THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BỒN CẦU

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BỒN CẦU
MÃ TÀI LIỆU 300600600012
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file thiết kế 2D, thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy .... và nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BỒN CẦU
GIÁ 1,989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 13/12/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BỒN CẦU Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BỒN CẦU,  thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, quy trình sản xuất, NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY, THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN, CHẾ TẠO  MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BÀN CẦU

LỜI NÓI ĐẦU
b&a

Trên thế giới hiện nay, người tiêu dùng luôn mong muốn những sản phẩm mình lựa chọn thỏa mãn được nhu cầu của mình. Họ có thể chọn được những sản phẩm mà mình ưng ý nhất. Vậy tiêu chí họ chọn là gì ? Chất lượng, thẩm mỹ, giá cả phải chăng. Điều này có được do đâu ? Đó là từ các doanh nghiệp, các công ty cung ứng nhu cầu của họ.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa  hiện đại hóa ngày nay, một doanh nghiệp muốn trụ vững và phát triển cần có những định hướng rõ về  mọi mặt, hiểu tâm lý khách hàng, đem lại cho khách hàng một sản phẩm phù hợp với các loại đối tượng khác nhau, luôn nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo những tính năng của sản phẩm. Có như vậy sản phẩm đến tay người tiêu dùng  nhanh nhất, rẻ nhưng vẫn đạt chất lượng như yêu cầu.

Do đó để kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi xuất xưởng đòi hỏi các nhà sản xuất không ngừng suy nghĩ cải tiến tìm ra các phương pháp các máy móc kiểm tra nhanh, chính xác đồng thời giá cả phải chăng thích hợp trong nhiều hoàng cảnh, nhiều trường hợp, đặc biệt phải làm sao đảm bảo chất lượng tốt là yêu cầu cực kỳ quan trọng đem đến sự thỏa mãn cho người tiêu dùng.

Vì những yêu cầu cấp thiết đặc ra trên thị trường cũng như nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, đòi hỏi sinh viên phải biết tìm tòi, chịu khó, ứng dụng những cái đã học vào thực tế sản xuất, đem ý tưởng vào trong chế tạo mang lại kỹ năng sống cho sinh viên cũng như những hiểu biết bên ngoài thực tế.

Trải qua quá trình học tập gian khổ, tiếp thu được những kiến thức bổ ích trên ghế nhà trường về nhiều vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, khoa học ứng dụng,...Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô, trong vai trò kỹ sư chế tạo máy chúng tôi xin giới thiệu đề tài tốt nghiệp: THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN, CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BÀN CẦU.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT

Đây là một đề tài tổng quát giúp chúng tôi ôn lại những kiến thức đã học, đồng thời biết thêm kiến thức của nhiều lĩnh vực khác như PLC, mạch điện,… qua đó nâng cao hiểu biết cũng như phát triển kỹ năng để hoàng thiện bản thân hơn sau khi tốt nghiệp.

  1. Tên đề tài :

THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN, CHẾ TẠO  MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BÀN CẦU

  1. Các thông số thiết kế ban đầu :
  • Sản phẩm đo áp suất: là chiếc bàn cầu hai khối lúc này chưa có khối cơ cấu xả nước.

+ áp suất cần đạt được:                         -0.4 bar 

+ Kích thước bàn cầu:                           700 x 350 x 388

+ Trọng lượng [kg]:                                » 10

  • Năng suất kiểm tra [nghìn cái/ năm]:        30
  1. Nội dung tính toán và thiết kế :
  • Tìm hiểu về bàn cầu và quy trình công nghệ sản xuất bàn cầu, các ứng dụng của sản phẩm trong đời sống con người.
  • Thiết kế, tính toán các bộ phận của máy như:
  • THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT
  • Thiết kế, tính toán hệ thống cơ khí.
  • Thiết kế, tính toán hệ thống khí nén.
  • Thiết kế hệ thống điện.
  • Thiết kế, tính toán các bộ phận khác.
  • MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT
  • Chế tạo máy, lập hướng dẫn sử dụng, lập hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng máy.
  1. Tập bản vẽ :
  • Bản vẽ lắp
  • Bản vẽ chi tiết tất cả các chi tiết trên máy.
  1. 3 đĩa CD:
  • Bản thuyết minh, các bản vẽ, hình ảnh, video liên quan.

    MỤC LỤC

    b&a

    LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................. 1

    LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................. 2

    MỤC LỤC................................................................................................................... 7

    PHẦN I – DẪN NHẬP............................................................................................... 10

  • ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 11
  • MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI............................................................................... 12
  • GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 12
  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 13

PHẦN II- TÌM HIỂU BÀN CẦU VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÀN CẦU

  1. TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM BÀN CẦU................................................... 14
  1. Các loại bàn cầu ngày nay................................................................. 15
  2. Thị trường bàn cầu Việt Nam............................................................ 18
  3. Bàn cầu 2 khối..................................................................................... 19
  1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÀN CẦU...................................................... 20
  1. Nguyên liệu............................................................................................. 20
  2. Gia công và chuẩn bị phối liệu............................................................ 21
  3. Tạo hình.................................................................................................. 22
  4. Sấy sản phẩm........................................................................................ 22
  5. Nung sản phẩm..................................................................................... 23
  6. Phun men và trang trí............................................................................ 24
  7. Kiểm tra sản phẩm................................................................................ 28
  8. Đóng gói sản phẩm............................................................................... 28
  9. Tiêu thụ.................................................................................................... 29

PHẦN III – THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN CÁC BỘ PHẬN CỦA MÁY

CHƯƠNG I. QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MÁY............................................ 31

  1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ MÁY THIẾT KẾ................... 31
  2. YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG CỦA MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BÀN CẦU          31
  3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA MÁY................................... 31
  1. Sơ đồ nguyên lý...................................................................................... 31
  2. Giải thích nguyên lý................................................................................ 32
  3. Hình dáng sơ bộ của máy.................................................................... 34

CHƯƠNG II. TÍNH TOÁN CHỌN XY LANH-PITTÔNG................... 36

  1. YÊU CẦU ĐẶT RA................................................................................... 36
  2. XÁC ĐỊNH LỰC NÉN.............................................................................. 36
  3. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA XY LANH-PITTÔNG          37
  1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................... 37
  2. Tính toán................................................................................................... 39

CHƯƠNG III. THIẾT KẾ TÍNH TOÁN KHUNG MÁY.......................... 42

  1. YÊU CẦU ĐẶT RA.................................................................................... 42
  2. THIẾT KẾ TÍNH TOÁN............................................................................. 42
  1. Thiết kế, tính toán phần khung trên.................................................... 43
  2. Thiết kế, tính toán phần khung dưới................................................... 46
  3. Thiết kế, tính toán thanh đứng cho khung máy................................. 50

CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH CHỌN BƠM CHÂN KHÔNG................ 53

  1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................ 53
  2. PHÂN TÍCH VÀ CHỌN BƠM................................................................. 54

PHẦN IV – THIẾT KẾ PHẦN KHÍ NÉN, ĐIỆN

CHƯƠNG I. THIẾT KẾ PHẦN KHÍ NÉN............................................ 57

  1. LIỆT KÊ CÁC BỘ PHẬN KHÍ NÉN......................................................... 57
  2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KHÍ NÉN..................... 57
  1. Nguyên lý hoạt động khi kiểm tra bằng hơi nước.............................. 57
  2. Nguyên lý hoạt động khi kiểm tra bằng khí.......................................... 59
  1. MẠCH KHÍ NÉN ĐIỀU KHIỂN XY LANH-PITTÔNG............................. 62

CHƯƠNG II. THIẾT KẾ PHẦN ĐIỆN.................................................... 63

  1. LIỆT KÊ VẬT TƯ......................................................................................... 63
  2. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN.................................................. 64
  3. THIẾT KẾ BẢNG ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN...................................................... 71
  4. CHƯƠNG TRÌNH PLC............................................................................. 73
  5. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN.................................................................................. 76

PHẦN V- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG

CHƯƠNG I. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG............................................. 79

  1. CÁC THAO TÁC TRƯỚC KHI VẬN HÀNH MÁY.................................. 79
  2. CÁC THAO TÁC TRONG KHI VẬN HÀNH MÁY................................... 79

CHƯƠNG II. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY............... 84

  1. MỤC TIÊU................................................................................................. 84
  2. ĐỊNH NGHĨA............................................................................................. 84
  3. PHƯƠNG PHÁP....................................................................................... 84
  4. NHỮNG CÔNG VIỆC KHI BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG............................ 84
  5. CÁC CHÚ Ý KHI BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG............................................. 85
  6. KẾT LUẬN................................................................................................. 85

PHẦN VI – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

  1. KẾT LUẬN................................................................................................. 87
  1. Những mặt đạt được.............................................................................. 87
  2. Những mặt còn hạn chế........................................................................ 87
  3. Hướng phát triển đề tài.......................................................................... 88
  1. KIẾN NGHỊ................................................................................................ 88

PHỤ LỤC................................................................................................................ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 101

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Thế giới ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày một nâng cao. Đi cùng với nền văn minh của con người thì nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi các sản phẩm phục vụ con người không những nâng cao về mẫu mã, kiểu dáng mà còn không ngừng nâng cao hơn nữa về chất lượng sản phẩm. vì thế, tất cả các sản phẩm sau khi sản xuất vấn đề mà nhà sản xuất đặt ra là chất lượng phải được đảm bảo, tuổi thọ phải đạt yêu cầu. Để giải quyết được điều này đòi hỏi phải có phương pháp kiểm tra hợp lý trong dây chuyền sản xuất có như vậy sản phẩm làm ra sẽ được đảm bảo đầy đủ về mặt ngoại hình cũng như chất lượng của sản phẩm.

Phương pháp kiểm tra hiện nay trên thị trường thế giới nói chung cũng như trên thị trường Việt Nam nói riêng rất phong phú và đa dạng. Tất cả các sản phẩm sau khi hoàn thành đều được kiểm tra một cách kỹ càng trước khi đưa ra thị trường.

Ta đã biết hiện nay trên thị trường những sản phẩm từ sứ đang ngày càng chiếm ưu thế, không những đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp mà các sảm phẩm làm từ sứ còn có thể cho thấy có một độ bền đáng nể, tuổi thọ khá cao, bề ngoài sang trọng cùng với khả năng lâu chùi nhanh và dễ dàng, những phẩm chất ấy nói lên tại sao sản phẩm làm từ sứ đang được con người ưa chuộng.

Vậy làm thế nào để kiểm tra các sản phẩm sứ, làm thế nào để biết được các sản phẩm sứ nói chung và sản phẩm bàn cầu nói riêng sau khi sản xuất ra có đạt yêu cầu về kỹ thuật cũng như độ bền hay không.

Đề tài: “THIẾT KẾ, TÍNH TOÁN, CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT BÀN CẦU” đáp ứng một phần nào đó về vấn đề kiểm tra bàn cầu, nhằm đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của con người. Khi sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp được người tiêu dùng ưa chuộng sẽ làm cho sản phẩm doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.

Máy kiểm tra áp suất bàn cầu là một phần trong hệ thống kiểm tra bàn cầu. Ngoài kiểm tra về vận tốc chảy của nước, gốc độ bàn cầu thì việc kiểm tra áp suất bàn cầu cũng rất quan trọng nó cho chúng ta biết độ rò rỉ cũng như phát hiện ra các lỗ rỉ, các vết nức làm cho độ bền của bàn cầu giảm đi đáng kể. ngoài ra máy còn giúp xác định được khả năng chịu được áp lực của bàn cầu trong điều kiện áp suất chân không.

  1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
  • Xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, muốn kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra có tốt hay không.
  • Xuất phát từ khả năng cạnh tranh trên thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao nâng suất, hạ giá thành sản phẩm bên cạnh đó tiếp tục cải tiến chất lượng sản phẩm, từng bước đưa sản phẩm thỏa mãn nhu cầu con người.
  • Kiểm tra lại kiến thức sau bốn năm học tập trên giảng đường đại học, đồng thời ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn.
  • Tham gia vào công viêc của một kỹ sư cơ khí.
  1. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:

Thông số ban đầu được đặt ra là hút chân không, dựa vào hình dáng bàn cầu, đặc điểm chiếc bàn cầu, vật liệu, độ bền, thiết kế, tính toán đồng thời chế tạo bao gồm các nội dung :

  • Tìm hiểu về sản phẩm bàn cầu và quy trình sản xuất bàn cầu.
  • Nêu ra được ý tưởng kiểm tra bằng việc giải quyết nguyên lý và đưa ra được hình dáng sơ bộ.
  • Thiết kế hình dáng chi tiết :

+  Hình dáng khung.

+  Hình dáng pittông – xy lanh.

+  Hình dáng cơ cấu khác.

  • Đưa ra nguyên lý chung của máy cũng như nguyên lý của các bộ phận làm việc.

+  Nguyên lý cơ khí.

+  Nguyên lý điện.

+  Nguyên lý khí nén.

  • Phướng pháp kiểm tra

+  Kiểm tra bằng hơi nước.

+  Kiểm tra bằng khí.

  1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
  • Đi thực tế công ty nơi sản xuất bàn cầu.
  • Tham khảo tài liệu từ internet,sách, báo,…
  • Được sự hướng dẫn của thầy cô, cùng với sự giúp đỡ của những người đi trước.
  • Vận dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế CAD, tính toán, lập trình.
  • Vận dụng tư duy và các kiến thức đã học................

Chương I

QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MÁY

  1. Xác định nhu cầu thị trường về máy thiết kế:
  • Dựa vào đơn đặc hàng của công ty AMERICAN STANDARD.
  • Dựa vào nhu cầu càng cao của các hãng sản xuất bàn cầu, muốn đưa chất lượng bàn cầu của hãng mình ngày một nâng cao nhằm cạnh tranh, chiếm ưu thế trên thị trường.
  • Số lượng sản phẩm bàn cầu bán ra hàng năm ngày một tăng cao, nhu cầu của con người cũng luôn luôn thay đổi theo thời gian, đòi hỏi các công ty không ngừng thay đổi mẫu mã, thay đổi chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Cho nên các công ty không ngừng sản xuất tăng năng suất sản phẩm. Điều này dẫn đến nhu cầu về máy kiểm tra áp suất bàn cầu ngày một tăng cao trong thời gian sắp tới.
  • Đa số các máy móc thiết bị sản xuất, kiểm tra đều nhập từ nước ngoài, giá thành cao tốn kém chi phí vận chuyển, chi phí bảo hành thiết bị. Cho nên các kỹ sư Việt Nam không ngừng học hỏi, nâng cao hiểu biết, mạnh dạng dám nghĩ dám làm thiết kế, chế tạo để đáp ứng nhu cầu trong nước.
  1. Yêu cầu kỹ thuật chung của máy kiểm tra áp suất bàn cầu:
  • Máy phải đảm bảo độ cứng vững cao để chiụ được tải trọng lớn trong thời gian làm việc.
  • Máy phải đáp ứng được yêu cầu cần kiểm tra.
  • Các bộ phận của máy đều hoạt động tốt, hoạt động nhịp nhàng không gây ra tiếng ồn, không gây nguy hiểm cho người vận hành.
  • Máy phải gọn nhẹ, thích hợp cho sản suất hàng loạt lớn và hàng khối.
  • Điều khiển, vận hành máy một cách dễ dàng.
  1. Nguyên lý hoạt động chung của máy:
  1. Sơ đồ nguyên lý.......................................
  2. Kết luận:
  3. Những mặt đạt được:

Trong quá trình thiết kế, tính toán, chế tạo máy đã giải quyết được những vấn đề sau:

  • Tìm hiểu về bàn cầu và quy trình sản xuất bàn cầu.
  • Tìm hiểu về nguyên tắc thiết kế, chế tạo một máy móc điển hình.
  • Thiết kế, tính toán các bộ phận  cơ khí.
  • Tìm hiểu về bơm máy hút chân không, các hoạt động của xy lanh – pittong.
  • Thiết kế, tính toán, kiểm nghiệm bền cho khung máy từ đó chọn vật liệu làm khung chọn loại thép làm khung.
  • Biết được các khí cụ điện và hiểu được nguyên lý hoạt động của chúng.
  • Biết được cách lắp đặt cũng như lập trình hệ thống PLC.
  • Biết cách xây dựng hướng dẫn sử dụng máy và cách lập kế hoạch bảo trì máy.

→ Chế tạo hoàn chỉnh máy kiểm tra áp suất bàn cầu và giao cho công ty AMERICAN STANDARD Việt Nam.

  1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA ÁP SUẤT,  thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, quy trình sản xuất, NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn