơ khí)
D = 25 – 30 mm
Thép σb2
=>
Chọn So = 0,45
L=6 mm D=5 mm
L K=1
=> So=0,45 mm/v
Tra TMT máy 2A135/220/chế độ cắt gia công cơ khí => So=0,57 mm/v
4. Vận tốc cắt:
Tra bảng (11-3/91/chế độ cắt gia công cơ khí)
Tra bảng (trang 238/chế độ cắt gia công cơ khí) => nhóm 5
V=20,5 m/p
Tra bảng (12-3/91/chế độ cắt gia công cơ khí) => To=50
T=60
Tra bảng (13-3/92/chế độ cắt gia công cơ khí) => K=0,87
Tra bảng (14-3/92/chế độ cắt gia công cơ khí) => K=1
Tra bảng (15-3/92/chế độ cắt gia công cơ khí) => K=1
Tra bảng (16-3/92/chế độ cắt gia công cơ khí) => K=1
V=20,5.0,87=17,84 m/p
Tra TMT máy 2A135/220/chế độ cắt gia công cơ khí => nt=195 v/p
5. Lực cắt và moment:
Tra bảng 7-3/87/chế độ cắt gia công cơ khí
Cp Zp Yp Ym Zm
68 1 0,7 0,7 2,5
Tra bảng (12-1/21/chế độ cắt gia công cơ khí)
Tra bảng (13-1/21/chế độ cắt gia công cơ khí)
np=0,75
Tra TMT máy 2A135/220/chế độ cắt gia công cơ khí Po < Pmax
Đảm bảo an toàn.
6. Công suất:
Tra bảng (17-3/93/chế độ cắt gia công cơ khí)
Nc=1 < Nđc=2,2 KW
7. Thời gian Tm
Khoan lỗ suốt:
Khoảng chạy quá:
Chiều dài chi tiết gia công:
Vậy chế độ cắt khi khoan là: t=15 mm
s=0,57 mm/v
n=195 v/p
II. Bạc lắp ổ lăn:
III. Kẹp lắp động cơ:
CHƯƠNG 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY
I. Hướng dẫn sử dụng máy:
1. Canh chỉnh máy:
Sau khi ráp hoàn toàn bộ quấn drap giường ta tiến hành ráp lên giường bệnh. Yêu cầu cần đạt được độ song song giữa 2 trục vitme và độ vuông góc giữa hai vitme với trục quấn.
Sau đó, nhấn nút ESTOP trên thùng điện, điều chỉnh hai động cơ truyền chuyển động cho vitme chạy tương đối đồng thời nhau.
2. Sử dụng máy:
Mở máy: Đầu tiên ta cắm phích vào ổ điện cơ cấu sẽ ngay lập tức được cấp điện, sau đó ta xoay nút ESTOP ngược chiều kim đồng hồ để nút bật lên khi đó ta sẽ điều khiển bằng remote.
• Thực hiện quá trình quấn tháo drap cũ:
Móc drap giường vào những bulong trên cây quấn nhằm tránh drap bị trượt trong quá trình quấn.
Sau đó, nhấn giữ nút màu xanh trên hộp điều khiển cơ cấu sẽ vừa tịnh tiến và vừa quấn. Cây quấn chạy đến sát người bệnh không nhấn nữa, đỡ người bệnh nằm nghiêng qua, một tay giữ người bệnh, một tay tiếp tục nhấn giữ nút màu xanh để trục quấn chạy sát vào lưng người bệnh, thả nút nhấn ra. Tiếp tục đỡ người bệnh nghiêng sang bên ngược rồi nhấn giữ nút màu xanh để cơ cấu chạy hết hành trình. Kết thúc quá trình tháo drap.
• Thực hiện quá trình quấn thay drap mới:
Sau khi kết thúc quá trình tháo drap cũ, ta tháo bulong và đai ốc được lắp giữa cây quấn dài và quấn ngắn để lấy drap cũ ra giặt.
Để trải drap mới ta quấn drap vào cây quấn dài trước sau đó lắp cây quấn dài vào hai cây quấn ngắn và quá trình được thực hiện tương tự như quấn tháo drap cũ nhưng cho động cơ quay ngược chiều ban đầu bằng việc nhấn giữ nút đỏ.
Tắt máy: Rút phích cắm để ngắt điện.
II. Bảo quản máy:
- Sau khi việc thay drap kết thúc ta di chuyển cơ cấu về một bên của giường để không chiếm diện tích phần giường của người bệnh.
- Ngắt điện khi không sử dụng máy.
- Vệ sinh sạch trục vitme và trục trơn.
- Tra dầu nhớt định kì để cơ cấu vận hành êm và đảm bảo tuổi thọ cho máy.
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Kết luận:
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp vừa qua nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy Phạm Mạnh Trường và sự giúp đỡ của thầy cô trong khoa cơ khí, cũng như sự học hỏi từ bạn bè, chúng em đã hoàn thành đồ án.Ngoài việc ôn lại những kiến thức đã học trong suốt quá trình học ở trường, chúng em học được rất nhiều về công nghệ cũng như cách làm.
Chúng em đã trực tiếp thiết kế, chế tạo ra những chi tiết, lắp ghép các chi tiết với nhau thành 1 bộ phận máy hoàn chỉnh , cũng như lắp ghép các bộ phận với nhau thành 1 máy hoàn chỉnh. Qua đó chúng em hiểu được rất nhiều vấn đề xoay quanh việc gia công chi tiết từ việc chọn phôi, máy, dao, chế độ cắt, đường lối gia công,… Quyết định rất lớn đến sự thành bại của chi tiết mình làm ra. Từ đó chúng em ý thức được tầm quan trọng của mỗi công đoạn và rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Gia công và lắp các chi tiết đó lại thành 1 thể thống nhất cần được quan tâm và hết sức chú trọng trong từng cộng đoạn.
Cơ khí chính xác sai một ly đi một dặm quả thật câu nói đó không sai. Chỉ cần một chút sai sót thì sẽ dẫn đến sản phẩm của mình thành phế phẩm dẫn đến những hậu quả không đáng có nên đó là những hành trang quý báu để chúng em tiếp tục thức hiện những công trình khác khi bước vào đời.
Tuy nhiên với mức độ giới hạn của đồ án tốt nghiệp, các số liệu tính toán chưa được chính xác, hơn nữa với sự hiểu biết của chúng em còn hạn hẹp nên không tránh được những sai sót trong quá trình làm đồ án . Nên chúng em mong các thầy cô góp ý và chỉ dẫn thêm cho chúng em.
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.