THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ VÀ ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ 3S – FE

THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ VÀ ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ 3S – FE
MÃ TÀI LIỆU 301300200009
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 475 MB Bao gồm tất cả file CAD Sơ đồ mạch điện các hệ thống chống nhiễu trên ô tô, Sơ đồ hệ thống định vị toàn cầu GPS, Sơ đồ hệ thống đèn thông minh trên ô tô, Sơ đồ mạch điện điều khiển khóa cửa, Sơ đồ hệ thống mã khóa động cơ, Hệ thống phun xăng đánh lửa trên động cơ 3S-FE..., thuyết minh cùng nhiều tài liệu liên quan đến THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ VÀ ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ 3S – FE
GIÁ 995,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 29/04/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ VÀ ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ 3S – FE Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, tiến trình cần tính toán và các bản vẽ):

A-  Phần thuyết minh:

Phần 1: Lý thuyết

Chương 1: Hệ thống âm thanh.

Chương 2: Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Chương 3: Hệ thống chiếu sáng thông minh.

Chương 4: Hệ thống khóa cửa và điều khiển khóa cửa từ xa.

Chương 5: Hệ thống EMS và hệ thống treo khí.

Chương 6: Hệ thống chống trộm.

Chương 7: Hệ thống mã khóa động cơ.

Chương 8: Hệ thống túi khí và bộ căng đai khẩn cấp.

Phần 2: Mô hình

B-   Phần bản vẽ:

Thực hiện … bản vẽ kỹ thuật khổ A0 về nội dung luận văn.

Bản vẽ số 1: Sơ đồ mạch điện các hệ thống chống nhiễu trên ô tô.

Bản vẽ số 2: Sơ đồ hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Bản vẽ số 3: Sơ đồ hệ thống đèn thông minh trên ô tô.

Bản vẽ số 4: Sơ đồ mạch điện điều khiển khóa cửa.

Bản vẽ số 5: Sơ đồ hệ thống mã khóa động cơ.

Bản vẽ số 6: Hệ thống phun xăng đánh lửa trên động cơ 3S-FE.

Các tài liệu và số liệu tham khảo:

-         Nguyễn Nước, Phạm Văn Thức, Lý thuyết ô tô, Đại học GTVT tp. HCM (2010);

-         TS. Đỗ Văn Dũng: Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại;

-         TS. Nguyễn Văn Hòa: Cơ sở lý thuyết tự động điều khiển;

-         Trang bị điện ( Nguyên Oanh)- cơ sở dạy nghề trường An Phú;

-         TOYOTA service training;

Tính cấp thiết của đề tài:

            Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một được nâng cao. Sự đòi hỏi được cung cấp những gì tốt nhất là một nhu cầu chính đáng.

            Một chiếc xe hiện đại ngày nay có thể được ví như một tòa nhà di động. Như vậy có nghĩa, không thể chỉ dừng lại ở việc đảm bảo về độ an toàn, về tính hiệu quả kinh tế hay tính thẩm mỹ của một chiếc xe, mà còn cần phải đảm bảo trang bị được những hệ thống, thiết bị tiện nghi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Vì thế đó là một trong những yêu cầu hàng đầu mà buộc các nhà thiết kế, chế tạo ô tô phải đặc biệt quan tâm.

             Ngày nay, việc sử dụng ô tô ở Việt Nam đã trở nên rất phổ biến. Các xe được trang bị các thiết bị tiện nghi hiện đại chiếm một số lượng ngày càng nhiều. . Vì vây, các kĩ sư về lĩnh vực ô tô cần nghiên cứu và  nắm vững những kiến thức có liên quan đến các thiết bị hiện đại này.

Tuy nhiên, hệ thống đánh lửa là một hệ thống rất quan trọng trong động cơ đốt trong, hiện nay có rất nhiều hệ thống đánh lửa như: hệ thống đánh lửa điều khiển bằng vít, kiểu bán dẫn, kiểu đánh lửa sớm bằng điện tử, kiểu đánh lửa trực tiếp…

            Xuất phát từ những lý do trên đây, em xin mạnh dạn nhận đề tài: “Nghiên cứu hệ thống tiện nghi trên ô tô hiện đại và thiết kế mô hình hệ thống phun xăng điện tử và đánh lửa trên động cơ 3S-FE”.

 

2. Mục đích nghiên cứu.

            Đề tài: : “Nghiên cứu hệ thống tiện nghi trên ô tô hiện đại và thiết kế mô hình hệ thống phun xăng điện tử và đánh lửa trên động cơ 3S-FE” được  thực hiện nhằm mục đích:

-         Tìm hiểu chung về các hệ thống tiện nghi trên ô tô hiện đại nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về các hệ thống này cho người học.

-         Tìm hiểu về các hệ thống tiện nghi trên ô tô hiện đại với nội dung tìm hiểu về các loại cảm biến được sử dụng trong hệ thống ,cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cụm thiết bị chính.

-         Đưa ra và phân tích một số sơ đồ mạch điện điều khiển của từng hệ thống.

-         Chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong các hệ thống ô tô theo phương pháp sửa chữa, chẩn đoán thông thường và theo phương pháp sử dụng hệ thống tự chẩn đoán.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

-         Cung cấp các kiến thức cơ bản về các hệ thống tiện nghi trên ô tô hiện đại nhằm xây dựng kiến thức cơ bản và chuyên sâu cho người học.

-         Thực hiện phân tích các mạch điện điều khiển chính trong các hệ thống tiện nghi giúp cho người học làm quen với việc phân tích các mạch điện trên sơ đồ.

-         Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống nhằm áp dụng vào thực tế phục vụ cho quá trình phát nghề nghiệp sau này.

4. Phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết.

-         Nghiên cứu các tài liệu, các sách hướng dẫn về các hệ thống tiện nghi trên xe ô tô.

-         Nghiên cứu trên các phần mềm: phần mềm đào tạo kỹ thuật viên Toyota.

-         Tra cứu trên internet.

4.2. Phương pháp tìm hiểu thực tiễn hệ thống được lắp đặt trên ô tô ngày nay so với lý thuyết đề ra.

5. Các kết quả đạt được của đề tài.

-         Nắm được các kiến thức trong đề tài đề ra.

-         Biết lắp đặt cơ bản các cụm chi tiết chính trên mô hình hệ thống điều khiển phun xăng đánh lửa bằng ECU.

6. Kết cấu của LVTN

   Phần 1: Lý thuyết

Chương 1: Hệ thống âm thanh.

Chương 2: Hệ thống định vị toàn cầu (GPS).

Chương 3: Hệ thống chiếu sáng thông minh.

Chương 4: Hệ thống khóa cửa và điều khiển khóa cửa từ xa.

Chương 5: Hệ thống EMS và hệ thống treo khí.

Chương 6: Hệ thống chống trộm.

Chương 7: Hệ thống mã khóa động cơ.

Chương 8: Hệ thống túi khí và bộ căng đai khẩn cấp.

    Phần 2: Mô hình : Hệ thống phun xăng điện tử và đánh lửa trên động cơ 3S-FE.

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG ÂM THANH

1.1. KHÁI QUÁT

1.1.1 Giới thiệu

Hệ thống âm thanh là một thiết bị để tạo ra môi trường làm việc thoải mái cho người lái giống nh­ư điều hoà không khí. Các bản nhạc từ đĩa CD hoặc chương trình phát thanh âm nhạc từ hệ thống âm thanh sẽ làm cho người lái được thoải mái. Người lái cũng cần có các thông tin về tình trạng về hệ thống giao thông cũng nh­ư thông tin về thời sự.

Ở hệ thống âm thanh của ô tô, người ta trang bị chủ yếu là chức năng thu sóng radio và chạy băng cassette. Tuy nhiên do tính ư­u việt của công nghệ kỹ thuật số, ở các đời xe gần đây có trang bị đầu đĩa CD để có thể dùng các tín hiệu kỹ thuật số.

Vì người ta có hai tai nên có thể xác định được nguồn phát âm thanh ngay cả khi ta nhắm mắt. Đó là vì hướng của âm thanh có thể được xác định dựa trên sự khác biệt về âm lượng của âm thanh hay là thời gian trễ khi tai phải và tai trái nhận âm thanh. Vì các tai ở phía bên trái và phía bên phải của đầu, nên có thể xác định chính xác hướng của âm thanh theo phương nằm ngang nhưng không thể xác định hướng của âm thanh theo phương thẳng đứng. Ngoài ra dễ nhầm lẫn với âm thanh được phát ra từ phía trước và phía thấp.

Hệ thống âm thanh Stereo sử dụng khả năng định hướng của con người cũng như ­độ lớn và độ trễ của âm thanh từ các loa bên trái và bên phải để tạo ra sự cảm nhận âm thanh thực ba chiều.

1.1.2 Cấu tạo

Cấu tạo của hệ thống âm thanh khác nhau tuỳ theo loại xe và cấp nội thất. Trong một số trường hợp, khách hàng lựa chọn các bộ phận của hệ thống âm thanh ở nơi bán hàng, nhìn chung có các bộ phận đây.

1.1.2.1. Radio

Ăng ten thu sóng Radio được truyền đi từ đài phát thanh và chuyển thành tín hiệu âm thanh rồi gửi tới bộ khuyếch đại. Phần lớn các Radio ngày nay đều có thể nhận sóng AM/FM và có một bộ dò sóng điện tử được điều khiển bằng một máy tính nhỏ.

1.1.2.2. Máy quay băng/ đĩa CD

Máy quay băng đọc tín hiệu analog trên băng từ và gửi tín hiệu âm thanh tới bộ khuyếch đại. Thiết bị này có chức năng tự động quay ngược và chức năng chọn tự động .v.v. Đầu đọc CD đọc tín hiệu số trên đĩa quang rồi thực hiện sự chuyển đổi D-A (số/Analog) và gửi âm thanh tới bộ khuyếch đại. Vì sử dụng tín hiệu số nên âm thanh của đĩa CD rõ hơn so với băng từ. Một trong những thuận lợi cơ bản của đĩa CD là chúng ta có thể lựa chọn bài hát rất nhanh.

1.1.2.3. Bộ khuyếch đại

Bộ khuyếch đại được dùng để khuyếch đại tín hiệu từ Radio, băng từ, đĩa CD... và gửi tín hiệu này tới các loa.

1.1.2.4. Loa

Loa được dùng để chuyển tín hiệu điện đã được khuyếch đại thành dao động âm thanh trong không khí. Để nghe được tín hiệu âm thanh Stereo nhất thiết phải có 2 loa.

1.1.3 Các đặc điểm

Hệ thống âm thanh trên ô tô cũng nh­hệ thống âm thanh ở trong nhà. Tuy nhiên hệ thống âm thanh sử dụng trên ô tô có điều kiện làm việc khó khăn hơn. Sau đây là một số đặc điểm của hệ thống âm thanh này.

1.1.3.1. Hệ thống sử dụng điện ắc qui của ô tô

Hệ thống âm thanh ô tô sử dụng điện từ ắc qui của xe. Điện áp của hệ thống là 12 V (hoặc 24V).

1.1.3.2. Hệ thống phải chịu tác động của giao động xe và bụi

Hệ thống âm thanh trên ô tô được thiết kế để chịu các dao động và bụi bặm khi xe chạy trên đường xấu.v.v.

1.1.3.3. Độ nhạy của hệ thống rất tốt

Bộ thu sóng Radio được thiết kế có độ nhạy cao để có thể nhận được tín hiệu khi xe chạy qua khu vực có sóng Radio yếu. Độ mạnh của sóng Radio thay đổi tuỳ theo vị trí. Thiết bị thu sóng Radio được trang bị một mạch (AGC) để điều chỉnh sự thay đổi này.

 1.1.3.4. Dễ điều khiển

Hệ thống âm thanh trên ô tô được điều khiển rất dễ dàng khi lái xe. Bộ thu sóng Radio có cơ cấu nút bấm và chức năng tự động dò sóng.

1.1.3.5. Độ nhạy cảm thấp với các nhiễu điện

Trên ô tô có rất nhiều thiết bị như hệ thống đánh lửa, hệ thống nạp và motor có thể tạo ra nhiễu điện. Hệ thống âm thanh trên ô tô có rất nhiều mạch điện tử để ngăn không cho những nhiễu điện này lọt vào hệ thống.

1.1.3.6. Ít nhạy cảm với khí hậu nóng lạnh

Nhiệt độ bên trong cabin về mùa hè rất cao (trên 800C). Mặt khác nhiệt độ bên trong cabin về mùa đông lại rất thấp (dưới -200C). Hệ thống âm thanh trên ô tô được thiết kế để làm việc tốt trong sự thay đổi nhiệt độ rộng này.

 

1.2. RADIO

1.2.1. Khái quát

Máy thu Radio lựa chọn chương trình mong muốn từ rất nhiều đài phát. Trong dải sóng phát thanh, Radio đó có băng AM và FM. Máy thu sẽ nhận các sóng này và phân biệt giữa băng AM và FM, máy thu Radio có thể nhận cả các sóng thuộc băng AM và FM có hai núm dò sóng cho các băng AM và FM. Việc lựa chọn các băng này được thực hiện bằng một núm điều khiển. Vì ôtô di chuyển qua rất nhiều vị trí như ­thành phố, thị trấn, nông thôn và miền núi nên độ mạnh của sóng Radio mà máy thu nhận được qua ăng ten cũng thay đổi rất lớn. Do đó hệ thống Radio trên xe phải có độ nhạy cao để có thể nhận được tín hiệu Radio ở những nơi che khuất bởi các toà nhà hoặc các ngọn núi. Việc giảm nhiễu không cần thiết được điều chỉnh bởi các mạch AGC-ATC-ASC

1.2.2. Chức năng của Radio

Ngoài việc lựa chọn các chương trình phát thanh thông qua ăng ten Radio còn loại bỏ những sóng mang tín hiệu điện (sóng mang + tín hiệu âm thanh) để tạo ra tín hiệu âm thanh. Quá trình này được gọi là sự giải điều biến. Tín hiệu âm thanh của âm nhạc và giọng nói truyền từ đài phát được trộn với sóng mang và trở thành tín hiệu điều biến.

Do đó để chuyển tín hiệu này thành tín hiệu âm nhạc và giọng nói, cần thiết phải loại bỏ sóng mang và chỉ giữ lại tín hiệu âm thanh. Vì việc phát sóng FM sử dụng phương pháp Stereo nên tín hiệu khác nhau giữa bên phải và bên trái được truyền đi. Do đó, máy thu Radio FM cũng phải có chức năng để phân biệt tín hiệu được tổng hợp đối với bên trái và bên phải.

Vì tín hiệu âm thanh do máy thu nhận được là rất yếu nên cần có bộ khuyếch đại để khuyếch đại tín hiệu này đủ cho loa phát ra âm thanh.Bộ khuyếch đại này có thể được đặt ngay trong máy thu mà cũng có thể để rời giống ­bộ Stereo.

1.2.3. Băng sóng AM và FM

Việc phát các sóng ở băng AM và FM khác nhau ở phương pháp điều biến (phương pháp trộn giữa tín hiệu âm thanh và sóng mang). AM là chữ viết tắt của điều biến theo biên độ tức là thay đổi biên độ của sóng mang theo tín hiệu âm thanh. FM là chữ viết tắt của điều biến theo tần số tức là biến đổi tần số sóng mang theo tín hiệu âm thanh.

 Ta thấy có một số sự khác nhau sau đây khi so sánh sóng phát thanh AM và FM.

- Sóng FM có chất lượng âm thanh tốt ít tiếng ồn hơn so với sóng AM. Tất cả các sóng FM đều là sóng Stereo còn sóng AM là sóng mônô ngoại trừ một số đài phát thanh (hoặc chương trình).

- Sóng AM sử dụng sóng trung và FM sử dụng các sóng có tần số cao. Diện tích phủ sóng của sóng AM rộng hơn so với sóng FM.

vChức năng của Radio

1. Chức năng thiết lập trước chương trình

Bằng cách lư­u trữ sóng phát thanh vào nút đặt trước “Preset”, người sử dụng có thể lựa chọn chương trình mà mình thích bằng cách nhấn vào nút này.

2. Chức năng tìm kiếm tự động (SEEK)

Bằng cách ấn vào nút chọn sóng, các tần số nhận được sẽ thay đổi theo thứ tự. Khi hệ thống xác định được độ mạnh nhất định của sóng Radio nhận được nó sẽ dừng việc tìm kiếm và phát ra chương trình của đài phát.

1.2.4.  Ăng ten

Ăngten là cửa vào tín hiệu của Radio và vì vậy nó là một phần rất quan trọng để tái tạo âm thanh tốt.

Hai loại ăngten sau đây được sử dụng trên ô tô là: Ăngten cần và Ăngten in sẵn ở kính sau. Ăngten cần có thể được chia ra thành các loại sau: Loại lắp ở bađờ sốc trước hoặc sau và loại lắp ở nửa trần xe phía sau. Ăngten loại môtơ có thể tự động dựng lên hạ xuống khi bật và tắt công tắc. Loại Ăngten in sẵn ở kính sau có sơn dẫn điện trên kính sau. Đặc điểm của loại Ăngten này là không phải nâng lên hạ xuống nh­ư Ăngten cần, không gây nhiễu do gió và tuổi thọ cao không bị gấp hoặc cọ sát.

1.2.5.  Ăng ten và độ nhạy thu sóng

Sóng Radio do ăngten bắt được là những tín hiệu điện có cường độ điện rất yếu được truyền tới Radio thông qua cuộn dây điện gọi là cáp đồng trục. Để thu được sóng Radio vào ăng ten, chiều dài của nó phải bằng nửa chiều dài bước sóng của Radio. (Ví dụ khi đài phát sóng ở băng sóng AM với tần số1300 KHz, thì Ăngten cần phải có chiều dài là 115 m ). Không thể đặt một ăngten dài như vậy trong ôtô, nhưng ăngten trang bị trên ô tô cần phải dài tới mức có thể được. Khi dùng ăngten cần, để nghe được âm thanh có chất lượng tốt thì cần phải kéo dài hết ăngten. Trong trường hợp Ăngten in sẵn ở kính sau, ngay cả một vết xước nhỏ ở chỗ in cũng làm cho độ nhạy giảm đi.

1.2.6.  Ăng ten và tiếng ồn

Tín hiệu điện do ăngten bắt được đi vào radio thông qua lõi dây của cáp đồng trục. Nếu có bất kỳ một âm thanh nào khác ngoài sóng radio được đ­ưa vào thì sẽ có nhiễu trong  radio và việc nghe chương trình radio sẽ rất khó khăn. Các trang thiết bị điện trên xe như ­hệ thống đánh lửa, hệ thống nạp và motor điện tạo ra rất nhiều nhiễu khác nhau. Để ngăn nhiễu này lõi dây của cáp đồng trục được bọc một lớp bảo vệ. Lớp bảo vệ dạng l­ới này ngăn chặn nhiễu và tiếp đất.

Ăngten in trên kính

Đây là loại ăngten được in trên kính hậu của xe. Các tín hiệu điện được ăngten thu được phải được khuyếch đại bởi bộ khuyếch đại do nguyên nhân sau đây:
- Độ nhạy của loại ăng ten này kém hơn Ăngten cần

- Khoảng cách giữa Ăngten và radio lớn và tín hiệu nhận được yếu.

 Ăngten FM linh hoạt

Hệ thống Ăngten này duy trì tình trạng thu tín hiệu tốt bằng cách kết hợp hai ăngten để loại bỏ tình trạng nhận tín hiệu xấu như ­tín hiệu tăng dần hoặc giảm dần. Nhìn chung loại ăng ten này có một ăng ten chính và một ăng ten phụ. Khi độ nhạy của ăngten chính kém thì hệ thống sẽ so sánh độ nhạy giữa ăng ten chính và ăng ten phụ để chọn ra độ nhạy tốt hơn.

Ăngten trên trần xe

Ăngten trần xe chỉ dài bằng 1/8 ăngten cần thông thường do đó nó không chạm vào đường hầm hoặc cửa ra vào chỗ đỗ xe. Để nâng cao độ nhạy, một bộ khuyếch đại ăngten được lắp đặt lên đế của ăngten do đó nó có thể nhận sóng radio tốt như các ăngten cần thông thường.
Đây là loại ăng ten có thể tháo rời. Khi ăngten bị hỏng có thể tháo ra bằng cách vặn ngược theo kim đồng hồ.


1.2.7.  Những vấn đề về thu sóng radio

Vì radio của xe phụ thuộc vào chiều dài Ăngten và nhiễu của xe, nên diện tích phủ sóng mà xe có thể nhận được các chương trình của đài phát là rất nhỏ. Nhiễu ở đây là nhiễu xung. Nhìn chung sóng FM cho ta chất lượng âm thanh tốt. Tuy nhiên, vì ô tô cũng hoạt động ở những nơi mà sóng radio yếu nên điều này không phải lúc nào cũng đúng.

-  Sóng phát thanh AM

Sóng phát thanh AM dễ ảnh hưởng bởi nhiễu xung quanh. Nếu có tia lửa điện ở nơi có sóng radio hoặc ở những nơi như ­gần tín hiệu giao thông, đường dây điện hoặc đường tầu đi, thì dễ gây ra nhiễu. Ngoài ra, hệ thống âm thanh ô tô cũng dễ ảnh hưởng bởi nhiễu điện tạo ra bởi các bộ phận của ô tô nơi có lắp đặt hệ thống âm thanh như ­bugi, cuộn dây đánh lửa và máy phát điện. Các nhiễu từ các hiện  tự nhiên hoặc các nguồn khác thì có thể dễ dàng tránh được.

Khi dòng điện chạy trong các thiết bị điện (đặc biệt là các cuộn dây) mà các thiết bị này được đóng ngắt bằng các công tắc hay relay, thì tia lửa điện sẽ được tạo ra giữa các điểm tiếp xúc. Các tia lửa này tạo ra các xung điện không mong muốn gọi là hoặc "nhiễu" sẽ được bổ sung vào dòng điện đang chạy trong dây dẫn nối với các tiếp điểm của công tắc hay relay. Các nguồn gây nhiễu khác có thể là máy phát điện xoay chiều, các dòng điện xung được tạo ra từ ECU động cơ.v.v. Những nhiễu điện này có ảnh hưởng ngược lại tới hệ thống âm thanh ô tô, gây ra nhiễu ở loa.

Các biện pháp chống nhiễu tiếng ồn

1 . Hệ thống đánh lửa

Điện áp cao được tạo ra từ cuộn cao áp được truyền tới bugi thông qua các dây cao áp. Điện áp cao này tạo ra xung nhiễu rất mạnh ở cuộn dây cao áp và bugi. Nhiễu điện này lan tỏa vào nắp capô và từ đó đi vào ăngten radio. Để ngăn chặn việc tạo ra nhiễu này, các biện pháp sau đây cần phải được thực hiện.

  • Dây cao áp

Dùng lõi trở kháng hoặc lõi cuốn làm lõi của dây cao áp để chuyển thành phần nhiễu này của dòng điện thành nhiệt năng.

  • Các bugi loại có điện trở

Một điện trở được cấy vào lõi của bugi để giảm nhẹ thành phần nhiễu điện.

  • Tiếp mát nắp capô

Người ta dùng giảm chấn nắp capô làm bằng cao su dẫn điện để nối nắp capô với thân xe

Một số xe có trang bị bộ lọc nhiễu điện cho cuộn đánh lửa trên động cơ.

2. Còi

Khi còi hoạt động, tạo ra nhiễu điện tại các điểm đóng ngắt còi. Để giảm nhiễu điện này, người ta lắp một biến trở song song với tiếp điểm còi.

3. Motor gạt nước

Khi motor gạt nước hoạt động, tạo ra nhiễu điện tại chổi than của motor.
Do nhiễu điện tạo ra ở chổi than, nên phải lắp một tụ điện trong mạch điện. Nhiễu điện được hấp thụ bởi điện trở và chuyển thành nhiệt. Ở một số xe, cuộn cảm ứng được nối vào bên ngoài motor.

4. Bộ tạo nháy đèn xinhan

Khi bộ tạo nháy đèn xinhan hoạt động, tiếp điểm relay của bộ tạo nháy đóng mở liên tục. Kết quả là tạo ra nhiễu điện ở tiếp điểm relay và cuộn dây.
Người ta nối một tụ điện để ngăn không cho nhiễu điện tạo ra trong mạch cung cấp điện

Hiện  sóng phát thanh yếu dần

Về ban đêm khi phản xạ của tầng điện li trở nên mạnh hơn, sóng phản xạ và sóng lan truyền trực tiếp từ ăng ten của đài phát gây nhiễu lẫn nhau và âm thanh của giọng nói có thể thay đổi. Hiện  này gọi là hiện  tín hiệu sóng giảm dần. Vì sự phản xạ của tầng điện ly làm cho khu vực phủ sóng của sóng phát thanh AM trở nên rộng hơn tín hiệu từ đài phát thanh có thể gây nhiễu

- Sóng phát thanh FM

Sóng phát thanh FM khác với sóng phát thanh AM. Sự ảnh hưởng của nhiễu trong khu vực phủ sóng là rất thấp và không có phản xạ của tầng điện ly. Kết quả là hiện tín hiệu sóng giảm dần không xảy ra nhưng hiện  nhiễu nh­âm thanh giảm dần hoặc hiện  sóng phản xạ có thể xảy ra.

 Hiện âm thanh giảm dần

Vì tần số của sóng radio FM cao nên nó bị phản xạ bởi đồi núi hoặc các công trình bằng bê tông. Khi ô tô chạy trong các khu vực này sóng radio trở nên rất yếu, âm thanh có thể mất đột ngột và nhiễu nặng có thể xảy ra. Hiện  này được gọi là hiện  sóng âm thanh giảm dần.



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn