THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GIÁ ĐỠ 1 NỮA, hướng dẫn thiết kế đồ gá
đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết, hướng dẫn quy trình công nghệ chế tạo máy,
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy giá đỡ là chi tiết dạng hộp
Do giá đỡ là loại chi tiết quan trọng trong một sản phẩm có lắp trục .Gía đỡ làm nhiệm vụ đỡ trục của máy và xác định vị trí tương đối của trục trong không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó . Sau khi gia công xong giá đỡ sẽ được lắp vòng bi để lắp và làm nhiệm vụ đỡ trục
Trên giá đỡ có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không phải gia công. Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ F30
Cần gia công mặt phẳng C và các lỗ F10, F8 chính xác để làm chuẩn tinh gia công Đảm bảo kích thước từ tâm lỗ F30 đến mặt phẳng C là : 49± 0,17
Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và tải trọng thay đổi.
Đối với nhiệm vụ gia công mặt trên của giá đỡ cần phải gia công chính xác các mặt bậc để đảm bảo khi lắp ghép với nửa dưới chỉ có mặt làm việc tiếp xúc với nửa dưới còn các mặt khác đảm bảo có khoảng cách để tránh siêu định vị
Vật liệu sử dụng là : GX 15-32 , có các thành phần hoá học sau :
C = 3 – 3,7 Si = 1,2 – 2,5 Mn = 0,25 – 1,00
S < 0,12 P =0,05 – 1,00
[d]bk = 150 MPa
[d]bu = 320 Mpa
II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT
Từ bản vẽ chi tiết ta thấy :
- Mặt trên của giá đỡ có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt cao , đạt năng suất cao
- Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh .
Chi tiết giá đỡ được chế tạo bằng phương pháp đúc . Kết cấu tương đối đơn giản , tuy nhiên khi gia công các lỗ vít , lỗ định vị và lỗ làm việc chính F30 cần phải ghép với nửa dưới để gia công cho chính xác đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật .
Các bề mặt cần gia công là :
1. Gia công bề mặt phẳng C với độ bóng cao để làm chuẩn tinh cho nguyên công sau .
- Gia công 2 mặt bên để khoan khoét , doa 2 mặt để sau đó gia công lỗ định vị và lỗ bắt vít để liên kết với phần dưới
3. Gia công 4 lỗ F8, trong đó 2 lỗ phải taro để bắt vít với nửa dưới và 2 lỗ để làm chuẩn định vị khi lắp nửa trên với nửa dưới
4. Phay 2 mặt phẳng đầu lỗ trụ F40.
5. Khoét, doa lỗ 40 đảm bảo độ bóng và chính xác cho chi tiết ,vì bề mặt này là là bề mặt làm việc chính .
III-XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Muốn xác định dạng sản xuất trước hết ta phải biết sản lượng hàng năm của chi tiết gia công . Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau :
....................................................................
Dựa vào bảng 2 (TKĐACNCTM) ta có dạng sản xuất là dạng sản xuất hàng loạt vừa.
IV- XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHI TIẾT LỒNG PHÔI
Xác định phương pháp chế tạo phôi
Kết cấu của chi tiết không phức tạp nhưng vật liệu của chi tiết là gang xám 15x32 nên ta dùng phương pháp đúc,ứng với sản xuất hàng loạt vừa nên ta chọn phương pháp đúc trong khuôn kim loại . Sau khi đúc cần có nguyên công làm sạch và cắt ba via .
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đảm bảo độ song song giữa tâm của lỗ f 30 với mặt đáy của giá đỡ
- Đảm bảo độ vuông góc giữa tâm của lỗ f 30 với mặt đầu của trụ
- Đảm bảo độ chính xác của khoảng cách giữa lỗ bắt vít và lỗ lắp chốt định vị là 20±0,12 và độ chính xác của các lỗ này là f8±0,018
- Mặt phẳng lắp ghép đạt độ nhẵn bóng Ra = 5 mm
V.TH Ứ TỰ CÁC NG UYÊN CÔNG
- Xác định đường lối công nghệ
Do sản xuất hàng loạt vừa nên ta chọn phương pháp gia công một vị trí ,gia công tuần tự. Dùng máy vạn năng kết hợp với đồ gá chuyên dùng .
- Chọn phương pháp gia công
- Phay mặt phẳng bắt vít bằng nhiều dao phay đĩa ghép với nhau , đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh.
- Gia công mặt lắp ghép với nửa dưới đạt Ra = 5 ta cũng dùng ghép dao phay đĩa và lần lượt qua các giai đoạn phay thô rồi đến phay tinh
- Gia công 4 lỗ f8 mặt lắp ghép ,trong đó có 2 lỗ lắp chốt dịnh vị gia công đạt Ra = 2,5 , ngoài ra vì khoảng cách của mặt bắt vít nhỏ nên ta không dùng dạng bu lông lồi lên trên được mà phải dùng lục lăng bắt ngầm . Như vậy ta phải thêm nguyên công khoan và khoét rộng 2 lỗ bắt vít
- Đối với gia công lỗ f30 đạt cấp chính xác Ra=4 tra bảng 5 ( TKĐACNCTM) thì cấp chính xác là 5 . Tra bảng với lỗ f30 cấp chính xác 5 ta có dung sai của lỗ là +0,009 mm . Vì là lỗ có sẵn nên khi gia công ta chỉ việc khoét rồi doa tinh và doa thô
VI LẬP TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ
Trình tự các nguyên công để gia công nửa trên của giá đỡ có thể tiến hành như sau
Thứ tự |
Tên nguyên công |
1 |
Đúc chi tiết trong khuôn kim loại |
2 |
Ủ chi tiết |
3 |
Phay mặt phẳng bắt vít |
4 |
Phay mặt phẳng lắp ghép với nửa dưới |
5 |
Khoan 2 lỗ f9 và khoét 2 lỗ f11 |
6 |
Bắt vít nửa trên và nửa dưới |
7 |
Khoan doa 2 lỗ định vị |
8 |
Phay mặt đầu |
9 |
Khoét doa lỗ f30 |
10 |
Tổng kiểm tra |
VI – LẬP THỨ TỰ CÁC NGUYÊN CÔNG
1. Nguyên công I : Đúc chi tiết trong khuôn kim loai.
2. Nguyên công II : Ủ chi tiết
3. Nguyên công III : Phay mặt phẳng bắt vít với nửa dưới