Mục Lục
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI ĐỒ GÁ TRÊN MÁY TIỆN VÀ MÁY PHAY....................................................................................................... .......3
- Khái niệm................................................................................... 3
- Các thiết bị đồ gá trên máy tiện.................................................. 5
- Kẹp bằng mâm cặp.................................................................... 5
- Kẹp bằng mũi chống tâm........................................................... 7
- Kẹp bằng trục gá........................................................................ 8
- Kẹp bằng giá đỡ (Luynet).......................................................... 9
e. Kẹp bằng tốc kẹp...................................................................... 10
- Các thiết bị đồ gá trên máy phay.............................................. 11
- Đầu phân độ............................................................................. 11
b. Ê tô.......................................................................................... 12
c. Bàn xoay nghiên....................................................................... 15
d. Mỏ kẹp phôi trên máy phay..................................................... 16
CHƯƠNG II: ĐỒ GÁ GIA CÔNG TRÊN MÁY PHAY...................... 17
I. Đồ gá gia công mặt phẳng của chi tiết dạng càng.......................... 17
1.1. Thân đồ gá............................................................................ 17
1.2. Chốt tỳ.................................................................................. 17
1.3. Chi tiết kẹp chặt (khối V)...................................................... 18
2.1 . Chi tiết dùng để định vị chi tiết kẹp chặt.............................. 19
2.2. Cữ so dao.............................................................................. 19
2.3. Bulong................................................................................... 20
3.1 Các chi tiết mối ghép, chốt, vít bulong bàn gá........................ 20
II. Quy trình định vị và tháo lắp..................................................... 21
1.1 Quy trình tháo lắp.................................................................... 21
1. Tháo lắp đồ gá là gì.................................................................... 21
2. Lắp gáp đồ gá............................................................................ 22
3. Gia công thử để kiểm tra chất lượng của đồ gá........................... 24
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN................................................................. 25
1. Đã làm được................................................................................. 25
2. Các mặt hạn chế........................................................................... 25
3. Video lắp ghép............................................................................. 25
CHƯƠNG I: CÁC LOẠI ĐỒ GÁ TRÊN MÁY TIỆN VÀ MÁY PHAY
- Khái niệm
- Đồ gá:
+ Đồ gá là trang bị công nghệ cần thiết trong quá trình gia công cơ khí, kiểm tra và lắp ráp sản phẩm cơ khí, dùng để xác định vị trí của phôi so với dụng cụ cắt và giữ chặt phôi ở vị trí dưới tác dụng của lực cắt trong khi gia công.
+ Đồ gá góp phần nâng cao mức độ cơ khí hóa và tự động hóa của quá trình sản xuất cơ khí chính xác. Trên các máy công cụ để cắt gọt được đểu phải tiến hành quá trình gá lắp chi tiết. Do đó đồ gá là một trang bị công nghệ không thể thiếu trong quá trình gia công trên máy cắt kim loại.
+ Cấu tạo của đồ gá: Bộ phận định vị. Bộ phần kẹp chặt. Các cơ cấu truyền lực. Các cơ cấu hướng dẫn, so dao. Các cơ cấu quay và phân độ. Thân và đế đồ gá. Cơ cấu định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy.
+ Phân loại đồ gá:
- Phân theo công dụng: Đồ gá kiểm tra. Đồ gá lắp rắp. Đồ gá gia công.
- Phân theo tính vạn năng: Đồ gá vạn năng. Đồ gá chuyên dùng.
- Chia thành 4 loại theo nguyên tắc chuyền lực kẹp: Đồ gá điện từ. Đồ gá chất dẻo. Đồ gá khí nén, thủy lực. Đồ gá cơ khí.
- Máy tiện:
Hình 1 Máy tiện
+ Máy tiện là một loại máy gia công làm việc theo nguyên lý chuyển động quay tròn xung quanh tâm của phôi để thực hiện các hoạt động khác nhau: chà nhám, khoan, cắt, gõ…
+ Công dụng: Hiện nay, máy tiện được ứng dụng phổ biến trong gia công - kéo sợi kim loại, phun nhiệt, chế biến gỗ và gia công kính… Bên cạnh đó, máy tiện còn được sử dụng để định hình đồ gốm với bánh xe thợ gốm. Các khối tròn xoay, bề mặt phẳng, xoắn ốc hay ren cũng có thể được tạo ra bởi máy tiện gia công kim loại nếu tích hợp trang bị phù hợp. Còn dòng máy tiện trang trí vẫn có khả năng tạo ra vật rắn 3 chiều có độ phức tạp cao.
+ Nguyên lý hoạt động của máy tiện: Máy tiện có hai chuyển động chính
- Chuyển động quay của phôi: tạo ra tốc độ cắt
- Chuyển động chạy dao: tạo ra năng suất gia công và độ bóng bề mặt gia công. Các loại chuyển động chạy dao: Chuyển động chạy dao dọc, chuyển động chạy dao nghiêng, chuyển động chạy dao theo đường cong.
+ Các loại máy tiện thường được sử dụng hiện nay: Máy tiện vạn năng, máy tiện chuyên dung, máy tiện chép hình, máy tiện đứng, máy tiện ren vit vạn năng…
- Máy phay:
Hình 1.2 Máy phay
+ Máy phay là một trong những máy đa năng nhất. Thông thường chúng được sử dụng để phay các bề mặt phẳng, nhưng chúng cũng có thể được sử dụng để gia công các bề mặt biên dạng phức tạp. Ngoài ra, máy phay có thể được sử dụng để khoan, khoét, cắt bánh răng và gia công các rãnh trên chi tiết gia công.
+ Máy phay sử dụng các loại dao phay đa dạng quay để loại bỏ kim loại khỏi phôi. Ngoài ra còn có một nguồn cấp chuyển động trên đầu máy phay để đẩy trục chính lên và xuống. Bàn máy cũng có thể được cấp bằng tay trong các trục X, Y và Z. Các phương pháp hay nhất là điều chỉnh trục Z trước, sau đó là trục Y, rồi đến trục X.
- Các thiết bị đồ gá trên máy tiện
- Kẹp bằng mâm cặp
- Mâm cặp là một loại kẹp chuyên dụng. Nó được sử dụng để giữ một đối tượng với đối xứng xuyên tâm, đặc biệt là một hình trụ. Có 2 loại: Mâm cặp 3 chấu tự định tâm và mâm cặp 4 chấu không tự định tâm.
- Mâm cặp 3 chấu tự định tâm:
Hình 1.3 Mâm cặp 3 chấu tự định tâm
+ Mâm cặp ba chấu tự định tâm: Có ba chấu ra vào đồng thời với nhau, vì thế nó bảo đảm tâm của phôi trùng với tâm của trục chính một cách nhanh chóng. Chuẩn gá là mặt trụ ngoài của phôi.
+ Mâm cặp 3 chấu tự định tâm gồm: ba chấu cặp trượt trong rãnh hướng tâm của thân, các vòng răng xoắn của vấu cặp ăn khớp với răng xoắn của đĩa răng với răng côn. Phía sau của đĩa răng côn 3 có răng côn ăn khớp với bánh răng nhỏ. Khi tra chìa khóa mâm cặp vào ổ khóa (ở bánh răng nhỏ) và quay theo chiều kim đồng, hoặc ngược lại, các chấu cặp sẽ đồng thời tiến vào hoặc lùi ra khỏi tâm mâm cặp để kẹp chặt hoặc nhả chi tiết gia công ra.
+ Để chế tạo chi tiết chính xác, dùng mâm cặp với bộ chấu chưa tôi.
+ Cấu tạo của mâm cặp 3 chấu: 1. Đế, 2. Vòng răng, 3. Thân, 4. Chấu kẹp, 5. Khóa điều chỉnh chấu kẹp.
Hình 1.4 Cấu tạo của mâm cặp 3 chấu tự định tâm |
- Mâm cặp 4 chấu không tự định tâm:
Hình 1.5 Mâm cặp 4 chấu không tự định tâm
+ Mâm cặp 4 chấu, mỗi chấu có vít điều chỉnh riêng. Khi dùng chìa vặn mâm cặp, xoay một vít điều chỉnh thì chỉ một chấu ra hoặc vào theo phương hướng tâm. Như vậy 4 chấu ra vào độc lập.
+ Dùng mâm cặp 4 chấu để gá các chi tiết có dạng phức tạp, có bề mặt định vị không tròn xoay hoặc lệch tâm. Khi gá phải dùng phương pháp rà gá theo dấu hoặc dùng đồng hồ so, nên năng suất gá thấp.
+ Tuy nhiên, nếu thợ giỏi có thể gá đạt độ chính xác cao.
- Kẹp bằng mũi chống tâm
- Nhiều dạng mũi chống tâm được sử dụng để phù hợp với các hoạt động hoặc chi tiết gia công khác nhau. Có hai loại chống tâm là chống tâm tĩnh và chống tâm động.
+ Mũi chống tâm tĩnh: Không quay cùng chi tiết, thông thường được sử dụng khi gia công với tốc độ thấp (n<120 vòng/phút) vì ma sát làm mũi chống tâm nóng và nhanh bị mòn.
Hình 1.6 Mũi chống tâm tĩnh
+ Mũi chống tâm động:Quay cùng chi tiết khi gia công. Có trục chính quay trong vòng bi đỡ chắn bi cầu. Nó được dùng khi cắt với tốc độ cắt cao. Khi tải trọng cắt lớn phải thay bi cầu bằng bi đũa.
Hình 1.7 Mũi chống tâm động
+ Mũi tâm có nhiều loại:
- Mũi tâm thường: có góc côn tiêu chuẩn 60 độ.
- Mũi tâm khuyết: dùng khi xén mặt đầu.
- Mũi tâm cầu: dùng khi có sự lệch tâm của phôi so với tâm máy.
- Mũi tâm lõm: để đỡ phôi có đường kính nhỏ không khoan được lỗ tâm.
- Kẹp bằng trục gá
Hình 1.8 Kẹp bằng trục (gá) bung
- Công dụng:
+ Với trục gá bung chi tiết có lỗ được kẹp từ bên trong. Khác với mâm xoay, khi sử dụng trục gá bung, lỗ khoan có thể rất nhỏ. Nó thường được sử dụng khi chi tiết gia công đã có sẵn lỗ. Người ta phân biệt trục bung cố định và trục bung nong rộng.
+ Trục gá bung cố định có dạng côn rất nhẹ (1:2000) và được kẹp giữa hai mũi tâm. Nó thường được dùng khi tiện tinh vì chỉ có thể kẹp rất nông. Trước đó phải kiểm tra lại độ chính xác khi quay của mũi tâm.
+ Trục gá bung nong rộng được luồn vào phần có dạng côn bôn trong của trục chính. Phạm vi kẹp được xác định nhờ vị trí kẹp có rãnh của chốt, tuỳ theo độ chính xác khi quay, cũng như mức độ kẹp đồng đều lên chi tiết.
+ Nó có phạm vi kẹp nhỏ. Nguyên tắc làm việc của nó như sau: nong rộng hộp có thành mỏng, không khía rãnh, từ vật liệu đàn hồi.
- Kẹp bằng giá đỡ (Luynet)
- Dùng để đỡ những chi tiết gia công kém cứng vững thường có tỷ số chiều
dài và đường kính lớn hơn hoặc bằng 12, và đỡ những chi tiết đặc biệt nặng.
+ Luynet cố định (tĩnh): bắt chặt xuống băng máy. Gía đỡ cố định dùng để đỡ các chi tiết gia công có kích thước lớn hoặc những chi tiết cần gia công ở mặt đầu hoặc gia công lỗ (Khoan, khoét, doa, lỗ tiện). Giá đỡ cố định được cố định trên băng máy bằng các bu lông.
Hình 1.9 Luynet tĩnh
- Cấu tạo luynet tĩnh 1. Bàn máy 2. Đai ốc khóa luynet vào bàn máy 3. Đế luynet 4. Chốt ty trực tiếp vào phôi 5. dẫn hướng định vị chốt tỳ 6. Bulong xiết 7. Con lăn trực tiếp chạm vào phôi 8. Thân luynet 9. Phôi 10. Bản lề 11. Ốc khóa.
Hình 2 Cấu tạo của luynet tĩnh
+ Luynet di động (động): bắt chặt trên bàn xe dao dọc. Gía đỡ di động đùng để đỡ các chi tiết có kích thước nhỏ có chiều sâu cắt nhỏ, loại giá đỡ di động được bắt chặt với bàn xe dao trong quá trình gia công di chuyển theo bàn máy.
Hình 2.1 Luynet động
- Luynet dùng khi gia công các trục dài l/d > 10. Luynet là giá đỡ chuyên
dụng trên máy tiện. Khi bổ sung luynet sẽ tăng độ cứng vững của phôi lên
rất nhiều, có hai loại: luynet tĩnh và luynet động.
- Công dụng:
+ Để kẹp chi tiết dài và mảnh người ta sử dụng giá đỡ cố định (luynet), để đỡ chi tiết gia công khỏi bị uốn cong do lực cắt và trọng lực riêng của nó gây ra.
+ Khi dùng giá đỡ sẽ tăng được độ cứng vững của phôi lên rất nhiều. Giá đỡ có hai loại: Giá đỡ tĩnh và giá đỡ động.
- Kẹp bằng tốc kẹp
2 |
1 Tốc kẹp 2 Chi tiết gia công |
- Tốc kẹp được kẹp chặt với một đầu của phôi bằng bulông. Đuôi tốc cong dài, tỳ vào phần quay trên trục chính, nhờ đó chuyển động truyền qua phôi.
Hình 2.2 Tốc kẹp
- Gá trên 2 lỗ tâm Dùng để gia công các trục có 5 < l/d < 10. Cách gá đặt này có năng suất và độ chính xác đồng tâm cao và duy trì được độ chính xác định tâm qua nhiều lần gá.
- Tuy nhiên khi dùng cách gá đặt này, phải có nguyên công khoan 2 lỗ tâm và phải sửa lỗ tâm khi gá lại. Độ cứng vững kém do gá trên 2 lỗ tâm và truyền lực bằng tốc kẹp, nên khi cắt gọt phải dùng chế độ cắt hợp lý để giảm rung. Muốn gia công suốt phải trở đầu chi tiết gia công.
- Sử dụng tốc kẹp khi tiện để truyền chuyển động cho chi tiết gia công.
- Các thiết bị đồ gá trên máy phay
- Đầu phân độ
- Đầu phân độ là một loại đồ gá dùng để chia vòng tròn ra nhiều phần đều hay không đều nhau. Đầu phân độ không chỉ dùng trên máy phay mà còn được dùng trên các máy cắt gọt khác như máy tiện, mài…
Hình 2.3 Đầu phân độ trên máy phay
- Đầu chia độ vạn năng được dùng chia những góc chính xác cho chi tiết khi gia công trên 1 vòng tròn nằm ngang.
- Đầu phân độ là một đồ gá đặt biệt trên máy phay. Dùng để phân chia vòng tròn của phôi khi gia công thành những phần bằng nhau hoặc không bằng nhau. Mở rộng khả năng công nghệ các nguyên công phay. Để chế tạo dụng cụ cắt như dao phay, mũi khoan, mũi khoét, mũi doa, ta rô… Hoặc chế tạo các chi tiết máy tiêu chuẩn như đầu vít, cạnh đai ốc, đai ốc xẻ rãnh, rãnh, rãnh then, khớp răng… Đầu phân độ cũng dùng gá trục chi tiết dưới một góc so với bàn máy. Quay chi tiết theo chu kỳ liên tục hoặc gián đoạn.
-Trục vít gắn với đĩa lỗ được nhiệt luyện đạt độ cứng cao. Được giữ chắc chắn bởi ổ bi đũa côn. Các bánh răng cũng được tôi cứng bề mặt…
b. Ê tô
- Ê tô là một dụng cụ kẹp dùng để giữ chặt các chi tiết trong gia công sữa chữa và lắp ráp, giúp thợ cơ khí thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn.
- Ưu điểm:
+ Ê tô luôn có kết cấu vững chắc, được chế tạo từ gang hoặc thép đúc giúp kẹp chặt phôi mang đến hiệu quả sử dụng cao và độ bền lâu dài.
+ Ê tô có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị biến dạng khi chịu lực tác động mạnh và chống gỉ sét dù tiếp xúc thường xuyên với sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm khắc nghiệt trong quá trình gia công, lắp ráp dụng cụ.
- Các loại Ê tô thường được sử dụng phổ biến: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ê tô khác nhau từ kích thước. Để dễ dàng phân biệt các loại Ê tô, người ta chia chúng thành các loại như sau:
+ Ê tô bàn khoan chuyên dụng cho các loại máy khoan, máy cắt giúp cố định các chi tiết gia công trên bàn khoan, bàn cắt hay được bắt chặt trên các bề mặt để kẹp chi tiết.
Hình 2.4 Ê tô chuyên dùng cho máy khoan
+ Ê tô bàn nguội được dùng phổ biến trên các loại máy bàn nguội để gia công các chi tiết dạng nguội như hàn xì, tháo lắp chi tiết, gá kẹp để dũa mài…
Hình 2.5 Ê tô bàn nguội
+ Ê tô kẹp nhanh: Đa số các loại Ê tô này đều có thể gồm loại đế nguyên khối hoặc có mâm xoay. Êtô mâm xoay sở hữu tấm xoay cho phép quay theo vị trí tròn bất kỳ.
Hình 2.6 Ê tô kẹp nhanh
+ Ê tô bàn phay được sử dụng nhiều trên máy phay, và một số loại máy gia côngcơ khí khác.
Hình 2.7 Ê tô bàn phay
+ Ê tô kẹp bàn là loại ê tô được kết hợp với bàn máy, nó sẽ đảm nhận nhiệm vụ kẹp chặt chi tiết trong quá trình gia công. Ê tô này thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo đi bất cứ đâu.
Hình 2.8 Ê tô kẹp bàn
Bàn xoay nghiên
Hình 2.9 Bàn xoay nghiên
- Công dụng:
+ Bàn xoay thường được lắp trên các máy phay CNC hoặc trung tâm gia công. Đối với loại bàn xoay không nghiêng thì nó có vai trò như trục thứ 4 của máy. Đối với loại bàn xoay nghiêng thì nó đóng vai trò như trục thứ 4 và thứ 5 của máy.
+ Bàn xoay của máy CNC có tác dụng làm tăng thêm tính vạn năng cho máy. Nó có phạm vi sử dụng rất lớn, nhưng chủ yếu là dùng để gia công.
+ Đối với bàn xoay nhiều trục, có thể tiến hành gia công cùng một lúc nhiều chi tiết:
- Tăng khả năng công nghệ của máy
- Tăng năng suất gia công
- Giảm thời gian tháo lắp và điều khiển dụng cụ
- Giảm thời gian và các nguyên công cơ bản
- Thích hợp cho việc sản xuất hàng loạt và hàng khối
d. Mỏ kẹp phôi trên máy phay
- Có thể kẹp được chi tiết rất lớn và phức tạp và kẹp những chi tiết có hình dạng vuông tròn, và những chi tiết phúc tạp.
Hình 3 Mỏ kẹp phoi
CHƯƠNG II: ĐỒ GÁ GIA CÔNG TRÊN MÁY PHAY
I.Đồ gá gia công mặt phẳng của chi tiết dạng càng
1.1 Thân đồ gá
Hình 3.1 Thân đồ gá
- Thân gá, đế gá có tên gọi khác là các chi tiết cơ sở. Các chi tiết cơ sở Thường được gọi là các đế hình vuông có răng hoặc lỗ ren để các chi tiết khác bám chặt lên nó. Chi tiết cơ sở là chi tiết gốc để nối liền các bộ phận khác nhau thành đồ gá.
1.2 Chốt tỳ
Hình 3.2 Chốt tỳ đầu phẳng
- Chốt tỳ đầu phẳng: Dùng dể định vị các mặt phẳng đã dược gia công (mặt phẳng tinh).
-Chốt tỳ định vị hạn chế 3 bậc tự do T(Oz), Q(Ox), Q(Oy)
-Để đảm bảo độ phẳng, các mặt đầu của chốt tỳ cần được mài phẳng lại trên máy mài phẳng.
- Được vát mép để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển chi tiết gia công và đảm bảo an toàn cho công nhân khi dùng tay gạt phoi trên bề mặt các chốt tỳ.
- Phần đuôi trụ của các chốt tỳ được vát mép để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp ghép chúng với thân đồ gá.
- Lỗ lắp ghép với các chốt tỳ trên thân đồ gá được gia công thông suốt để dễ dàng thay thế các chốt tỳ khi chúng bị mòn.
1.3 Chi tiết kẹp chặt (khối V)
Hình 3.3 Khối V ngắn
-Khối V dùng để định vị khi mặt chuẩn định vị của chi tiết là mặt trụ ngoài hoặc một phần của mặt trụ ngoài.
- Tuy nhiên khối V này khác với các khối V khác ở chỗ nó ôm chi tiết gia công làm cho chi tiết bị trượt khỏi khốiV
- Ưu điểm:
+Khi định vị bằng khối V là định tâm tốt, tức là đường tâm của mặt trụ định vị của chi tiết bảo đảm trùng với mặt phẳng đối xứng của hai mặt nghiêng làm việc của khối V, không bị ảnh hưởng của dung sai kích thước đường kính mặt trụ ngoài.
+ Một khối V có thể định vị được những chi tiết có đường kính khác nhau.
- Khối V ngắn: Tương đương 2 điểm tiếp xúc và hạn chế 2 bậc tự do (hoặc khối V ngắn là khối V mà mặt chuẩn định vị trên chi tiết gia công chỉ tiếp xúc với nó trên chiều dài L, với L/D< 1,5).
2.1 . Chi tiết dùng để định vị chi tiết kẹp chặt
Hình 3.4 Chi tiết định vị chi tiết kẹp chặt
- Dùng để định vị chi tiết kẹp chặt trên bàn máy.
- Có rảnh trượt dùng để điều chinht chi tiết kẹp chặt.
2.2 Cữ so dao
Hình 3.7 cữ so dao phay mặt đầu
- Cơ cấu so dao dùng để điều chỉnh dụng cụ cắt có vị trí tương đối so với đồ gá, bàn máy hoặc chi tiết gia công. Cơ cấu so dao dùng trên các máy phay và được gọi là cữ so dao.
- Cữ do dao là một chi tiết rất quan trọng trong sản xuất quy mô lớn vì trong quán trình gia công, dao bị mòn phải thay thế nên phải điều chỉ lại vị trí của dao do với đồ gá. Do đó cữ so dao làm giảm thời gian diều chỉnh tăng năng xuất lao động
2.3 Bulong
Hình 3.6 Bulong
- Bulong điều chỉnh khoảng cách giữa 2 chi tiết kẹp chặt Trong quá trình gia công
3.1 Các chi tiết mối ghép, chốt, vít bulong bàn gá
Hình 3.5 Chi tiết mối ghép
- Đây là các chi ti dùng để lắp ghép các bộ phận của đồ gá lại với nhau, các chi tiết này thường được chết tạo theo tiêu chuẩn.
- Tránh các trường hợp trong quá trình gia công gây ra sai lệch kích thước.
II. Quy trình định vị và tháo lắp
- phương pháp cố định chi tiết ; Chi tiết dạng càng được định vị trên 2 phiến tỳ và 2 khói V ngắn được kẹp chặt bằn chi tiết bulông trên khối v di chuyển và khối V di chuyển cũng tham gia định vị chống xoay chi tiết bởi có chi tiết định vị số (9) để khối V di chuyển có thể di chuyển trong chi tiết định vị của chính nó, và nhờ bulông số (10) siết chặt để chi tiết gia công được cố định.
- Phương pháp định vị: Chốt tỳ định vị hạn chế 3 bậc tự do T(Oz), Q(Ox), Q(Oy). Khối V định vị hạn chế 2 bậc tự do T(Ox), T(Oz). Có hai khối V nên hạn chế luôn bậc quay quanh trục Q(Oz). Vậy chi tiết bị hạn chế 6 bậc tự do.
- Nguyên lý hoạt động:
+ Khi phay mặt đầu của chi tiết, chi tiết được kẹp chặt trên thân đồ gá để đảm bảo cho chi tiết không bị di chuyển khi gia công gây ra sai lệch kích thước.
+ Khi xiết bulong vào làm cho khối V được gắn với bulong di chuyển kẹp chặt chi tiết.
Hình 3.9 Trước và sau khi kẹp chặt chi tiết
1.1 Quy trình tháo lắp
1. Tháo lắp đồ gá là gì
- Lắp ráp đồ gá là công việc cuối cùng để hoàn chỉnh đồ gá, do đó người thợ phải có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm và phải có các kiến thức tổng hợp về công nghệ mới có thể lắp ráp và điều chỉnh được.
2. Lắp gáp đồ gá
- Trước tiên cần có thân đồ gá phải lắp ráp các chi tiết định vị là chốt tỳ đầu phẳng vào thân đồ gá đểsát vị trí cần đặt của chi tiết hạn chế bậc tự do của chi tiết gia công:
- Tiếp theo cần lắp các chi tiết định vị khối V cố định bằng các vít để cố định chi tiết định vị khối V chặt:
- Sử dụng khối V thứ 2 là khối v duy chuyển và cơ cấu trượt để tạo thành cơ cấu dùng để kẹp chặt chi tiết. Sử dụng bulong để điều chỉnh cơ cấu kẹp chặt sử dụng vít để cố định trên thân đồ gá:
- Lắp ráp so dao với thân đồ gá: Vị trí cữ so dao phải được xác định trong đồ gá, vị trí của mặt gia công được xác định như vị trí của cữ so dao. Khi lắp cữ so dao yêu cầu mặt phẳng không những phẳng mà còn đảm bảo độ chính xác và được cố định trên thân đồ gá.
- Lắp chi tiết gia công vào đồ gá và sử dụng cơ cấu để kẹp chặt chi tiết gia công để tiến hành gia công chi tiết.
- Cuối cùng là lắp đồ gá vào bàn máy trên máy phay và được cố định bằng bulong để gia công mặt đầu của chi tiết.
3. Gia công thử để kiểm tra chất lượng của đồ gá
- Công việc này do người công nhân lắp ráp thực hiện để kiểm tra chất lượng bằng cách gia công thử một số chi tiết, qua đó đánh giá chất lượng lắp ráp.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
1. Đã làm được
- Nhận biết được các loại đồ gá có trên máy tiện và máy phay.
- Các loại chi tiết có trên đồ gá.
- Các loại định vị và kẹp chặt có trên đồ gá.
- Nguyên lý hoạt động của đồ gá.
2. Các mặt hạn chế
- Chưa nếu gõ nguyên lý hoạt động của đồ gá trên máy phay và máy tiện.
- Các chi tiết định vị còn sơ sài.