THIẾT KẾ MÁY HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TỜI ĐỔI CHIỀU

THIẾT KẾ MÁY HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TỜI ĐỔI CHIỀU
MÃ TÀI LIỆU 300600200004
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D)..... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá.
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ MÁY HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TỜI ĐỔI CHIỀU Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

THIẾT KẾ MÁY HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TỜI ĐỔI CHIỀU , thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, cấu tạo máy, quy trình sản xuất

LỜI NÓI ĐẦU:

            Trong nhiều thế kỷ qua, từ thời lạc hậu cho đến hiện đại sự vận chuyển, xếp dỡ là một công việc không thể thiếu và quan trọng trong nhiều lĩnh vực sản xuất nhằm giảm nhẹ sức lao động nặng nhọc, tăng năng suất lao động và an tòan. Qua quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới đã có nhiều thiết bị nâng chuyển. Các thiết bị này được chia làm hai nhóm chính: máy trục  chủ yếu phục vụ vận chuyển các vật nặng thể khối; máy chuyển liên tục chủ yếu phục vụ các quá trình vận chuyển vật liệu vụn rời liên tục theo một tuyến không gian xác định.

            Các lãnh vực  sản xuất hiện nay có nhu cầu ngày một tăng về các máy móc, thiết bị nâng chuyển, nhu cầu đó cần được đáp ứng với những thiết bị nâng gọn nhẹ dễ sử dụng và đáp ứng được tính bền, tính kinh tế phù hợp với không gian làm việc và điều kiện làm việc cho phép.

            Trong quá trình thực hiện đồ án môn học Truyền Động Cơ Khí, Nhóm chúng em được giao nhiệm vụ thiết kế một cơ cấu nâng Nhằm cũng cố lại những kiến thức đã học như: Cơ Học Máy, Chi Tiết Máy, Nguyên Lý Máy... Cũng như đáp ứng được nhu cầu trên.

Chúng em xin chân thành cám ơn thầy ............ , các quý thầy, quý cô trong các bộ môn đã tận tình, hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong quá trình thực

NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU,

ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

           

            * Nhiệm vụ:      Thiết kế một  cơ cấu nâng  800 Kg theo phương thẳng đứng

* Mục đích thiết kế: Máy nâng được thiết kế có tải trọng nâng 800kg , phục vụ công việc nâng các vật thể khối lượng nhỏ lên các nhà cao tầng đang xây dựng, tãi trọng nâng gồm: vât liệu ở các công trường xây dựng, các công việc xếp dỡ ngoài trời, nhằm giảm nhẹ sức lao động của công nhân.

THIẾT KẾ MÁY HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TỜI ĐỔI CHIỀU

* Yêu cầu thiết kế:                          

                        +máy nâng có kích thướt nhỏ gọn ,phù hợp không gian làm việc

                        + Đảm bảo sức bền .

                        + Vận hành an toàn dể sử dụng , sữa chữa , bảo trì lắp ráp …

                        + Thiết kế có tính kinh tế, phù hợp với điều kiện sản xuất hiện có

            *Đặc tính kỹ thuật:

                        Đề tài yêu cầu thiết kế cơ cấu nâng  theo phương thẳng đứng, nâng tải trọng có khối lượng 800kg,  không có yêu cầu đặt biệt nào về số liệu kỷ thuật.

                           Trong đồ án này , qua tham khảo nhiều tài liệu về máy nâng chuyển  và các tài liệu liên quan khác. Nhóm thực hiện đồ án nhất trí chọn thiết kế có các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

                           Tải trọng nâng 800 kg

                           Chiều cao nâng 2  m.

                           Vận tốc nâng 15(m/phút) .

MỤC LỤC          

                     Nội dung                                                                                  Trang      

                                  

                                    Lời nói đầu                                                                             1

                     Phần I: Nhịêm vụ, mục đích, yêu cầu, đặc tính kỉ thuật                 2

                     Phần II : Bảng phân công  công việc                                                 3

                     Phần III : Phân tích chọn phương án                                                4

                     Phần IV: Chọn tang, khớp nối, độnh cơ điện và phân                  10

phối tỉ số truyền

                     Phần V : Tính toán truyền động bánh răng                                19

                     Phần VI:  Tính toán trục và tang                                                   30

                     Phần  VII:Định kết cấu trục                                                           44

                     Phần VIII: Thiết kế ổ lăn                                                               48

                     Phần IX: Tính toán và chọn vỏ hộp                                             52

                     Phần  X : Chọn các chi tiết phụ                                                   54

                     Phần  XI  :Dung sai lắp ghép                                                       56              

                     Phần  XII :Thiết kế phanh                                                             58

                     Phần  XIII :Kết luận                                                                        60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1]. Trịnh Chất,  Lê Văn Uyển: Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí, NXB giáo dục,  7.

[2]. Nguyễn Hữu Lộc:  Cơ sở thiết kế máy. Trường ĐH Bách Khoa TPHCM,  .

[3]. Nguyễn Trọng Hiệp,  Nguyễn Văn Lẫm: Thiết Kế Chi Tiết Máy. Nhà xuất bản Đại học vàTHCN,  .

PHẦN  III

 

PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN

Máy nâng có thể phân loại như sau:

  • Phân loại theo nguồn dẫn động:Dẫn động bằng động cơ điện và dẫn động bằng thuỷ lực
  • Phân loại theo cơ cấu: Cơ cấu truyền động bằng đai ,cơ cấu truyền động bằng xích.

*Vai trò, chức năng  các bộ phận của cơ cấu:

Tời nâng gồm có : Động cơ điện, hộp giảm tốc, tang, cáp nâng, khớp nối ,phanh

       Động cơ điện: có hai loại, đó là:  động cơ điện một chiều và động cơ điện xoay chiều.

             Động cơ điện xoay chiều được sử dung  rộng rải trong công nghiệp ,với sức bền làm việc cao, mô men khởi động lớn. Bên cạnh đó ta có động cơ điện một chiều: là loại động cơ điện có khả năng điều chỉnh tốc độ trong phạm vi rộng, khi làm việc bảo đảm khởi động êm, hãm và đảo chiều dễ dàng, giá thành cao, khi lắp đặt cần thêm bộ chỉnh lưu khá phức tạp. Trên những ưu khuyết điểm của hai lọai động cơ điện xoay chiều và động cơ điện một chiều một chiều ta thấy được động cơ điện xoay chiều tuy tính chất thay đổi tốc độ không bằng động cơ điện một chiều nhưng với tính thông dụng, bền và kinh tế hơn thì những khuyết điểm của lọai động cơ này vẫn chấp nhận được.      

           Vậy ta chọn động cơ xoay chiều.

          Hộp giảm tốc: Có ba loại, đó là: bộ truyền bánh răng trụ,bộ truyền bánh răng nón và bộ truyền bánh vít - trục vít

                 Bộ truyền bánh răng trụ được sử dụng để truyền mô men từ các trục song song với nhau, trong đó hộp giảm tốc bánh răng trụ hai cấp được sử dụng nhiều nhất, chúng được bố trí theo các sơ đồ sau:

      + sơ đồ khai triển: loại này đơn giản nhất nhưng có nhược điểm là các bánh răng bố trí không đối xứng với các ổ, do đó làm tăng sự phân bố không đều tãi trọng trên chiều dài răng

       +Sơ đồ phân đôi:công suất được phân đôi ở cấp nhanh hoặc cấp chậm. Với kết cấu này, cấp chậm chịu tãi lớn hơn, nên có thể chế tạo với vành răng khá lớn, nhờ vị trí bánh răng đối xứng với các ổ có thể khắp phục được sự phân bố không đều tãi trọng

       +Sơ đồ đồng trục: loại này có đặc điểm là đường tâm của trục vào và trục ra trùng nhau, nhờ đó có thể giảm bớt chiều dài của hộp giãm tốc và nhiều khi giúp cho việc bố trí cơ câu gọn hơn

                 Bộ truyền bánh răng nón được dùng để truyen mô men và chuyễn động giữa các trục giao  nhau, nhưng chế tạo bánh răng khá phức tạp

                 Bộ tuyền bánh vít - trục vít dùng để truyền mô men xoắn và chuyễn động  giữa các trục chéo  nhau, nhưng chế tạo ren trục vít khá phức tạp

                              Vậy ta chọn hộp giãm tốc bánh răng trụ hai cấp khai triễn , để phù hợp với cơ cấu làm việc và giảm vật liệu chế tạo.

            Tang: Gồm có hai loại, đó là: tang đơn và tang kép

                            + Tang đơn: quấn được nhiều lớp cáp nhưng lúc làm việc tải trọng sẽ bị  lắc                     

                            + Tang kép: quấn được một lớp cáp nhưng khi làm việc tãi trọng sẽ không bị lắc, nâng hạ theo đường thẳng

                               Vậy ta chọn tang kép được chế tạo bằng gang xám GX 15-32

          Cáp nâng: lựa chọn dựa trên hệ số an tòan cho phép, và tuổi thọ của dây cáp. Do đó ta phải chọn cáp cho phù hợp với tải trọng nâng, chịu lực căng dây lớn.

Có hai lọai cáp có thể sử dụng: cáp bện xuôi và cáp bện chéo.

Dựa trên tính chất của hai loại cáp và cấu tạo của cơ cấu , ta chọn lọai cáp bện xuôi vì có tính bền trong quá trình làm việc hơn là cáp bện chéo, đồng thời trong cơ cấu nâng thì một đầu cáp được giữ cố định nên cáp không bị xoắn hay tở.

           Khớp nối: Co  nhiều loại, ở đây ta chọn khớp nối trục vòng đàn để nối giữa truc vào của hộp giảm tốc và trục ra của động cơ, có ưu điễm hơn các loại khác là chịu được sự rung, do số vòng quay khá lớn và chọn khớp nối xích con lăn để nối giữa trục ra của hộp giảm tốc với trục của tang, vì có tính kinh tế hơn các loại khớp  khác và để truyền mô men xoắn lớn hơn                                             

           Phanh: Có nhiều loại, ở đây ta chọn phanh áp má điện từ thường đóng, vì loại này được đấu chung dây cùng với nguồn điện của động cơ.

Chú thích:...........................

................................................................................................

PHẦN XIII                             

                                                       KẾT LUẬN

     Trong thời gian làm đồ án vừa qua , nhóm chúng em được sự hướng dẫn tận tình của thầy TS. ........ và bạn bè .Từ đó chúng em đã tổng hợp được nhiều kiến thức hữu ích của môn cơ sở thiết kế máy cũng như về tính toán sức bền của vật liệu …để vận dụng vào đồ án.

      Tuy nhiên, với kiến thức hạn hẹp do đó những số liệu mà chúng em đưa ra và tính toán thiết kế chỉ mới là góc dộ sử dụng tài liệu,  sổ tay nên còn gặp nhiều điều sai sót .Việc phối hợp giữa các thành viên trong nhóm chưa được thống nhất nên còn nhiều thiếu sót trong việc tính toán cũng như tra cứu số liệu .Chúng em mong thầy cô hướng dẫn chỉ bảo thêm để chúng em được cũng cố kiến thức từ đó rút kinh nghiệm cho các đồ án ,luận văn sau này .

       Qua đồ án này chúng em rút ra được nhiều kinh nghiệm và đặc biệt thấy được tầm quan trọng và khó khăn của người kỹ sư khi thiết kế trang thiết bị,các loại máy móc …

         Ở nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước nên viêc ứng dụng các thiết bị máy móc , điện thay thế cho sức người .Thiết bị nâng dẫn động bằng tay sẽ được thay thế bằng động cơ điện, động cơ đốt trong, thuỷ lực ….

           Cuối cùng chúng em xin  chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa cơ khí, đặc biệt là thầy TS...................... đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này .

 



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn