TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY LỘT TÉP TỎI CẢI TIẾN

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY LỘT TÉP TỎI CẢI TIẾN
MÃ TÀI LIỆU 300600300139
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D....., quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến đồ án này.
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 28/03/2024
9 10 5 18590 17500
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY LỘT TÉP TỎI CẢI TIẾN Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

TÍNH TOÁN MÁY LỘT TÉP TỎI, thuyết minh THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MÁY LỘT TÉP TỎI CẢI TIẾN, quy trình sản xuất LỘT TÉP TỎI bản vẽ nguyên lý THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN MÁY LỘT TÉP TỎI, bản vẽ THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

Lời Nói Đầu

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh trong các ngành, lĩnh vực. Đăc biệt là ngành cơ khí, Ngành cơ khí là một ngành then chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra là phải có nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có trình độ về chuyên môn mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra từ đó có đường lối công nghệ hợp lý phục vụ cho sản xuất. Ngành cơ khí là ngành kỹ thuật có mặt ở tất cả các lĩnh vực, các ngành khác…

         Tỏi thường có trong đới sống hằng ngày của chúng ta : gia vị , chữa bệnh, làm cho món ăn thêm ngon và hấp dẫn … Xã hội phát triển kéo theo đó chất lượng món ăn ngon  mỗi người càng tăng theo. Chính vì vậy nhu cầu tỏi phục vụ vào mỗi bữa ăn là không thiếu đối với mỗi gia đình , nhà hàng …. Số lượng tỏi cung cấp cũng tăng theo đó , để rút ngắn thời gian sơ chế tỏi một số nhà hàng, doanh nghiệp đã yêu cầu 1 số nơi cung cấp giao hàng sơ chế qua trước khi giao cho họ. Và thu hút 1 số lực lượng lao động theo làm.. .Nhưng với năng suất của 1 người thì 1 ngày của họ chỉ dao động khoảng vài chục ký khá tốn sức và thời gian và không đủ đáp ứng đủ yêu cầu . Sau đó họ đã bắt đầu sử dụng máy móc vào công việc  khiến năng suất tăng cao vài trăm ký mỗi ngày tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Nhu cầu để có máy lột tỏi cũng tăng theo , nhưng với 1 máy ngoài thị trường giá đa số của nước ngoài giá cũng dao động từ 40-60 triệu đồng và khá đắt đối với những cơ sở nhỏ lẻ và gia đình xài . Chính vì vậy ,  1 máy với giá tầm trung sẽ là 1 lựa chọn hợp lý đối với mọi người

        Do thời gian và sự hiểu biết về kiến thức của chúng em có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể không có nhiều sai sót, kính mong quý thầy cô và hội đồng nhà trường trong khoa cơ khí, và thầy hướng dẫn đồ án này chỉ dẫn thêm để đề tài chúng em được hoàn thành tốt hơn

MỤC LỤC

 

PHẦN I:

 TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU TỎI HIỆN NAY VÀ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG.

PHẦN II:

 CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .

PHẦN III:

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÁY .

PHẦN IV:

HƯỚNG DẪN LẮP RÁP VÀ SỬ DỤNG .

 

             TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHẦN I:

 TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU TỎI HIỆN NAY VÀ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG  VÀ LÊN Ý TƯỞNG

1.Đặc điểm về tỏi ở nước ta :

Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm , được trồng rộng rãi ở nước ta. Có thể sử dụng cả lá và củ làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh cho con người. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phát hiện ra nhiều công dụng của tỏi đối với sức khỏe của con người. Trong tỏi có chất Alixin có tác dụng diệt khuẩn. Trong y học người ta đã dùng tỏi để chữa bệnh thương hàn, tả lỵ, bạch hầu. Tỏi còn chữa đầy hơi bằng cách ăn trực tiếp hoặc giã nhỏ xoa vào bụng khi bị cúm thì ăn tỏi sống hoặc uống rượu tỏi cũng khỏi.Tỏi cũng là một gia vị không thể thiếu đối với các món ăn Việt Nam .  Ngày nay người ta cũng biết đến rất nhiều công dụng của cây tỏi đang được rất nhiều nông dân, các vùng chuyên canh rau lớn của nước ta đã mạnh dạn đầu tư vào cây tỏi, đưa cây tỏi trở thành cây chủ lực của nhiều địa phương.

Một số hình ảnh về tỏi:

  THIẾT KẾ MÁY

2.Lên ý tưởng bóc vỏ:

+ Bóc vỏ hiện nay chủ yếu dựa vào 2 cơ cấu chính : chuyển động cơ và chuyển động khí nén

*)Chuyển động cơ gốm có :

(1)Từ động cơ làm quay lồng sóc thông qua cơ cấu bộ truyển đai tạo ma sát giữa thành vỏ và lồng sóc làm bung lớp áo bên ngoài.

Ưu điểm : giá thành rẻ , dễ chế tạo Nhược điểm : Năng suất không cao , tỷ lễ bócvỏ 80-90% , có thể bị hư thịt tỏi trong quá trình

Máy sử dụng cơ cấu li tâm.

(2) Lột tỏi bằng cơ cấu 2 trục cao su : Từ động cơ làm quay trục cao su tạo mát sát giữa tỏi và trục làm bung lớp vỏ .

Ưu điểm : năng suất cao .

Nhược điểm : Vỏ và tép bị lẫn lộn vào nhau, có thể bị dập trong quá trình lột .

Máy sử dụng cơ cấu trục cao su.

 

(3) Chuyển động khí nén: Máy có tích hợp máy khí nén đễ thay cho động cơ như các máy thông thường . Sử dụng áp suất không khí nóng đễ bóc lớp da tỏi tự động .

Ưu điểm : Quá trình bóc hoàn toàn tự động nên năng suất cao, tỷ lệ bóc đạt 95% , Thịt tỏi ít bị thiệt hại.

Nhược điểm : Sử dụng hoàn toàn tự động dẫn đến chi phí chế tạo cao .

 

Máy sử dụng cơ cấu khí nén.

3.Kết Cấu Máy :

  • Phải dễ dàng vận chuyển, vận hành linh hoạt, gọn nhẹ, dễ sửa chữa khi có sự cố, phù hợp với yêu cầu công việc.

4.Năng Suất Và Hiệu Quả Của Máy:

  • Do nhu cầu của xã hội  nên máy cần phải có năng suất cao để đáp ứng được nhu cầu kịp thời.
  • Và có thể lột những tép tỏi có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • Tùy thuộc vào những mục đích sử dụng khác nhau của người tiêu dùng mà người cung cấp cần sản xuất ra máy lột tỏi phù  hợp với giá thành và mục đích sử dụng của từng người.

5.Tạo Dáng Mỹ Thuật Công Nghiệp Hài Hoà Đẹp Mắt:

  • Năng suất và chất lượng làm việc của máy là quan trọng nhưng ngoại hình của máy cũng cần được chú ý, cố gắng tạo dáng mỹ thuật công nghiệp, làm cho các bộ phận có kết cấu hài hoà hợp lý.

6.Chỉ Tiêu Quan Trọng Được Xét Tỏi Đã Được Lột:

  • Tỏi không bị dập nhiều , không vượt mức cho phép.
  • Vỏ phải được bung hoàn toàn trên 80%, và tách hoàn toàn với ruột tỏi
  • Thời gian lột tỏi từ 1kg-10kg tùy theo từng loại máy trong khoảng dao động từ 1-5 phút .
  • Tỏi lột trông phải đẹp , bóng.

PHẦN II

CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ    

1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY LỘT TÉP TỎI

2.1. Cấu tạo.

  • Động cơ điện.
  • Bộ truyền đai
  • Trục đánh tỏi.
  • Thùng chứa tỏi.
  • Khung máy
  • Ổ đỡ.

Khung máy: Hình chữ nhật nằm đứng, được làm bằng thép V5, được lắp với nhau thông qua mối hàn. Được lắp để đỡ các chi tiết máy.

Bánh đai: Bánh đai được dùng để truyền chuyển động từ động cơ qua trục khác thông qua bộ truyền đai.

Động cơ: sử dụng động cơ xoay chiều 3 pha.

2.2. Sơ đồ nguyên lý:

Máy bóc vỏ tỏi có một số lực tác dụng: lực quay li tâm, lực ma sát, momen quay

2.3. Nguyên lý hoạt động:

Từ động cơ điện (2) với n=1420 (v/p), N=0.4 KW quay làm cho bánh poly nhỏ (1) quay và truyền qua bộ truyền đai số (3) tới bánh poly lớn (4) quay. Làm cho trục (5) quay, phía trên đầu thân trục có gắn dây caosu 6 (mm)(7). Khi quay tạo ra lực ly tâm làm căng dây cao su đánh bung lớp vỏ tỏi. Tỏi được để trong thùng (9). Sau một thời gian đánh vỏ tỏi, ta lấy tỏi ra bằng cách xoay thùng xuống mở nắp (8) và tỏi được lấy ra.

2.4. Ưu và nhược điểm.

  • Ưu điểm:
    • An toàn khi sử dụng, điều chỉnh đơn giản.
    • Năng suất cao so với làm thủ công.
    • Thời gian bóc vỏ tỏi mất khoảng (3-5 phút).
    • Dễ chế tạo.
  • Nhược điểm:
    • Tỏi có thể bị trầy xước và vẫn còn một số chưa tách được.

 

PHẦN III

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY

3.1/ Cơ sở để tính toán cho động cơ của máy.

  • Công suất yêu cầu của động cơ được xác định theo công thức trong tài liệu [6, trang 22] ta có:

Trong đó: : công suất làm việc (KW).

              : hiệu suất của hệ thống.

Lực 1 sợi dây cao su tác dụng lên tỏi là 2.5N. Vậy tổng lực 20 sợ dây 60 (N).

  • Xác định vận tốc dài của dây.

Trong đó: n: số vòng quay của dây n=435 (v/p)

             R: bán kính của dây.

  • Công suất làm việc của dây
  • Xác định hiệu suất của hệ thống:

Theo sơ đồ máy ta xác định hiệu suất của hệ thống theo công thức:

.............................................................

3.8/ Chọn việc bôi trơn cho ổ:

Ta thấy ổ bi đỡ đặt bên ngoài, điều kiện che chắn rất khó khăn, nên chon việc bôi trơn cho ổ là không thích hợp. Mặc khác trục làm việc với tải trọng nhỏ và vận tốc làm việc không cao, nên chọn việc bôi trơn cho ổ là bôi trơn bằng mỡ và chế độ bôi trơn theo định kì là phù hợp nhất.

3.9/ Khung máy và các chi tiết khác:

  1. Khung máy được chế tạo từ thép chữ V có các thông số sau:

Vật liệu: Thép CT3

Chiều rộng: a=50 (mm)

Bề dày:e = 5 (mm)

Các thanh thép chữ V liên kết với nhau thành khung máy bằng phương pháp hàn hồ quang.

  • Ngoài ra ta còn dùng các thanh sắt (mm) và  (mm) để chế tạo đôi đũa xỏ, và cần truyền.

3.10/ Thiết kế bộ phận đánh tỏi:

  1. Bộ phận đánh tỏi  được chế tạo bằng dây cao su mỏng 6mm được gắn cân bằng trên trục quay   .
  2. Trục quay được làm bằng thép C45.

-------------------------------------------------------------------------------------------------

 

PHẦN IV

HƯỚNG DẪN LẮP RÁP VÀ SỬ DỤNG

4.1.1. Hướng dẫn lắp:

Sau khi đã gia công các chi tiết xong, ta tiến hành lắp ráp các chi tiết đó lại thành máy. Các bước lắp ráp được tiến hành lần lượt như sau:

  1. Đầu tiên ta lắp các chi tiết thành cụm chi tiết:

1. Ta lắp các ổ bi lên trục, sau đó lắp các gối đỡ vào các ổ bi trên trục.

2. Lắp trục (I) ta lắp bánh đai sau đó tới ổ bi và lắp các gỗi đỡ, xiết bulông lại.

  • Cụm chi tiết đánh tỏi:

1. Lắp cao su vào trục quay . Cao su d=6mm, l = 270 mm.

2. Lắp 2 ổ bi vào bạc đỡ , sau đó lắp thùng vào bằng 2 tấm đỡ và siết bu- lông lại

         4.1.2Hướng dẫn tháo:

Các thao tác tháo lần lượt ta tiến hành ngược lai với các thao thác lắp

4.2. Vận hàmh và sử dụng:

  • Trước khi sử dụng phải mở thử cầu dao,quan sát chiều quay của  suốt, phát hiện thấy ngược chiều thì ngắt cầu dao, đấu lại dây vào động cơ, sau đó mới đóng cầu dao cho máy làm việc.
  • Quá trình làm việc phải chý ý tới  tỏi, coi tỏi có đánh bong lớp vỏ hêt chưa. Cao su có được gắn cân bằng trên trục hay không.
  • Số người phục vụ cho một máy chỉ cần 1 người.
  • Người đứng máy có thể 1 người phái cung cấp và thay suốt liên tục  thì năng suất máy mới cao.
  • Nếu gặp sự cố, phải dừng ngay việc cung cấp suốt, tắt máy sử lý sự cố, sau đó mới cho máy hoạt động trở lại.

4.3. Một số qui tắc an toàn khi sử dụng:

  1. Trước khi cho máy làm việc:
  • Ta phải kiểm tra lại các bulông, đai ốc, các mối liên kết.
  • Kiểm tra đĩa và con suốt có ma sát đều hay không trước khi cho máy làm việc.
  • Kiểm tra, bôi dầu mỡ vào các gối đỡ, bạc trục.
  • Dùng tay quay chậm lại, kiểm tra  độ ma sát của đĩa quay với con suốt có đều vá nhẹ nhàng không, nếu không điều ta tháo đai lò xo ra và đai ốc đớ đĩa quay ra và đai ốc chén điều chỉnh ra và ta điều chỉnh lai.
  1. Trong một thời gian định kỳ:
  • Kiển tra các miếng da còn có độ ma sát không
  • Kiểm tra bộ phận dẫn động.
  • Xiết các đai ốc, bulông, vít vì sau một thời gian bị lỏng.
  • Bôi mỡ vào các ổ bi
  1. Trong thời gian làm việc:
    • Người sử dụng phải có đồng phục gọn gang và các bảo hộ lao động khác
    • Tuyệt đối không được đứng gần động cơ, các bộ phận truyền động
    • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
    • Không được đứng gần động cơ điện, hoặc dùng tay sờ vào động cơ.
    • Không được cho trẻ em lại gần.
  1. Sau khi thời gian làm việc:
    • Phải ngắt hoàn toàn nguồn điện vào các động cơ.
    • Vệ sinh máy sạch sẽ.

 

vKết luận

  1. ----˜š{›™----
  2.     Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài đã bổ xung cho chúng em những kiến thức cần thiết về Cơ Khí và thu thập được những bài học thực tiễn trong đời sống . Từ đó, chúng em rút ra được một số kết luận như sau:
  3.        Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất là điều quan trọng nó không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao đời sống nhân dân.
  4.       Dù trong một thời gian ngắn, với khối lượng công việc nhiều,chúng em đã nỗ lực cùng với sự chỉ dẫn của thầy Nguyễn Văn Thông và sự góp ý của bạn bè cuối cùng đề tài đã hoàn thành được đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu, mục đích mong muốn. Với những han chế về mặt khách quan và chủ quan một số vấn đề không được tìm hiểu quan tâm đầy đủ. Vì vậy sự thiếu sót của đề tài là không thể tránh được trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng em rất mong có sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn !.

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Ngọc Đào – Hồ viết Bình – Trần Thế San

Sổ tay chế độ cắt gia công cơ khí

                                      Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng

  1. Trần Đức Dũng

                   Máy và thiết bị nông nghiệp, tập 1- Máy nông nghiệp

                             NXB  Hà Nội 2005.

3. PGS.TS Trần Văn Địch (chủ biên), Th.S Lưu Văn Nhang, Th.S Nguyễn Thanh Mai.

                 Sổ tay Gia Công Cơ

                          Nhà xuất Bản Khoa học và Kỹ thuật.

4. GS.TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS.TS Lê Văn Tiến, PGS.TS Ninh Đức Tốn, PGS.TS Trần Xuân Việt.

                Sổ tay Công Nghệ Chế Tạo Máy (Tập 1,2,3)

                         Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội 2003.

5. GS.TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS.TS Lê Văn Tiến, PGS.TS Ninh Đức Tốn, PGS.TS Trần Xuân Việt.

                Sổ tay Công Nghệ Chế Tạo Máy, Tập1, 2,3.

                        Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội 2003.

6. TS. Phạm Hùng Thắng

               Giáo trình hướng dẫn Thiết kế Đồ án môn học Chi tiết máy.

                        Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 1995.

7. Lê Trung Trực, Đặng Văn Nghìn.

              Hướng dẫn Thiết kế Đồ án môn học Công nghệ Chế Tạo Máy.

                         Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, 1999



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn