LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN LÂM SẢN
THIẾT KẾ BÀN LÀM VIỆC XT-07 MANG PHONG CÁCH
HIỆN ĐẠI
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, ngành chế biến gỗ nước ta đã và đang trong thời kì phát triển vượtbậc, các sản phẩm mộc của ta đang từng bước xâm nhập vào thị trường thế giới –từng bước tiến vào những cuộc cạnh tranh quyết liệt về kinh tế nói chung và ngànhgỗ nói riêng. Tất cả các sản phẩm làm từ gỗ, đặc biệt là các sản phẩm nội thất gỗđang dần chuyển từ “lượng” sang “chất”. Nghĩa là, chú trọng hơn cả về hình thứcthiếtkếlẫnchấtlượngsảnphẩm.
Chính vì vậy mà gỗ vẫn được con người yêu thích, nhu cầu về các đồ dùngbằng gỗ ngày càng tăng, song song với việc phát triển về xây dựng nhà cửa các sảnphẩm mộc từ gỗ nhằm phục vụ cho nhu cầu con người không ngừng phát triển. Các sản phẩm mộc làm từ nhiều loại gỗ có nguyên lý kết cấu đa dạng và phong phúđược sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống hàng ngày chúng tatìm thấy những sản phẩm mộc thông dụng như: bàn, ghế, giường, tủ,… bằng gỗ.Ngoài ra sản phẩm mộc còn có thể là các dụng cụ, vật liệu chi tiết máy hay các mặthàng mỹ nghệ và trang trí nội, ngoại thất. Sản phẩm được làm từ gỗ luôn trong quátrình phát triển để phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càngtăng, nhu cầu càng tăng thì đòi hỏi người thiết kế phải luôn có những thay đổi mớivề kết cấu, mẫu mã, và sự kết hợp của nhiều vật liệu … tuỳ vào từng loại hình sảnphẩm mà ta có những đổi mới đảm bảo được thị hiếu và nhu cầu của người tiêudùng.
....
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
LỜI NÓI ĐẦU v
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC BẢNG xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH xii
DANH SÁCH PHỤ LỤC xiii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2
1.2.1. Ý nghĩa khoa học. 2
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu – giới hạn đề tài 3
Chương 2:TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ và thiết kế sản phẩm mộc ở Việt Nam. 4
2.1.1 Xuất Khẩu: 4
2.1.2 Nhập khẩu: 5
2.2. Tổng quan về Công ty TNHH Rochdale Spears. 6
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. 6
2.2.2. Cơ cấu và tổ chức của công ty TNHH Rochdale Spears. 8
2.2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của nhà máy. 8
2.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. 9
2.2.3. Tình hình máy móc thiết bị tại Công ty TNHH Rochdale Spears. 11
2.2.4 Các loại hình sản phẩm được sản xuất tại nhà máy. 14
2.2.5 Tổng quan về nguồn nguyên liệu sử dụng tại công ty. 16
2.3 Tổng quan sản phẩm bàn làm việc XT-07 17
2.4 Tổng quan về phong cách hiện đại 17
Chương 3:MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ 19
3.1. Mục đích – mục tiêu thiết kế. 19
3.1.1. Mục đích thiết kế. 19
3.1.2. Mục tiêu thiết kế. 19
3.2. Nội dung thiết kế. 20
3.3. Phương pháp thiết kế. 20
3.4. Các công thức tính toán công nghệ liên quan. 21
3.4.1. Công thức tính bền chi tiết. 21
3.4.2. Một số tiêu chuẩn. 22
3.4.3. Một số công thức tính tỷ lệ lợi dụng gỗ. 23
3.5. Những yêu cầu đối với sản phẩm bàn làm việc XT-07: 25
3.5.1. Yêu cầu về thẩm mỹ. 25
3.5.2. Yêu cầu về sử dụng. 25
3.5.3. Yêu cầu về kinh tế. 26
3.5.4. Yêu cầu về môi trường. 27
3.6. Những cơ sở thiết kế sản phẩm khác. 27
3.7. Trình tự thiết kế sản phẩm. 28
Chương 4:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1 Kết quả khảo sát các sản phẩm cùng loại 29
4.2 Tạo dáng sản phẩm 32
4.2.1 Những căn cứ chọn kích thước sản phẩm 32
4.2.2 Những căn cứ tạo dáng sản phẩm. 33
4.2.3 Kết quả khảo sát - lựa chọn nguyên liệu 39
4.2.3.1 Giới thiệu chung về gỗ Sồi trắng: 40
4.2.3.2 Giới thiệu chung về ván MDF 41
4.2.4 Các giải pháp liên kết sản phẩm 42
4.2.5 Lựa chọn kích thước 44
4.3 Kiểm tra bền cho chi tiết 45
4.3.1 Kiểm tra bền cho các chi tiết chịu uốn: 46
4.3.2 Kiểm tra bền cho các chi tiết chịu nén: 47
4.4 Cơ sở tính toán chỉ tiêu kỹ thuật: 48
4.4.1 Độ chính xác gia công: 48
4.4.2 Sai số gia công: 49
4.4.3 Dung sai lắp ghép: 50
4.4.4 Lượng dư gia công: 50
4.5 Yêu cầu về lắp ráp và trang sức bề mặt: 51
4.5.1 Yêu cầu về độ nhẵn bề mặt 51
4.5.2 Yêu cầu về lắp ráp. 52
4.5.3 Yêu cầu về trang sức bề mặt. 52
4.6 Tính toán công nghệ. 53
4.6.1 Tính toán nguyên liệu chính 53
4.6.1.1 Thể tích gỗ tinh chế: 53
4.6.1.2 Thể tích gỗ sơ chế 53
4.6.1.3 Xác định tỷ lệ phế phẩm: 54
4.6.1.4 Hiệu suất pha cắt 54
4.6.1.5 Thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm. 58
4.6.1.6 Tỷ lệ lợi dụng gỗ: 58
4.6.1.7 Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công 59
4.6.2 Tính toán vật liệu phụ cần dùng 61
4.6.2.1 Tính toán bề mặt trang sức 61
4.6.2.2 Tính toán vật liệu phụ cần dùng 62
4.7 Thiết kế lưu trình công nghệ 64
4.7.1 Lưu trình công nghệ 64
4.7.2 Lưu trình công nghệ từng chi tiết 66
4.7.3 Biểu đồ gia công sản phẩm 68
4.7.4 Lập bản vẽ gia công từng chi tiết 68
4.8 Tính toán giá thành xuất xưởng, biện pháp hạ giá thành 69
4.8.1 Tính toán giá thành sản phẩm 69
4.8.1.1 Chi phí mua nguyên liệu chính 69
4.8.1.2 Chi phí dán veneer 69
4.8.2 Chi phí mua vật liệu phụ 71
4.8.3 Các chi phí liên quan khác 72
4.8.4 Giá thành sản phẩm xuất xưởng 73
4.8.5 Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm 74
Chương 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
5.1 Kết luận 75
5.2 Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lượng máy móc của nhà máy......................................................................................................... 11
Bảng 2.2 : Thống kê quy cách nguyên liệu gỗ nhập về công ty......................................................................................................... 16
Bảng 4.1 : Trích số liệu thống kê kích thước nhân trắc tĩnh ở tư thế đứng và ngồi......................................................................................................... 33
Bảng 4.2 : Tên chi tiết liên kết và loại liên kết..................................................................................................... 43
Bảng 4.3 : Kích thước tinh chế chi tiết........................................................................................................ 44
Bảng 4.4 : Phế liệu trong quá trình gia công......................................................................................................... 60
Bảng 4.5 : Bảng thống kê vật liệu phụ dùng cho trang sức bề mặt......................................................................................................... 63
Bảng 4.6 : Bảng vật liệu liên kết:......................................................................................................... 63
Bảng 4.7 : Chi phí mua nguyên liệu chính :......................................................................................................... 69
Bảng 4.8 : Lượng veneer sồi dán mặt cần dùng :......................................................................................................... 70
Bảng 4.9 : Lượng veneer Okoume dán mặt cần dùng :......................................................................................................... 70
Bảng 4.10 : Lượng veneer Sồi dán cạnh cần dùng :........................................................................................................... 70
Bảng 4.11 : Lượng veneer okoume dán cạnh cần dùng :........................................................................................................... 71
Bảng 4.12: Chi phí vật liệu phụ........................................................................................................... 71
Bảng 4.13 :Chi phí vật liệu liên kết........................................................................................................... 72
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khuôn viên Công ty TNHH Rochdale Spears......................................................................................................... 7
Hình 2.2 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy......................................................................................................... 8
Hình 2.3 : Một số sản phẩm nội thất của nhà máy....................................................................................................... 11
Hình 2.4 : Sản phẩm đang chờ đóng gói tại nhà máy....................................................................................................... 15
Hình 2.5 : Sản phẩm đóng gói được xếp lên kệ....................................................................................................... 15
Hình 3.1: Biểu đồ ứng suất tĩnh....................................................................................................... 21
Hình 3.2 : Biểu đồ ứng suất nén dọc....................................................................................................... 22
Hình 4.1: Bàn làm việc WFH (sản phẩm 1)....................................................................................................... 29
Hình 4.2: Bàn làm việc HM334 (sản phẩm 2)....................................................................................................... 30
Hình 4.3: Bàn làm việc SD07 (sản phẩm 3)....................................................................................................... 31
Hình 4.4 : Hình ảnh một số sản phẩm cùng mẫu mã trên thị trường....................................................................................................... 34
Hình 4.5 : Lên ý tưởng 3 concept cho bàn hiện đại XT-07....................................................................................................... 34
Hình 4.6 : Lên ý tưởng concept cho hộc tủ bàn XT-07....................................................................................................... 35
Hình 4.7 : Lên ý tưởng cho độ nghiêng chân bàn....................................................................................................... 35
Hình 4.8 : Bản vẽ concept hoàn chỉnh của bàn XT-07....................................................................................................... 36
Hình 4.9 : Bản vẽ 3d sản phẩm....................................................................................................... 36
Hình 4.10 : Hình vẽ phối cảnh hình chiếu cạnh của sản phẩm....................................................................................................... 38
Hình 4.11: Hình vẽ phối cảnh tổng thể sản phẩm....................................................................................................... 38
Hình 4.12: Gỗ Sồi....................................................................................................... 40
Hình 4.13 : Một số tính chất cơ lý của gỗ Sồi....................................................................................................... 41
Hình 4.14 : Liên kết vis....................................................................................................... 43
Hình 4.15 : Liên kết chốt gỗ....................................................................................................... 43
Hình 4.16 : Liên kết ốc cấy bulong....................................................................................................... 43
Hình 4.17 : Biểu đồ ứng suất tĩnh chi tiết mặt bàn....................................................................................................... 47
Hình 4.18 : Biểu đồ nội lực chi tiết chân bàn....................................................................................................... 47
Hình 4.19 : Sơ đồ cắt ván MDF dày 25mm 55
Hình 4.20 : Sơ đồ cắt ván MDF dày 22mm....................................................................................................... 56
Hình 4.21 : Sơ đồ cắt ván MDF dày 15mm....................................................................................................... 56
Hình 4.22: Sơ đồ cắt ván MDF dày 12mm....................................................................................................... 57
Hình 4.23 : Sơ đồ cắt ván MDF dày 6mm....................................................................................................... 57
Hình 4.24 : Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng gỗ....................................................................................................... 60
Hình 4.25 : Biểu đồ tỷ lệ lợi dụng ván MDF....................................................................................................... 61
DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng kích thước tinh chế chi tiết sản phẩm.. 79
Phụ lục 2: Bảng sai số gia công chi tiết80
Phụ lục 3: Bảng lượng dư gia công chi tiết81
Phụ lục 4: Bảng thể tích tinh chế chi tiết82
Phụ lục 5: Bảng thể tích sơ chế chi tiết sản phẩm.. 83
Phụ lục 6: Bảng thể tích sơ chế có phê phẩm.. 85
Phụ lục 7: Bảng hiệu suất pha cắt86
Phụ lục 8: Bảng thể tích nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm.. 87
Phụ lục 9: Bảng tỷ lệ lợi dụng gỗ. 88
Phụ lục 10: Bảng diện tích bề mặt cần trang sức. 89
Phụ lục 11: Bảng kích thước tấm nguyên liệu. 91
Chương1
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng cao. Chính vì thế, đòi hỏi các nhà thiết kế gỗ nội thất trong và ngoài nước phải luôn vận động, sáng tạo để làm ra những dòng sản phẩm được làm từ gỗ phù hợp với thời đại và đáp ứng nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng của con người. Các sản phẩm nội thất phải luôn thay đổi kết cấu, mẫu mã, vật liệu,… có như thế mới đảm bảo được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển như vũ bão chạy đua cùng sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật với máy móc hiện đại và nguyên liệu đa dạng về màu sắc cũng như chủng loại, đời sống con người được nâng cao nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe. Với những sản phẩm được làm từ các nguyên liệu khác nhau như nhôm, nhựa, inox... mẫu mã đẹp, đa dạng, nhẹ , giá cả phù hợp với mọi tầng lớp. Thế nhưng sản phẩm mộc vẫn có thể đứng vững tới ngày nay, để có thể làm được điều đó thì nhà thiết kế cũng như nhà sản xuất phải luôn đối diện với nhiều thách thức làm sao mẫu mã phải đa dạng, đẹp, bền với thời gian, giá cả hợp lí.
Nắm bắt được điều này nên tôi đã tiến hành đề tài “Thiết kế bàn làm việc XT-07 mang phong cách hiện đại để tìm hiểu và làm rõ các vấn đề ở từng khâu sản xuất, đánh giá được tỉ lệ lợi dụng gỗ và tỉ lệ phế phẩm của công ty, cũng như nhằm góp phần làm phong phú, đa dạng về kiểu dáng cũng như mẫu mã cho thị trường đồ gỗ nội thất nước nhà, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.2.1. Ý nghĩa khoa học.
Mẫu thiết kế và kiểu dáng mới lạ sẽ làm tăng thêm mẫu mã đa dạng cho dòng sản phẩm tủ ở khách sạn, các sản phẩm mộc hiện đại đã không còn đơn giản là tạo ra sản phẩm chỉ mang tính sử dụng tượng trưng mà thay vào đó phải đáp ứng được nhu cầu nhân trắc học, các tỷ lệ, kích thước công thái học, phù hợp với môi trường và không gian sử dụng chúng, đóng góp thêm cho sự phát triển ngành thiết kế sản phẩm gỗ cho nước nhà, đồng thời một phần nào giúp nước ta ngày càng đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa sánh kịp với các nước tiên tiến khác trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm mộc.
Thông qua việc thực hiện đề tài thiết kế sản phẩm bàn làm việc XT-07 mang phong cách hiện đại, đây vừa là luận văn tốt nghiệp đại học vừa là cơ hội để tôi học hỏi và tích lũy kinh nghiệm về thiết kế sản phẩm mộc. Điều này góp phần nhỏ vào sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam nói chung và ngành thiết kế đồ gỗ nội thất nói riêng, bên cạnh đó đóng góp thêm vào kho tài liệu tham khảo khóa luận tốt nghiệp của hệ thống thư viện trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
1.2.2. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Công việc nghiên cứu và thiết kế ra một sản phẩm mới, có tính sáng tạo, tính thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng, có sức cạnh tranh trên thị trường là công việc có ý nghĩa thiết thực. Khả năng sáng tạo và thích nghi của con người là vô tận. Vì thế có rất nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo cao và dựa vào nhiều yếu tố, khách hàng ưa chuộng sản phẩm thì sẽ bán được nhiều sản phẩm, thị trường được mở rộng, các công ty và doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển. Ngược lại, nếu sản phẩm không khả thi, không thực tế, không có tính thị trường cao thì sẽ bị đào thải. Vì vậy các doanh nghiệp không ngừng sáng tạo và đột phá để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như tạo ra sản phẩm mới góp phần cho những thiết kế đồ gỗ trong nước có chỗ đứng trên thị trường ngoại quốc.
Đối với các dòng sản phẩm xuất khẩu hiện đang là thế mạnh của nền công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam thì việc thiết kế giúp cho sản phẩm mang đậm phong cách người Việt, giúp hạn chế phụ thuộc vào các Cataloge của khách hàng từ đó tạo thương hiệu uy tín trên thị trường cũng như đưa ngành chế biến gỗ Việt Nam lên một tầm cao mới. Bên cạnh đó, sản phẩm bàn làm việc XT-07 còn là thiết kế có thể ứng dụng để sản xuất thử tại Công ty TNHH Rochdale Spears.
1.3. Phạm vi nghiên cứu – giới hạn đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thiết kế sản phẩm được xác định là giới hạn trong phạm vi đối tượng thiết kế và một số vấn đề liên quan đến đối tượng thiết kế.
Đối tượng thiết kế được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi là đồ gỗ nội thất, cụ thể trong đề tài này là thiết kế sản phẩm bàn làm việc XT-07.
Các vấn đề liên quan đến đối tượng thiết kế:
Nguyên liệu: Gỗ Sồi kết hợp với ván MDF.
Thiết kế mô hình sản phẩm: sử dụng phần mềm vẽ 3ds Max để xây dựng mô hình sản phẩm 3D, phần mềm Autocad, Inventor xuất bản vẽ 2D phục vụ sản xuất sản phẩm hàng loạt.
Công nghệ sản xuất: Tìm hiểu máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ gia công chi tiết, bán thành phẩm và thành phẩm.
Tính toán giá thành sản phẩm: Tìm hiểu giá nguyên liệu, giá vật tư, giá gia công sản phẩm, chi phí khấu hao máy móc và các chi phí ngoài sản xuất từ đó tính ra giá thành sản phẩm.
Đối tượng sử dụng: tầng lớp trung và thượng lưu, những người có thu nhập cao trong xã hội, những người có nhu cầu và thị hiếu sử dụng đồ gỗ.
Sản xuất mẫu: Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực sản xuất nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất chứ không tiến hành sản xuất mẫu thực.
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến gỗ và thiết kế sản phẩm mộc ở Việt Nam.
2.1.1 Xuất Khẩu:
Sự phát triển của Ngành Lâm nghiệp là điều kiện cần thiết cho ngành Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa phát triển theo, đồng thời được định hướng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong thời gian qua, sự phát triển của ngành Gỗ có nhiều khởi sắc. Theo thống kê của cục hải quan trong 7 tháng năm 2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,58 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kì năm 2020, trong đó sản phẩm gỗ đạt 7,44 tỷ USD tăng 64% so với cùng kì năm 2020. Các chuyện gia ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam đánh giá đây là mức tăng trưởng vượt trội ngay cả trong tình huống Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đang ứng phó với đại dịch Covid-19.
Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương, hiện nay các thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành chế biến gỗ Bình Dương đang tăng mạnh. Thị trường Mỹ chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Bình Dương, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2020; thị trường Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 8,5%, tăng hơn 47%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 5,6%, tăng 43%. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020, ngành gỗ Việt Nam nói chung và ngành chế biến xuất khẩu gỗ Bình Dương nói riêng kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ tại các quốc gia trong khối châu Âu.
Mặc dù khó khăn về kinh tế, sản xuất bị đình trệ do dịch bệnh Covid-19 nhưng các doanh nghiệp, doanh nhân, chủ rừng và các nhà quản lý trong toàn ngành vẫn liên tục nghiên cứu, sáng tạo, thay đổi nhiều phương thức và hình thức tiếp thị, bán hàng để mở rộng thị trường bên cạnh các thị trường truyền thống, quan trọng của sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu. Tại các địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất cây lâm nghiệp giá trị cao, kinh doanh gỗ lớn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu hay chuyển đổi mô hình trồng rừng lấy gỗ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng giá trị rừng trồng.
Sản lượng gỗ rừng trồng tăng đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến chủ động, trên 70% nguồn nguyên liệu đầu vào, từng bước giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam.
2.1.2 Nhập khẩu:
Hiện Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á. Do nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ để chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hàng năm nước ta phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài. Trong hoạt động xuất khẩu, mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trò rất lớn của nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, cạnh tranh, yêu cầu về đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp tại nhiều thị trường nhưng xuất khẩu gỗ vẫn tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ về Việt Nam trong tháng 4/2021 về Việt Nam đạt 263 triệu USD, tăng nhẹ 1,4% so với tháng trước đó. Trong 4/2021, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 992 triệu USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng cao hơn so với mức tăng của kim ngạch nhập khẩu. Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu 4,206 tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành Gỗ Việt Nam trong thời gian qua có đóng góp lớn từ sự thông thoáng của hệ thống pháp luật kinh doanh trong nước, cùng với các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới được ký kết như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các Hiệp định Thương mại tự do này có mức độ cam kết cao, toàn diện sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp gỗ Việt Nam tiếp cận hơn trong chuỗi giá trị sản phẩm gỗ hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến người mua hàng tiềm năng, từ đó góp phần tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các khu vực, quốc gia trên thế giới.
2.4 Tổng quan về phong cách hiện đại
Trào lưu kiến trúc hiện đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các công trình khác nhau có các điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do, phi đối xứng, mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của các trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tông. Kiến trúc hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự phát triển bùng nổ của các xã hội Châu Âu cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Kiến trúc hiện đại được đánh dấu bằng sự ra đời của công trình Cung thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park (Luân Đôn – Anh) năm 1851, do kiến trúc sư Josoph Paxton thiết kế.
Sự ra đời của kiến trúc hiện đại mang đến sự hình thành phong cách hiện đại trong thiết kế nội thất vào những năm 20 của thế kỉ XX. Việc tạo ra phong cách thiết kế nội thất hiện đại được cho là một nhóm các thiết kế Châu ở trường Bauhaus - Đức vào năm 1991. Phong cách thiết kế hiện đại, sạch sẽ, tập trung vào tính công năng và tránh các phụ kiện rườm rà. Các trang trí quá mức thường thấy trong các phong cách khác. Một số người cảm thấy việc thiết kế hiện đại là quá đơn giản, thô hoặc lạnh, tuy nhiên khi được lên kế hoạch chặt chẽ, hợp lý nó sẽ tạo nên cảm giác yên bình và đơn giản cho ngôi nhà của bạn.
Đặc trưng của phong cách nội thất hiện đại bao gồm: các thành phần kiến trúc cơ bản đều khá đơn giản như các đường, mảng và khối để tạo nên không gian nội thất, không có nhiều chi tiết, ít hoa văn rườm rà: sử dụng ít đồ đạc, chỉ cần bố trí những vật dụng cơ bản nhằm tạo ra nhiều khoảng trống cho căn nhà thoáng đãng và lưu thông thuận tiện, bộc lộ yếu tố công năng và chất cảm của vật liệu trong hình thức kiến trúc, chú trọng nhiều đến ánh sáng, chiếu sáng toàn phần hoặc chiếu sáng khu vực cần làm nổi bật.
Nền tảng của phong cách hiện đại là những gam màu trung tính (màu trắng, màu be, nâu, đen). Đồ đạc chính là yếu tố quan trọng của phong cách hiện đại.
Đồ đạc nội thất với những ngôi nhà mang phong cách hiện đại, việc lựa chọn đồ dùng trong gia đình chủ yếu dựa trên thiết kế tính năng, dường nét đơn giản, màu sắc tương phản mạnh. Đồ nội thất hiện đại được sắp xếp hợp lí với các bề mặt được đánh bóng, mịn màng và bóng mượt, các chi tiết đơn giản và gọn gàng.
Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
Thiết kế sản phẩm mộc thực chất là tạo ra mô hình sản phẩm mới, thiết kế các kích thước sản phẩm, kết cấu và công nghệ gia công sản phẩm mới. Căn cứ vào quan hệ giữa đồ mộc và con người, đồ mộc được chia làm hai loại: Đồ mộc kiến trúc và đồ mộc gia dụng. Để thiết kế một sản phẩm mộc nào đó ta cũng cần căn cứ vào kích thước liên quan và đặc trưng sinh lí của cơ thể con người, đối tượng sử dụng, độ tuổi người sử dụng, môi trường sử dụng, không gian tác nghiệp. Làm thế nào để người sử dụng luôn cảm thấy thoải mái. Chính từ những yêu cầu trên mà tôi đưa ra những phương pháp cho việc thiết kế ra sản phẩm bàn làm việc mang phong cách độc đáo và hiện đại.
3.1. Mục đích – mục tiêu thiết kế.
3.1.1. Mục đích thiết kế.
Mục đích của đề tài là đề xuất và thiết kế mô hình sản phẩm bàn làm việc, với chức năng chính là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trang trí, sử dụng làm việc ở khách sạn sang trọng, nhà ở, phòng ngủ. Bàn làm việc XT-07 sử dụng nguyên liệu chính là gỗ Sồi và đặt biệt có sử dụng ván nhân tạo giúp tiết kiệm nguyên liệu gỗ tự nhiên cũng như giúp sản phẩm gọn nhẹ, thanh thoát hơn.
3.1.2. Mục tiêu thiết kế.
Nhằm tạo ra sản phẩm bàn với kiểu dáng phù hợp với môi trường khách sạn nhưng vẫn đảm bảo tăng thêm tính đa dạng cho mẫu mã sản phẩm nội thất vừa theo kịp xu hướng thẩm mỹ của sản phẩm mộc trên thế giới.
Bên cạnh đó sản phẩm phải đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mỹ, công nghệ, tinh tế, môi trường, độ bền, độ an toàn khi sử dụng, tỷ lệ lợi dụng gỗ và giá thành sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Thiết kế và đề xuất thiết kê bàn làm việc XT-07 có kiểu dáng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đảm bảo các chỉ tiêu về nguyên vật liệu, độ bền, an toàn trong quá trình sử dụng, thuận tiện vận chuyển và lắp ráp.
Quá trình gia công phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam, giá thành sản phẩm hợp lí. Góp phần đa dạng hóa mẫu mã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
3.2. Nội dung thiết kế.
Khảo sát, đánh giá, phân tích, các sản phẩm cùng loại hiện có.
Phân tích lựa chọn loại nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm.
Đề xuất mô hình sản phẩm và phân tích kết cấu.
Tính toán bền và các chỉ tiêu kĩ thuật.
Thiết kế lưu trình công nghệ.
Tính toán công nghệ.
Tính toán giá thành và biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Phối cảnh sản phẩm trong không gian cụ thể.
3.3. Phương pháp thiết kế.
Khảo sát tình hình sản xuất tại Công ty TNHH Rochdale Spears, máy móc thiết bị tại công ty, tham khảo một số mẫu sản phẩm cùng loại và phân tích chúng để từ đó lựa chọn và đưa ra mẫu sản phẩm thiết kế thích hợp.
Tham khảo các số liệu thực tế tại công ty để tính toán giá thành sản phẩm. Sử dụng các tài liệu chuyên môn và các kiến thức trong thực tế sản xuất để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật cho sản phẩm.
Lập các bản vẽ gia công cho từng chi tiết.
Thiết kế công nghệ để gia công các chi tiết của sản phẩm (lập biểu đồ gia công lắp ráp sản phẩm, bản vẽ chi tiết, phiếu công nghệ).
Sử dụng phần mềm chuyên dụng như Inventor, Autocad, 3Dsmax, Microsoft Word, Microsofl Excel… để lập bản vẽ và tính toán giá thành sản phẩm. Ngoài ra còn dùng phần mềm Microsoft PowerPoint để thuyết trình trước hội đồng.
GQL : Chi phí quản lý nhà máy
GSP : Giá thành toàn bộ sản phẩm
GPL : Giá phế liệu thu hồi
3.5. Những yêu cầu đối với sản phẩm bàn làm việc XT-07:
3.5.1. Yêu cầu về thẩm mỹ.
Bàn làm việc XT-07 vừa phải mang tính chất sử dụng vừa mang tính chất trưng bày nên yêu cầu thẩm mĩ cao. Sản phẩm bàn làm việc đạt yêu cầu thẩm mĩ cao là cần đạt các yêu cầu cụ thể như sau:
Hình dáng: hình dáng hài hòa, cân đối của bàn làm việc phù hợp với môi trường sử dụng và đảm bảo tính thẩm mĩ cho toàn bộ không gian sử dụng, đường nét sắc sảo tạo cảm giác êm dịu và thoải mái. Tất cả các kích thước của các chi tiết, bộ phận và của toàn bộ sản phẩm bàn làm việc phải đảm bảo đúng theo một tỉ lệ nhất định.
Đường nét: cũng là yếu tốt góp phần nâng cao giá trị thẩm mĩ của sản phẩm bàn làm việc. Do sản phẩm được thiết kế theo phong cách hiện đại nên nhấn mạnh vào những đường nét thẳng, vuông thành, sắc cạnh, tạo nên vẽ thanh thoát.
Mẫu mã: sản phẩm mang vẻ đẹp hiện đại hòa quyện hài hòa cùng vẻ đẹp truyển thống thông qua màu sắc và kiểu dáng, phù hợp với đối tượng sử dụng, tính thẩm mĩ cao, hợp lí về kết cấu và phù hợp với công nghệ sản xuất của công ty.
3.5.2. Yêu cầu về sử dụng.
Khi thiết kế bàn làm việc XT-07 như bất kì một sản phẩm mộc nào, điều quan trọng nhất là luôn quan tâm đến tính hữu dụng của sản phẩm, nhu cầu của người sử dụng đối với sản phẩm.
Sản phẩm thiết kế phải có tính ổn định đối với kết cấu chịu lực, phải giữ được nguyên hình dạng ban đầu trong quá trình sử dụng lâu dài, không bị mối mọt, cong vênh. Vì vậy trong quá trình tính toán, lựa chọn giải pháp liên kết giữa các chi tiết và bộ phận của sản phẩm phải chịu lực lớn nhất và dư bền. Ngoài ra, trước khi gia công phải lựa chọn nguyên liệu, nguyên liệu phải đảm bảo độ ẩm từ 8-12% để ngăn cản sự co rút và biến dạng của chi tiết. Ngoài ra cần quan tâm đến tính tiện nghi, tiện dụng của sản phẩm.
Yêu cầu về độ bền: Đảm bảo điều kiện chịu lực trong quá trình sử dụng, đảm bảo các mối liên kết bền vững, làm việc an toàn.
Yêu cầu về tuổi thọ: Độ bền của sản phẩm kéo dài, yêu cầu nguyên vật liệu phải có tuổi thọ cao, các mối liên kết bền vững.
Yêu cầu sản phẩm giữ nguyên hình dáng: Các chi tiết bộ phận giữ nguyên hình dáng ban đầu, không có hiện tượng co rút, biến đổi trong quá trình sử dụng.
Yêu cầu tiện nghi, tiện lợi: Thoải mái, thuận tiện trong quá trình sử dụng, di chuyển sắp xếp dễ dàng.
3.5.3. Yêu cầu về kinh tế.
Kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, sản phẩm đạt chất lượng cao, thuận tiện và tiện nghi trong sử dụng, có giá trị thẩm mỹ cao nhưng sản phẩm đó phải có giá thành hợp lý. Nếu sản phẩm thiết kế chỉ đạt yêu cầu về sử dụng và giá trị thẩm mỹ mà không đạt yêu cầu về giá trị kinh tế thì sẽ không thu hút sự quan tâm từ phía khách hàng cũng như tính cạnh tranh trên thị trường không cao.
Do đó việc định giá cả phù hợp với sản phẩm và đối tượng mà nhà sản xuất muốn hướng đến là việc hết sức quan trọng. Chính vì lý do đó mà sản phẩm cần được lựa chọn và sử dụng nguyên liệu hợp lý, công nghệ sản xuất phù hợp, để có thể đưa ra giá cả cạnh tranh.
Sản phẩm tủ bàn làm việc XT-07 được thiết kế từ gỗ Sồi kết hợp với ván công nghiệp nên sản phẩm có giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên hoàn toàn, ngoài ra trong quá trình thiết kế vận dụng những biện pháp hạ giá thành sản phẩm để đưa ra giải pháp tối ưu nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà sản xuất, đồng thời mang đến cho người tiêu dùng những giá trị đích thực của sản phẩm.
Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm:
Sử dụng nguyên liệu hợp lý (tiết kiệm nguyên vật liệu tối đa khi sản xuất bởi chi phí mua vật liệu chiếm tỉ lệ cao trong giá thành sản phẩm đến 70%).
Lựa chọn nguyên liệu phù hợp với yêu cầu sản phẩm bàn làm việc, tính toán kiểm tra bền đảm bảo an toàn nhưng cũng tiết kiệm.
Lựa chọn công nghệ gia công hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng.
Tiết kiệm các chi phí trong sản xuất như: gia công sửa chữa, điện năng, các chi phí phát sinh khác.
3.5.4. Yêu cầu về môi trường.
Nguyên liệu sử dụng sản xuất là nguyên liệu thân thiện với môi trường sau quá trình sử dụng có thể xử lý tái sinh không ảnh hưởng tới môi trường. Việc sử dụng ván MDF dán Veneer là một trong những loại ván công nghiệp phổ biết nhất hiện nay, với giá thành thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nó lại còn góp phần giải quyết vấn đề nóng hiện nay là vấn đề khan hiếm nguồn nguyên liệu, giảm sức ép môi trường, mặt khác nguyên liệu MDF có độ bền không thua kém nhiều so với gỗ tự nhiên lại đa dạng về màu sắc vân thớ đem lại nhiều sự lựa chọn nên được khách hàng khá ưa chuộng.
Yêu cầu sử dụng hóa chất: hóa chất sử dụng trong sản phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những tiêu chuẩn đề ra là sử dụng: đúng - đủ - hợp lý đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cho người sử dụng.
3.6. Những cơ sở thiết kế sản phẩm khác.
Khi thiết kế bất kì một sản phẩm mộc nào, người thiết kế đều phải dựa vào các căn cứ sau:
Loại hình và chức năng sản phẩm: sản phẩm là bàn làm việc được sử dụng với chức năng chủ yếu
chọn nguyên liệu thiết kế là khâu cực kì quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Việc lựa chọn vật liệu hợp lý làm hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo yêu cầu kinh tế và thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng. Khi lựa chọn nguyên liệu thiết kế cần quan tâm đến yêu cầu và chức năng sử dụng của sản phẩm đồng thời nguồn cung cấp nguyên liệu phải đáp ứng được việc sản xuất liên tục có như vậy việc sản xuất hàng loạt mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản phẩm bàn làm việc phong cách hiện đại XT-07 thuộc dòng sản phẩm nội thất sử dụng trong phòng làm việc hoặc phòng ngủ có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ và tính tiện nghi tiện dụng.
Có thể nói ván công nghiệp MDF phủ veneer vừa là nguồn nguyên liệu được nhiều khách hàng ưa chuộng, đa dạng về chủng loại và kích thước, giá thành rẻ lại vừa là nguồn nguyên liệu đảm bảo được các chỉ tiêu kĩ thuật.
Qua khảo sát một số loại nguyên liệu phổ biến được người tiêu dùng ưa chuộng, tôi quyết định chọn nguyên liệu thiết kế như sau:
Đối với gỗ, tôi chọn gỗ Sồi trắng cho các chi tiết chịu lực nhiều như cụm chân bàn, cụm chân hộc tủ, đố dọc chân bàn.
Ngoài ra, tôi còn kết hợp sử dụng nguyên liệu ván MDF có chiều dày 3mm, 6mm, 24mm kết hợp với veneer gỗ Sồi có chiều dày 0.6mm cho những chi tiết có thể nhìn thấy được hoặc veneer Okoume 0.6mm cho những chi tiết ít được nhìn thấy, khuất. Nguyên liệu ván MDF này được sử dụng cho những chi tiết ván hậu hộc tủ, ván đáy hộc kéo, mặt bàn, cụm hộc tủ, cụm hộc kéo, để nâng cao tỉ lệ lợi dụng gỗ, phù hợp với mô hình thiết kế, điều kiện sản xuất của công ty và góp phần hạ giá thành sản phẩm.
Trong sản phẩm thiết kế có các chi tiết bọ liên kết, đố hậu, ke góc tam giác, thanh treo... là những chi tiết khuất nên sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ tạp của công ty là gỗ Tràm (Acacia).
4.2.3.1 Giới thiệu chung về nguyên liệu công ty đang dùng:
Gỗ Sồi:
Gỗ Sồi hay còn được biết đến với tên Oak (theo tiếng anh) là dòng gỗ được nhập khẩu từ những quốc gia lớn trên thế giới, chả hạn như Mỹ và 1 số nước khu vực Châu Âu, những nơi có khí hậu ôn đới mát mẻ với nhiệt độ sinh trưởng thuận lợi nhất từ 8 – 20 độ C.
Ngoài ra gỗ Sồi Trắng chống được mục nát và thối rửa rất tốt vì vậy gỗ Sồi còn được sử dụng để đóng thuyền, đóng thùng chứa và nội thất ngoài trời khác như cửa gỗ mặt tiền hay cổng chẳng hạn.
Còn trong lĩnh vực nội thất trong nhà ở thì với xu hướng hiện nay, gỗ Sồi đang được sử dụng rộng rãi để đóng các sản phẩm nội thất để trong nhà, sản xuất ra dụng cụ gia đình & trong ngành công nghiệp. Ngoài ra Sồi Trắng còn được sử dụng làm dụng cụ cho ngành nông nghiệp.
Gỗ sồi thuộc nhóm VII
Cấu trúc vân gỗ đẹp và chắc chắn
Chịu lực nén và uốn xoắn cao
Tâm sồi Mỹ có khả năng kháng sâu, dát gỗ không thấm chất bảo quản.
Độ bám dính của gỗ thay đổi, có thể nhuộm màu và đánh bóng.
Ván MDF:
Độ dày ván MDF thông dụng: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 18mm, 25mm,... Các độ dày khác là tùy vào đặt hàng. Ngoài kích thước tiêu chuẩn phổ biến 1220x2440 mm. Ván MDF còn có kích thước tiêu chuẩn khác : 1830x2440 mm.
Ứng dụng: Gia công đồ nội thất, đặc biệt là nội thất văn phòng. Nhược điểm là hạn chế tạo dáng sản phẩm, xử lý cạnh và ghép nối. Cạnh chủ yếu hoàn thiện bằng nẹp nhựa sử dụng máy dán cạnh chuyên dụng.
Ưu điểm: có công nghệ gia công đơn giản, không đòi hỏi chuyên môn cao, bề mặt đẹp, dễ vệ sinh, giá thành tương đối rẻ so với gỗ tự nhiên.
Ván được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ mộc, nhất là các loại đồ mộc lắp ghép tấm phẳng như bàn ghế giường tủ, vách ngăn... Tính chất cơ lý của ván MDF thông thường sử dụng trong sản xuất đồ mộc, cần đạt các yêu cầu sau:
Chiều dày: 6 – 30 mm
Khối lượng thể tích: 650 –750 kg/ m3 Độ ẩm ván: 8 – 10%
Sai số chiều dày: ≤ ±0,2
Cường độ uốn tĩnh: > 350KG/cm2 Độ kết dính bên trong: >9,7 KG/cm2
Độ bám đinh vít: cạnh > 1850N, bề mặt > 1850N Độ nhan bề mặt: cấp 8
Trương nở chiều dày: <3%
Ở đây, nguyên liệu được sử dụng đạt các thông số sau đây.
4.2.4 Các giải pháp liên kết sản phẩm
Sản phẩm bàn làm việc XT-07 được cấu tạo từ nhiều chi tiết và cụm chi tiết riêng lẻ, các chi tiết được liên kết với nhau tạo thành các cụm chi tiết. Các cụm chi tiết liên kết với nhau thành sản phẩm hoàn chỉnh nhờ các vật liệu liên kết. Bàn làm việc XT-07 được chia thành các cụm/chi tiết chính: cụm chân bàn, cụm hộc kéo, cụm mặt bàn và các chi tiết khác. Với mục tiêu đơn giản hóa công nghệ sản xuất, nhằm giảm bậc thợ cũng như giảm thiểu thời gian gia công, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, do đó tôi đã đề xuất những giải pháp liên kết quen thuộc, dễ dàng gia công mà vẫn đảm bảo yêu cầu về độ bền cơ học cho sản phẩm.
Ưu điểm của sản phẩm là có tính linh hoạt cao, dễ thao tác tháo lắp trong quá trình sử dụng. Do đó sản phẩm được lựa chọn những giải pháp liên kết tương đối đơn giản, sử dụng những loại vật tư quen thuộc chẳng hạn như: đinh, vis đầu côn, vis đầu dù, liên kết bọ, chốt gỗ gia cố keo, ray trượt, bọ liên kết, bulong... Sản phẩm có kích thước tương đối lớn, nhưng khá gọn nên sẽ ráp chết tại xưởng.
Bảng 4.2 : Tên chi tiết liên kết và loại