THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HOÀN THIỆN MÁY LÀM BÁNH RAU CÂU CẢI TIẾN, thiết kế máy, thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, quy trình
sản xuất
Ngành: Cơ khí chế tạo máy Niên khóa:
- Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HOÀN THIỆN MÁY LÀM BÁNH RAU CÂU QUI MÔ GIA ĐÌNH
- Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Khuôn rau câu
- Qui trình làm bánh rau câu
- Qui mô gia đình, năng suất 7-10 lít thạch/ngày
- Nội dung thuyết minh tính toán:
- Trình bày tổng quan về các phương pháp làm/đổ bánh rau câu
- Đề xuất phương án mới để làm bánh rau câu
- Tính toán, thiết kế các bộ phận chính của máy làm bánh rau câu bán tự động
- Chế tạo máy làm bánh rau câu qui mô gia đình, cơ sở nhỏ.
- Các bản vẽ:
- Bản vẽ chi tiết: bản vẽ một số bộ phận của máy.
- Bản vẽ lắp: bản vẽ lắp toàn máy.
-
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ii
NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT ĐỒ ÁN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC HÌNH vi
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................................1
Chương 1.............................................................................................................................................. 2
DẪN NHẬP - GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................................................2
1.1 Nguồn gốc rau câu agar ........................................................................................................... 2
1.2 Phân bố ....................................................................................................................................2
1.3 Hình thái cấu tạo .............................................................................................................................3
1.4 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................................3
1.5 Thuộc tính .....................................................................................................................................4
1.6 Sinh học phân tử ............................................................................................................................4
1.7 Giá trị dinh dưỡng và ứng dụng ..................................................................................................4
1.8 Sản xuất agar từ rau câu ...........................................................................................................4
Chương 2............................................................................................................................................... 6
NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC LOẠI BÁNH LÀM TỪ BỘT RAU CÂU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM 6
2.1 Nhu cầu sử dụng các món bánh từ bột rau câu .........................................................................................................................6
2.2 Thực trạng sản xuất của các công ty ở Việt Nam ..........................................................................................................................7
Chương 3 ................................................................................................................................................................................................................9
TÌM HIỂU KỸ THUẬT CHẾ BIẾN BÁNH RAU CÂU ................................................... 9
3.1Giới thiệu về bánh rau câu ( bánh thạch ) ...................................................... 9
3.2Nguyên tắc chế biến các món thạch ............................................................... 9
3.3 Cách chế biến các loại bánh thạch tham khảo từ Internet ...............................10
http://www.bakingfun.vn/forum/archive/index.php/t-481.html ..............................10
3.3.1 Nguyên liêu ..................................................................................................... 10
3.3.2 Các bước tiến hành ................................................................................ 11
3.4.1Thạch rau câu nhiều tầng ................................................................................. 11
3.5 http://koquen.com/diendan/showthread.php?2901-Cach-lam-rau-cau-lam-rau-cau-don-gian-ne .. 13
3.5.1 Nấu rau câu căn bản ....................................................................................................................13
3.5.2 Rau câu lạt hoặc ngọt đổ đơn giản ................................................................................ 14
3.5.3 Pha màu, phụ gia và tạo hình món ngọt đơn giản ................................................................. 13
3.5.4 Tạo hình phức tạp ...................................................................................................................... 14
3.5.6 Rau câu trái cây: ......................................................................................................................14
3.7 Thạch rau câu pho mát ( nguồn internet http://www.diendan.eva.vn/cach-lam-thach-rau-cau-t98326.html )
3.10 Thạch rau câu xốt xoài ...........................................................................................................18
3.11 Thực tế sản xuất ở cơ sở bánh rau câu Hồng Phúc (Tân Bình) ................................................. 19
Chương 4 ...............................................................................................................................................21
TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐỊNH LƯỢNG ..............................................................................................21
4.1 Chức năng ................................................................................................................................................... 21
4.2 Phân loại máy định lượng ........................................................................................................................21
4.2.1 Theo nguyên tắc định lượng ................................................................................................................21
4.2.2 Theo phương thức làm việc ................................................................................................................21
4.2.3 Theo tính chất vật liệu .......................................................................................................................... 21
4.3 Những máy để phân lượng sản phẩm thực phẩm lỏng .............................................................................. 21
4.3.1 Mục đích và phạm vi ứng dụng ................................................................................................................. 21
4.3.2 Phân loại các máy rót ......................................................................................................................... 22
4.3.3 Cơ cấu rót của máy phân lượng.................................................................................................................. 23
a. Cơ cấu rót kiểu van .................................................................................................................................. 23
b. Cơ cấu rót kiểu van xoay để rót đẳng áp chất lỏng có nạp khí ...................................................................... 24
c. Cơ cấu rót có chi tiết che kiểu van trượt .........................................................................................................25
d. Cơ cấu rót có bình lường và có van trượt ................................................................................................. 25
e. Cơ cấu định lượng nhão ...................................................................................................................................26
4.3.4Các loại máy chiết rót. ........................................................................................................................... 27
a. Máy chiết rót dùng phương pháp tràn đầy hệ thống......................................................................................... 27
b. Máy chiết rót dùng phương pháp servo làm hệ thống bơm ...................................................................... 28
c. Máy chiết rót dùng phương pháp điền đầy theo thời gian ...............................................................................28
d. Máy chiết rót dùng phương pháp piston ..........................................................................................................29
e. Máy chiết rót dùng phương pháp trọng lượng tịnh ........................................................................................30
Chương 5 ..............................................................................................................................................................32
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG ................................................................................................................... 32
5.1 Yêu cầu thiết kế .............................................................................................................................................32
5.2 Nhiệm vụ thiết kế .............................................................................................................................................33
5.3 Giới thiệu hình ảnh và phương pháp để thiết kế của hệ thống ...................................................................... 33
5.4 Nguyên lý hoạt động của hệ thống ..................................................................................................................36
5.5 Tính toán các cụm chi tiết ............................................................................................................................ 37
5.5.1 Tính toán xilanh định lượng .................................................................................................................. 37
5.5.2 Van một chiều 38
5.5.3 Tính toán lựa chọn xilanh điều khiển .....................................................................................................40
5.5.4 Thiết kế các cụm chi tiết .......................................................................................................................41
5.5.5 Thiết bị gia nhiệt ............................................................................................................................... 47
5.5Tính công suất của máy ( Tính theo thực nghiệm ) ..................................................................................... 48
Chương 6 ...........................................................................................................................................................50
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG KHÍ NÉN ........................................................................................... 50
6.1 Ưu, nhược điểm của hệ thống truyền động bằng khí nén............................................................................ 50
6.1.1 Ưu điểm ..................................................................................................................................................50
6.1.2 Nhược điểm ......................................................................................................................................... 50
6.2 Cấu trúc của hệ thống khí nén ............................................................................................................... 50
a. Máy nén khí .................................................................................................................................................. 52
b. Van đảo chiều .......................................................................................................................................... 54
c. Công tắc hành trình ................................................................................................................................. 57
d. Công tắc ................................................................................................................................................... 58
e. Bàn đạp ................................................................................................................................................... 58
f. Rơle ............................................................................................................................................................58
g. Đèn báo hiệu ....................................................................................................................................................59
6.3 Mạch điều khiển ........................................................................................................................................... 59
6.3.1 Phương pháp thiết kế mạch điều khiển: ................................................................................................ 59
6.3.2 Mạch điều khiển điện – khí nén ................................................................................................................. 60
a. Sơ đồ hành trình bước .................................................................................................................................. 60
b. Mạch điều khiển ........................................................................................................................................... 60
TỔNG KẾT – ĐỀ NGHỊ ......................................................................................................................................... 61
1. Tổng kết ....................................................................................................................................................61
2. Đề nghị ..............................................................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................................................62
-
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cây rau câu
Hình 1.2 cơ cấu tổ chức của rau câu
Hình 2.1 Các loại bánh làm từ bột rau câu
Hình 2.2 Máy chiết rót, đóng nắp thạch
Hình 2.3 Máy chiết rót và đóng nắp thạch, nước rau câu tự động
Hình 2.4 Dây chuyền chiết rót đóng gói rau câu
Hình 2.5 Máy chiết rót thạch
Hình 3.1 Rau câu bột
Hình 3.2 Bánh rau câu nhiều tầng
Hình 3.3 Bánh rau câu vân thủy
Hình 3.4 Bánh rau câu quê hương
Hình 3.5 Bánh rau câu trái cây
Hình 3.6 Bánh rau câu lá dứa
Hình 3.7 Bánh rau câu mặn
Hinh 38 Rau câu xoài
Hình 3.9 Khuôn bánh rau câu
Hình 3.10 Quy trình làm bánh rau câu
Hình 3.11 Quy trình đổ bánh rau câu
Hình 4.1 Cơ cấu rót kiểu van định định bằng ngắt không khí
Hình 4.2 Van để rót đẳng áp
Hình 4.3 Cơ cấu van trượt đóng kín
Hình 4.4 Cơ cấu van trượt
Hình 4.5 Nguyên lý hoạt động
Hình 4.6 Các loại máy điển hình
Hình 4.7 Các loại máy điển hình
Hình 4.8 Các loại máy điển hình
Hình 4.9 Nguyên lý chiết rót dùng piston
Hình 4.10 Các loại máy điển hình
Hình 4.11 Các loại máy điển hình
Hình 5.1 Khuôn bánh rau câu 3D
Hình 5.2 Khuôn bánh rau câu 2D
Hình 5.3 Nguyên lý rót dùng van xoay 3 chiều
Hình 5.5 Xilanh khí nén
Hình 5.6 Cơ cấu tay quay con trượt
Hình 5.7 Mô hình 3D
Hình 5.8 Xilanh dùng định lượng
Hình 5.9 Van một chiều
Hinh 5.10 Van một chiều được chọn mua trên thị trường
Hình 5.11 Xilanh khí nén
Hình 5.12 chi tiết đỡ xilanh định lượng số 1
Hình 5.13 chi tiết đỡ xilanh định lượng số 2
Hình 5.14 Chi tiết cố định Xilanh định lượng
Hình 5.15 chi tiết cố định xilanh khí nén số 1
Hình 5.16 chi tiết cố định xilanh khí nén số 2
Hình 5.17 Chi tiết dẫn chuyển động các cần piston định lượng số 1
Hình 5.18 Chi tiết dẫn chuyển động các cần piston định lượng số 2
Hình 5.19 Chi tiết dẫn chuyển động các cần piston định lượng số 2
Hình 5.20 ống dẫn năm chổ ra
Hình 5.21 Điện trở dùng gia nhiệt
Hình 5.22 Phễu chứa liệu
Hình 6.1 Cấu trúc hệ thống điều khiển bằng khí nén
Hình 6.2 Cấu trúc hệ thống điều khiển điện - khí nén
Hình 6.3 Các loại máy nén khí
Hình 6.4 Nguyên lý hoạt đông máy nén khí kiểu piston 1 cấp
Hình 6.5 Nguyên lý hoạt động máy nén khí kiểu piston 2 cấp
Hình 6.6 Nguyên lý hoạt động máy nén khí kiểu cánh gạt
Hình 6.7 Nguyên lý hoạt động máy nén khí kiểu trục vít
Hình 6.8 Van đảo chiều 5/2
Hình 6.9Ký hiệu chuyển đổi vị trí của nòng van
Hình 6.10 Kí hiệu các cửa nối của van đảo chiều
Hình 6.11 Các loại van đảo chiều
Hình 6.12 Tín hiệu tác động
Hình 6.13 Công tắc hành trình điện cơ
Hình 6.14 Công tắc hành trình điện cơ
Hình 6.15 Công tắc hành trình nam châm
Hình 6.16 Hình dáng và kí hiệu công tắc
Hình 6.17 Hình dáng và kí hiệu tiếp điểm của bàn đạp
Hình 6.18 Kí hiệu của rơle
Hình 6.19 Kí hiệu đèn báo
Hình 6.20 Van tiết lưu một chiều
Hình 6.21 Mạch điều khiển dùng van 5/2 có một cuộn dây
Chương 1
DẪN NHẬP - GIỚI THIỆU CHUNG
- Nguồn gốc rau câu agar
Riêng loại Sương sa thông dụng hay nấu bằng nhiều loại rong tảo khác nhau nhưng nếu chỉ sử dụng một loại tảo biển có tên VN là rau câu, có tên riêng là AGAR SEAWEED GELIDIUM sẽ cho thành phẩm cứng, trong và ngon hơn. Loại tảo Agar gelidium này được tất cả các quốc gia có biển khai thác chế biến thành một loại thực phẩm sơ chế ở dạng bột với tên thương mại quen thuộc là Agar. Và chính loại bột rau câu Agar này mới có thể chế biến chung với nhiều loại thực phẩm khác và nhuộm màu dễ dàng. Rau câu Agar sử dụng không chỉ đơn thuần là một chất kết đông các món mặn ngọt mà còn dùng chế biến trong công nghệ sản xuất bánh kẹo đóng gói. Nói chung công nghệ chế biến Rau câu Agar phong phú đến mức độ các bạn chỉ cần vào www. google và gõ từ Agar là sẽ nhận được vô số bài viết lẫn hình ảnh về Rau câu Agar của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Rau câu Agar ở VN được sử dụng phổ biến nhất ở dạng bột mịn. Nhưng chất lượng thành phẩm có đạt yêu cầu kết đông cứng giòn và trong đẹp hay không là tùy kỹ thuật chế biến, chất lượng vật liệu của mỗi thương hiệu. Đây là khuyết điểm chung của rau câu dạng bột bán trên thị trường. hiện nay trên thị trường có loại bột Rau câu thương hiệu Hạ Long VN, đây là một công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp của quốc gia VN chứ không phải tư nhân và nói riêng cũng là thương hiệu bột Rau câu Agar - agar VN xuất khẩu, được xếp hạng hàng VN chất lượng cao mà mình có thấy bày bán trong vài chợ Á châu ở Cali USA
Agar được sản xuất đầu tiên ở Nhật Bản năm 1906. Đến năm 1910 công nghệ sản xuất lan san các nước NewZealand, Nam Phi, Liên Xô cũ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Ở Việt Nam agar được sản xuất từ 1960.
Phương pháp sản xuất agar được khám phá một cách tình cờ bởi một người Nhật có tên là Minoya Tarozaemon. Ở Nhật agar được gọi là “kanten”, ở Trung Quốc gọi là “donfen” (đông sương), ở Malayxia thì gọi là agar-agar và ở Việt Nam thì tùy theo từng vùng gọi là agar hay đông sương hay thạch.
- Phân bố
Theo MeHugh (2003) thì rong biển phân bố rất rộng trên thế giới. Tổng số lượng rong biển được thu hoạch và sản xuất trong các nhà máy trên toàn thế giới ước tính khoản 8 triệu tấn. Ngày nay ngoài việc thu hoạch rong biển tự nhiên người ta còn trồng nó để phục vụ cho các nhà máy chế biến rong biển.
Rong biển sử dụng làm thực phẩm có sợi rễ dài có nhiều ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản , Triều Tiên. Ngoài ra nó còn phân bố ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ và ở các nước Châu Âu. Hiện nay, Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất rong biển.
Rau câu agar ở Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc và sử dụng phổ biến nhất ở dạng bột mịn. Nhưng chất lượng thành phẩm có đạt yêu cầu kết đông cứng giòn và trong đẹp hay không là tùy kỹ thuật chế biến, chất lượng vật liệu của mỗi thương hiệu.
- Hình thái cấu tạo
Hình thái: thân thẳng dạng trụ tròn hay dẹp, bàn bám dạng đĩa, chia nhánh kiễu mọc chuyền , chạc hai , mọc chùm.
Một số loài có thân dẹp mọc bò và tạo thành các bàn bám phụ từ mép các nhánh, một số loài thân có dạng lưỡi mác.............................
Chương 2
NHU CẦU SỬ DỤNG CÁC LOẠI BÁNH LÀM
TỪ BỘT RAU CÂU VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM
2.1 Nhu cầu sử dụng các món bánh từ bột rau câu
Xã hội ngày càng phát triển đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Do đó, nhu cầu ăn uống của người dân cũng được nâng cao. Chính vì vậy mà những năm gần đây các loại thực phẩm được làm từ bột rau câu (như bánh kẹo, thạch chè, kem ăn, mứt trái cây…) phục vụ cho người dân rất đa dạng và được bán rộng khắp trên cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc chọn lựa, đa dạng cả về mẫu mã lẫn chất lượng. Thạch là một món ăn ngon, bổ, mát rất có lợi cho sức khỏe. Thời gian gần đây ta thấy các sản phẩm bánh rau câu dùng làm món tráng miệng xuất hiện trong các bữa tiệc cưới hay tiệc sinh nhật… đã thay thế cho các món bánh ngọt truyền thống hay các loại trái cây. Đặc biệt hơn nữa là bánh cưới, bánh sinh nhật, bánh trung thu được chế biến từ bột rau câu với nhiều mẩu mã được trang trí với nhiều màu sắc rất sinh động .
Nếu như trước đây các loại quà bánh như bánh thạch, sương sâm, sương sáo thường xuất hiện ở các gánh hàng rong thì giờ đây nó đã có mặt ở mọi nơi từ các tiệm bách hoá, các cửa hàng bán lẻ nhỏ, các siêu thị hay nói đúng hơn chỉ cần vài ba bước là có thể mua được. Từ đó, có thể thấy mức độ phổ biến của các sản phẩm.
Chính vì thế, nhiều cơ sở, nhiều xí nghiệp, công ty sản xuất các loại thực phẩm từ bột rau câu đã thành lập, đó là nhu cầu tất yếu.
2.2 Thực trạng sản xuất của các công ty ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển của các sản phẩm bánh kẹo khác, với nhu cầu sản lượng lớn thì công việc sản xuất chiết rót bằng tay là không hiệu quả. Đặt ra yêu cầu đưa hệ thống dây chuyền tự động chiết rót tự động vào sản xuất. Trên thị trường Việt Nam có hệ thống chiết rót tự động và bán tự động dùng chiết rót và đóng gói thạch rau câu một loại màu.
Chương 3
TÌM HIỂU KỸ THUẬT CHẾ BIẾN BÁNH RAU CÂU
- Giới thiệu về bánh rau câu ( bánh thạch )
Thạch còn gọi là rau câu, xu xoa là món ăn tráng miệng trong các buổi tiệc liên hoan được chế biến công phu nghệ thuật, là sản phẩm chế biến từ rau câu hoặc rong câu trồng dọc theo ven biển miền Trung. Đặc biệt rong câu chỉ vàng trồng nhiều ở Hải Phòng cho chất lượng thạch tốt nhất.
Thạch qua bàn tay khéo léo của người miền Nam trở nên phong phú đa dạng nào thạch trứng gà, thạch sơn thủy, thạch trái bưởi, thạch hoa hồng…
Thạch có 2 loại:
Thạch dạng bột: dạng bột mịn, màu trắng ngà.
Thạch dạng sợi xốp
- Nguyên tắc chế biến các món thạch........................
Thực hiện
Muốn làm được bánh rau câu nhiều tầng thì trong mỗi chiếc bánh phải có nhiều màu sắc. Ở cơ sở sản xuất bánh rau câu Hồng Phúc thì trong mỗi chiếc bánh gồm có 5 lớp, ví dụ như: rau câu trong – sữa – rau câu trong – sữa – rau câu trong. Ở cơ sở sản xuất này người ta chọn 4 màu: trắng (sữa), xanh (lá dứa), nâu (cà phê) và trắng trong (rau câu nguyên chất).
Cách làm
- Cho bột rau câu vào nồi, đổ nước vào, khuấy tan, để khoảng 10 phút cho bột rau câu nở hết. Đặt lên bếp, khuấy trên lửa nhỏ đến khi sôi, cho đường vào, nấu sôi trở lại ta được rau câu trong ( rau câu nguyên chất ) để nhỏ lửa không cần sôi mục đích là để giữ nhiệt cho rau câu không đặc lại.
- Từ rau câu trong người ta chia ra các tô nhỏ để pha màu.
- Đỗ vào khuôn
Đổ rau câu
Múc một muỗng rau câu cho vào khuôn. Khi thấy lớp rau câu phía trên hơi se mặt (nhưng không đặc) thì bắt đầu đổ lớp tiếp theo.
Trên cơ sở nghiên cứu em xin đề xuất quy trình công nghệ làm bánh và quy trình đổ bánh rau câu như sau:
- Quy trình làm bánh rau câu:
Thạch sản xuất tại Việt Nam chưa được tinh chế hoàn toàn, nên nấu lâu hơn thạch Thái Lan, mỗi loại thạch nấu với tỷ lệ nước khác nhau. Do đó người pha chế phải nắm vững nguyên tắc cơ bản trước khi chế biến.
- Thạch bột Việt Nam: 1 gói cân nặng 50 gr nấu tối đa 4 lít nước, 1 lít nước nấu với 200 gr đường thạch sẽ có vị ngọt vừa ăn. Thạch ngâm với nước vài giờ cho nở nấu sẽ nhanh tan, nếu không đủ thời gian để ngâm thạch nên cho thêm một ít giấm nuôi sẽ giúp nấu thạch sẽ mau tan ( 1 lít nước/1 muỗng cà phê giấm ), phải nấu thạch tan hoàn toàn mới cho đường vào.
Chương 4
TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐỊNH LƯỢNG
4.1 Chức năng
Dùng để định lượng chính xác lượng nguyên liệu vật liệu bổ sung và thành phẩm, có ý nghĩa lớn để đảm bảo năng suất và hiệu suất sản xuất cũng như chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.
Đối tượng định lượng rất đa dạng và phong phú như: dạng rời, lỏng ít nhớt, lỏng nhớt, đậm đặc, dẻo, quánh. Do đó, tùy theo cấu tạo và tính chất sản phẩm cần định lượng mà có các phương pháp và thiết bị định lượng khác nhau.
4.2 Phân loại máy định lượng
4.2.1 Theo nguyên tắc định lượng
- Máy định lượng theo thể tích: cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng nhưng mức độ chính xác thấp.
-Máy định lượng theo trọng lượng: kết cấu phức tạp, giá thành cao nhưng mức độ chính xác cao.
Phương pháp định lượng thể tích có sai số từ 2-3% nên chỉ áp dụng khi đo lường sơ bộ. Phương pháp định lượng theo khối lượng có sai số định lượng thấp khoảng 1% nên được áp dụng khi đo lường chính xác.
4.2.2 Theo phương thức làm việc
- Máy định lượng liên tục
- Máy định lượng gián đoạn (từng mẻ)
4.2.3 Theo tính chất vật liệu
- Máy định lượng vật liệu rời
- Máy định lượng vật liệu dẻo
- Máy định lượng vật liệu lỏng
4.3 Những máy để phân lượng sản phẩm thực phẩm lỏng
4.3.1 Mục đích và phạm vi ứng dụng
Phân lượng sản phẩm lỏng bằng máy được phổ biến rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất thực phẩm. Khi phân lượng bằng máy thì cải tiến được điều kiện vệ sinh, đảm bảo được năng suất cao và định lượng sản phẩm một cách chính xác.
Trong ba phương pháp định lượng cơ bản: trọng lượng, thể tích và định lượng theo mức thì phổ biến nhất đối với sản phẩm lỏng là hai phương pháp sau cùng.
Các yêu cầu nêu ra với những máy để rót sản phẩm thực phẩm chủ yếu là do những tính chất vật lý khác nhau của chúng quyết định ( tạo bởi độ nhớt, độ bay hơi). Ví dụ như bia, sampanh và các đồ uống có chứa không khí. Để giảm tổn thất khí cacbonic thì phải rót dưới áp suất cao cao hơi áp suất khí quyển. Người ta tạo nên trong bao bì một áp suất cao bằng áp suất trong bình chứa chất lỏng chảy ra..........
4.3.3 Cơ cấu rót của máy phân lượng
- Cơ cấu rót kiểu van
Trên hình chỉ cơ cấu rót kiểu van đơn giản nhất, nó gồm có bình lường 1, van 3 chiều 2, ống 3, ống nối 4 để nạp đầy bình lường và ống nối 5 để rót thể tích đã đo vào bao bì chứa.
Thể tích chất lỏng đi vào trong bình lường 1 phụ thuộc vào vị trí đầu bên dưới của ống 3 hở cả hai đầu.
Khi nút của van ba chiều tại vị trí chỉ ở phần bên phải của hình vẽ, chất lỏng dưới áp suất thủy tĩnh đi vào trong bình lường, đẩy không khí trong bình qua ống 3. Khi chất lỏng dâng đến mép dưới của ống thì không khí không ra được nữa, còn chất lỏng ở trong bình lường được dâng lên cao hơn mép dưới của ống một đoạn h, phụ thuộc vào mực chất lỏng ở trong thùng rót.
Áp suất không khí trên chất lỏng sẽ ngăn cản việc nạp tiếp tục vào bình lường , còn lối ra của chất lỏng bị đóng. Chất lỏng trong ống 3 sẽ dâng lên và theo quy tắc bình thông nhau nó được xác định bằng mực chất lỏng ở trong thùng rót. Như thế là chấm dứt một chu trình định lượng. Thể tích được điều chỉnh bằng nâng hoặc hạ ống 3 xuống.
Để tháo chất lỏng vào bao bì chứa, thì quay nút của van ba chiều ngược chiều kim đồng hồ một góc 900 như hình vẽ.
Tùy theo cách quay van mà những máy dùng cơ cấu rót này thuộc loại quay tay, bán tự động và tự động.
- Cơ cấu rót kiểu van xoay để rót đẳng áp chất lỏng có nạp khí
Để tránh tổn thất khí khi rót chất lỏng có nạp khí người ta nạp đầy bằng cơ cấu rót đẳng áp đặc biệt. Trên hình mô tả mặt cắt của van để rót đẳng áp chất lỏng có nạp khí ( bia).
Chu trình làm việc của cơ cấu rót đẳng áp gồm:
- Nạp đầy khí vào bao bì, áp suất của khí bằng áp suất dư, chất lỏng sẽ được rót ở áp suất đó.
- Mở lỗ nạp chất lỏng
- Chất lỏng chảy vào bao bì chứa không có chênh lệch áp suất ( dưới tác dụng của trọng lượng bản thân )
- Nạp đầy bao bì đến mức chất lỏng đã định trước
- Đóng lỗ nạp chất lỏng
Trong thân van 4 có ba lỗ được khoan dưới những góc khác nhau. Ở trong có van 11 cũng có 3 rãnh tương ứng. Phần bên trên của vỏ van nối liền với đáy 12 của thùng rót, còn phần bên dưới thì nối với khớp trục 5, tiếp dưới là hình nón định tâm 9 có vành cao su 10.
Các ống 6, 8, 13, 14 thông với thùng rót để nạp chất lỏng vào bao bì.
Rãnh vòng 15 nối với khoang trong của bao bì cần nạp đầy với ống 13, ống hình ô van 8 như ta thấy ở mặt cắt , đi trong ống 6 kết thúc bằng lỗ 7. Tay gạt 16 quay thân van 4 một cách lien tục, hợp lý. Trong những máy rót tự động thì tay quay có prophin phức tạp ( cam ). Khi quay bàn quay thì tay quay được lăn trên tấm định hướng cố định. Nhờ đó mà thân van được quay theo với những quy tắc đã được quy định theo thời gian và không gian.
Hình 4.2 Van để rót đẳng áp
Ở vị trí làm việc thứ nhất, rãnh 2 mở và chai được nạp đầy khí từ thùng khí có áp suất. Ở vị trí làm việc thứ hai thì các rãnh 1, 3 mở và chai được nạp đầy chất lỏng qua rãnh 1. Khí bị chất lỏng đẩy ra khỏi chai đi vào thùng chứa khí theo rãnh 3.
Chất lỏng được nạp đầy vào chai đến mức h1, chổ có lỗ 7 và ống 8. Bên trên chất lỏng còn có khí không có chổ ra, chất lỏng sẽ dược nâng lên theo ống 3 và theo quy tắc bình thông nhau, nó được xác định bằng mực chất lỏng ở trong thùng áp lực.
Ở vị trí thứ 3 thân van ngừng nạp chất lỏng và làm thông thể tích bên trong của bao bì cần nạp đầy với thể tích ở thùng rót theo hai đường ống 2 và 3. Lúc này chất lỏng ở trong ống 3 chảy ra làm nâng mực chất lỏng ở trong chai lên h2, còn lượng khí tương ứng lại từ chai theo đường ống 2 quay ngược về thùng.
Ở vị trí thứ 4, khâu van phân cách hoàn toàn bao bì với thùng rót và chất lỏng ở trong ống 1 lại chảy vào chai làm dâng mực chất lỏng lên đến vị trí h3.
Điều chỉnh vị trí của lỗ 7 theo chiều cao, có thể nạp đầy bao bì tới mức sai số cho phép trong thực tế.
- Cơ cấu rót có chi tiết che kiểu van trượt
Trên hình trên chỉ van trượt hình trụ dùng như cơ cấu đóng kín của máy rót. Thùng rót 1 nối với thân rỗng 2, bên trong có đặt van trượt hình trụ 3. Van trượt được nâng lên cao hay hạ xuống là nhờ tay gạt 4, đảm bảo việc nạp hoặc không nạp chất lỏng từ thùng 1.
Trong thùng rót 1 có bình đựng 2, đáy bình vặn chặt với van trượt 3. Phần bên trên của van trượt 3 thì rỗng còn phần bên dưới đặc. Bên thành phần rỗng của van trượt có lỗ 4 ; phía đáy thùng 1 có lắp ống lót rỗng 5, có lỗ 6, ống chảy tràn 7 và đầu cuối để cắm vào bao bì.
Lò xo 9 và con lăn 10 dịch chuyển theo cơ cấu cam có profin tương ứng đảm bảo sự dịch chuyển thẳng đứng của van trượt. Khi nâng van trượt lên một đại lượng H thì bình lường 2 dùng để chứa chất lỏng được nâng lên , mép bên trên của nó nằm cao hơn mực chất lỏng. Đồng thời xảy ra sự trùng khít các lỗ 4 và 6 của cặp van trượt, nhờ đó mà chất lỏng ở trong bình lường chảy vào bao bì chứa.
Sau khi chảy hết chất lỏng thì bình lường được hạ xuống lại được nạp chất lỏng và lặp lại chu trình làm việc.
- Cơ cấu định lượng nhão
Trong sản xuất thường gặp các loại dịch nhão như dịch cà chua cô đặc, tương ớt, mứt nhuyễn….trong thực phẩm cùng nhiều loại tương tự trong các ngành công nghiệp khác..................................
- Các loại máy chiết rót.
a. Máy chiết rót dùng phương pháp tràn đầy hệ thống
(Overflow filling systems)
- Ứng dụng
Đây là loại tốt nhất cho các chất lỏng có độ nhớt thấp đến trung bình, chất lỏng có hạt rắn không quá 1/16’’.
Ví dụ: Nước sốt, xi rô, gel, dầu gội, chất tẩy rửa bột và hóa chất, nước và dung dịch nước khác không phải là đồ uống có ga.
- Ưu điểm
Hiệu suất cao, dễ vệ sinh, dễ vận hành, chi phí thấp.
- Nguyên lý hoạt động
Hình 4.6 Các loại máy điển hình
b. Máy chiết rót dùng phương pháp servo làm hệ thống bơm
( Servo Pump filling systems)
- Ứng dụng
Đây là lựa chọn của các công ty và ngành công nghiệp nói chung. Nó rất linh hoạt và được thiết kế để lấp đầy gần như loại sản phẩm có thể bơm được.
Ví dụ
Dùng trong ngành công nghiệp như: dược phẩm, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm, hóa chất….
- Ưu điểm
Điều khiển tức thời bằng máy tính, thiết lập điều hành rất đơn giản, dễ dàng làm vệ sinh.
Chương 5
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG
5.1 Yêu cầu thiết kế
hiết kế và chế tạo máy dùng để rót dung dịch rau câu lỏng vào khuôn bánh rau câu. Mỗi khuôn bánh gồm 10 lòng khuôn như hình vẽ:
Hình 5.7 Mô hình 3D
Đạp nút nhấn ở chân, lúc đó pittông của xilanh khí nén di chuyển từ trước về sau đồng thời pittông của xilanh định lượng cũng di chuyển từ trước về sau, áp suất trong lòng của xilanh định lượng hút dung dịch rau câu lỏng từ phễu chứa qua van một chiều ở phía trên vào trong lòng các xilanh do sự chênh lệch áp suất giữa lòng xilanh và phễu chứa. Cho đến khi chạm vào công tấc hành trình thì pittông của xilanh khí nén di chuyển từ sau về trước làm cho áp suất trong lòng xilanh định lượng tăng lên, van một chiều phía trên đóng lại, van một chiều phía dưới mở ra dung dịch rau câu lỏng được đẩy vào đường ống được chia năm chổ ra đều nhau sau đó rau câu được đưa vào khuôn bánh. Quá trình tiếp tục rót lòng khuôn bánh khác được lặp lại...................THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HOÀN THIỆN MÁY LÀM BÁNH RAU CÂU CẢI TIẾN, thiết kế máy, , thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, quy trình sản xuất.
Chương 6
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẰNG KHÍ NÉN
6.1 Ưu, nhược điểm của hệ thống truyền động bằng khí nén
6.1.1 Ưu điểm
- Do có khả năng chịu nén ( đàn hồi ) lớn của không khí , cho nên có thể trích chứa khí nén một cách thuận lợi. Như vậy có khả năng ứng dụng để thành lập một trạm trích chứa khí nén. Trong thực tế vận hành, người ta thường xây dựng trạm nguồn khí nén dùng chung cho nhiều mục đích khác nhau như công việc làm sạch, truyền động trong các máy móc…
- Có khả năng truyền tải năng lượng xa, bởi vì độ nhớt động học của khí nén nhỏ và tổn thất áp suất trên đường dẫn ít.
- Đường dẫn khí nén ra ( thải ra ) không cần thiết ra ngoài không khí.
- Chi phí thấp để thiết lập một hệ thống truyền động bằng khí nén, bởi vì phần lớn trong các xí nghiệp hệ thống đường dẫn khí nén đã có sẵn.
- Tốc độ truyền động cao, linh hoạt.
- Dễ điều khiển với độ tin cậy và chính xác
6.1.2 Nhược điểm
- Công suất truyền động không lớn. Ở nhu cầu công suất truyền động lớn, chi phí cho truyền động khí nén sẽ cao hơn 10 – 15 lần so với truyền động điện cùng công suất, tuy nhiên kích thước và trọng lượng lại chỉ bằng 30% so với truyền động điện.
- Khi tải trọng trong hệ thống thay đổi, thì vận tốc truyền cũng thay đổi, bởi vì khả năng đàn hồi của khí nén lớn, cho nên không thể thực hiện những chuyển động thẳng hoặc quay đều.
- Dòng khí nén thoát ra ở đường dẫn gây nên tiếng ồn.
Hiện nay, trong lĩnh vực điều khiển, người ta thường kết hợp hệ thống điều khiển bằng khí nén với cơ, hoặc với điện, điện tử. Cho nên rất khó xác định một cách chính xác rõ ràng ưu nhược điểm của từng hệ thống điều khiển.
Tuy nhiên có thể so sánh một số khía cạnh, đặc tính của truyền động bằng khí nén đối với truyền động bằng cơ, bằng điện.
6.2 Cấu trúc của hệ thống khí nén ( The structure of Pneumatic Systems)
Hệ thống khí nén bao gồm các thiết bị:
- Trạm nguồn gồm: Máy nén khí, bình tích áp, các thiết bị an toàn, các thiết bị xử lý khí nén ( lọc bụi, lọc hơi nước, sấy khô…),…
- Khối điều khiển gồm: các phần tử xử lý tín hiệu điều khiển và các phần tử điều khiển đảo chiều cơ cấu chấp hành.
- Khối các thiết bị chấp hành: xilanh, động cơ khí nén, giác hút…
Dựa vào dạng năng lượng của tín hiệu điều khiển, người ta chia ra hai dạng hệ thống khí nén: hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng khí nén, trong đó tín hiệu điều khiển bằng khí nén và do đó kéo theo các phần tử xử lý và điều khiển sẽ tác động bởi khí nén – gọi là hệ thống điều khiển bằng khí nén và hệ thống điều khiển điện – .........................................................................