THIẾT KẾ MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D)..... , file DOC (DOCX), thuyết minh v, quy trình sản xuất MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC CẢI TIẾN, bản vẽ nguyên lý MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC CẢI TIẾN, bản vẽ thiết kế MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC CẢI TIẾN, tập bản vẽ các chi tiết trong MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC CẢI TIẾN , Thiết kế kết cấu , Thiết kế động học ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
NỘI DUNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC
Thiết kế máy: MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC
Với các yêu cầu sau:
- PHẦN BẢN VẼ
- Bản vẽ sản phẩm, dây chuyền sản xuất
- Bản vẽ sơ đồ nguyên lý
- Bản vẽ lắp / cụm của máy
- Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
- Bản vẽ sơ đồ nguyên công của quytrình công nghệ gia công (nếu khối lượng công việc ít)
- PHẦN THUYẾT MINH
1 - Tổng quan
+ Yêu cầu xã hội
+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)
+ Yêu cầu của máy
2 - Thiết kế máy
+ Lựa chọn nguyên lý làm việc
+ Tính toán động học máy
+ Tính toán động lực học máy
3. kết luận
+ Nhận xét đánh giá máy
+ Hướng dẫn sử dụng bảo quản
4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)
Ngày giao đề …../2012 ngày hoàn thành ……./2012
Giám Hiệu duyệt Khoa Cơ khí GV hướng dẫn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp vừa qua nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy ……….. em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Ngoài việc ôn lại những kiến thức dã học trong suốt những năm qua. Qua quá trình làm đồ án máy TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC .Em được biết và học tập rất nhiều kiến thức công nghệ ,cũng như cách làm việc.
Em được trực tiếp thiết kế và gia công các chi tiết ,cũng như lắp ráp các chi tiết với nhau thành bộ phận của máy .Qua dó em hiểu được sâu sắc rất nhiều vấn đề việc gia công chi tiết ,chọn phôi ,dao ,máy, đường lối gia công ,chế độ cắt.
Quyết định rất lớn đến sự thành bại của chi tiết mình tạo ra,từ đó em ý thức được tầm quan trọng của mỗi công đoạn.và rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.Gia công và lắp ráp chi tiết đó là một thể thống nhất cần được quan tâm và hết sức chú trọng,cẩn thận trong từng công đoạn.
Tuy nhiên với mức độ giới hạn của một đồ án tốt nghiệp, nên các số liệu chưa được chính xác lắm.hơn nữa với sự hiểu biết của em còn hạn hẹp,nên trong quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong các thầy góp ý kiến và chỉ dẫn thêm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy ……. cùng với các thầy trong khoa cơ khí đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
MỤC LỤC
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp trang 2
Lời cảm ơn trang 3
Lời nói đầu trang 4
Nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn trang 5
Nhận xét của Hội Đồng Chấm Đồ Án Tốt Nghiệp trang 6
Mục lục trang 7
Phần I : TỔNG QUAN trang 9
1. Yêu cầu xã hội trang 9
2. Phân tích sản phẩm(cơ lý tính) trang 11
3. Yêu cầu của máy trang 16
PHẦN II : THIẾT KẾ MÁY trang 18
1. Một số hình ảnh về máy trộn trang 18
2. Lựa chọn phương án thiết kế trang 23
3. Tính toán động học máy trang 30
4. Tính toán động lực học máy trang 39
4.1 Thiết kế bộ truyền đai thang trang 39
4.2 Tính toán thùng trộn máy trang 43
4.3 Tính toán, thiết kế cửa nạp và tháo liệu trang 44
4.4 Thiết kế trục và tính then trang 47
4.5 Tính toán gối đỡ trục trang 53
PHẦN III : KẾT LUẬN trang 56
1. Đánh giá sơ bộ máy trang 56
2. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản trang 56
PHẦN IV : SẢN XUẤT THỬ, ĐIỀU CHỈNH, SỬA CHỮA
LẠI THIẾT KẾ trang 57
PHẦN V : TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 61
Một số yêu cầu đối với máy trộn sản phẩm rời dùng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm
1- Độ trộn đều cao: Đối với thức ăn cho gia súc, độ đồng đều của sản phẩm trộn là chỉ tiêu cơ bản nhất về chất lượng. Đặc biệt là trong thức ăn tổng hợp hiện nay phục vụ cho mô hình chăn nuôi công nghiệp chứa nhiều thành phần vi lượng, thì yếu tố trên đặc biệt quan trọng nếu không sẽ ảnh hưởng đến đối tượng nuôi.
2- Tính chống mòn cao của các bộ phận làm việc của máy và thiết bị. Đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với thiết bị, vì các vật liệu dùng chế tạo máy khi pha lẫn vào sản phẩm có thể làm cho thức ăn chăn nuôi và thực phẩm trở thành vô dụng.
3- Máy và thiết bị phải bao gồm những khối riêng biệt ghép với nhau một cách không phức tạp. Thực hiện được yêu cầu này sẽ làm cho việc tháo dỡ, di chuyển và lắp ráp máy khi lắp đặt sửa chữa chúng dễ dàng hơn.
4- Trong thời gian làm việc, tiếng ồn phát sinh ở máy không được vượt quá quy chuẩn cho phép.
5- Đảm bảo quy tắc kỹ thuật an toàn và vệ sinh sản xuất.
6- Áp dụng được các biện pháp tiết kiệm kim loại định hình trong thiết kế và chế tạo để giảm bớt khối lượng của máy.
7- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Đó chính là năng suất lao động . Nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu của những thông số thuộc năng suất máy như kích thước, diện tích chiếm chỗ, tiêu thụ năng lượng, giá thành chế tạo, lắp ráp, sửa chữa.
PHẦN II : THIẾT KẾ MÁY
1/ Một số hình ảnh về máy trộn.
1.1 Máy trộn thùng quay kiểu thùng nghiêng:
Trên (Hình 1.1) là máy trộn có thùng quay kiểu “say rượu”. Trục quay không nằm trên đường tâm của thùng mà nó nằm nghiêng một góc 30o so với đường tâm của thùng quay. Động cơ điện truyền động qua bộ truyền động đai làm quay trục, thùng sẽ quay theo quanh trục. Sản phẩm trộn vừa chuyển động ngang vừa chuyển động dọc theo thùng.
Rất hiệu quả là máy trộn có hình dạng chữ V (Hình 1.2) với góc ở đỉnh là 90o. Trong máy trộn loại này sản phẩm rời được trộn bằng cách đổ đi đổ lại, đồng thời lại được phân riêng thành 2 phần. Trục quay được đặt ngang qua thân thùng chữ V. Khi trộn sản phẩm được đổ tách thành 2 phần ở 2 đầu của chữ V, sau đó lại được đổ ngược lại phần đáy chung của chữ V, cứ liên tục như vậy sản phẩm trộn sẽ được đồng đều.
1.3. Máy trộn dùng cánh đảo
Máy trộn dạng cánh đảo cũng thuộc loại máy trộn vận chuyển (Hình 1.3). Việc khuấy trộn đựơc thực hiện bằng cánh đảo, thông thường thì các cánh được lắp chặt trên trục ngang. Các máy trộn loại này có thể làm việc liên tục hay gián đoạn.
Ở những máy làm việc liên tục, cánh đảo được lắp chặt trên trục theo đường ren vít, nhằm đảm bảo đồng thời khuấy trộn và chuyển rời sản phẩm dọc trục. Chất lượng trộn của máy này phụ thuộc vào thời gian trộn và được xác định bằng thực nghiệm. Thời gian trộn phải phù hợp với thời gian chuyển dời sản phẩm trong máy trộn từ cửa nạp đến cửa tháo. Thời gian đó có thể thay đổi bằng cách thay đổi số vòng quay của trục cánh đảo cũng như góc xoay của cánh đảo đối với trục. Trong máy trộn dùng cánh đảo làm việc gián đoạn, sản phẩm thường được trộn bằng các cánh đảo hướng tâm, hơi nghiêng một chút so với trục thùng quay.
Hình 2.1: Máy trộn nằm ngang kiểu trống quay
1: Máng nạp liệu 6: Tay quay
2: Tấm nghiêng 7: Vít
3: Thùng trộn 8: Máng tháo sản phẩm
4: Khe hở vành khăn 9: Tấm dẫn hướng dạng cánh vít
5: Van điều chỉnh 10: Động cơ điện
a. Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ điện (10) truyền chuyển động qua cặp bánh răng, trong đó bánh răng bị động gắn chặt với thùng trộn (3) nên thùng quay. Nhờ các tấm dẫn hướng dạng cánh vít (9) hàn phía thành trong thùng, nguyên liệu từ đáy thùng được nâng lên trên rồi rơi tự do xuống mặt các tấm nghiêng (2), tiếp tục trượt trên tấm (2) xuống đáy thùng, nhưng ở vị trí tiếp theo. Quá trình này lặp lại nhiều lần trong ruột thùng trộn và tiến dần tới khe hở vành khăn (4) rồi thoát ra miệng tháo sản phẩm 8. Để đạt được độ trộn đồng đều phải điều chỉnh van (5) khi vận hành máy nhờ tay quay (6) và vít (7).
b. Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Độ đồng đều của sản phẩm đảm bảo
+ Vật liệu ít bị vỡ
- Nhược điểm:
+ Thời gian tháo sản phẩm kéo dài
+ Năng suất không cao
+ Cấu tạo phức tạp
2.2. Phương án 2: Máy trộn trục quay nằm ngang
a. Nguyên lý hoạt động :
Động cơ (2) truyền vào bộ truyền đai (1) làm quay trục vít (8), ta mở của cấp liệu (7) và đổ vật liệu vào máng cấp liệu (5), vật liệu được vít trộn (8) đưa vào trong thùng trộn và đưa lên trên thùng trộn (3), tiếp đó vít trộn tiếp tục đưa vật liệu lên ống bao trong (12), vật liệu đưa lên hết chiều cao ống bao trong (12), nhờ lực ly tâm sẽ đánh văng vật liệu ra ngoài và vật liệu rớt xuống phần nón cụt của thùng trộn và tiếp tục trộn cho đến thời gian nhất định ta mở cửa kiểm liệu (4), thấy đều rồi thì mở cửa tháo liệu (11) để lấy sản phẩm.
b. Ưu-nhược điểm.
- Ưu điểm:
+ vận chuyển được vật liệu cao đến 12÷15m.
+ chiếm diện tích ít.
+ tháo liệu theo hướng tùy ý, dễ nạp và xả.
+ kết cấu đơn giảm.
+ dễ sử dụng.
+ làm việc liên tục.
+ chất lượng trộn cao.
+có thể trộn khô, ẩm, lỏng.
- Nhược điểm:
+ tiêu tốn nhiều năng lượng.
+ các chi tiết quay chóng bị mài mòn.
+ khó làm sạch
Qua những ưu, nhược điểm của các phương án trên. Ta thấy phương án 5 có nhiều ưu điểm và phù hợp với điều kiện sản xuất tại các nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc ở Việt Nam
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC