ĐỒ ÁN THIẾT KẾ Dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt ra phân hữu cơ

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ Dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt ra phân hữu cơ
MÃ TÀI LIỆU 300600300261
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 590 MB Bao gồm tất cả file CAD 2D, ...... , , hình ảnh, bản vẽ Dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt ra phân hữu cơ, lắp tổng thể Dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt ra phân hữu cơ 3D pdf,.....Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo ĐỒ ÁN THIẾT KẾ Dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt ra phân hữu cơ
GIÁ 995,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 19/04/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN THIẾT KẾ Dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt ra phân hữu cơ Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt ra phân hữu cơ

Tình trạng rác thải sinh hoạt ở nông thôn là một bài toán đã có lời giải khi ông Đỗ Chí Lệ  cùng cộng sự chế tạo thành công dây chuyền xử lý rác "4 trong 1", biến rác thành phân vi sinh hữu ích.

Biến rác thành phân vi sinh

Trước đây, việc xử lý rác tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công là đốt và chôn lấp. Khói bụi phát tán ra khi xử lý rác ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và không khí Đặc biệt, việc chôn lấp tiêu tốn rất nhiều diện tích, gây ô nhiễm nguồn nước và đất đai. Trước tình hình đó, ông Đỗ Chí Lệ (SN 1959) đã cùng với những cộng sự của mình nghiên cứu và chế tạo thành công dây chuyền xử lý rác thải sinh hoạt  “4 trong 1” mang tên TTD01 với chi phí lắp đặt chỉ bằng 5% so với nhập ngoại. Sau đó, ông Lệ thành lập nhà máy xử lý rác Thành Đạt và đưa công nghệ TTD01 vào sử dụng

Công nghệ xử lý rác TTD01 hoạt động theo quy trình 4 trong 1: Phân loại rác, rửa rác, tái chế tạo ra sản phẩm, xư lý nước thải sản xuất quay vòng lại để phục vụ sản xuất. Hoạt động này khép kín như một vòng tuần hoàn, không thải bất kỳ lượng nước thải nào ra ngoài môi trường. Công nghệ này phân loại rác hoàn toàn bằng máy, vì thế chất hữu cơ và vô cơ được tách riêng hoàn toàn và triệt để. Chất hữu cơ được sản xuất thành phân vi sinh để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bà con nông dân với sản lượng 100 tấn/ tháng. Còn chất vô cơ thì tạo thành hạt nhựa phân phối cho các nhà máy sản xuất nhựa, nilon ở Thái Bình và Hà Nội. Hiện nay, phân hữu cơ sản xuất từ rác thải của nhà máy không đủ để phân phối cho bà con nhân dân trong huyện. Giá thành chỉ bằng một nửa so với các loại phân vô cơ đang phân phối trên thị trường, chất lượng thì không hề thua kém.

Để phát triển và đáp ứng nhu cầu sử dụng phân hữu cơ sản xuất từ rác cho bà con, nhà máy đã cấy thử nghiệm sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ  do dây chuyền TTD01 sản xuất ra, kết quả đã đạt 250kg/1 sào bắc bộ. Viện Nghiên cứu thổ nhưỡng thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã xuống phối hợp để sản xuất phân hữu cơ này thành phân sạch, phục vụ rộng rãi hơn nữa nhu cầu của nhân dân.

Được biết, công nghệ xử lý rác TTD01 sử dụng nguyên liệu phổ biến tại Việt Nam, nếu có hư hỏng thì chỉ cần ra các nhà máy chế tạo cơ khí, hoặc lên “chợ giời” là có thể mua được ngay. Toàn bộ chi phí lắp đặt cho cả dây chuyền là 9 tỷ đồng, chỉ bằng gần 5% so với giá nhập một dây chuyền cùng công suât thiết kế từ Đức về. Bên cạnh đó việc công xuất có thể nâng lên được so với nhu cầu hoạt động thực tế cũng là một thế mạnh của dây chuyên “Made in Việt Nam” này. Đặc biệt khi xử lý rác, lượng đioxin đã được giảm thiểu đến mức tối đa, làm cho mùi của rác chỉ cảm nhận được trong phạm vi 5m ngoài khu vực sản xuất.

Đây là một trong những dây chuyền biến "rác thành vàng" của ông Đỗ Chí Lệ

Hiện tại nhà máy đã đi vào hoạt động chính thức được 1 năm với công xuất 50 tấn/ ngày, giải quyết được việc xử lý rác của 20 xã, thị trấn trong toàn huyện.

Cần nhân rộng mô hình

Công nghệ TTD01 được UBND tỉnh Thái Bình, sở Khoa học và Công nghệ đánh giá rất cao về ứng dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên dây chuyền này mới chỉ sản xuất được rác thải sinh hoạt. Ông Lệ đang cùng các đồng nghiệp tích cực nghiên cứu, phát triển công nghệ TTD01 để có thể xử lý cả rác thải công nghiệp.

Ông Lệ chia sẻ: “Trên thực tế nhà máy mới chỉ đáp ứng được nhu cầu về sản xuất rác thải trong địa bàn huyện Quỳnh Phụ, trong khi đó ở các nơi vấn nạn về rác vẫn chưa có phương án hiệu quả để xử lý. Tôi cũng mong muốn dây chuyền của mình có thể nhân rộng ra và có mặt ở nhiều địa phương hơn.” Ông Lệ cũng cho biết thêm, sắp tới công ty sẽ xây dựng thêm nhà máy xử lý rác tại TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình với công xuất 100tấn/ngày. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đề xuất công ty sẽ nghiên cứu để xâydựng nhà máy sản xuất thiết bị về môi trường, để có thể giúp các địa phương khác trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung giải quyết bài toán về rác thải.

Công nghệ mới đã giúp 20 xã, thị trấn của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình xử lý rác thải đem lại môi trường sống trong lành cho người dân.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyên Văn Khoa, Chánh văn phòng huyện Quỳnh phụ cho biết : “Hiện tại, Công ty Thành Đạt đã đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải trong huyện Quỳnh Phụ. Quá trình hoạt động được chính quyền và nhân dân đánh giá rất tốt. Chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất để nhà máy hoạt động ổn định và phát triển hơn nữa. Mô hình xử lý rác thải này cũng cần được nhân rộng để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt tại nông thôn như hiện nay.”



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn