THIẾT KẾ MÁY SẤY MỰC IN

THIẾT KẾ MÁY SẤY MỰC IN
MÃ TÀI LIỆU 300600300156
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D....., quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến đồ án này.
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ MÁY SẤY MỰC IN Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

MỤC LỤC

Lời nói đầu    ………………………………………………………..  trang  4

Phần I :TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY…………. 6

Chương I : Giới thiệu chung ngành sấy trong may mặc ………………...6

Chương II : Cấu tạo máy  …………………………………………………         12

Chương III :Tính toán động học của máy………………………………...        15

Phần II: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY…………………………………         18

Chương I : Chọn động cơ và phân phối tỉ số truyền……………………..       18

Chương II : Thiết kế bộ truyền xích………………………………………         20

Chương III :Thiết kế trục………………………………………………….          23

Chương IV :Thiết kế gối đỡ………………………………………………..         25

Chương V : Hướng dẫn tháo lắp và sử dụng máy………………………..       26

Phần III : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ…………………………………. .28       

KẾT LUẬN…………………………………………………………………..66

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….         67

TÍNH TOÁN MÁY SẤY MỰC IN, thuyết minh THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT MÁY SẤY MỰC IN, quy trình sản xuất MÁY SẤY MỰC IN, bản vẽ nguyên lý MÁY SẤY MỰC IN, bản vẽ THIẾT KẾ MÁY MÁY SẤY MỰC IN, THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY

THIẾT KẾ MÁY SẤY MỰC IN

Lời Nói Đầu

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh trong các ngành , lĩnh vực. Đăc biệt là ngành cơ khí. Ngành cơ khí là một ngành then chốt thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn đạt được điều đó thì vấn đề đặt ra là phải có nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có trình độ về chuyên môn mới có thể phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra từ đó có đường lối công nghệ hợp lý phục vụ cho sản xuất. Ngành cơ khí là ngành kỹ thuật có mặt ở tất cả các lĩnh vực, các ngành khác. Trong đó ngành công nghiệp may mặc chiếm một phần lớn phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người

Hiện nay ngành cơ khí đã đi sâu vào phục vụ lĩnh vực công nghiệp may mặc.Có rất nhiều máy móc ra đời phục vụ cho việc may mặc như : Máy may,máy in lụa,máy kéo sợi.… và như chúng ta đã biết có rất nhiều các sản phẩm trên quần áo , logo trên các tấm lụa có những hình ảnh họa tiết rất là sặc sỡ đầy đủ màu sắc.Để hoàn thành một sản phẩm sau khi in hoặc vẽ xong theo cách truyền thống làm thủ công thì phải đem đi phơi hoặc đi sấy tốn rất nhiều thời gian và năng suất lại rất thấp.Với năng xuất thấp như vậy thì không đáp ứng được cho những hộ gia đình sản xuất với số lượng lớn.Vì thế chúng em đã nghiên cứu và tìm hiểu thiết kế “ MÁY SẤY MỰC IN”với mục đích góp một phần nhỏ vào việc làm khô sản phẩm nhanh hơn , hiệu quả hơn.

Do thời gian và sự hiểu biết về kiến thức của chúng em có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể không có nhiều sai sót , kính mong quý thầy cô và hội đồng nhà trường trong khoa cơ khí, và thầy hướng dẫn đồ án này chỉ dẫn thêm để đề tài chúng em được hoàn thành tốt hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trong khoa cơ khí và đăc biệt cảm ơn thầy TRẦN VIỆT DŨNG đã tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành đồ án này.Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Phần I: TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY                                                                     

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG NGÀNH SẤY TRONG MAY MẶC.

I ) Yêu cầu xã hội

- Từ thời xa xưa con người đã biết sự dụng những điều kiện tự nhiên để làm khô quần áo, lúa thóc, lương thực…. như là gió, ánh nắng mặt trời …Ngày nay do ngành công nghiệp phát triển và nhu cầu con người về sấy khô ngày càng cao nên không thể áp dụng những phương pháp thô sơ đó dể sấy khô sản phẩm do không có năng suất, tốn nhiều thời gian và nhân công. Do đó nhiều loại máy móc đã ra đời để đáp ứng nhu cầu của con người về sấy khô nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng.

Trong ngành may mặc có rất nhiều loại máy sấy như máy sấy chạy bàn máy, máy sấy UV…đã giúp tăng năng suất, tiết kiệm thời gian tiền bạc, giảm nhân công và đặc biệt chất lượng sản phẩm được nâng cao.

II) Phân tích sản phẩm

- Sản phẩm được sấy luôn có độ ẩm nhất định và có khả năng chịu được nhiệt độ cao.

- Sau khi sản phẩm được in ấn theo khuôn thì cần phải có một nhiệt độ nhất định để làm khô phần vừa được in.

III) Yêu cầu của máy

- Gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển, dễ dàng tháo lắp, dễ dàng sửa chữa khi có sự cố, phù hợp với yêu cầu của công việc.

VI)Lịch sử phát triển và đặc điểm của ngành may mặc :

Dệt may là những hoạt động có từ cổ xưa nhất của loài người. Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân,từ khi biết canh tác ,loài người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu dệt may.

Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh là nguyên liệu dệt may đầu tiên của loài người sau đó là sợi len và sợi bông đều đồng loạt xuất hiện

Vào giữa thế kỷ thứ 18 với cuộc cách mạng kỹ nghệ ở Anh quốc và sự ra đởi các máy dệt cơ khí hóa chạy bằng hơi nước ngành dệt may mới thực sự thoát khỏi sản xuất thủ công, và trở thành một ngành kỹ nghệ.

Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo,vải vóc và các vật dụng cần thiết hằng ngày như khăn bàn,chăn, mền ,gối….mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề, sinh hoạt…và cả dụng cụ y khoa như chỉ khâu, băng bông….

Ngành may mặc đã trở thành một trong những ngành công nghiệp thiết yếu góp phần phát triển kinh tế cho đất nước công nghiệp sau các ngành năng lượng.

Ở Việt Nam ngành công nghiệp dệt may đã có cách đây gần 1 thế kỷ,còn nhưng hoạt động truyền thống như thêu thùa thì đã tồn tại từ rất lâu. Sau thế chiến thứ 2 thì ngành công nghiệp này thì càng phát triển nhanh hơn ở miền nam. Vào những năm 1970 ngành đã bắt đầu xuất khẩu nhưng từ đầu những những năm 1990 sau khi thực hiện công cuộc đổi mới thì thời kỳ phát triển quan trọng hướng về xuất khẩu mới thật sự mới bắt đầu.

Dệt may có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay và trong tương lai, tạo ra nhiều việc làm cho lực lượng lao động hiện nay. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu thiết yếu của Việt Nam sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật…

V): GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ IN ẤN TRONG NGÀNH MAY MẶC.

3.1. Giới thiệu kỹ thuật in lụa

In lụa là một dạng kỹ thuật in ấn.In lụa là tên thông dụng do giới thợ đặt ra ,xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa sau đó khi mà bản lưới lụa có thể thay thế bằng vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học…

In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến ,theo nguyên lý chỉ một phần mực in chỉ được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in, bởi trước đó một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng. Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu cần in như nilong, vải tổng hợp, thủy tinh ….

3.2 Lịch sự ra đời:

Kỹ thuật in lụa được Châu âu sự dụng vào năm 1925 với việc in trên giấy bìa ,thủy tinh ,vải…. Nhưng hơn 1000 năm trước người ta đã phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên 1 khung gỗ với hình ảnh khuôn to gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn trục. Nhiều công trình nguyên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được  tiến hành tại Đức và Pháp vào thập niên 1870, sau đó tại Anh quốc vào năm 1907.

3.3 Phân loại kỹ thuật in lụa.

-   Theo cách thức in

+ In lụa trên bàn in thủ công

+ In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao thác

+ In lụa trên máy in tự động

Theo hình dạng khuôn in

+ In dùng khuôn lưới phẳng

+ In dùng khuôn lưới tròn

  • Theo phương pháp in

+ In trực tiếp

+ In gián tiếp

+ In dự phòng

3.4 Một số loại in đặc biệt

Có thể sự dụng những loại mực in khác nhau , hoặc những nguyên liệu

đặt biệt để tạo ra những hiệu ứng khác nhau ví dụ như in chuyển, tạo chữ nổi…

+ In chuyền: hay còn gọi là in nhiệt, in nhiệt khô, in nhiệt chuyển hay

là in thăng hoa.

+ In nổi: trong mực in có các chất gây nở để tạo hình nổi, sau khi in và

sấy ,sản phẩm được hấp ở nhiệt độ 130-1500C bằng hơi nước bão hòa

mực sẽ chuyển thành màn xốp có hình nổi trên sản phẩm

3.5 Giới thiệu một số loại máy sấy mực in

Máy sấy UV

Máy sấy chạy bàn

Máy sấy tia hồng ngoại

Máy sấy chạy bàn

 

Chương II : CẤU TẠO MÁY.

1. Thân máy:

Một khung máy hình chữ nhật làm bằng sắt C45, được lắp ráp với hệ thống bóng đèn cao áp bên trong phía trên được lắp ráp hệ thống điện điều khiển cùng với hai quạt thông gió.Ngoài ra trên khung máy còn lắp ráp động cơ.

2. Bóng đèn:

- Sử dụng bóng đèn cao áp công suất 1000 W,chiều dài 60 cm.

3. Quạt thông gió:

- Sự dụng quạt hút tản nhiệt dùng để làm mát máy và sản phẩm được sấy.

4. Động cơ:

- Sử dụng động xoay chiều 3 pha, công suất 40W

5. Bánh xe :

- Bánh xe được làm bằng nhựa cứng.Để di chuyển máy đến nơi sản phẩm cần sấy

6. công tắc hành trình :

- Là thiết bị dùng để điều khiền các chế độ đóng ngắt hoặc dừng chế độ làm việc của máy hoặc cơ cấu cơ khí nhằm tự động hóa

7. Bộ truyền xích :

- Dùng để truyền chuyển động từ động cơ đến bánh xe

8. Bộ điều khiển tốc độ:

- Dùng để điều khiển vận tốc động cơ theo từng chế độ làm việc.

9. Sơ đồ nguyên lý:

1.3: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY:

Máy sấy chạy bàn dùng để sấy khô các loại sẩn phẩm logo sau khi in.

Trong quá trình sấy dựa vào công dụng của bóng đèn cao áp lên tới nhiệt

độ nhất định cho máy chạy qua các sản phẩm đã được in thì máy sẽ sấy

khô các vật liệu được in trên quần áo hoặc trên lụa.

Mô tả hoạt động của máy:

Máy được lắp trên bàn in dài.

Khi động cơ quay. Thông qua bộ truyền xích làm cho máy chuyển động tịnh tiến đi qua đi lại trên bàn sấy.tốc độ nhanh hay chậm tịnh tiến đi tới hoặc đi lùi  tùy thuộc vào hệ thống điều khiển.Sau khi các sãn phẩm đã được sấy khô thì lấy ra và tiếp tục đưa sản phẩm vào để sấy.

1.4: ƯU- NHƯỢC ĐIỂM:

  1. Ưu điểm:

Năng suất cao

Máy có thể sấy khô được các vật liệu sau khi in hoặc vẽ.

An toàn, dễ sử dụng và bảo quản.

  1. Nhược điểm:

Không sấy được các vật liệu chịu được nhiệt độ thấp

CHƯƠNG III

TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC MÁY

1.THÔNG SỐ KĨ THUẬT VÀ NHIỆT LƯỢNG TỎA RA.

a)Thông số kĩ thuật máy.

     - Kích thước bao ( D x R x C ) (mm)         : 740 x 580 x 400 ( mm ).

     - Kích thước buồng sấy( D x R ) (mm)      : 520X400(mm).

     - Công suất điện tiêu thụ                            : 3KW/h. 

     - Nguồn điện sử dụng                                 : 1 pha 220 V hoặc 3 pha 380V.

    - Công dụng                                               : dùng để sấy các sản phẩm trên áo vừa in trên bàn dài.

b)Tính toán nhiệt lượng tỏa ra của máy.

- Sử dụng bóng đèn cao áp (220V-1500w).

- Nhiệt độ tỏa ra của bóng đèn từ 0-2000C.

- Nhiệt lượng tỏa ra của bóng đèn cao áp.

  • Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn.

Áp dụng công thức :

  •   Điện trở của bóng đèn là :

Áp dụng công thức :

  • Áp dụng định luật Jun – Lenxơ ta có nhiệt lượng của cóng đèn là:

=>  t = 10s

Sơ đồ mạch điều khiển:

Sơ đồ mạch động lực:

 

 

PHẦN II TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY

Chương I: CHỌN ĐỘNG CƠ VÀ PHÂN PHỐI TỈ SỐ TRUYỀN

1.1 Chọn động cơ

Với lực kéo băng tải 500N, trục quay với tốc độ 25 v/ph

Ta có :   m/s

Trong đó, D là đường kính lớn nhất của dao khi máy hoạt động D=100mm

Để chọn động cơ điện cần tính công suất cần thiết,nếu gọi:

N: công suất cần thiết trên băng tải.

ƞ :hiệu suất chung

Nct :công suất cần thiết

Nct

Trong đó

Ƞ = ƞ1 × ƞ1× ƞ3 × ƞ4

ƞ1 : Hiệu suất của bộ truyền xích.

Ƞ2 :Hiệu suất của một cặp ổ lăn.

Tra bảng 2.1 trang 27 ta có:

ƞ1 =0.956   ; ƞ2 =0.995

ƞ  = 0.956-0.9953 = 0.84

.................................................................................

KẾT LUẬN

      Trong quá trình nghiên cứu và thiết kế máy sấy mực in chúng em đã học hỏi và vận dụng rất nhiều kiến thức về ngành Cơ khí . Điều đó đã giúp chúng em bổ sung và nâng cao thêm vốn kiến thức mà mình đã học trong các năm qua tại trường. Nhưng tất nhiên, vì đây là lần đầu chúng em làm quen với việc áp dụng nhiều kiến thức để thiết kế một sản phẩm đưa ra thực tế ,nó sẽ không thể tránh khỏi nhiều sai sót, mong thầy cô và hội đồng nhà trường  giúp đỡ, thông cảm.     

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1,2 NXB Giáo dục,1998

4. Vũ Văn Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dung chung, NXB Giáo dục, 2002.

5. GS.TS Ninh Đức Tốn, Sổ tay dung sai lắp ghép.NXB Giáo Dục Hà Nội (2005)

6. Nguyễn Ngọc Đào - Hồ Viết Bình - Trần Thế San, Chế Độ Cắt Gia Công Cơ Khí, NXB Đà Nẵng.

7.GS.TSNguyễn Đắc Lộc -PGS.TS Lê Văn Tiến-PGS.TS Ninh Đức Tốn-PGS.TS Trần Xuân Việt ,Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1,2,3, NXB Khoa Học Và Kĩ Thuật Hà Nội 2003.

*TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.

3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.

4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn