THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA

THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA
MÃ TÀI LIỆU 300600100019
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, 2D, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, thiết kế, các chi tiết trong máy, kết cấu, động học máy........ Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA CẢI TIẾN , thuyết minh THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA, động học THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA, kết cấu máy ĐÓNG NẮP CHAI BIA, nguyên lý máy ĐÓNG NẮP CHAI BIA , cấu tạo máy ĐÓNG NẮP CHAI BIA , quy trình sản xuất ĐÓNG NẮP CHAI BIA ,

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ QUY TRÌNH

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nó đã giải quyết được những nhu cầu cần thiết trong đời sống hàng ngày của con người.

Ở nước ta ngành công nghiệp thực phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh. Đi đôi với việc làm giàu nguồn thực phẩm cho xã hội, nó còn làm giàu nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác. Trong đó ngành công nghiệp sản xuất bia đang phát triển mạnh và tạo ra sự canh tranh lớn trong xã hội.

Bia là một loại đồ uống có độ cồn thấp, giàu dinh dưỡng, được sản xuất từ nguyên liệu chính là Malt đại mạch và các hạt giàu tinh bột, prôtein như : gạo, ngô . chưa qua công đoạn ươm mầm cùng với hoa huplông và nước, với một quy trình công nghệ khá đặc biệt cho nên bia có tính chất hấp dẫn đối với con người.

Hương vị của bia là do các hợp chất chiết từ nguyên liệu và các sản phẩm lên men khác. Đặc biệt CO2 bão hòa có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát của người uống.

Trên thế giới, các nước đã nghiên cứu nhiều quy trình sản xuất bia tiên tiến đạt hệu quả kinh tế với kỹ thuật cao. Điển hình là phương pháp sử dụng Enzym, sử dụng men cố định . Tuy nhiên quy trình công nghệ sản xuất và dây chuyền thiết bị lên men ở mỗi nước có những điểm khác nhau, mang tính chất truyền thống và bí quyết vì vậy chất lượng và hương vị của mỗi loại bia cũng khác nhau.

Ở nước ta quy trình công nghệ sản xuất và dây chuyền thiết bị sản xuất bia từ trước đến nay vẫn đang sử dụng phổ biến phương pháp cổ điển. Gần đây một số nhà máy bia mới xây dựng đã áp dụng quy trình công nghệ sản xuất bia hiện đại trên thế giới rất được người tiêu dùng ưa chuộng

MỤC LỤC

Chương 1: Tổng quan về lĩnh vực sản xuất.

            1.1 Tổng quan về bia.

            1.2 Quy trình công nghệ sản xuất bia chai.

            1.3 Sơ đồ dây chuyền thiết bị sản xuất bia chai.

            1.4 Máy móc thiết bị trong xưởng chiết bia chai.

            1.5 Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp (máy chiết, đóng nắp và thanh trùng).

            1.6 Các giai đoạn chiết bia chai.

Chương 2: Phân tích lựa chọn phương án thiết kế

            2.1 Các thiết bị cần thiết trong hệ thống

            2.2 Quy trình hoạt động của hệ thống ( Sơ đồ khối: cấp chai>chiết>đóng nắp>thanh trùng)

            2.3 Phân tích lựa chọn các phương án thiết kế

                        2.3.1 Phân tích lựa chọn phương án thiết kế cụm máy chiết và máy đóng nắp.

                                    2.3.1.1 Phương án chiết và đóng nắp theo đường tròn

                                    2.3.1.2 Phương án chiết và đóng nắp theo đường thẳng

                        2.3.2 Phân tích lựa chọn phương án thiết kế máy thanh trùng

                                    2.3.2.1 Máy thanh trùng băng tải thẳng phun nước.

                                    2.3.2.2 Máy thanh trùng băng tải thẳng ngâm trong nước.

                                    2.3.2.3 Máy thanh trùng băng tải tròn xoay.

Chương 3: Thiết kế động học máy thiết bị.

            3.1 Máy chiết và đóng nắp

                        3.1.1 Tính toán khối lượng các chi tiết.

                        3.1.2 Tính chọn động cơ.

                        3.1.3 Tính tỉ số truyền cho các cơ cấu truyền động.

                        3.1.4 Tính số răng các bộ truyền.

                        3.1.5 Tính chọn đai.

            3.2 Máy thanh trùng

                        3.2.1 Tính toán khối lượng các chi tiết

                        3.2.2 Tính chọn động cơ.

                        3.2.3 Tính tỉ số truyền cho các cơ cấu truyền động.

                        3.2.4 Tính số răng các bộ truyền.

            3.3 Băng tải

Chương 4: Thiết kế động lực học.

Chương 5: Thiết kế hệ thống điều khiển.

Chương 6: Thiết kế kết cấu máy.

Chương 7: Tính toán chỉ tiêu kinh tế.CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC SẢN XUẤT

            1.1 Tổng quan về bia.

                        1.1.1 Lịch sử phát triển ngành bia

Bia là loại thức uống có nguồn gốc từ xa xưa, theo tư liệu của các nhà khảo cổ học, dụng cụ nấu bia đầu tiên có nguồn gốc từ người Babilon, được chế tạo thừ thế kỷ 37 trước công nguyên. Người Trung Quốc cổ cũng có loại thức uống gọi là “ Kju” làm từ lúa mi, lúa mạch. Bia được phát triển và truyền qua Châu Au. Tại Châu Âu,  thế kỷ IX, người ta đã bắt đầu dùng hoa Houblon sản xuất bia, đến thế kỷ XV, hoa Houblon chính thức được dùng để tạo hương vị cho bia trong sản xuất bia. Năm 1516, ở Đức có luật qui định rằng : bia chỉ được sản xuất từ lúa mạch, hoa houblon và nước. Năm 1870, người ta đã bắt đầu dùng máy lạnh trong công nghệ sản xuất bia. Năm 1897, nhà bác học người Pháp Louis Pasteur đã phát hiện ra nấm men. Từ đó chất lượng bia được nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp bia phát triển mạnh và đã tạo ra được sản phẩm phổ biến như ngày nay.

            Ngày nay, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia vẫn là malt, hoa Houblon và nước. Ngoài các nguyên liệu chính trên, còn có một số nguyên liệu thay thế như : mỳ, gạo, ngô, đường, một số chất phụ gia và vật liệu phụ khác. (Malt là nguyên liệu được chế biến từ lúa mạch nẩy mầm và được sấy khô. Hoa Houblon, còn gọi là hoa bia, là loại nguyên liệu được chế biến từ một loại cây thân dây leo, mọc thích hợp ở các vùng ôn đới)

            Ngành bia Việt Nam đã có lịch sử ra đời và phát triển trên 100 năm, với sự xuất hiện của nhà máy bia Sài Gòn và nhà máy bia Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Ngành bia Việt Nam, phát triển đến ngày nay có 469 cơ sở sản xuất trên khắp cả nước, trong đó có 6 cơ sở bia có vốn đầu tư của nước ngoài, 2 cơ sở bia quốc doanh Trung ương, còn lại là các cơ sở bia địa phương.

                        1.1.2 Vị trí của ngành bia đối với nền kinh tế Việt Nam:

Ngành bia Việt Nam có vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế, thể hiện qua các khiá cạnh sau :

Ngành bia có tốc độ tăng trưởng nhanh, thật vậy, số liệu trong phần thực trạng ngành bia của dự án qui hoạch tổng thể ngành rượu bia  nước giải khát  và bao bì đến năm 2020 thể hiện như sau : Năm 1987, sản lượng  bia cả nước ta mới đạt có 84,5 triệu lít, năm 1992 lên 169 triệu lít, năm 1997 lên đến 669 triệu lít và năm 2000 là 723 triệu lít. Đến năm 2002, sản lượng toàn ngành chưa có số liệu thống kê, các công ty bia liên doanh và bia 100% vốn nước ngoài sản xuất đạt tổng sản lượng 217 triệu lít/năm, riêng Công ty Bia Sài Gòn đã sản xuất đạt sản lượng 256 triệu lít.

Tốc độ tăng trưởng sản lượng của ngành qua các năm như sau :

Từ năm 1991-1992 tăng bình quân là 26.62%

Từ năm 1993-1994 tăng bình quân là 44.30%

Từ năm 1995-1996 tăng bình quân là 17.00%

Từ năm 1997-1998 tăng bình quân là 10.00%

Từ năm 1999-2002 chưa có số liệu thống kê.

Ngành bia là ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất lớn, là các doanh nghiệp có nguồn vốn lớn trong nền kinh tế.

Lượng vốn đã đầu tư vào ngành bia thể hiện ở bảng sau :

Bảng 1 : Tình hình đầu tư vào công nghiệp Bia

Đơn vị : triệu đồng

TT

Loại doanh nghiệp

Số lượng

Vốn đầu tư

1

Bia QD Trung Ương

2

447.643

2

Bia liên doanh và 100% vốn nước ngoài

6

3.765.753

3

Bia địa phương (QD, CP và tư nhân)

461

1.235.891

 

Cộng

469

5.449.287

 

Nguồn : báo cáo của các địa phương và cơ sở sản xuất bia

Tổng vốn 5.449.287 triệu đồng đã được đầu tư vào ngành công nghiệp bia là một tài sản lớn của nền kinh tế, vì thiết bị ngành bia thường có giá trị lớn. Đến năm 2002 riêng Công ty  Bia Sài Gòn đã có lượng vốn lớn trên hai ngàn tỷ đồng.

Ngành bia là ngành hoạt động có hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước.


Số liệu tình hình nộp ngân sách năm 1997 -1998 thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2 : Tình hình nộp ngân sách năm 1997 - 1998 của ngành Bia Việt Nam

Đơn vị tính : triệu đồng

TT

 

Loại doanh nghiệp

 

Năm 1997

 

Năm 1998

Doanh thu

Lợi nhuận

Nộp ngân sách

Doanh thu

Lợi nhuận

Nộp ngân sách

1

Bia QD trung ương

2.264.162

445.691

1.209.000

2.521.042

464.369

1.326.721

 

-Cty Bia Hà Nội

394.000

87.000

223.000

419.625

62.269

244.592

 

-Cty Bia Sài Gòn

1.870.162

358.691

986.000

2101.417

402.073

1.082.129

2

Bia liên đoanh& 100% VNN  (6 cơ sở)

2.257.310

-64.115

1.034.402

2.618.120

 

1.199.440

 

Trong đó LD Bia VN

1.471.730

50.006

669.980

1.743.157

59.000

793.421

3

Bia địa phương

1.077.150

-72.015

295.000

1.163.160

 

349.342

 

Tổng cộng

5.598.662

309.483

2.538.000

6.302.322

 

2.875.503

 

Nguồn: báo cáo của các địa phương và cơ sở sản xuất bia

Như vậy, ngành bia là ngành có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, mỗi năm trên 2.500 tỷ đồng. Năm 2000, ngành bia nộp ngân sách nhà nước là 2.717 tỷ đồng. Trong đó,  bia QD Trung ương chiếm tỷ lệ 51%, bia liên doanh & 100% vốn nước ngoài chiếm 38% và còn lại bia địa phương chiếm 11%.

Biểu đồ : Mức đóng góp ngân sách năm 2012

Nguồn: báo cáo của các địa phương và Tổng cục Thuế

Ngành bia đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nền kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất khác cùng phát triển. Toàn ngành bia hiện có hơn 17.500 người làm việc tại các cơ sở sản xuất bia trên cả nước. Ngoài ra, ngành bia còn tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người cùng tham gia vào các hoạt động cung ứng, dịch vụ cung cấp cho ngành bia và tiêu thụ các sản phẩm của ngành bia. Đồng thời, ngành bia cũng tạo điều kiện cho các ngành khác cùng phát triển như nông nghiệp, cơ khí và bao bì …

                        1.1.3 Qui mô và năng lực sản xuất của ngành bia Việt Nam:

Cả nước hiện nay có 469 cơ sở sản xuất bia, bao gồm : bia địa phương gồm của các thành phần kinh tế (không kể liên doanh) là 461 cơ sở, trong số này, có đến 398 cơ sở có công suất dưới 1 triệu lít/năm; bia liên doanh & 100% vốn nước ngoài là 6 cơ sở và 2 doanh nghiệp bia quốc doanh Trung ương.

Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, thông qua việc đầu tư mở rộng và cải tạo nhà máy. Sản xuất bia đã phát triển với tốc độ cao. Năng lực sản xuất của ngành bia, thống kê đến năm 2000, là 1.081 triệu lít/năm. Trong đó, bia liên doanh & 100% vốn nước ngoài có công suất 355 triệu lít/năm, chiếm 32.84% năng lực của ngành, bia Quốc Doanh Trung ương có công suất 265 triệu lít/năm, chiếm 24.51% năng lực của ngành, bia địa phương có công suất 461 triệu lít/năm, chiếm 42.65% năng lực của ngành. Sản lượng sản xuất của ngành, thực tế, năm 2000, đạt 723 triệu lít.

Qui mô và năng lực của ngành bia có thể tóm tắt theo bảng sau :

Bảng 3 : Qui mô và năng lực sản xuất ngành bia Việt Nam năm 2000

 

TT

 

Loại hình doanh nghiệp

Số cơ sở

Công suất thiết kế

(triệu lít)

Sản lượng thực hiện

(triệu lít)

Hiệu suất

(%)

Tỷ trọng

(%)

1

Bia Quoc Doanh Trung Ương

2

265

280

106

39

2

Liên doanh và 100% vốn nước ngoài

6

355

217

61

30

3

Bia địa phương, cổ phần, tư nhân

461

461

226

49

31

 

Tổng cộng

469

1.081

723

 

100

 

Nguồn : báo cáo của các địa phương và cơ sở sản xuất bia

Phân loại các cơ sở sản xuất bia hiện nay theo quy mô công suất như sau :

Số cơ sở có công suất từ 2- 5 triệu lít /năm, chiếm 5,7 % số cơ sở và chiếm 7,1% tổng công suất.

Số cơ sở có công suất từ 6- 10 triệu lít/ năm, chiếm 2,8% số cơ sở và chiếm 8,4% tổng công suất.

Các cơ sở có công suất trên 10 triệu lít/năm, chỉ chiếm 4,1% (13 nhà máy) nhưng có công suất 72,7% tổng công suất.

Còn lại là các cơ sở sản xuất nhỏ có công suất dưới 1 triệu lít/ năm.

Sản lượng sản xuất thực tế của ngành bia : năm 1995 mới đạt 502 triệu lít, chỉ bằng 58% tổng công suất thiết kế; năm 2000 đạt 723 triệu lít.

                        1.1.4 Tình hình phân bổ các cơ sở sản xuất của ngành bia Việt Nam:

Hiện trạng phân bổ năng lực cơ sở sản xuất ngành bia được tổng kết theo bảng sau:

Bảng: Tình hình cơ sở sản xuất và tiêu thụ bia theo địa phương

 

 

Khu vực

Số tỉnh thành

Số cơ sở sản xuất bia

Tổng công suất

Triệu lít/năm

Tiêu thụ bình quân

Lít/người/năm

Quốc doanh

Tư nhân

Liên doanh

Tổng

Trung du và miền núi phía bắc

16

32

49

 

81

64,1

2,5

Đồng bằng Sông Hồng

9

56

180

1

237

297,5

17,5

Khu Bốn cũ

6

9

7

 

15

97,7

9,0

Duyên hải Miền Trung

8

7

16

2

25

111,0

13,5

Tây Nguyên

4

3

1

 

4

4,7

1,42

Đông Nam Bộ

6

6

64

1

71

403,2

39,5

Đồng bằng Sông Cửu Long

12

5

30

1

36

102,8

5,5

Tổng cộng

 

 

 

 

469

1.081

 

 

Nguồn : Tổng công ty Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam

Trong 61 tỉnh, thành thì có 10 tỉnh không có cơ sở sản xuất bia gồm: Bắc Cạn, Quảng Nam, Gia Lai, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Kon Tum.

Phân bổ cơ sở sản xuất bia tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, khu dân cư đông đúc, các vùng đồng bằng.

            1.1.5 Thực trạng về thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành bia Việt Nam:

Có hai công nghệ sản xuất bia là công nghệ lên men cổ điển và công nghệ lên men mới. Hiện nay, ở Việt Nam sử dụng song song cả hai công nghệ lên men .

Công nghệ lên men cổ điển : là công nghệ sử dụng hệ thống nhà lạnh trong đó lên men chính và lên men phụ riêng biệt. Công nghệ này chủ yếu được sử dụng tại các cơ sở sản xuất cũ, các cơ sở nhỏ và quá nhỏ. Nhược điểm của công nghệ này là tiêu tốn nhiều năng lượng, thao tác nhiều, gây lãng phí nguyên liệu và vệ sinh khó khăn.

Công nghệ lên men mới : là công nghệ tiên tiến hiện nay, trong đó lên men chính và lên men phụ đều trong một thùng có đáy hình côn. Công nghệ này được sử dụng trong các nhà máy mới xây dựng, hoặc đã được cải tạo.

Thiết bị sản xuất bia tại Việt Nam có thể kể gồm các hệ thống sau:

Các nhà máy mới vừa được xây dựng và các nhà máy cũ đã được đầu tư nâng cấp, cải tạo có hệ thống thiết bị sản xuất hiện đại, tự động hóa nhiều, các thiết bị sản xuất đồng bộ, do các nước công nghiệp hóa tiên tiến sản xuất.

Các nhà máy đã được cải tạo có thiết bị, hiện đại tiên tiến nhưng chưa đồng bộ.

Các cơ sở sản xuất nhỏ, sử dụng thiết bị cũ, thiết bị được nhập lẻ, nguồn sản xuất từ nhiều nước, thiếu đồng bộ.

            1.2 Quy trình công nghệ sản xuất bia chai.

            1.3 Sơ đồ dây chuyền thiết bị sản xuất bia chai.

                          1.3.1 Xưởng chiết

                        1.3.2 Xưởng lên men:

                     1.3.4 Xưởng Động lực: gồm 5 bộ phận.

                  CO2 :nạp sang máy chiết để nạp thêm CO2, đồng thời sang xưởng lên men để đẩy bia đi và nạp bia khi lọc.

                  Glycol lạnh: làm lạnh các tank lên men trong quá trình lên men, giải nhiệt nhanh (sau lắng).

         Hơi nước: được dùng ở:

                          + Xưởng chiết: dùng để CIP (Vệ sinh máy chiết), sang  máy thanh trùng, máy rửa chai, máy rửa két.

                          + Xưởng nấu: dùng để CIP, nấu Malt, gạo, nước nóng.

                          + Xưởng lên men: dùng để CIP.

                  Khí nén (hơi): được dùng ở:

                                  Xưởng chiết: vận hành các thiết bị khí nén.

                                  Xưởng lên men: vận hành các thiết bị khí nén, cấp cho bộ sục khí (nước nha), nén đẩy bia trong các tank.

                                  Xưởng động lực: vận hành các thiết bị khí nén.

                                  Xưởng nấu: vận hành các thiết bị khí nén (bộ lọc bụi,…).

                                  XN DV KT: các thiết bị khí nén , vệ sinh các chi tiết.

      - Nước:

            1.4 Máy móc thiết bị trong xưởng chiết bia chai.

                        1.4.1 Máy rã Pallet( máy bốc kết rỗng):

Xe nâng xúc Pallet két chai rỗng đưa vào máy, cơ cấu chuyển động song phẳng bốc kết bia lên rã thành từng kết và chuyển đến máy hút chai rỗng. Máy bốc mỗi lần 9 két.

Hình: Máy rã Pallet

Hình: Cơ cấu cụm kẹp

                        1.4.2 Máy hút rỗng( máy hút chai rỗng):

Máy có cơ cấu hút bằng khí nên để lấy từng chai ra khỏi kết. Mỗi lần lấy 4x20=80 chai.

Máy kết chai rỗng có nhiệm vụ bốc chai rỗng từ kết chai mang đến trên băng tải để đưa chai rỗng vào máy rửa chai còn kết rỗng đưa vào máy rửa kết.

Hình: Máy hút rỗng

Hình: Cơ cấu hút chai

                        1.4.3 Máy xúc rửa chai:

Chai được đưa đến máy xúc rửa chai, chuyển vào từng rọ để giữ chai. Chai được ngâm trong dung dịch xút rửa bằng nước lạnh, nước nóng, sút nóng, nước nóng, nước lạnh  để bóc các lớp nhãn dính trên chai và rửa chai. Chai được rửa bên trong và ngoài bằng các vòi phun.

Hình: Máy rửa chai

Hình: Sơ đồ hoạt động

                        1.4.4 Máy rửa kết:

Kết được úp ngược để xúc rửa bằng vòi phun cho các tạp chất rơi ra ngoài.

                        1.4.5 Máy soi chai:

Chai được kiểm tra bằng chụp ảnh. Những chai nào mẻ miệng, nứt hay có vật lạ bên trong sẽ được bắn ra khỏi băng tải.

                        1.4.6 Máy chiết và đóng nắp:

Năng suất 30000chai/giờ.

Bia được chiết vào chai thông qua máy này. Một vòng có 72 chai. Trên máy có các cam và cữ hành trình để điều khiển đóng mở và chiết và hút khí xả bọt bia. Nhiệt độ bia được chiết khoảng 1-20C.

Sau khi ra khỏi máy chiết sẽ được đóng nắp chai ngay lập tức.

Hình: Máy chiết

                        1.4.7 Máy kiểm tra chai lưng xì:   

Máy loại bằng cách gạt chai lưng xì ra khỏi đường chuyền.

                        1.4.8 Máy thanh trùng( máy hấp ):

Năng suất 30000chai/giờ

Nhiệt độ hấp khoảng 620C. Trong máy này có băng tải bằng inox và dùng máng tưới nước nóng để gia nhiệt cho chai.

Hình: Máy thanh trùng

                        1.4.9 Máy dán nhãn:

Công việc dán nhãn gồm hai phần: dán nhãn ở phần thân chai và ở phần đầu chai. Trong máy có hệ thống nạp nhãn, bơm keo và các chổi quét ép nhãn vào thân và cổ chai.

Hình: Máy dán nhãn

Hình: Sơ đồ hoạt động

Kho chứa nhãn (1), trục quét keo (2), tấm lấy keo (3), bàn quay (4)

                        1.4.10 Máy hút đầy( máy hút chai đầy):

Dùng khí nén hút các chai đã có bia cho vào kết. Về mặt kết cấu máy, máy này giống máy hút rỗng nhưng phải điều khiển lại lực vì trọng lượng chai bia nặng hơn.

                        1.4.11 Máy chuyển Pallet:

            Máy có cơ cấu nâng hạ pallet để chuyển pallet từ máy rã pallet sang máy chất pallet.

Hình: Máy chuyển Pallet

                        1.4.12 Máy chất Pallet (máy bốc kết đầy):

Chất các kết đã có chai bia đầy vào pallet. Về mặt kết cấu máy, máy này giống máy rã pallet. Xe nâng xúc pallet két chai đầy đưa từ máy ra sân chứa chai thành phẩm (kho thành phẩm).          1.5 Nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp.

      Trong phạm vi luận văn tốt nghiệp của mình, em thực hiện thiết kế máy chiết, máy đóng nắp và máy thanh trùng chai bia.

Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống:

  • Năng suất : 30000 chai/ giờ.
  • Dung tích bình chứa 0.33 lít.
  • Đảm bảo khi chiết không bắn tung toé bia ra phạm vi xung quanh.
  • Sử dụng 72 vòi chiết.
  • Các chi tiết máy bảo đảm độ bền khi tiếp xúc với bia.
  • Trong quá trình chiết chai được cấp tự động đến các vòi chiết bằng băng tải.

                        1.5.1 Máy Chiết:

Hình: Máy chiết tròn

                                                      Hình: Máy chiết thẳng

Từ động cơ chính:

  1. Chuyển động quay của mâm chiết: xoay tròn bằng truyền động từ động cơ đến hộp giảm tốc trục vít-bánh vít.
  2. Chuyển động nâng hạ chai: khí nén kết hợp cơ cấu con lăn tì lên cam.
  3. Chuyển động bánh sao chuyền chai: qua đai truyền.
  4. Chuyển động đưa chai vào sao: từ động cơ đến hộp giảm tốc, đến trục vít lùa chai.
  5. Chuyển động đóng mở các van thoát, hút khí, nạp CO2, bia: bằng cách xoay cam đóng mở để thoát hoặc nén các nút tại đầu chiết, các cam gạt được nhờ chuyển động quay của mâm chiết.

                  Hình: Sơ đồ truyền động máy chiết

Hình: Máy chiết chai

1. trục vít đưa chai vào, 2. bánh hình sao đưa chai vào, 3. bộ phận nâng, 4. đầu nhựa chụp miệng chai, 5. bánh hình sao ở giữa, 6. bánh hình sao trong máy đóng nắp, 7. bánh hình sao đưa chai ra, 8. tank dạng vành khăn, 9. kênh dẫn khí, 10. van chiết, 11. bộ phận phân phối.
4. Quy trình chiết (chai):

            1.6 Các giai đoạn chiết bia chai.

      Trình tự hoạt động của quy trình chiết:

                        1.6.1 Hút khí (Thoát khí) trong chai lần 1:

  • Chai được bơm khí vào để nén lại, van xả được mở để khí trong chai thoát ra ngoài. Giai đoạn hút khí thực hiện trong thời gian rất ngắn.
  • ................................

3 Tính toán cụm băng tải

                        3.3.1 Tính toán cụm băng tải và                        3.3.1.1 Xác định các thông số của cụm băng tải vào.

Vận tốc băng tải vào:

Năng suất : Q = 30000 (chai/h.)

Đường kính chai : D = 60 (mm).

Vận tốc băng tải cần thiết :

V=n2pR=6.944x2x3.14x400=17443.3 (mm/p)=217.443(m/p)=0.29(m/s)

Đường kính con lăn băng tải :

Từ việc tham khảo kết cấu máy thực tế tại nhà máy bia sài gòn, ta chọn đường kính con lăn băng tải có đường kính:

D = 120 (mm)

Ta có số vòng quay của trục băng tải :

                                    n = =» 46.18 (vòng/phút).                                    3.3.1.2 công suất cụm băng tải vào

                Các số liệu ban đầu:

       -Năng suất làm việc: Q=30000 (chai/h)

       -Vận tốc băng tải:      v=0.29(m/s)

            Từ việc tham khảo kết cấu máy thực tế tại nhà máy bia sài gòn, ta chọn

            - Chiều dài tấm băng: L=5(m)

            - Chiều rộng băng:    B=150 (mm)

Tính toán lực kéo băng tải:

      -Lực kéo sơ bộ có thể tính bằng tổng lực cản 2 nhánh có tải và nhánh không tải

        Tổng lực kéo (hay lực cản của băng tải) được xác định theo công thức :

Wc = Wct + Wkt ,(N)

-Với : Wc là lực kéo chung (N);         

Wct là lực kéo ở nhánh có tải (N);

Wkt là lực kéo ở nhánh không tải (N) ;

    Ta có:

                        Wct = k.(q + qb + qcl¢).L.w¢.cosb  (q +qb)L.sinb + L.q.sinb ,  (N)

                        Wkt = k.(qb + qcl¢)L.w¢¢.cosb  qb.L.sinb , (N)

Với  k hệ số tính đến lực cản phụ khi băng tải đi qua các tang đuôi và tang dỡ tải tang phụ và phụ thuộc chiếu dài đặt băng :

 L (m)  6  10   20   30    50    80    100   200   300   480   600   850  1000   1500 

   k  6  4,5 3,2    2,6   2,2   1,9   1,75   1,45   1,3   1,2   1,15   1,1   1,08    1,05  

 

            với L = 5m chọn  k = 6.

q ,q: trọng lượng phân bố trên một mét dài của vật liệu và của tấm nhựa(vật liệu băng tải ). (N/m);

cl , q¢¢cl: trọng lượng phần quay của các con lăn phân bố trên một mét chiều dài nhánh có tải và nhánh không tải (N/m);

             w¢ , w¢¢: hệ số cản chuyển động của băng tải với các con lăn trên nhánh có tải và không tải .

            b : góc nghiêng đặt băng tải (độ) ; b = 00.

Dấu  (+) tương ứng với đoạn chuyển động đi lên và dấu (-) khi đi xuống

            Trọng lượng vật liệu phân bố trên 1m chiều dài được xác định :

                        Đường kính chai  D = 60 (mm)

            Năng suất 500 (chai/p)

            Tốc độ tải 17 (m/p)

            Số chai trên một mét băng tải : ta thiết kế băng tải có 2 hàng chai di chuyển và được dồn sát vào nhau. Vậy số chai trên 1m băng tải là:

            n = 34 (chai)

Mỗi chai có khối lượng  : m =0.32 kg.

Ta có trọng lượng phân bố trên chiều dài 1m băng tải là :

 q= 0.32x34x10=108.8 (N/m)

            Trọng lượng phân bố trên 1m chiều dài của tấm nhựa :

                                    qb = 2 kg/m = 20 (N/m)

            Trọng lượng phần quay các con lăn nhánh có tải và nhánh  không tải phân bố cho 1m được xác định:

                                

Sơ đồ lực tác dụng trên băng tải
 

  Ta có:           Sv = Sr .
        Với :       Sv lực căng băng tải tại điểm vào của tang dẫn.

-           Slực căng băng tải tại điểm ra của tang dẫn  .

            -           m là hệ số ma sát giữa băng và tang dẫn ; bề mặt tang dẫn phủ cao su ma sát :   m = 0.4 .

            -  là góc ôm của băng tải trên tang dẫn động: =180

            - kdt là hệ số ma sát dự trữ giữa băng và tang : k =1.15 – 1,2 , chọn k = 1,15.

                         Sv= 3.05. Sr

                               ­Trên nhánh không tải ta có:S3=S2+Wkt.

                                    Wct = 6.(20+108.8).5.0.4=1545.6 (N).

Chọn ’= ”= m: do băng tải trượt trên thành cố định (vật liệu thép )

        -Trên nhánh có tải: S1=S4+Wct  và S3=k.S4

Wkt = 6.20.5.0.4 =240 (N).

       Với k là hệ số cản khi băng đi qua tang đuôi hay tang dẫn hướng,với góc ôm của băng trên tang đuôi q=1800 ta chọn k=1,05.

       S3=1,05.S4 (N).

S1=S4+1545.6 (N).

                                    S3=S2+240  (N)            

                                    S1=3.05.S2. 

            Giải hệ phương trình :

                        Ta có :S­1 =2579.7 N.

                                                S­2 = 845.8 N.

                                    S3 = 1085.8 N

S4 = 1034.1 N.

Lực kéo của băng tải được xác định:

                               W= Sv- Sr= S1- S2=1733.9 (N).

            Công suất làm việc :   P = W.v/1000 = 1733.9x0.29/1000 = 0.5 (KW).

  Xác định các thông số của cụm băng tải ra:

Năng suất : Q = 30000 chai/h.

Kích thước chai( theo chiều di chuyển ) : L = 60 mm.

Vận tốc băng tải cần thiết :

V=n2pR=6.944x2x3.14x400=17443.3 mm/p=217.443m/p=0.29m/s

Đường kính con lăn băng tải :

D = 120 mm .

Ta có số vòng quay của trục băng tải :

                                    n = =» 46.18 (vòng/phút).


                        3.3.2 Xác định công suất của cụm băng tải ra

                                    3.3.2.1 Xác định các thông số của cụm băng tải ra

Vận tốc băng tải vào:

Năng suất : Q = 30000 (chai/h.)

Đường kính chai : D = 60 (mm).

Vận tốc băng tải cần thiết :

V=n2pR=6.944x2x3.14x400=17443.3 (mm/p)=217.443(m/p)=0.29(m/s)

Đường kính con lăn băng tải :

Từ việc tham khảo kết cấu máy thực tế tại nhà máy bia sài gòn, ta chọn đường kính con lăn băng tải có đường kính:

D = 120 (mm)

Ta có số vòng quay của trục băng tải :

                                                                        3.3.2.2 công suất cụm băng tải ra

                Các số liệu ban đầu:

       -Năng suất làm việc: Q=30000 (chai/h)

       -Vận tốc băng tải:      v=0.29(m/s)

            Từ việc tham khảo kết cấu máy thực tế tại nhà máy bia sài gòn, ta chọn

            - Chiều dài tấm băng: L=5(m)

            - Chiều rộng băng:    B=150 (mm)

Tính toán lực kéo băng tải:

      -Lực kéo sơ bộ có thể tính bằng tổng lực cản 2 nhánh có tải và nhánh không tải.

        Tổng lực kéo (hay lực cản của băng tải) được xác định theo công thức :

Wc = Wct + Wkt ,(N)

-Với : Wc là lực kéo chung (N);         

Wct là lực kéo ở nhánh có tải (N);

Wkt là lực kéo ở nhánh không tải (N) ;

    Ta có:

                        Wct = k.(q + qb + qcl¢).L.w¢.cosb  (q +qb)L.sinb + L.q.sinb ,  (N)

                        Wkt = k.(qb + qcl¢)L.w¢¢.cosb  qb.L.sinb , (N)

Với  k hệ số tính đến lực cản phụ khi băng tải đi qua các tang đuôi và tang dỡ tải tang phụ và phụ thuộc chiếu dài đặt băng : L (m)  6  10   20   30    50    80    100   200   300   480   600   850  1000   1500 

   k  6  4,5 3,2    2,6   2,2   1,9   1,75   1,45   1,3   1,2   1,15   1,1   1,08    1,05  

            với L = 5m chọn  k = 6.

q ,q: trọng lượng phân bố trên một mét dài của vật liệu và của tấm nhựa(vật liệu băng tải ). (N/m);

cl , q¢¢cl: trọng lượng phần quay của các con lăn phân bố trên một mét chiều dài nhánh có tải và nhánh không tải (N/m);

             w¢ , w¢¢: hệ số cản chuyển động của băng tải với các con lăn trên nhánh có tải và không tải .

            b : góc nghiêng đặt băng (độ) ; b = 00.

Dấu  (+) tương ứng với đoạn chuyển động đi lên và dấu (-) khi đi xuống

            Trọng lượng vật liệu phân bố trên 1m chiều dài được xác định :

                        Chiều dài mỗi chai L = 60 mm.

            Năng suất 500 chai/p

            Tốc độ tải 17 m/p

            Số chai trên một mét băng tải : n = 34 (chai)

Mỗi chai có khối lượng  : m =0.68 kg.

Ta có trọng lượng phân bố trên chiều dài 1m băng tải là :

 q= 0.68x34x10=231.2 (N/m)

            Trọng lượng phân bố trên 1m chiều dài của tấm nhựa :

                                    qb = 2 kg/m = 20 (N/m)

            Trọng lượng phần quay các con lăn nhánh có tải và nhánh  không tải phân bố cho 1m được xác định:

                                     q’cl  =    ;        q”cl  =    .

q’cl =0 (N/m) ;  q”cl = 0 (N/m).
 

  Ta có:           Sv = Sr .
        Với :       Sv lực căng băng tải tại điểm vào của tang dẫn.

-           Slực căng băng tải tại điểm ra của tang dẫn  .

            -           m là hệ số ma sát giữa băng và tang dẫn ; bề mặt tang dẫn phủ cao su ma sát :   m = 0.4 .

            -  là góc ôm của băng tải trên tang dẫn động: =180

            - kdt là hệ số ma sát dự trữ giữa băng và tang : k =1.15 – 1,2 , chọn k = 1,15.

                         Sv= 3.05. Sr

                               ­Trên nhánh không tải ta có:S3=S2+Wkt.

                                    Wct = 6.(20+231.2).5.0.4=3014.4 (N).

Chọn ’= ”= m: do băng tải trượt trên thành cố định (vật liệu thép )

        -Trên nhánh có tải: S1=S4+Wct  và S3=k.S4

Wkt = 6.20.5.0.4 =240 (N).

       Với k là hệ số cản khi băng đi qua tang đuôi hay tang dẫn hướng,với góc ôm của băng trên tang đuôi q=1800 ta chọn k=1,05.

  S3=1,05.S4 (N).

S1=S4+3014.4 (N).

                                    S3=S2+240  (N)            

                                    S1=3.05.S2. 

            Giải hệ phương trình :

                        Ta có :S­1= 4715N.

                                                S­2 =1546N.

                                    S3 = 1786N

S4 =1701N.

Lực kéo của băng tải được xác định:

                               W= Sv- Sr= S1- S2=3169 (N).

                Công suất làm việc :   P = W.v/1000 =3169 x0.29/1000 = 0.92 (KW).

THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA CẢI TIẾN , thuyết minh THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA, động học THIẾT KẾ MÁY ĐÓNG NẮP CHAI BIA, kết cấu máy ĐÓNG NẮP CHAI BIA, nguyên lý máy ĐÓNG NẮP CHAI BIA , cấu tạo máy ĐÓNG NẮP CHAI BIA , quy trình sản xuất ĐÓNG NẮP CHAI BIA ,



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn