THIẾT KẾ MÁY CÁN MÀNG NHIỆT CẢI TIẾN

THIẾT KẾ MÁY CÁN MÀNG NHIỆT CẢI TIẾN
MÃ TÀI LIỆU 300600300143
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D....., quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến đồ án này.
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ MÁY CÁN MÀNG NHIỆT CẢI TIẾN Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

TÍNH TOÁN MÁY CÁN MÀNG NHIỆT, thuyết minh THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT , quy trình sản xuất CÁN MÀNG NHIỆT CẢI TIẾN, bản vẽ nguyên lý CÁN MÀNG NHIỆT CẢI TIẾN, bản vẽ THIẾT KẾ MÁY CÁN MÀNG NHIỆT CẢI TIẾN,  THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY ,

THIẾT KẾ MÁY CÁN MÀNG NHIỆT CẢI TIẾN

LỜI NÓI ĐẦU

Với mỗi quốc gia thì cơ khí là một trong những ngành công nghiệp không thể thiếu. Nó là tiền đề, là cơ sở của nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác. Vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất trang thiết bị, công cụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt với một nền kinh tế còn non trẻ như nước ta, với xu hướng “Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa” đất nước, thì ngành cơ khí nói chung và cơ khí chế tạo máy nói riêng lại càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó.Trong đó các máy công nghiệp chiếm một vị trí đặc biệt trong ngành sản xuất ra các chi tiết và sản phẩm khác nhau theo yêu cầu của xã hội và thi trường. Hiện nay do đời sống con người phát triển dẫn tới nhu cầu phát triển dẫn theo các thiết bị  cũng phát triển theo nhằm đáp ứng nhu cầu cuả con người.

    Để phục vụ cho việc phát triền ngành cơ khí hiện này, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, công việc đào tạo tại các trường nghề, trung cấp, cao đẳng cũng như đại học ngày càng được chú trọng hơn.

Với đồ án tốt nghiệp Máy: “Thiết Kế Máy Cán Màng Nhiệt” sinh viên được đi sát vào thực tế sản xuất, được vận dụng các kiến thức một cách tổng hợp. Với yêu cầu của đồ án, sinh viên phải biết tìm tòi, vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt, kết hợp trao đổi nhóm giữa: Thầy – sinh viên, sinh viên – sinh viên. Nhờ vậy sau khi kết thúc đồ án mỗi sinh viên đều có thể trang bị cho mình một kiến thức tổng hợp, hiểu biết thêm về công nghệ chế tạo máy nói chung và máy công nghiệp nói riêng đã được học trong lý thuyết, cùng với kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY

  1. Yêu cầu của xã hội:

        Cán màng nhiệt là một trong những khâu hoàn thiện sản phẩm in, hiện nay thị trường in nhanh phát triển, nhu cầu cán màng với các đơn hàng nhỏ, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Máy cán màng nhiệt được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đó. Chất lượng tốt, có độ bền đẹp, bảo quản lâu dài chống ẩm mốc , không phải bù sản phẩm hỏng . Nên cần cán màng để ngăn cản bề mặt của sản phẩm tiếp súc với môi trường bên ngoài.

Công  nghệ cán màng này còn rất mới mẻ nên nhu cầu đáp ứng của thị trường là khá cao.

  1. Phân tích sản phẩm.

Trong lĩnh vực in ấn  khâu cán màng là khâu cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm như cán màng cho bao bì các sản phẩm đóng gói, hình ảnh photo,tạp chí…để cán màng cho sản phẩm thì có hai phương pháp: cán màng dạng  keo sữa và cán màng dạng không keo.

  1. Cán màng dạng  keo sữa.

Phương pháp cán màng keo dạng nước này thì sản phẩm được cán qua một lớp keo mỏng nhờ trục cán và được làm khô nhờ hệ thống  sấy

  • Máy chạy nhanh hơn,1phút từ 30-40m => chất lượng kém,ko cán được các loại giấy như metaline.decan nhựa….
  • Đối với những loại giấy rất kém,bề mặt ko phẳng thì cán sẽ đẹp hơn.
  • Máy đầu tư thấp,nguyên liệu dể tìm,giá thành sản phẩm rẻ,tốc độ cao .
  • Và phương pháp cán màng này tốn nhiều nhân công.
  • Có hại và ô nhiễm (khi dùng keo pha loãng bằng dung môi),hao phí keo,nhiều thời gian chuẩn bị, cần thời gian chờ keo khô nếu ko có phần sấy
  1. Màng dạng không keo.

Phương pháp cán màng dạng này được sử dụng phổ biến , màng được máy cán màng nung chảy lớp keo và cùng lúc ép dính màng lên bề mặt tờ in. Có 2 loại màng chính cán bóng và cán mờ.

  •  Phương pháp này không  gây hại, không ô nhiễm, không hao keo, thời gian chuẩn bị rút ngắn,sản phẩm khô ngay.
  • Máy chạy hơi chậm so với keo nước, từ 20-30m=> chất lượng cao,Cán được trên tất cả các loại giấy
  • Đối với màng mờ chắc chắn đẹp hơn rất nhiều,Màng bóng giấy càng tốt cán màng càng đẹp.
  • Cơ chế hoạt động đơn giản, hiệu quả, dễ thích nghi với mọi môi trường sản xuất.
  • Chất lượng sản phẩm vượt trội, đặc biệt là khi ghép màng mờ trên các sản phẩm cao cấp.
  • Tiết kiệm thời gian vì có thể tách tờ ngay lập tức, sau đó chuyển qua công đoạn khác.
  •  Ít hao phí, kiểm soát được chất lượng ngay sau khi ghép màng.
  • Tốn ít nhân công,đối với máy thủ công chỉ cần 1 người vào giấy và 1 người xả giấy.Ko cần thợ giỏi,hầu như ai cũng làm được
  • Giá nguyên liệu cao và chưa phổ biến,tốc độ chậm,giá máy cán màng cao.
  •  Cán màng không keo là công nghệ mới xuất hiện và hứa hẹn là công nghệ thay thế các kiểu cán màng trong quy mô công nghiệp.Dùng 1 loại màng được sản xuất đặc biệt có thể cán trực tiếp lên bề mặt tờ in mà ko cần bất kì loại keo nào.
  • nhà sản xuất còn ít,nguyên liệu chưa phổ biến lắm, giá máy cán màng hơi cao.
  • Công nghệ còn khá mới giá thành cao đặc biệt Việt Nam nhập nhiều hơn là sản suất.
  • Từ phân tích phương pháp tạo ra sản phẩm ta thấy cán màng dạng màng nhiệt có nhiều ưu điểm nên chúng em thiết kế máy cán màng nhiệt đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  1. Giới thiệu :
  • Cán màng nhiệt là một trong những khâu hoàn thiện sản phẩm in, hiện nay thị trường in nhanh phát triển, nhu cầu cán màng với các đơn hàng nhỏ, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao. Máy cán màng nhiệt được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đó. Chất lượng cán đẹp, không phải bù sản phẩm hỏng.
  1. Ưu điểm:
  • Hệ thống cung cấp áp lực dầu tự động, ổn định đảm bảo tốt chất lượng cán, thích ứng theo từng loại giấy có độ dày khác nhau. Áp lực có thể tự điều chỉnh phù hợp cho việc cán màng.
  • Trục thả màng và trục thu hoạt động một cách đồng bộ làm cho công việc thả màng và thu cuộn được khép chặt không bị bong ra và cũng làm cho việc bóc dỡ cuộn màng hay sản phẩm đã cán rất thuận tiện.
  • Bộ phận cắt màng thừa để làm phù hợp với kích cỡ giấy.
  • Trang bị bộ phận chống cong giấy liệu.
  • Các bộ phận điều khiển điện và quang điện được trang bị đẻ đảm bảo độ chính xác tốt và an toàn của máy đang chạy.
  1. Hiệu quả kinh tế:
  • Màng cán lên giấy có độ dính chắc cao, phù hợp với các đơn hàng xuất khẩu ( Công nghệ trước đây cán màng bằng keo nước đã nãy sinh các loại nấm mốc, kí sinh bám quanh rìa màng gây có hại cho bao bì chứa các sản phẩm, nhất là các sản phẩm dùng cho thực phẩm… Nên hiện nay người ta đang khuyến khích phương pháp cán màng bằng nhiệt với nhiều ưu điểm thiết thực và an toàn hơn).
  • Máy cán màng nhiệt vận hành dễ dàng, có chế độ tăng giảm nhiệt độ khi màng cán thay đổi.
  • Thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng bởi mùi keo độc hại và bảo vệ sức khỏe.
  • Không bị phồng dộp, nổi bọt hay những điểm sương lấm tấm trên bề mặt sản phẩm.
  • Chất lượng cán màng nhiệt sẽ giúp bảo vệ hình ảnh trên sản phẩm in được bền đẹp, chống ẩm, không thấm nước và ngăn cản các tác động có hại cho sản phẩm in trong không khí.
  • Thao tác dễ dàng, hiệu quả cao, tiết kiệm được chi phí mua keo, tiết kiệm điện, sạch sẽ.
  • Không gây ô nhiễm môi trường và nhất là bảo vệ sức khỏe cho người đứng cán.
  • Sản phẩm cán sử dụng được thời gian dài, không bị bong tróc màng, rất phẳng và không bị ố vàng.
  • Nét in trên giấy không bị che phủ bởi lớp keo, màu sắc rõ nét, thẩm mỹ. Bất chấp các loại giấy in bị phủ nhiều vẫn cán bình thường và cho ra sản phẩm đẹp, mịn màn, chất lượng.
  1. Ứng dụng:
  • Máy cán được tất cả các loại màng như: Metallize, PP, PVC, PET, màng nhủ kim loại, màng heat seal label, đề can nhựa…
  • Dùng để cán giấy, tạp chí, bao bì, hình ảnh photo… và thay thế được công nghệ dán băng keo rất hiệu quả và lợi nhuận cao.
  • Các loại máy này có thể dùng để chia cuộn màng - giấy.
  •  Được dùng để cán các loại ấn phẩm in như: Danh thiếp (Name card – Card visit), tờ rơi, tờ gấp, deca, các phẩm in lên vải , .....
  1.  Một số vật liệu màng mỏng loại bóng.

 

1.7.1 màng có phủ một lớp keo EVA

  1. Màng của germany:
  • Màng BOPP mặt dưới có tráng một lớp keo EVA.
  • Mặt trên có sử lý corona 65 dyln
  • Độ bóng đạt trên 3500 Dpi
  • Nhiệt độ hóa nhựa từ -
  1. Màng của ITALYA:
  • Màng BOPP mặt dưới có tráng một lớp keo EVA.
  • Mặt trên có sử lý corona 55 dyln
  • Độ bóng đạt trên 3000 Dpi
  • Nhiệt độ hóa nhựa từ -
  • Áp lực ép cán màng 4 – 6 Mpa
  • Tỉ lệ co màng khi cán  0.5%
  • Độ dày của màng từ 24 – 27 micron ( trong đó độ dày của lớp keo chiếm 12 micron)
  1. Màng của INDONEXIA
  • Màng BOPP mặt dưới có tráng một lớp keo EVA.
  • Mặt trên có sử lý corona 45 dyln.
  • Độ bóng đạt trên 2500 Dpi.
  • Nhiệt độ hóa nhựa từ - .
  • Áp lực ép cán màng 4 – 6 Mpa.
  • Độ dày của màng từ 24 – 27 micron ( trong đó độ dày của lớp keo chiếm 12 micron).

1.7.2 Màng không keo.

  1. Màng của BAIHRAIN
  • Màng BOPP mặt dưới có tráng một lớp hóa chất EP.
  • Mặt trên có sử lý corona 45 dyln.
  • Nhiệt độ hóa nhựa từ - .
  • Áp lực ép cán màng 0 – 10 Mpa.
  • Độ dày của màng từ 16 micron.
  1. Màng của DECRO
  • Màng BOPP mặt dưới có tráng một lớp hóa chất EP.
  • Mặt trên có sử lý corona
  • Nhiệt độ hóa nhựa từ - .
  • Áp lực ép cán màng 0 – 10 Mpa.
  • Độ dày của màng từ 16 micron.
  1. Màng của SHANGHAI.
  • Màng BOPP mặt dưới có tráng một lớp hóa chất EP.
  • Mặt trên có sử lý corona 40 dyln.
  • Nhiệt độ hóa nhựa từ - .
  • Áp lực ép cán màng 14 – 16 Mpa.
  • Độ dày của màng từ 16 micro.
  •  
  • PHẦN 2: TỔNG HỢP CẤU TRÚC ĐỘNG HỌC MÁY
  1. Sơ đồ nguyên lý máy.

Hình sơ đồ nguyên lý:

Trong đó:      

1. Dao khía màng, dao cắt màng để điều kích thước màng đúng với khổ giấykhổ giấy

2. Rulo chứa màng mỏng

3,11. Rulo dẫn màng mỏng

4 cảm ứng nhiệt

5, 6 Rulo kéo băng tải để cấp giấy

7. Rulo cán

8 động cơ bơm dầu

9 thùng chứa dầu gia nhiệt

10. Trục gia nhiệt đóng vai trò gia nhiệt và cán màng

12,13 cơ cấu căng màng

14. bánh răng za=35 răng

16,17. vai trò ép và kéo giấy được cán màng di chuyển

18 động cơ sevo

19 cam lệch tâm

20 mắt quang

21, 22 vai trò ép và xé đứt màng mỏng

23, 24. Rulo và con lăn đóng vai trò kẹp đưa sản phẩm ra ngoài.

25. Động cơ

Máy sử dụng bộ truyền xích

  1. Nguyên lý hoạt động:
  • Trước tiên ta đóng điện cấp điện vào máy khỡi động hệ thống gia nhiệt ,gia nhiệt cho thùng chứa dầu gia nhiệt 9.
  • Cho động cơ bơm dầu 8 chạy bơm dầu tuần hoàn vào trục gia nhiệt ,nhiệt độ của trục gia nhiệt được cảm ứng nhiệt báo về bộ phận điều khiển , chúng ta điều khiển tới nhiệt độ cần cán .
  • Lắp đặt màng mỏng lên trục 2 diều chỉnh dao khía và dao cắt 1 theo đúng tỉ lệ giấy cán.
  • Ghép giấy cán và màng mỏng , mở máy chạy chậm dẫn giấy và màng theo đường dẫn , tiếp theo quay ép các rulo  cán xuống và cho máy chạy theo tốc độ điều chỉnh.
  • Hoạt động của cơ cấu cắt khi giấy được cán màng đi qua mắt quang nhận dạng được khe hở giữa hai mép giấy điều  khiển động cơ sevo quay một vòng làm quay cam lệch tâm, dẫn theo cơ cắt hoạt động kéo rulo 22 xuống kẹp lấy giấy, tại đây tốc độ vòng lớn hơn tốc độ vòng của rulo kẹp trước đó nên tạo ra lực kéo, tai vị trí được dao khía nhám khía trên màng mỏng là vị trí yếu nhất tại giữa hai mép giấy nên tại vị trí này sẽ bị cắt đứt.sau khi cắt đứt giấy này được rulo và con lăn 23,24 kẹp và đưa ra ngoài. Quá trình cắt đứt cứ lặp lại như thế( một số máy thiết kế không có hệ thống cắt đứt thì màng cán được cuốn vào một trục cuốn hoặc có một  công nhân thực hiện cắt đứt thủ công.
  • Quá trình cấp giấy bằng tay lên băng tải của máy.
  1. Nguyên lý hoạt động của cơ cấu cắt.

Cơ cấu tại rulo 21, 22.

  • Cơ cấu cắt làm chức năng cắt đứt sản phẩm sau khi được cán màng mỏng lên bề mặt, vị trí cắt tại vị trí hai sản phẩm liên tiếp nhau được nối tiếp nhau nhờ màng mỏng.
  • Dao khía màng làm nhiệm vụ khía các lỗ li ti ở mép ngoài cùng của màng mỏng để quá trình cắt đứt diễn ra dễ dàng.

Vị trí cắt giữa hai đường nét đứt như hình:

  • Quá trình cắt diễn ra như sau: khi sản phẩm đi qua mắt quang giữa hai sản phẩm liên tiếp có khe hở nhận diện được khe hở và truyền tín hiệu về bộ điều khiển ,bộ điều khiển điều khiển động cơ sevo(18) quay 1 vòng cam lệch tâm (19) quay làm cơ cấu tay biên hoạt động kéo trục rulo (22)xuống kẹp chặt sản phẩm và quay theo lực kéo của rulo 21. Tại vị trí này tốc độ vòng quay nhanh hơn tốc độ vòng trước đó tạo lực căng kéo vị tri yếu nhất tại khe hở sẽ bị kéo và xé đứt.sản phẩm cắt đứt được kẹp đưa ra ngoài nhờ con lăn (23) và rulo (24) . sau khi cắt xong rulo 22 được lò xo đẩy lên.
  1. Các phương pháp gia nhiệt trên rulo gia nhiệt.
    1.  Gia nhiệt bằng thanh nhiệt:
  • Trong rulo người ta gắn bộ phận gia nhiệt vào mặt trong rulo .
  • Cấu tạo gồm có dây đốt nóng gắn vào mặt trong rulo,  nhiệt độ được điều chỉnh một cách tự động nhờ thay đổi cường độ dòng điện bằng một mạch điện trở.
  1. Ưu điểm:
  • Các bộ phận gia nhiệt có kích thướt nhỏ gọn được gắn trực tiếp bên trong rulo .
  • Thời gian gia nhiệt nhanh tiết kiệm điện năng
  • Hiệu quả truyền nhiệt và tỏa nhiệt rút ngắn
  • Nhiệt độ được kiểm soát một cách tự động và nhanh chóng.
  1. Nhược điểm:
  • Vật liệu chế tạo dây đốt nóng có chi phí cao chỉ sử dụng cho các rulo cán với kích thước nhỏ.
  • Tuổi thọ bộ phận gia nhiệt không cao, khó sửa chữa khi hư hỏng
  1. Nguyên lý hoạt động:

 

1 rulo gia nhiệt                  2 thanh gia nhiệt            3 bộ điều khiển

  • Khi cho dòng điện chạy vào dây đốt nóng, dây dốt nóng tỏa nhiệt nhiệt này được tích lũy vào rulo để gia nhiệt cho màng mỏng.
  • Nhiệt độ của rulo cán được điều chỉnh bằng bộ điều  khiển 3 bằng cách thay đổi cường độ dòng điện bằng mạch điện trở nên việc điều chỉnh nhiệt độ dễ dàng hơn.

2.3.2 Gia nhiệt bằng dầu:

-  Dầu được nung đến nhiệt độ giới hạn được bơm duới áp lực ổn định vào ru lô gia nhiệt, nhiệt độ của dầu sẽ truyền ra mặt ngoài của rulo, trong bình chứa dầu gia nhiệt có gắn thanh gia nhiệt, bộ phận điều  khiển nhiệt độ, cảm biến  nhiệt.

  1. Ưu điểm:
  • Dầu nóng được bơm vào rulo, được đối lưu tuần hoàn nên nhiệt độ đều trên rulo
  • Các bộ phận gia nhiệt nằm bên ngoài nên thuận tiện cho việc chế tạo lắp ghép
  • Gia nhiệt bằng dầu có nhiệt độ chênh lệch ít do dầu được nung nóng bên ngoài nên không có giai đoạn bị ngắt nhiệt vì vậy màng được gia nhiệt đều
  • Tuổi thọ các bộ phận gia nhiệt cao.
  1. Nhược điểm:
  • Chi phí các thiết bị gia nhiệt cao (bơm dầu, bộ phận chứa dầu, hệ thống ống dẫn dầu lên bình gia nhiệt, cơ cấu bình gia nhiệt)
  • Cần phải có một thời gian nhất định để nhiệt độ truyền ra mặt ngoài rulo và thời gian để gia nhiệt tới nhiệt độ cán nhiều.
  1. Nguyên lý hoạt động :

............................................................................

Phần 5: LẮP ĐẶT VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG MÁY CÁN.

5.1         Lắp đặt.

  • Việc lắp đặt hệ thống trong máy cán là một công việc lắp ráp cơ khí. Đòi hỏi người lắp phải có một tay nghề với trình độ kỹ thuật cao, hàng ngũ cán bộ kỹ thuật phải có một cái nhìn khái quát từ bản vẽ để thực hiện lắp đặt máy cán một cách hoàn hảo. Máy cán này có một số bộ phận nhỏ được lắp đặt liên tục trong một bề mặt tương đối hạn chế. Các thiết bị lắp đặt phải có thứ  tự, chúng được sử dụng và tích trữ để mang lại ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc lắp đặt.
  • Có 4 điều kiện khác nhau có thể là cần thiết để lắp đặt hệ thống máy cán đó là:

+ Lắp đặt những bộ phận đơn giản.

+ Lắp đặt những bộ phận phức tạp tại nơi lắp ráp.

+ Lắp đặt những bộ phận đơn giản nơi khác mang về.

+ Lắp đặt những bộ phận phức tạp nơi khác mang về.

  • Trước tiên muốn lắp đặt hoàn thiện máy cán này ta cần phải bố trí hệ thống cẩu vì đây là máy cán có rất nhiều chi tiết nặng và lắp đặt trong điều kiện chật. Vì vậy cẩu rất càn và không thể thiếu khi lắp đặt.
  • Mặc dù mỗi điều kiện có nhiều khác nhau. Bất chấp các điều kiện gì nếu sử dụng thiết bị lắp đặt có kế hoạch và hệ thống thì công việc lắp đặt chắc chắn sẽ được thực hiện một cách dễ dàng.

- Trước khi lắp máy cán phải khảo sát nơi lắp đặt để nghiên cứu các thiết bị sẽ được sử dụng và tích trữ như thế nào. Điều quan trọng là những chi tiết nặng được nâng lên cao hoặc hạ xuống thấp và di chuyển đi xa so với nơi lắp, do vậy ta nên sử dụng hệ thống cẩu có bánh xe chạy di chuyển trên mặt đất để bảo đảm an toàn cho người khác.

  1. Vận hành.
  • Đây là hệ thống vận hành có nhiều cơ cấu làm việc. Vận hành máy cán nhờ có nút điều khiển điện.
  • Để đảm bảo vận hành tốt đòi hỏi phải có những người thợ có sợ am hiểu về máy.

+ Hiểu biết nguyên lý hoạt động: cái nào trước, cái nào sau. Khi hoạt động thì cái nào cần cho hoạt động trước, cái nào cần cho hoạt động sau.

+ Muốn đạt được năng suất cao như mong muốn người vận hành có khả năng điều khiển cả máy cán một cách trọn vẹn, tránh được thời gian chết máy không cần thiết.

+ Trong quá trình vận hành máy cán này bao giờ cũng gặp nhiều cản trở của hệ thống điều khiển không tập trung, mà phân tách cho mỗi bộ phận, mà mỗi bộ phận được đảm nhiệm mỗi công nhân khác nhau. Do vậy, muốn đồng bộ hoạt động tốt thì đòi hỏi thợ vận hành phải có khả năng hiểu biết máy cao.

+ Khi có sợ cố đòi hỏi người thợ vận hành phải nắm rõ vấn đề vận hành để xử lý cho máy ngừng hoạt động.

Tóm lại:

 Vận hành máy cán phải có đội ngũ công nhân am hiểu sâu sắc các hệ thống điều khiển của máy, đáp ứng được các yêu cầu như:

+ Phát hiện ra sự cố kịp thời để đảm bảo sữa chữa thay thế.

+ Biết được tính công nghệ của các bộ phận có biện pháp vận hành tốt, giảm được thời gian chạy không cũng như thời gian chết máy hay máy quá tải.

5.3.  Bảo dưỡng máy cán.

Máy móc, thiết bị sau khi chế tạo xong phải dùng những phương pháp bảo vệ để chống ăn mòn trong môi trường. Để chống ăn mòn ta sử dụng phương pháp tạm thời hoặc lâu dài sau:

+ Bảo quản ổ trục cán, ổ con lăn cán, cơ cấu cấp phôi bằng cách nhổ dầu hoặc mở bôi trơn.

+ Bảo quản các cặp bánh răng, nhông xích bằng phun dầu, nhổ dầu định kỳ.

+Bảo quản thành máy, bộ phận lắp dao bằng cách tạo các lớp phủ (như sơn, xi, mạ...)

+ Khi thiết kế tính toán phải đảm bảo phục vụ các thao tác máy móc, thiết bị sửa chữa, lắp đặt được thuận lợi.

+ Hàng ngày phải kiểm tra máy, vệ sinh máy, kiểm tra các thiết bị ổ ở những chổ lắp nối, kiểm tra bằng tay. Xem bộ phận truyền động có trục trặc gì không, nếu có hư hỏng gì thì điều chỉnh ngay.

+ Kiểm tra và bảo quản các hệ thống bơm dầu, động cơ dầu.

+Bảo quản máy khi vận hành. Trước khi phát tín hiệu khởi động máy phải kiểm tra.

+Đường điện phải an toàn, cách điện tốt, điện áp đủ.

+ Các che chắn và bộ phận truyền động phải ở trong tình trạng làm việc tốt.

+Công nhân vận hành máy phải được đào tạo và huấn luyện kỹ để nắm vững các nguyên lý hoạt động điều chỉnh máy.

5.4 Thay thế.

Máy cán được thiết kế và chế tạo có độ chính xác cao. Nhưng sau một thời gian sản xuất lâu dài sẽ xảy ra các hiện tượng một số chi tiết bị hỏng. Do vậy, tùy theo từng yêu cầu thực tế mà có thể thay thế hoặc phục hồi lại chi tiết đó.

Các chi tiết có thể bị mòn hoặc gãy hỏng:

+ Các bộ phận của lô cán sau một thời gian làm việc thì nó sẽ bị mòn, làm cho đường kính nhỏ lại, khe hở giữa hai lô cán rộng thêm, làm cho kích thước sản phẩm không đạt yêu cầu. Do vậy phải nghiên cứu thay thế hay phục hồi lại lô cán hoặc điều chỉnh khe hở.

+ Hệ thống dao cắt sau khi làm việc một thời gian dao có thể bị mòn làm cho cùn dao nên việc cắt gặp khó khăn, do vậy cần phải phục hồi lại dao.

+ Các ổ bi đỡ bị mòn, phải định kỳ thay thế.

Phần 6: KẾT LUẬN CHUNG.

Sau khi xác định được nhiệm vụ tốt nghiệp “ Thiết kế máy cán màng nhiệt “. Trải qua một thời gian đầu còn bỡ ngỡ, nhất là việc tìm kiếm tài liệu. Nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Phùng Tấn, sau thời gian làm việc một cách khẩn trương đến nay về cơ bản đồ án đã hoàn thành.

Nội dung gồm:

  • Phần thuyết minh.
  • Các bản vẽ.

Tất cả nội dung đồ án đã trình bày được đặc tính, nguyên lý kết cấu và toàn bộ máy cán. Nói chung nguyên lý hoạt động đơn giản, kết cấu thuận tiện, dễ dàng sử dụng, bảo quản và tính an toàn khi làm việc cao, số lượng công nhân phục vụ máy ít, năng suất cũng phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay

Về “Máy cán màng nhiệt “đây là thiết bị tương đối mới mẽ. Việc chế tạo và sử dụng nó đã góp phần giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu của xã hội phát triển hiện nay và đã cải thiện được giá thành sản phẩm.

Đất nước đang trên con đường phát triển, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Việc nghiên cứu chế tạo và sử dụng dây chuyền này cũng là một mốc đánh giá trình độ phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và ngành kinh tế nói chung.

Với trình độ và khả năng còn hạn chế, thời gian có hạn, công việc hoàn toàn mới mẽ và chưa am hiểu nhiều về kiến thức thực tế. Vì vậy, trong đồ án này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý và đón nhận đồ án này với sự thông cảm của các thầy cô và các bạn, để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và điều kiện phát huy sau này.

Cuối cùng em xin cảm ơn thầy cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí, giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

 

Phần 7: TÀI LIỆU THAM KHẢO.

 

  1. SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TẬP I (TL1)
     Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội 2007

GS.TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS.TS Lê Văn Tiến,PGS.TS Ninh Đức Tốn, PGS.TS        Trần Văn Việt.

  1. SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TẬP II (TL2)
     Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội 2005

 GS.TS Nguyễn Đắc Lộc, PGS.TS Lê Văn Tiến,PGS.TS Ninh Đức Tốn, PGS.TS        Trần Văn Việt.

  1. SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TẬP III (TL3)
     Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội 2006

Đặng văn Nghìn, Lê Trung Trực.

  1. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY.(TL4)

 Nguyễn Ngọc Đào, Hồ Viết Bình,Trần Thế San.

  1. CHẾ ĐỘ CẮT GIA CÔNG CƠ KHÍ (TL5)
    Nhà xuất bản Đà Nẵng

TS Trần Văn Địch

  1. ATLAS ĐỒ GÁ
    Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Hà Nội 2004

Nguyễn Hữu Lộc

  1. CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY
    NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2004.
  1. SỔ TAY DUNG SAI LẮP GHÉP
    NXB Giáo Dục
  2. DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
    NXB Giáo Dục

Trần Hữu Quế

  1. VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TẬP I

Trần Hữu Quế

  1. VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ TẬP II
  2. SỨC BỀN VẬT LIỆU.

         Tác giả: Nguyễn Ngọc Cẩn - Lê Viết Giảng.

         Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng - 1985.

  1. THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY.

         Tác giả:Nguyễn Văn Lẫm.

         Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp Hồ Chí Minh - 1995.

 

*TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.

3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.

4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn