THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG DẠNG HỘP GÍA ĐỠ TRỤC, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy GÍA ĐỠ TRỤC, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy GÍA ĐỠ TRỤC
Phần 1: XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
I. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG:
1 - Công dụng:
- Trong tất cả các loại máy móc từ máy công cụ, máy phát động lực… đến các máy chuyên dùng đều có các chi tiết dạng hộp. Hộp là loại chi tiết cơ sở quan trọng của một sản phẩm. Hộp bao gồm những chi tiết có hình khối rỗng thường làm nhiệm vụ của một chi tiết cở sở để lắp các định vị, lắp ( như nhóm, cụm, bộ phận ) của những chi tiết khác lên nó tạo thành một bộ phận máy nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó của toàn máy. Đặc điểm của chi tiết dạng hộp là có nhiều vách, độ dày mỏng của các vách cũng khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không phải gia công. Đặc biệt trên hộp thường có nhiều lỗ cần đựơc gia công chính xác để thực hiện các mối lắp ghép. Công dụng chi tiết giá đỡ trục là dùng để đỡ các đầu trục đựơc gọi là lỗ chính xác.
+ Tên chi tiết: GIÁ ĐỠ TRỤC
+ Chi tiết gồm 3 phần:
- Phần 1: gồm mặt bích có chiều dầy 15mm, trên mặt bích nầy có 2 lỗ M10, dùng để lắp ghép với các chi tiết khác qua mối ghép bulong nầy.
- Phần 2: phần thân, đây là phần làm việc chính, gồm phần trụ ngoài có đường kính 33, phần lỗ trục giữa lỗ trục 25 và 30 lỗ trục bên trong tạo thành vai bậc nhằm định vị trục lắp vào chi tiết trong quá trình hoạt động được ổn định.
- Phần 3: đây là phần đế chịu tải của chi tiết, gồm mặt bích có biên dạng là hình vuông, ở 4 góc của mặt bích nầy có 4 lỗ. Các lỗ nầy được tạo vai bậc dùng để bắt bulong.
2 - Yêu cầu kỹ thuật:
- Độ không vuông góc giữa mặt đầu và lỗ tâm trong khoảng 0,05 trên 30mm bán kính
- Dung sai độ không đồng tâm giữa hai lỗ Þ30, Þ20 không quá 0,02
3 - Vật liệu:
- Giá đỡ trục là chi tiết dạng hộp, chịu tải trung bình, làm việc trong môi trường rung động nên vật liệu chế tạo phải đáp ứng được độ cứng vững. Vật liệu thông thường dùng để chế tạo là thép cacbon, thép hợp kim, các loại gang xám. Ở đây với chi tiết nầy ta chọn vật liệu là gang xám GX 15 – 32
II. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT:
- Dựa vào nhu cầu của xã hội, nhà máy cần phải sản xuất một số lượng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.Tuỳ theo nhu cầu sản lượng hàmg năm và mức đô ổn định của sản phẩm mà người ta chia ra ba dạng sản xuất sau đây:
« Sản xuất đơn chiếc
« Sản xuất hàng loạt ( lớn, vừa, nhỏ )
« Sản xuất hàng khối
- Để xác định được dạng sản xuất, ta cần phải tính:
.....................................................................................
1 - Sản lượng hàng năm của chi tiết: được tính bởi công thức:
Trong đó:
N : số chi tiết được sản xuất trong một năm
N0 : số sản phẩm được sản xuất trong một năm
m: số lượng chi tiết trong một sản phẩm
: phần trăm phế phẩm chủ yếu trong các phân xưởng đúc ( = 3% - 6%)
: số chi tiết chế tạo thêm để dự trữ: ( = 5% - 7% )
Từ phiếu nhiệm vụ ta có số liệu như sau:
+ Số sản phẩm được sản xuất trong một năm: N0 = 17.000 chiếc/năm
+ Số lượng chi tiết trong một sản phẩm: m = 1
Ta chọn
+ Phần trăm phế phẩm chủ yếu trong các phân xưởng: = 3%
+ Số chi tiết chế tạo thêm để dự trư: = 5%
Ta có:
2 - Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức:
Q1 = V.p (kg )
§ Trong đó:
Q1: trọng lượng của chi tiết ( kg )
V: thể tích của chi tiết ( dm3 )
p: trọng lượng riêng của vật liệu chế tạo chi tiết
§ Mặt khác ta có:
Trọng lượng riêng của gang xám là: 7,2 (kg/dm3 )
Phần 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI
I. VẬT LIỆU:
- Với chi tiết dạng hộp của giá đỡ trục ta chọn vật liệu chế tạo là gang xám GX 15-32. Với vật liệu gang xám GX 15-32 có thành phần như sau:
( Bảng cơ tính và thành phần hoá học của Gang xám – Thiết kế Đúc – trang 48 )
II. PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI:
- Do vật liệu là gang xám nên ta chọn phương pháp chế tạo phôi là phương pháp đúc trong khuôn cát, và chi tiết được sản xuất ở dạng sản xuất hàng loạt lớn, với mặt phân khuôn nằm ngang., làm khuôn bằng máy, với CCX II với IT14 IT15 (theo tài liệu HDTK ĐAMH CNCTM ĐHBK TPHCM trang 27 và Theo tài liệu sổ tay công nghệ t